Bài giảng Ngữ văn 11 - Tiết 75: Đọc văn: Hầu Trời

Bài giảng Ngữ văn 11 - Tiết 75: Đọc văn: Hầu Trời

-Thời đại: Đang buổi giao thời

-Quê hương:Bất Bạt- Sơn Tây,

 núi Tản, sông Đà->Bút danh Tản Đà

- Gia đình: Quan lại phong kiến

-Bản thân:

 + Sinh ra và lớn lên trong buổi giao thời

 +Lối sống: Phóng khoáng, chơi ngông với cuộc đời.

->“Người của hai thế kỷ” (Hoài Thanh)

 

pptx 45 trang lexuan 5740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Tiết 75: Đọc văn: Hầu Trời", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINHTRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐĂNG ĐẠOGiáo viên: Nguyễn Thị NgaTrường: THPT Nguyễn Đăng ĐạoCHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ GIỜ, THĂM LỚP 11A10MUỐN LÀM THẰNG CUỘIĐêm thu buồn lắm! Chị Hằng ơi!Trần thế em nay chán nửa rồi.Cung quế đã ai ngồi đó chửa?Cành đa xin chị nhắc lên chơi.Có bầu, có bạn, can chi tủi,Cùng gió, cùng mây, thế mới vui.Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám.Tựa nhau trông xuống thế gian, cười.MUỐN LÀM THẰNG CUỘIĐêm thu buồn lắm! Chị Hằng ơi!Trần thế em nay chán nửa rồi.Cung quế đã ai ngồi đó chửa?Cành đa xin chị nhắc lên chơi.Có bầu, có bạn, can chi tủi,Cùng gió, cùng mây, thế mới vui.Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám.Tựa nhau trông xuống thế gian, cười.Tiết 75 - Đọc vănHầu Trời( Tản Đà ) I.ĐỌC-TÌM HIỂU CHUNG:II. ĐỌC-HIỂU CHI TIẾT:III. TỔNG KẾTIV. LUYỆN TẬPCẤU TRÚC BÀI HỌCNHÓM 1NHÓM 2NHÓM 3NHÓM 4I.ĐỌC-TÌM HIỂU CHUNG:?Trình bày những nét chính về tiểu sử của nhà thơ Tản Đà?(Tên tuổi, thời đại, quê hương, gia đình, bản thân)?Trình bày những nét chính về sự nghiệp của Tản Đà?(Vị trí văn học sử, Tác phẩm; Đặc điểm sáng tác)?Nêu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, thể loại của bài thơ??Đọc và tìm bố cục của bài thơ?Tên tuổiQuê hươngGia đìnhBản thânSự nghiệpsáng tácTÁC GIẢI.ĐỌC-TÌM HIỂU CHUNG:1. Tác giả:Tản Đà (1889 - 1939) -Thời đại: Đang buổi giao thời-Quê hương:Bất Bạt- Sơn Tây, núi Tản, sông Đà->Bút danh Tản Đà- Gia đình: Quan lại phong kiến-Bản thân: + Sinh ra và lớn lên trong buổi giao thời +Lối sống: Phóng khoáng, chơi ngông với cuộc đời.->“Người của hai thế kỷ” (Hoài Thanh)I.ĐỌC-TÌM HIỂU CHUNG:1. Tác giả:- Sự nghiệp sáng tác:+Vị trí: Tản Đà được coi là người mở đường, là cái gạch nối đánh dấu hai thời đại văn học: trung đại và hiện đại.I.ĐỌC-TÌM HIỂU CHUNG:1. Tác giả: Sự nghiệp sáng tác:+Vị trí:+Tác phẩm chính:Tác phẩm chínhI.ĐỌC-TÌM HIỂU CHUNG:1. Tác giả:-Sự nghiệp sáng tác:+Vị trí:+Tác phẩm chính:+Phong cách nghệ thuật: Lãng mạn, bay bổng, vừa phóng khoáng, ngông nghênh, vừa cảm thương, ưu ái.Có lối đi riêng vừa tìm về với ngọn nguồn thơ ca dân gian và dân tộc vừa có những sáng tạo độc đáo, tài hoa.Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tácThể thơVị tríBố cụcTÁC PHẨMTác phẩm+ Xuất xứ: In trong tập “Còn chơi” (1921)+Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ ra đời vào thời điểm khuynh hướng lãng mạn đã khá đậm nét trong văn chương thời đại. Xã hội thực dân nửa phong kiến đầy rẫy những ngang trái, xót xa.+Thể thơ: Thất ngôn trường thiên (tự do)+ Vị trí: Là một trong những bài thơ hay nhất của Tản Đà thể hiện rõ phong cách nghệ thuật của tác giả. Bố cục+ Phần 1: 7 khổ đầu: Giới thiệu câu chuyện+Phần 2: 12 khổ thơ tiếp theo: Diễn biến câu chuyện+Phần 3: 4 khổ còn lại: Ra về và suy nghĩII. Đọc- hiểu văn bản:Giới thiệu câu chuyện:a. Cách giới thiệu: Đêm qua chẳng biết có hay không,Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mòng.Thật hồn! Thật phách! Thật thân thểThật được lên tiên - sướng lạ lùng.-Câu chuyện Tản Đà kể: Mình được lên cõi tiên vào thời điểm «đêm qua» -Cách giới thiệu thật đặc biệt: +Điệp từ ‘thật’: nhấn mạnh tâm trạng, cảm xúc thật của thi nhân. + Câu cảm thán :bộc lộ cảm xúc bàng hoàng, sung sướng, hạnh phúc. + Câu khẳng định: lật lại vấn đề, diễn tả trạng thái mơ mà như tỉnh; thực mà như hư. khẳng định độ chân thật câu chuyện sắp kể +Giọng thơ: dân dã, khôi hài, hóm hỉnh, tạo được sự gần gũi.Nhận xét:+Cách giới thiệu khéo léo, hợp lí, tự nhiên, gợi trí tò mò, tạo sự hấp dẫn cho người đọc.+ Tác giả muốn đưa người đọc từ thế giới hiện thực bước vào cảm xúc lãng mạn, nhập vào giấc mơ và chia sẻ với người kể. + Một cái “Tôi” đầy lãng mạn, một cái tôi “ngông” trong phong cách.-Thời gian: Giới thiệu câu chuyện: b. Lí do hầu Trời:đêm trăng, canh ba-Tình huống-Ý nghĩaCái duyên hầu Trời của Tản Đà gắn với thơ văn. Tản Đà đã rất hóm hỉnh khi mượn cơ hội hầu Trời để khẳng định tài năng và gửi gắm tâm sự của mình.Tản Đà không ngủ được, dậy đun nước uống, ngâm văn và chơi trăng->Trời không ngủ được, mắng và sai tiên nữ mời Tản Đà lên đọc thơ cho Trời nghe2. Diễn biến câu chuyện hầu Trời:a. Thi nhân đọc thơ:HẦU TRỜI -TẢN ĐÀ-Nhóm 1Nhận xét về sự đón tiếp của nhà Trời với Tản Đà? Nhóm 2 Tản Đà đọc thơ trong trạng thái cảm xúc như thế nào?Nhóm 3Thái độ của tác giả đối với thơ văn của mình?* Diễn biến của cuộc đọc thơ:Nhóm 4 Qua trạng thái cảm xúc và thái độ của tác giả với thơ văn của mình, người đọc cảm nhận được điều gì về cái tôi của tác giả?