Bài giảng Ngữ văn 11 - Tiết 90: Từ ấy

Bài giảng Ngữ văn 11 - Tiết 90: Từ ấy

Cuộc đời :

 - Tố Hữu (1920 – 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành.

 - Quê: làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

 - Ông được sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo. Từ nhở Tố Hữu đã học và tập làm thơ.

 - Năm 1938, Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng sản. Ông giác ngộ cách mạng trong thời kỳ mặt trận dân chủ, trở thành người lãnh đạo đoàn thanh niên dân chủ ở Huế. 8/1945 , Tố Hữu là chủ tịch ủy ban khởi nghĩa ở Huế.

 - Sau CMT8 cho đến năm 1986, Tố Hữu liên tục giữ những cương vị trọng yếu trong các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.

- Ở Tố Hữu, con người chính trị và con người nhà thơ thống nhất chặt chẽ, sự nghiệp thơ gắn liền với sự nghiệp cách mạng, trở thành một bộ phận của sự nghiệp cách mạng. Ông được Nhà nước phong tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật (đợt I - 1996).

 

pptx 41 trang lexuan 6200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Tiết 90: Từ ấy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Ngữ VănGiáo viên hướng dẫn: Đỗ Thị DungGiáo sinh: Bàn Thị GiangCHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ ĐẾN VỚI GIỜ HỌC NGÀY HÔM NAY1 234“ Đuổi hình bắt chữ”Máu lửaMẶT TRỜI Cách mạngCHÂN LÝ1 234HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNGTiết 90: TỪ ẤY (Tố Hữu)I. Tìm hiểu chung1. Tác giảNhóm 1Tìm hiểu tác giả Tố HữuNhóm 2Tìm hiểu tác phẩm Nhóm 1 Tìm hiểu tác giả Tố Hữu1, Tác giả Tố Hữu :a, Cuộc đời : - Tố Hữu (1920 – 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành. - Quê: làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. - Ông được sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo. Từ nhở Tố Hữu đã học và tập làm thơ. - Năm 1938, Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng sản. Ông giác ngộ cách mạng trong thời kỳ mặt trận dân chủ, trở thành người lãnh đạo đoàn thanh niên dân chủ ở Huế. 8/1945 , Tố Hữu là chủ tịch ủy ban khởi nghĩa ở Huế. - Sau CMT8 cho đến năm 1986, Tố Hữu liên tục giữ những cương vị trọng yếu trong các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.- Ở Tố Hữu, con người chính trị và con người nhà thơ thống nhất chặt chẽ, sự nghiệp thơ gắn liền với sự nghiệp cách mạng, trở thành một bộ phận của sự nghiệp cách mạng. Ông được Nhà nước phong tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật (đợt I - 1996).b, Sự nghiệp sáng tác : - Thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với cuộc dđáu tranh cách mạng, nên các chặng đường thơ cũng song hành với các giai đoạn của cuộc đấu tranh ấy, đồng thời thể hiện sự vận động trong tư tưởng nghệ thuật của nhà thơ.. + Tập thơ “Từ ấy” (1937 – 1946) + Tập thơ “Việt Bắc” (1946 -1954) + Tập thơ “Gió lộng” (1955 – 1961) + Tập thơ “ Ra trận” và tập “ Máu và hoa “ + Các tập thơ còn lại: thể hiện những chiêm nghiệm về cuộc đời của tác giả. - Phong cách thơ Tố Hữu: + Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình – chính trị + Thơ Tố Hữu thiên về khuyng hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn +Thơ Tố Hữu có giọng tâm tình, ngọt ngào, mang tính dân tộc đạm đà. Thơ Tố Hữu là tấm gương phản chiếu tâm hồn 1 chiến sĩ CM suốt đời phấn đấu, hi sinh vì tương lai tươi đẹp của dân tộc, cuộc sống hạnh phúc của con người .I. Tìm hiểu chung1. Tác giả- Tố Hữu (1920-2002), tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành. - Quê hương: Phù Lai, Quảng Thọ, Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên- Huế.