Bài giảng Ngữ văn 11 - Chí phèo của Nam Cao
Ở làng Vũ Đại có thằng Chí Phèo nổi tiếng là hay ăn vạ, đi đâm thuê chém mướn cho nhà Bá Kiến, ngày nào cũng chửi làng phá xóm. Chả là trước kia hắn bị mẹ bỏ rơi ở cái lò gạch cũ, được dân làng thay nhau nuôi. Cho đến năm 18 tuổi đi làm thuê cho nhà bá Kiến nhưng vì vợ hắn cứ gọi Chí lên xoa đầu, bóp vai nên Bá Kiến ghen bắt Chí Phèo phải đi tù. Cuộc đời Chí rơi vào đau thương từ đây. Khi Chí trở về, hắn trở thành một con người hoàn toàn khác, cầm dao và vỏ chai đến nhà bá Kiến - kẻ đã tống hắn vào tù - ăn vạ. Ông Bá xoa dịu hắn bằng bữa rượu và mấy đồng bạc, Chí ngoan ngoãn đi về và từ đó trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Nhưng Chí vẫn là một con người, khi gặp Thị Nở vào một đêm trăng, hắn và Thị đã âu yếm nhau. Thị cho hắn tình thương khiến hắn muốn trở lại làm người. Nhưng Thị cũng dập tắt mọi hy vọng khi bà cô của Thị một mực không đồng ý cho tình cảm của hai người. Chẳng còn ai trên đời này quan tâm đến mình, yêu thương mình, cuộc đời thì đi vào lầm lỗi, sa ngã nên Chí đã đến nhà Bá Kiến kêu lên: "Ai cho tao lương thiện?" Chí giết chết Bá Kiến và kết liễu cuộc đời mình. Thị lúc này chỉ nhìn xuống bụng và nghĩ về cái lò gạch - nơi Chí Phèo được người ta tìm thấy mang về nuôi.
Bi kịch bị tước quyền làm người của Chí Phèo Ở làng Vũ Đại có thằng Chí Phèo nổi tiếng là hay ăn vạ, đi đâm thuê chém mướn cho nhà Bá Kiến, ngày nào cũng chửi làng phá xóm. Chả là trước kia hắn bị mẹ bỏ rơi ở cái lò gạch cũ, được dân làng thay nhau nuôi. Cho đến năm 18 tuổi đi làm thuê cho nhà bá Kiến nhưng vì vợ hắn cứ gọi Chí lên xoa đầu, bóp vai nên Bá Kiến ghen bắt Chí Phèo phải đi tù. Cuộc đời Chí rơi vào đau thương từ đây. Khi Chí trở về, hắn trở thành một con người hoàn toàn khác, cầm dao và vỏ chai đến nhà bá Kiến - kẻ đã tống hắn vào tù - ăn vạ. Ông Bá xoa dịu hắn bằng bữa rượu và mấy đồng bạc, Chí ngoan ngoãn đi về và từ đó trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Nhưng Chí vẫn là một con người, khi gặp Thị Nở vào một đêm trăng, hắn và Thị đã âu yếm nhau. Thị cho hắn tình thương khiến hắn muốn trở lại làm người. Nhưng Thị cũng dập tắt mọi hy vọng khi bà cô của Thị một mực không đồng ý cho tình cảm của hai người. Chẳng còn ai trên đời này quan tâm đến mình, yêu thương mình, cuộc đời thì đi vào lầm lỗi, sa ngã nên Chí đã đến nhà Bá Kiến kêu lên: "Ai cho tao lương thiện?" Chí giết chết Bá Kiến và kết liễu cuộc đời mình. Thị lúc này chỉ nhìn xuống bụng và nghĩ về cái lò gạch - nơi Chí Phèo được người ta tìm thấy mang về nuôi.Tóm tắt nội dung truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao1. Thế nào là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người?- Bi kịch: Sự mâu thuẫn, đối lập giữa hiện thực đời sống với khát vọng con người- Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người: Sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo2- Bi kịch thể hiện trong tiếng chửi của Chí Phèo ở đầu truyện- “Hắn vừa đi vừa chửi. ” sự xuất hiện tự nhiên- Qua tiếng chửi, chân dung nhân vật Chí Phèo hiện lên:+ Kẻ lưu manh cứ rượu vào là chửi+ Đằng sau đó thấy Chí Phèo là nạn nhân ra sức cựa quậy, mong muốn được coi là người bình thường Chí Phèo mong muốn được giao cảm với cuộc đời, nhưng không ai đáp lại, không ai coi hắn như một con người3- Bi kịch bị khước từ quyền làm người ngay từ khi sinh ra- Ngay từ khi sinh ra, Chí Phèo đã không được đối xử như một con người:+ Bị bỏ rơi tại lò gạch cũ giữa cánh đồng mùa đông+ Không cha, không mẹ, không nhà, không cửa, không một tấc đất