Bài giảng Ngữ văn 11 - Tiết 89: Chiều tối

Bài giảng Ngữ văn 11 - Tiết 89: Chiều tối

- Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh (1890 - 1969).

- Quê: làng Kim Liên, huyện Nam Đàn - Nghệ An.

- Gia đình: Sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nước.

- Bản thân: Thông minh, yêu nước và thương dân sâu sắc.

 

pptx 44 trang lexuan 7860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Tiết 89: Chiều tối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Ngữ VănGiáo viên hướng dẫn: Đỗ Thị DungGiáo sinh: Bàn Thị GiangCHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ ĐẾN VỚI GIỜ HỌC NGÀY HÔM NAYHãy quan sát các bức tranh và nêu cảm nhận?Tiết 89: Chiều tối (Mộ)Hồ Chí MinhI. Tìm hiểu chung 1. Tác giảDựa vào những hiểu biết và những kiến thức đã được học em hãy nêu ra nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Hồ Chí Minh?a. Cuộc đời- Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh (1890 - 1969).- Quê: làng Kim Liên, huyện Nam Đàn - Nghệ An.- Gia đình: Sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nước.- Bản thân: Thông minh, yêu nước và thương dân sâu sắc. b. Sự nghiệp sáng tác- Những tác phẩm của HCM bao gồm cả văn chính luận, truyện ngắn và thơ ca:+) Văn chính luận: “Tuyên ngôn độc lập”, “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, “Di chúc” +) Truyện ngắn: “Pari”, “Lời than vãn của bà Trưng Trắc”, “Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu”, “Vi hành”, Bản án chế độ thực dân Pháp +) Thơ ca: “Nhật kí trong tù”, thơ ca kháng chiến, => Tác phẩm đồ sộ, độc đáo và đa dạng.2. Tác phẩm a. Tập thơ “Nhật kí trong tù”Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tập thơ “Nhật kí trong tù” ?Hoàn cảnh sáng tác: Tập thơ được sáng tác trong khoảng thời gian Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam (8/1942 – 9/1943).Số lượngGồm 134 bài thơ được viết bằng chữ Hán theo thể thơ Đường luật.Giá trị nội dung Giá trị nghệ thuật+ Giá trị nhân đạo: Vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ Hồ Chí Minh, dù trong hoàn cảnh tù đày, lao khổ, nhưng luôn hướng đến sự sống của con người, cảnh vật thiên nhiên, bằng tình cảm nhân ái bao la “nâng niu tất cả chỉ quên mình”+ Giá trị hiện thực: Lên án tố cáo tội ác của chính quyền Tưởng Giới Thạch nói riêng và xã hội Trung Hoa thời bấy giờ nói chung.+ Bức tranh chân dung tinh thần tự họa: Là bức tranh chân dung tự họa của người tù vĩ đại, dù sống trong cảnh tù lao khổ ải nhưng vẫn lạc quan yêu đời, tràn đầy niềm tin vào ngày mai.+ Tập thơ đã sử dụng một cách sáng tạo các quy luật của thơ Đường, các tục ngữ, điển cố Trung Hoa. + Mang đậm màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại.b. Bài thơ “Chiều tối”Nêu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, thể thơ và bố cục bài thơ “Chiều tối” ?Chiều tối- Xuất xứ: Bài thơ số 31 trong tập thơ “Nhật kí trong tù”- Hoàn cảnh:sáng tác vào cuối mùa thu năm 1942 trên con đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào thời điểm chiều tối- Bố cục: hai phần+ Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên+ Hai câu sau: Bức tranh cuộc sống- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Đây là bài thơ tiêu biểu trong phong cách Hồ Chí MinhII. Đọc văn bảnNguyên âm:Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,Cô vân mạn mạn độ thiên không;Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.Dịch thơ:Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không;Cô em xóm núi xay ngô tối,Xay hết, lò than đã rực hồng.暮 倦鳥歸林尋宿樹,孤雲慢慢度天空。