Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 3: Thương vợ - Năm học 2022-2023 - Nhóm 3 - Trường THPT Tương Dương 2

Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 3: Thương vợ - Năm học 2022-2023 - Nhóm 3 - Trường THPT Tương Dương 2

 Nhà thơ tự đặt mình ngang hàng với những đứa con , cho mình là “đứa con đặc biệt”

Từ “với”: Nhà thơ tự cho mình là kẻ ăn bám vợ, ăn cùng với những đứa con

2 vế : 5 con / một chồng : số lượng

giảm nhưng chất lượng lại tăng : nuôi ông tú khổ hơn nuôi 5 đứa con 

Tiếng cười tự trào: Tác giả cười chính mình, cười một kẻ “ăn không ngồi rồi”, một kẻ vô tích sự đã làm cho gánh nặng trên vai người vợ nặng thêm

 

pptx 14 trang Trí Tài 01/07/2023 1680
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 3: Thương vợ - Năm học 2022-2023 - Nhóm 3 - Trường THPT Tương Dương 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Thời gian : triền miên không ngừng , không nghỉ, hết ngày này sang ngày khác, hết năm này sang năm khác 
➜Nỗi vất vả của một đời người 
- Tính chất : buôn bán nhỏ lẻ lặn lội nơi đầu sông, cuối chợ, lam lũ, vất vả , cực nhọc 
- Địa điểm : “ở mom sông” - phần đất ở bờ sông nhô ra phía lòng sông, nơi đầu sóng ngọn gió, chênh vênh, rất dễ sạt lở, mang tính chất tạm bợ, không cố định. 
➜ Cuộc đời cơ cực, vất vả , hiểm nguy phải vật lộn để kiếm sống 
 Nhà thơ tự đặt mình ngang hàng với những đứa con , cho mình là “đứa con đặc biệt” 
Từ “với”: Nhà thơ tự cho mình là kẻ ăn bám vợ, ăn cùng với những đứa con 
2 vế : 5 con / một chồng : số lượng giảm nhưng chất lượng lại tăng : nuôi ông tú khổ hơn nuôi 5 đứa con 
➜ Cách nói đặc biệt với giọng điệu bông đùa hóm hỉnh 
➜ Tiếng cười tự trào: Tác giả cười chính mình, cười một kẻ “ăn không ngồi rồi”, một kẻ vô tích sự đã làm cho gánh nặng trên vai người vợ nặng thêm 
Hai câu thơ vừa giới thiệu công việc của bà Tú vừa là lời kể ghi công lao của bà Tú với chồng con. Qua đó thấy được sự thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ của ông Tú đối với người vợ của mình 
- Đảo ngữ «lặn lội» để nhấn mạnh nỗi vất vả, gian truân của bà Tú đồng thời gợi nỗi đau thân phận 
- Hình ảnh «thân cò» được nhà thơ sử dụng rất độc đáo, sáng tạo 
THÂN CÒ 
Hình ảnh quen thuộc trong ca dao xưa, ẩn dụ chỉ những người phụ nữ tảo tần, chịu thương chịu khó; những người nông dân cực nhọc, vất vả 
“Thân”: thân thế , số phận mà thường là số phận hẩm hiu , bất hạnh 
Lời thơ của Tú Xương gợi về hình ảnh con cò gắn với cảnh ngộ, số phận người phụ nữ trong ca dao xưa đó là: 
 "Cái cò lặn lội bờ sông 
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non" 
➜ Mượn hình ảnh con cò trong ca dao Tú Xương đã cụ thể hóa cái vất vả, cực nhọc của bà Tú đồng thời gợi nỗi đau thân phận 
 «Khi quãng vắng» 
➜ Đ ã nói lên không gian heo hút, vắng lặng chứa đầy những lo âu, nguy hiểm. Vì thế mà hình ảnh bà Tú trở lên nhỏ bé, đáng thương , tội nghiệp không chỉ trước sự rợn ngợp của không gian mà còn cả sự rợn ngợp của thời gian 
«Eo sèo»: từ láy tượng thanh ý chỉ sự kì kèo, kêu ca, cãi vã để tranh hàng, giành khách; tô đậm sự vất vả âm thầm lẻ loi của bà Tú 
Một bà Tú «con gái nhà dòng» mà cũng phong trần lấm láp như ai, không quản ngại hiểm nguy rình rập để lo cho chồng con. Càng thương hơn bởi âm hưởng nức nở dội về từ câu ca dao xưa 
Con ơi nhớ lấy câu này 
Sông sâu chớ lội đò đầy chớ qua 
Hai câu thơ đối rất chỉnh với nghệ thuật đảo ngữ và những từ láy có sức gợi. Qua đó thấy được hình ảnh bà Tú cô đơn, vất vả, nhọc nhằn trong công việc đầy hiểm nguy đồng thời thấy được sự xót thương, lo lắng của ông Tú đối với người vợ sớm hôm tần tảo của mình 
Lặn lội thân cò khi quãng vắng 
Eo sèo mặt nước buổi đò đông 
 > < 
Bằng lời thơ giản dị, những hình ảnh gần gũi mà giàu giá trị biểu đạt, Tú Xương đã thể hiện cảm xúc chân thành, tình cảm yêu thương trân quý và sự cảm thông của ông dành cho vợ. Bốn câu thơ như một khúc nhạc ngọt ngào, xúc động nhưng đầy chua xót viết về vẻ đẹp của bà Tú nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_11_tuan_3_thuong_vo_nam_hoc_2022_2023_nhom.pptx