cắm dùi+ Tuổi thơ sống trong bất hạnh+ Đã từng ước mơ lương thiện nhưng xã hội đã bóp chết ước mơ lương thiện ấy Chí Phèo đáng thương đã không được đối xử như một đứa trẻ bình thường, ngay từ khi mới sinh ra đã bị chối bỏ4- Bi kịch tha hóa là cơ sở dẫn đến bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người- Sự kiện Chí Phèo bị bắt vào tù:+ Vì Bá Kiến ghen với vợ hắn Khiến hắn bị bắt vào tù+ Chế độ nhà tù thực dân đã biến Chí trở thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”4- Bi kịch tha hóa là cơ sở dẫn đến bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người- Hậu quả của những ngày ở tù:+ Hình dạng: “Cái đầu trọc lốc, hàm răng cạo trắng hớn, cái mặt thì câng câng đầy những vết sứt sẹo, hai con mắt gườm gườm” ⇒ Chí Phèo đánh mất nhân hình.+ Nhân tính: du côn, du đãng, triền miên trong cơn say, đập đầu, chửi bới, phá phách và làm công cụ cho Bá Kiến ⇒ Chí Phèo đã đánh mất nhân tính4- Bi kịch tha hóa là cơ sở dẫn đến bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người- Quá trình tha hóa của Chí Phèo:Đến nhà Bá Kiến trả thù ⇒ Chí mắc mưu, trở thành tay sai cho Bá Kiến Chí đã bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính, là điển hình cho hình ảnh người nông dân bị đè nén đến cùng cực5- Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người a) Nguyên nhân:Do bà cô Thị Nở không cho Thị lấy Chí Phèo → Định kiến của xã hội b) Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo:+ Lúc đầu: Chí ngạc nhiên trước thái độ của Thị Nở+ Sau Chí hiểu ra mọi việc: Tuyệt vọng, Chí uống rượu rồi xách dao đến nhà Bá Kiến đâm chết Bá Kiến và tự sát.5- Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm ngườic) Ý nghĩa hành động đâm chết Bá Kiến và tự sát của Chí:+ Đâm chết Bá Kiến là hành động lấy máu rửa thù của người nông dân thức tỉnh về quyền sống.+ Cái chết của Chí Phèo là cái chết của con người trong bi kịch đau đớn trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống làm người⇒ Chí Phèo là tiêu biểu cho số phận người nông dân trong xã hội cũ bị chèn ép, đẩy vào bước đường cùng2- Giá trị nghệ thuật:1- Giá trị nội dung: Tổng Kết - Tố cáo xã hội phong kiến bất công khiến con người sinh ra là người mà lại không được làm người- Thông qua đó nhấn mạnh hình ảnh và bản chất tốt đẹp của người dân lao động ngay cả khi tưởng họ đã bị xã hội tàn bạo cướp đoạt tất cả- Xây dựng nhân vật điển hình vừa sống động, vừa có cá tính độc đáo- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo- Kết cấu truyện mới mẻ, tưởng như tự do nhưng lại rất chặt chẽ- Cốt truyện và các tình tiết hấp dẫn, biến hóa giàu kịch tính- Ngôn ngữ sống động, vừa điêu luyện lại vừa gần gũi, tự nhiên- Giọng điệu đan xen biến hóa, trần thuật linh hoạt3- Giá trị hiện thực: Tổng Kết - Sự đàn áp, bóc lột và tàn ác của bọn thực dân, phong kiến đối với những người nông dân trong xã hội xưa- Lời kết án đanh thép xã hội thực dân, phong kiến tàn bạo đã phá cả thể xác và tâm hồn người nông dân lao động hiền lành, chất phác4- Giá trị nhân đạo:- Niềm cảm thông, chia sẻ, đau xót khi chứng kiến những con người hiền lành, lương thiện bị dày vò, tha hóa thành con quỷ dữ của cả làng Vũ Đại- Số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng lại vô cùng thê thảm, bần cùng và trở thành lưu manh. Họ bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa và cái chết là điều tất yếu để giải thoát họ khỏi những đau khổ.Cảm ơn cô và các bạn đã theo dõi bài thuyết trình của nhóm 3!
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_11_chi_pheo_cua_nam_cao.ppt