山村少女磨包粟,包粟磨完爐已烘III. Đọc hiểu văn bản1. Hai câu thơ đầu: Bức tranh thiên nhiênQuyện điểu quy lâm tầm túc thụCô vân mạn mạn độ thiên không. (Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không) Nhóm 1: Xác định không gian, thời gian, điểm nhìn, tâm thế của tác giả qua câu thơ đầu?Nhóm 2: Phân tích hình ảnh cánh chim trong câu thơ đầu?Nhóm 4: Cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ được thể hiện như thế nào qua bức tranh thiên nhiên. Nhóm 3: Phân tích hình ảnh chòm mây trong câu thơ thứ 2. So sánh bản dịch thơ với bản nguyên tác?Hoạt động nhómChiều tối -Hồ Chí Minh-THỰC HIỆN : TỔ 1 – LỚP 11I*Bức tranh thiên nhiên: - Không gian: Rộng lớn, thinh vắng => làm nổi bật sự lẻ loi, cô đơn của con người, cảnh vật - Thời gian: Chiều tối => thời khắc cuối cùng của một ngày => mỏi mệt, cần được nghỉ ngơi - Điểm nhìn: từ dưới lên cao => phong thai ung dung, lạc quan của tác giả - Cảnh vật: Sự xuất hiện của hai hình ảnh: + Chim mỏi: Biểu tương cho buổi chiều tà => cảm nhận từ trang thái bên trong của sự vật. + Chòm mây: Cô đơn, đang trôi chầm chậm giữa bầu trời bao la. Cảm ơn cô giáo và các bạn đã theo dõiPhần thuyết trình của Tổ 1 đến đây là hếtThời gianBuổi chiềuKhông gianRừng núiĐiểm nhìnMặt đất → Bầu trời → Quan sát bức tranh chiều tốiTâm thế 1 người nghệ sĩ, 1 người chiến sĩChiều Tối(Mộ) -Hồ Chí MinhHình ảnh cánh chim trong câu thơ đầu:Phiên âm: “ Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ”,Dịch thơ: “ Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ”. * Hình ảnh “ Cánh chim ” – Quyện điểu Vận dụng bút phát tả ngụ tình và ước lệ tượng trưng.* Hình ảnh “ Chim bay về tổ ” Cổ điển, ước lệ. - Chim mỏi: gợi lên tâm trạng của con người +Chim mệt mỏi sau một ngày kiếm sống nhưng vẫn dược tự do. +Người tù sau mệt mỏi sau một ngày bị đẩy ải. Sự kết hợp hòa hợp, cảm thông giữa trâm hồn nhà thơ và cảnh vật thiên nhiên Về với cuộc sống hằng ngày gần gũi - Chim về rừng Gắn bó với hiện thực, sự sống Quan niệm: Cái đẹp là ở phía sự sống Hình ảnh “cánh chim”Thi liệu quen thuộc: tượng trưng cho buổi chiều tà.Đây là “Cánh chim” của hiện thực, nó luôn tuân theo quy luật của tự nhiên.Sử dụng NT chấm phá theo bút pháp cổ điểnVẻ đẹp Cổ điểnÝ thơ có sự hòa hợp giữa cảnh vật thiên nhiên và tâm hồn của nhà thơa. Câu 1: “Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ”Hình ảnh “cánh chim mỏi” là tâm trạng của nhà thơ. -> Sự đồng điệu giữa tâm hồn và cảnh vậtChào mừng cô và các bạn lớp 11IBài thuyết trình của nhóm 3 Hình ảnh chòm mây: (Cô vân mạn mạn độ thiên không)+ Ý nghĩa tả thực: chòm mây lẻ loi trôi lững lờ giữa tầng không + Ý nghĩa liên tưởng: đám mây lẻ loi giữa bầu trời cũng như sự lẻ loi cô đơn của người tù giữa núi rừng bao la. - Câu thơ thứ hai trong bản dịch nghĩa là “chòm mây trôi lững lờ” thì trong bản dịch thơ được dịch là “chòm mây trôi nhẹ” ở đây trong câu thơ dịch chưa sát nguyên tác. Hơn nữa ở nguyên tác còn có từ “cô” cô ở đây là cô đơn, mới chỉ dịch từ “vân”, điều này làm câu thơ chưa thoát ý. - Chòm mây trôi nhẹ" được dịch là "cô vân mạn mạn" không sát nghĩa. "Cô vân" là một chòm mây, một đám mây cô đơn. "mạn mạn" là lững lờ, nhẹ nhàng làm hiện lên một bầu trời cô đơn, ba la rộng lớn, phóng khoáng.Bài thuyết trình của nhóm 3 đến đây là kết thúc.Xin cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe.Dịch nghĩaChòm mây lẻ loi lững lờ trên tầng không ;Dịch thơChòm mây trôi nhẹ giữa tầng không ;Phiên âmDịch thơNhận xétCô vânChòm mâyDịch chưa sát Chưa thấy được sự cô đơn, tư thế châm chạp vẻ uể oải, lững lờ của áng mâyMạn mạnTrôi nhẹPhiên âmCô vân mạn mạn độ thiên không ;b. Câu 2: “Cô vân mạn mạn độ thiên không”Hình ảnh “ chòm mây” Trong thơ ca phương Đông thì chòm mây biểu tượng cho sự vĩnh hằng.Trong thơ bác gợi cái cao rộng, trong trẻo, êm ả của buổi chiều thu. Tạo ra một không gian mênh mông như vô tận, thời gian như ngừng trôi => tạo ra tâm hồn ung dung thư thái.