*Sự đón tiếp của Trời:-Không gian: Uy nghiêm, rực rỡ, sang trọng: thiên môn đế khuyết, ghế bành như tuyết vân như mây-Sự đón tiếp: bài bản “sai pha nước để nhấp giọng”->Người đọc vừa cảm nhận được sự trang trọng nhưng ấm cúng trong cách đón tiếp.HẦU TRỜI -TẢN ĐÀ- * Diễn biến của cuộc đọc thơ:-Thi nhân đọc thơ:->Tự cảm nhận giọng đọc của mình rất truyền cảm. Cao hứng và có phần tự đắc: đắc ý, đọc đã thíchCàng đọc càng hăng say: chè trời nhấp giọng càng tốt hơi+Trạng thái cảm xúc của Tản Đà khi đọc thơ:+Thái độ của tác giả đối với thơ văn của mình:Liệt kê:.Về thể loại “văn vần”, “văn xuôi”, ...Về tác phẩm: “Khối tình”, “Khối tình con”, Nhà thơ tự đánh giá:.giàu thay, lắm lối->Hình thức.in con in cả rồi->Được đón nhận->Thi nhân rất ý thức về tài năng thơ văn của mình, táo bạo, dám đường hoàng bộc lộ cái “Tôi” cá thể. Nhận xét:Cái «Tôi» của thi nhân:-Một cái “Tôi” lãng mạn: thoát ly thực tại, hướng đến cái đẹp, cái cao cả, người nghệ sĩ sống trong giây phút thăng hoa của cảm xúc-Một cái “Tôi” ngông: lấy cơ hội Hầu Trời để thể hiện tài năng- Một cái “Tôi” cô đơn: khát khao tìm đến tri kỉ, khát khao có người hiểu được tài năng của mình.THỰC HÀNHCâu 1: Lý giải tại sao Tản Đà được gọi là “người của hai thế kỷ”?Câu 2: Cái “ngông” trong văn chương trung đại, qua các văn bản đã học thể hiện như thế nào?Câu 1: Lý giải Tản Đà được gọi là “người của hai thể kỷ”:-Sinh ra và lớn lên trong buổi giao thời: Hán học đã tàn mà Tây học cũng mới bắt đầu-Gia đình: quan lại phong kiến, lối sống của lớp tiểu tư sản thành thị-Là nhà Nho ít chịu khuôn mình theo khuôn phép nhà Nho-Sáng tác văn chương: Thể loại cũ, cảm xúc mới mẻCâu 2: Cái “ngông” trong văn chương trung đại, qua các văn bản đã học thể hiện như:-Trong “Bài ca ngất ngưởng”-Nguyễn Công Trứ:+Khẳng định tài năng+Hành động, quan niệm, phong cách sống khi “đô môn giải tổ”-Trong “Chữ người tử tù”-Nguyễn Tuân:+Tính cách Huấn cao: khoảnh, ít chịu cho chữ, coi thường quản ngục, cái chết+Hành động: cho chữ trong hoàn cảnh đề lao trước giờ tử hình.-Trong “Hầu Trời”-Tản Đà:+Đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe+Tự hào về tài năng thơ văn của mình.TÌM TÒI, MỞ RỘNG-Đọc sách giới thiệu về tác giả Tản Đà-Tìm hiểu thêm một số sáng tác của Tản Đà-Viết một bài văn nghị luận cảm nhận về dấu hiệu đổi mới về cả nội dung và hình thức của thơ Tản Đà trong đoạn thơ sau trong bài “Hầu Trời”:“Chư tiên ngồi quanh đã tĩnh túc...Chửa biết con in ra mấy mươi”*Thái độ của người nghe thơ:-Thái độ của Trời:+ Trời nghe: lấy làm hay, bật buồn cười +Phê văn: .“Văn thật tuyệt!.. .Nhời văn chuốt đẹp như sao băng .Khí văn hùng mạnh như mây chuyển .Êm như gió thoảng, tinh như sương .Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết”->Câu cảm thán, biện pháp so sánh, phóng đại, thể hiện thái độ tâm đắc, tán dương hết lời: ngôn từ chau chuốt, giọng điệu biến đổi linh hoạt khi thì hào hùng, lúc lại êm ái, tinh tế, đầm ấm, khi lại lạnh lùng.HẦU TRỜI -TẢN ĐÀ-*Thái độ của người nghe thơ:-Thái độ của chư tiên:+Thái độ riêng:Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡiHằng Nga, Chức Nữ chau đôi màySong Thành, Tiểu Ngọc lắng tai đứngĐọc xong một bài cùng vỗ tay.