- Xuất thân: Trong một gia đình nhà nho nghèo. - Con người:+ Thuở nhỏ: học trường quốc học Huế.+ Năm 1938: Được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương và sớm giác ngộ cách mạng=> Hiến dâng cuộc đời cho cách mạng.Tố Hữu (1920-2002)Sự nghiệp sáng tác “Từ ấy”, “Việt bắc”, “Gió lộng”, “Ra trận”, “Máu và hoa”, “Một tiếng đờn”, “Ta với ta”, .Phong cách sáng tácMang phong cách trữ tình- chính trị, đậm đà tính dân tộc. Là một trong những nhà thơ lớn của văn học Việt Nam hiện đại, luôn được xem là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng.Tác phẩm “Từ ấy- Tố Hữu” THỰC HIỆN : TỔ 2 – LỚP 11I*Hoàn cảnh sáng tác:-Tháng 7/1938, sau thời gian hoạt động phong trào thanh niên ở Huế, Tố Hữu vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng cộng sản Việt Nam. Niềm vui sướng hân hoan và tự hào khi được đứng dưới hàng ngũ của Đảng là cảm xúc chủ đạo của Tố Hữu để viết nên bài thơ này.*Xuất xứ: Bài thơ được trích trong phần “Máu lửa” – phần đầu của tập thơ “Từ ấy”.* Thể thơ: Thất Ngôn* Bố cục- Đoạn 1: Niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng cộng sản- Đoạn 2: Nhận thức mới về lẽ sống- Đoạn 3: Sự chyển biến sâu sắc trong tình cảm* Cảm nhậnBài thơ cũng mở đầu cho con đường cách mạng của Tố Hữu, đã đánh dấu mốc qtrong trong cuộc đời ôngBài thơ là lời tuyên ngôn về lẽ sống của người chiến sĩ cách mạng. Bài thơ “ Từ ấy”Xuất xứHoàn cảnh sáng tácHoàn cảnh sáng tác: Được viết vào tháng 7/1938 khi nhà thơ được giác ngộ và được kết nạp vào Đảng.Bố cục+ Khổ 1: Niềm vui sướng mãnh liệt của nhà thơ khi gặp ánh sáng lí tưởng.+ Khổ 2: Nhận thức mới về lẽ sống.+ Khổ 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm.Là bài thơ mở đầu cho phần “Máu lửa” của tập thơ “Từ ấy”.2. Tác phẩm- Có ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca và đánh dấu mốc quan trọng trong cuộc đời Tố Hữu.- Là tuyên ngôn về lẽ sống của một người chiến sĩ cách mạng, cũng là tuyên ngôn nghệ thuật của nhà thơ.Cảm nhận chung của bài thơI. Tìm hiểu chungII . Đọc - hiểu văn bản:II. Đọc - hiểu văn bản Khổ 1: Niềm vui sướng mãnh liệt của nhà thơ khi gặp ánh sáng lí tưởng1.2 Hai câu thơ đầu: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạMặt trời chân lí chói qua tim”Chỉ dấu mốc thời gian: tháng 7 năm 1938 - Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng sản.Nhấn mạnh thời điểm mà nhà thơ giác ngộ lý tưởng cách mạng. “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạMặt trời chân lí chói qua tim”Hình ảnh ẩn dụ- tượng trưng“Nắng hạ” Cái nắng rực rỡ, chói chang và ấm áp => Tượng trưng cho lí tưởng Cách mạng. => Nhấn mạnh niềm vui sướng, trào dâng của nhà thơ khi bắt gặp lý tưởng cách mạng.“Mặt trời chân lí” “Mặt trời” – tỏa ra ánh sáng, đem lại sự sống cho Trái Đất; “chân lí” – cái đúng, lẽ phải => tượng trưng cho lí tưởng Đảng ấm áp, vĩnh viễn và đúng đắn như một chân lí. “Tim” Tâm hồn, nhận thức của con người. Kết hợp các động từ mạnh“Bừng”Ánh sáng phát ra đột ngột. “Chói”Ánh sáng có sức xuyên mạnh.Khẳng định sức mạnh của lí tưởng cộng sản giống như nắng mặt trời, xua tan những màn sương mù của ý tiểu tư sản, mở ra cho nhà thơ chân trời mới. Lý tưởng cộng sản như nguồn sáng mới làm bừng sáng cả tâm hồn trí tuệ nhà thơ.