→ Sự cô đơn, lẻ loi ở đây cũng chính là thân phận cô đơn lẻ loi trên đất khách quê người.Tâm hồnTâm hồn yêu thiên nhiên => chất “tình”Tinh thần vượt lên hoàn cảnh, hòa mình vào thiên nhiên => chất “thép”→ Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, tự chủ với một tâm hồn thơ nhạy cảm, tinh tế của người chiến sĩ cách mạng => vẻ đẹp hiện đạiTâm trạngNgười tù mệt mỏi sau 1 ngày bị đày ải, lê bước trên đường cho thấy một tâm trạng cô đơn, lẻ loi trên đất khách quê ngườiBức tranh thiên nhiên mang đậm màu sắc cổ điển; cảnh vật và tâm hồn con người hài hòa, đồng điệu; hình ảnh thơ đẹp nhưng đượm buồn.Gợi ra vẻ đẹp yên ả, thanh bình của cuộc sống nhưng lại buồn, buồn vì cảnh. Hình ảnh “cánh chim” bay về tổ chính là mong ước được trở về sum họp với đồng bào với Tổ quốc. Hình ảnh “chòm mây” cô đơn là thân phận của bác không biết bao giờ mới được tự do như cánh chim trên trời. Qua đó thể hiện rõ ý chí nghị lực của người chiến sĩTiểu kết2. Hai câu thơ cuối: Bức tranh sinh hoạt“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túcBao túc ma hoàn lô dĩ hồng”.(Cô em xóm núi xay ngô tốiXay hết, lò than đã rực hồng- Thời gian: Chiều -> đêm- Điểm nhìn của nhà thơ: Từ bầu trời cao rộng xuống xóm núi bình dị - Trung tâm của bức tranh là hình ảnh cô gái đang xay ngô.Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc(Cô em xóm núi xay ngô tối)Ma bao túcBao túc maLô dĩ hồng( Lò than đã rực hồng)- Trẻ trung, khỏe khoắn, giản dị => Tình yêu thương, quan tâm của bác đối với những người lao động nghèo khổNghệ thuật điệp ngữ vòng=> Đó là cô gái chăm chỉ, kiên nhẫn, cần mẫnHình ảnhSự chuyển dịch của thời gianÁnh sáng của hơi ấmSo sánhPhiên âmDịch thơThiếu nữ( Thể hiện sự trang trọng trong cách gọi của tác giả)Cô em( Thể hiện sự gần gũi đời thường)=> Làm lộ ý thơ, mất đi sự kín đáo hàm súc của ý thơ “Ý toại ngôn ngoại”Không có chữ tốiCó chữ tốiNhận xét về chữ “hồng”cuối bài thơ?Chữ “ Hồng”Ánh lửa của lò than cô gái xay ngôKhuôn mặt của thiếu nữ xay ngôMàu của niềm tin tưởng lạc quanMàu hồng của ngon lửa cách mạngXay hết lò than đã rực hồngLà điểm sáng, “Nhãn tự” của bài thơ, như một sự vận động chuyển từ tối sang sáng, qua đó thể hiện tinh thần lạc quan của HCMTâm trạng: Hình tượng thơ có sự vận động từ tối đến sáng, từ buồn đến vui. Qua đó thể hiện tâm trạng vui vẻ của Bác trước cuộc sống lao động thường nhật của con người.- Vẻ đẹp tâm hồn:+ Người tù đã vượt lên trên hoàn cảnh của mình để chia sẻ niềm vui lao động với cô gái vùng sơn cước, cảm thông trước sự vất vả của người lao động.+ Thể hiện niềm lạc quan, yêu đời của một tâm hồn luôn hướng về sự sống, ánh sáng, tương lai. => Chất thép=> Tiểu kết: Bằng nghệ thuật điểm nhãn, lấy ánh sáng tả bóng tối, Hồ Chí Minh đã vẽ nên một bức tranh sinh động về cuộc sống sinh hoạt của con người. Qua đó, người đọc cũng cảm nhận được tấm lòng nhân đạo bao la của Bác “nâng niu tất cả chỉ quên mình”.III. Tổng kếtEm hãy vẽ sơ đồ tư duy khái quát những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?III. Tổng kếtGiá trị nội dungVẻ đẹp bức tranh thiên nhiên, cuộc sống con ngườiVẻ đẹp tâm hồn bácGiá trị nghệ thuậtNgôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnhCó sự hòa quyện vẻ đẹp cổ điển và vẻ đẹp hiện đại, chất thép và chất trữ tình.IV. Luyện tậpCâu 1: Nội dung bao trùm lên bài thơ “Chiều tối” là gì?A. Bức tranh thiên nhiên buồn, tĩnh lặng, thanh bìnhB. Bức tranh cuộc sống ấm áp, vui tươi, tràn đầy ánh sángC. Vẻ đẹp của tâm hồn Hồ Chí Minh: Yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống: kiên cường vượt lên hoàn cảnh, luôn ung dung và lạc quan trong mọi cảnh ngộD. A và BCâu 2: Giá trị nghệ thuật đặc sắc của bài thơ “Chiều tối”A. Sự kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đạiB. Nghệ thuật thơ đậm đà tính dân tộcC. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chính trị và trữ tìnhD. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa trữ tình và chính luậnCAV. Vận dụngNhà thơ Hoàng Trung Thông từng nhận xét về thơ Bác rằng:“Vần thơ của Bác vần thơ thépMà vẫn mênh mông bát ngát tình”Điều đó thể hiện qua bài thơ “Chiều tối” như thế nào?VI. Mở rộng? Hãy sưu tầm thêm một số bài thơ có hình ảnh cánh chim, chòm mây trong thơ ca trung đại. Vẽ lại bức tranh chiều tối theo cảm nhận cá nhân

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_11_tiet_89_chieu_toi.pptx