->Các chư tiên nghe thơ một cách chăm chú, xúc động, tán thưởng và hâm mộ.+Thái độ chung: ao ước tranh nhau dặn: “Anh gánh lên đây bán chợ Trời!”->Thái độ say thơ, háo hức, đón chờ thơ.HẦU TRỜI -TẢN ĐÀ-=>Qua thái độ của Trời và các chư tiên, ta thấy:-Trời và chư tiên trở nên gần gũi, bình dân, với những nét tâm lí rất đời, rất người, không còn là kiểu nhân vật chức năng.-Tản Đà rất hóm hỉnh khi tìm cho mình một ban thẩm định có sức nặng: Trời khen là sự khẳng định cao nhất không thể bác bỏ, không thể nghi ngờ. HẦU TRỜI -TẢN ĐÀ-HẦU TRỜI -TẢN ĐÀ-c. Thi nhân tự bạch:* Thi nhân kể họ tên, quê quán:“Con tên Khắc Hiếu họ là Nguyễn Quê ở Á châu về Địa cầu Sông Đà núi Tản nước Nam Việt.”-> Cách kể họ tên trong thơ văn: càng khẳng định hơn về cái tôi cá nhân, khéo léo giới thiệu bút danh của mình.* Thi nhân kể về cuộc sống : - “Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó Trần gian thước đất cũng không có Nhờ Trời năm xưa học ít nhiều Vốn liếng còn một bụng văn đó.”- “Văn chương hạ giới rẻ như bèo Kiếm được đồng lãi thực rất khó.  Kiếm được thời ít tiêu thời nhiều Làm mãi quanh năm chẳng đủ tiêu’’HẦU TRỜI -TẢN ĐÀ-Cuộc sống: nghèo khó, túng thiếu, không tấc đất cắm dùi; Thân phận nhà văn bị rẻ rúng, coi thường; quanh năm làm mà vẫn chẳng đủ ăn.Ở trần gian ông không tìm được tri âm, nên phải lên tận cõi Trời để thỏa nguyện nỗi lòng.=>Cảm hứng hiện thực bao trùm cả đoạn thơ: Tác giả cho người đọc thấy một bức tranh rất chân thực và cảm động về chính cuộc đời mình và cuộc đời nhiều nhà văn, nhà thơ khác*Thi nhân kể về cuộc sống : .II. Đọc- hiểu văn bản:HẦU TRỜI -TẢN ĐÀ-*Trách nhiệm và khát vọng của thi nhân:“ Trời định sai con một việc nàyLà việc “thiên lương”của nhân loạiCho con xuống thuật cùng đời hay”. Nhiệm vụ Trời giao cho thi nhân : Truyền bá “thiên lương” cho hạ giới - một trách nhiệm nặng nề nhưng rất vinh dự vì có ý nghĩa với cuộc đời.  Từ trách nhiệm này, chứng tỏ nhà thơ dù lãng mạn nhưng vẫn không thoát ly hiện thực cuộc sống. Tác giả vẫn ý thức về trách nhiệm và nghĩa vụ của mình với cuộc đời , mong giúp đời tốt đẹp hơn->Tự khẳng định mình trước thời cuộc.NHẬN XÉT VỀ CÁI “TÔI”*Cái “Tôi” lãng mạn:-Thể hiện ở giấc mộng:+Khoe thơ, phô diễn tài năng, kể về cuộc sống.+Được trân trọng giá trị, ngợi ca tài năng+Được chia sẻ đồng cảm với cõi lòng.-Thể hiện ở khát vọng:+Tự do, tìm về cõi tri âm+Khẳng định mình với cuộc đời+Được trân trọng.*Cái Tôi “ngông”:-Tự hào, tự đắc: Phẩm chất, tài năng, giá trị của bản thân.