- Hai câu tiếp: “Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim ”+) Sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh: “Hồn tôi” với “một vườn hoa lᔓHồn tôi” – tâm hồn của Tố Hữu“Một vườn hoa lá” – mảnh vườn xanh tươi, tràn trề nhựa sống, có hoa có lá, lại đậm đà hương sắc, có tiếng chim hót rộn ràng. +) Nhịp thơ: nhanh và gấp gáp, diễn tả niềm vui sướng dâng trào. Niềm vui vô hạn của người thanh niên Tố Hữu trong buổi đầu đến với lí tưởng cộng sản. Cuộc sống mới của nhà thơ giờ đây tràn ngập màu sắc, âm thanh và niềm vui. Tâm hồn nhà thơ cũng căng tràn nhựa sống và tỏa hương ngào ngạt.=> Lí tưởng của Đảng đã làm thay đổi nhận thức của người thanh niên Tố Hữu, nhà thơ cảm thấy cuộc sống tràn ngập vui sướng, hạnh phúc và nó đem lại cảm hứng sáng tạo cho nhà thơ trẻ. 2. Khổ 2: Nhận thức mới về lẽ sống- Câu thơ đầu khổ 2:“Tôi buộc lòng tôi với mọi người”+) Động từ “buộc” => ý nghĩa ẩn dụ:Là ý thức tự nguyện gắn bó, thắt chặt lòng mình với mọi người.Tự mình phải có trách nhiệm với cộng đồng. => Sự hòa nhập giữa “cái tôi” và “cái ta” , là quan điểm mới, tiến bộ của Tố Hữu. - Ba câu thơ tiếp sau:“Để tình trang trải với trăm nơiĐể hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”“trang trải” Sự trải rộng tâm hồn nhà thơ đối với cuộc đời,Hình ảnh “Trăm nơi”“Để tình trang trải với trăm nơi”- “Trăm nơi”: là một hoán dụ chỉ mọi người sống ở khắp nơi. - “Để tình trang trải với trăm nơi”: tình cảm của nhà thơ trải rộng khắp muôn nơi, hòa vào tình cảm của mọi người, mọi dân tộc trên đất nước Việt Nam và trên toàn thế giới. “Hồn khổ”“Để hồn tôi với bao hồn khổ”- “Hồn khổ”: hoán dụ bộ phận chỉ toàn thể, là hình ảnh người lao động khổ cực. - “Để hồn tôi với bao hồn khổ”: sự đồng cảm của Tố Hữu với những người lao động nói chung. “Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”“Khối đời”- “Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”: mục đích cuối cùng là tình yêu thương con người của Tố Hữu. - “Khối đời”: là một ẩn dụ, chỉ một khối người đông đảo cùng chung cảnh ngộ trong cuộc đời, cùng chung lý tưởng. Đó là sức mạnh của tập thể.Điệp từ “để” + “với”Mối liên kết chặt chẽ trong nhân dân. “lòng tôi”, “hồn tôi”, “khổ” Sự gắn kết trong sâu thẳm trái tim, trong tâm hồn chứ không phải bên ngoài.Khi được giác ngộ lý tưởng cách mạng, Tố Hữu đã có những nhận thức mới về lẽ sống như thế nào?Vậy lẽ sống ấy khác gì với các tác giả cùng thời?VD: “Ta là một, là riêng, là duy nhấtKhông có chi bạn bè nổi cùng ta” ( Xuân Diệu)Một chiếc linh hồn nhỏ mang thiên cổ sầu.Không còn cái tôi cá nhân nữa mà trở thành cái ta chung=> Khi được giác ngộ lí tưởng cách mạng, Tố Hữu định quan niệm mới về lẽ sống là sự gắn bó hài hòa giữa cái tôi cá nhân và cái ta chung của mọi người, ông đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới – sức mạnh cộng đồng.=> Đoạn thơ là sự chuyển biến sâu sắc trong ý thức tình cảm sau khi được giác ngộ lí tưởng cộng sản.c. Khổ thơ 3: Chuyển biến sâu sắc trong tình cảmPhiếu học tậpa. Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm nhà thơ được thể hiện qua cấu trúc thơ nào? Tác dụng của việc lặp cấu trúc? . b. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để bày tỏ tình cảm ấy?.. Phiếu học tậpSự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm nhà thơ được thể hiện qua cấu trúc thơ nào? - Cấu trúc lặp “Tôi đã là ”b. Tác dụng của việc lặp cấu trúc?- Khẳng định ý thức tự giác, chắc chắn vững vàng của tác giả. c. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để bày tỏ tình cảm ấy?+ Điệp từ “là”: là lời khằng định, là niềm vui vì ước nguyện đã thành hiện thực.+ Số từ ước lệ “vạn”: chỉ số lượng đông đảo, tập thể lớn mạnh, lớn lao, rộng rãi.- Hình thức liệt kê “con của vạn nhà” “em của vạn kiếp” “anh của vạn đầu em nhỏ” kết hợp với cách xưng hô ruột thịt “con, em, anh”: khằng định tình cảm đầm ấm, thân thiết, ruột thịt.-Từ ngữ biểu cảm:“kiếp phôi pha”(kiếp sống vất vả cơ cực của những người lao động)“cù bất cù bơ”(bơ vơ, không chốn nương thân): tấm lòng đồng cảm xót thương với những kiếp người đau khổ, bất hạnh, những con người lao động vất vả.=> Đây là tình cảm mới mẻ và cao đẹp của một chiến sĩ cách mạng, một nhà thơ cách mạng.=> Đoạn thơ thể hiện ý thức tự nguyện chiến đấu và hi sinh bởi gia đình và nhân dân đất nước đã hòa vào làm một. Qua đó, chúng ta thấy được Tố Hữu không chỉ tìm thấy lẽ sống mới mà còn vượt qua sự ích kỉ, hẹp hòi của giai cấp tiểu tư sản để có được tình cảm của quần chúng lao khổ(giai cấp nông dân, công nhân).III. Tổng kếtNội dungNghệ thuật- Bài thơ là lời tuyên ngôn cho tập “Từ ấy” , là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng Cộng Sản.- Niềm vui lớn, lẽ sống lớn, tình cảm lớn trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản.-Hình ảnh thơ tươi sáng, ngôn ngữ giàu tính dân tộc.- Ngôn ngữ gợi cảm, giàu nhạc điệu.- Giọng thơ chân thành, sôi nổi, nồng nàn.- Thơ gần gũi với hình thức thơ mới, dùng nhiều hình ảnh tượng trưng III. Luyện tậpCâu 1: Năm chặng đường thơ trong đời thơ Tố Hữu gồm 7 tập, sắp xếp nào sau đây đúng với trình tự thời gian?Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa, Một tiếng đờn, Ta với ta.Từ ấy, Ra trận, Máu và hoa, Một tiếng đờn, Ta với ta, Việt Bắc, Gió lộng.Từ ấy, Gió lộng, Việt Bắc, Ra trận, Máu và hoa, Một tiếng đờn, Ta với ta.Từ ấy, Việt Bắc, Ra trận, Gió lộng, Máu và hoa, Một tiếng đờn, Ta với ta.Câu 2: Dòng nào sau đây nhận xét đúng về bài thơ Từ ấy của Tố Hữu?Từ ấy là một phần trong tập thơ cùng tên của Tố Hữu.Từ ấy là một bài thơ của Tố Hữu sáng tác năm 1945.Từ ấy là một bài thơ đồng thời là tên tập thơ đầu tay của Tố Hữu.Từ ấy là bài thơ Tố Hữu viết ghi nhận sự kiện Đảng ra đời.ACCâu 3: Nhan đề Từ ấy của Tố Hữu được hiểu như thế nào?Thời điểm thực dân Pháp bắt giam vào ngục tù.Giây phút gặp được các chiến sĩ cộng sản hoạt động bí mật.Giây phút bước chân vào cuộc đời hoạt động cách mạng.Giây phút giác ngộ ánh sáng của lí tưởng cộng sản.Câu 4: Câu thơ nào trong bài thơ Từ ấy cho thấy tình yêu thương con người của nhà thơ Tố Hữu không phải thứ tình thương chung chung mà là tình hữu ái giai cấp?Tôi buộc lòng tôi với mọi ngườiĐể tình trang trải với trăm nơiGẫn gũi nhau thêm mạnh khối đờiĐể hồn tôi với bao hồn khổ. DDQua khổ thơ 1 của bài “Từ ấy”, hãy viết một đoạn văn/ bài văn ngắn. Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về lí tưởng của thanh niên trong xã hội hiện nay nói chung và lý tưởng sống của bản thân nói riêng.IV. Vận dụng

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_11_tiet_90_tu_ay.pptx