-Ý thức sâu sắc về cuộc sống của mình: nghèo khó->Con người thực tài, có bản lĩnh, có nhân cách thanh cao.Trong “Tự trào”:Vùng Sơn Tây nẩy một ôngTuổi chưa bao nhiêu văn rất hùngSông Đà núi Tản ai hun đúcBút thánh câu thần sớm vãi vungTrong “Xuân hứng”: Xuống ngọn bút mưa sa gió táp Vạch câu thơ quỷ ám thần kinhChúa xuân nức nở bên mình:văn chương rất mực tài tình hỡi ai!II. Đọc- hiểu văn bản:HẦU TRỜI -TẢN ĐÀ-3. Ra về và suy nghĩ:*Hoàn cảnh:*Tâm trạng: nước mắt, trông xuống-> ngậm ngùi, lưu luyến*Suy nghĩ:-Khao khát mỗi năm được 1 lần lên hầu TrờiTìm tiếng nói tri kỉ tri âm.HẦU TRỜI -TẢN ĐÀ-III. TỔNG KẾT 1. Nội dung: Bài thơ thể hiện cái “Tôi” cá nhân - một cái “Tôi” ngông, phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình và khao khát được khẳng định giữa cuộc đời.2. Nghệ thuật: Bài thơ có nhiều sáng tạo trong hình thức nghệ thuật:Thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do Giọng điệu: thoải mái, tự nhiên.- Ngôn ngữ thơ chọn lọc, tinh tế, gợi cảm, không cách điệu, ước lệ.- Hư cấu nghệ thuật: Tác giả tự hiện diện trong bài thơ với tư cách người kể truyện, đồng thời là nhân vật chính. ?Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:Đọc hết văn vần lại văn xuôiHết văn thuyết lý lại văn chơiĐương cơn đắc ý đọc đã thíchChè trời nhấp giọng càng tốt hơi.Văn dài hơi tốt ra cung mây!Trời nghe, Trời cũng lấy làm hay,Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡiHằng Nga, Chúc Nữ chau đôi màySong Thành, Tiểu Ngọc lắng tai đứngĐọc xong mỗi bài cũng vỗ tay.- "Bẩm con không dám man cửa TrờiNhững áng văn con in cả rồiHai quyển "Khối tìng" văn thuyết lýHai "Khối tình" con làvăn chơi"Thần tiền", "Giấc mộng" văn tiểu thuyết"Đài gương", "Lên sáu" văn vị đờiQuyển "Đàn bà Tàu" lối văn dịchĐến quyển "Lên tám" nay là mườiNhờ Trời văn con còn bán đượcChử biết con in ra mấy mươi?"Câu 1 : Nêu ý chính của đoạn thơ?Câu 2 : Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ?Câu 3: Cảm hứng trong đoạn thơ là cảm hứng hiện thực hay lãng mạn?Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng cảm hứng đó?VẬN DỤNGCâu 1 : Ý chính của văn bản:Tản Đà đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe. Qua đó thể hiện tài năng và bày tỏ niềm tự hào về tài năng của mình.Câu 2 : Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ:-Liệt kê: thể loại, tác phẩm...-Tác dụng: Nhấn mạnh sự phong phú về thể loại và tác phẩm của Tản Đà, từ đó khẳng định tài năng văn chương của ông.Câu 3: -Đoạn thơ mang cảm hứng lãng mạn:-Hiệu quả: Giúp người đọc cảm nhận được cái «Tôi» Tản Đà. Một cái «Tôi» lãng mạn, tài hoa, một cái «Tôi» ngông trong phong cách: khoe tài, cậy tài, tự hào về tài năng của mình.Chân thành cảm ơn quý thầy cô và các em học sinh lớp 11A1!

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_11_tiet_75_doc_van_hau_troi.pptx