Bài giảng Ngữ văn 11 - Tiết: Vội vàng (Xuân Diệu)

Bài giảng Ngữ văn 11 - Tiết: Vội vàng (Xuân Diệu)

1.Tác giả Xuân Diệu(1916- 1985)

- Là nhà thơ “ mới nhất trong các

nhà thơ mới” ( Hoài Thanh).

- Là nhà thơ của tình yêu, của mùa

xuân và tuổi trẻ với giọng thơ sôi

nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết.

- Là cây bút có sức sáng tạo dồi dào,

bền bỉ, có đóng góp lớn trên nhiều

Lĩnh vực đối với nền văn học

Việt Nam hiện đại.

=> Xuân Diệu là một nhà thơ lớn,

 một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hoá

 lớn của dân tộc.

 

ppt 27 trang lexuan 4710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Tiết: Vội vàng (Xuân Diệu)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vội vàng ( Xuân Diệu) I/ TÌM HIỂU CHUNGDi ảnh của Xuân Diệu1.Tác giả Xuân Diệu(1916- 1985)- Là nhà thơ “ mới nhất trong các nhà thơ mới” ( Hoài Thanh).- Là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết.- Là cây bút có sức sáng tạo dồi dào,bền bỉ, có đóng góp lớn trên nhiềuLĩnh vực đối với nền văn học Việt Nam hiện đại.=> Xuân Diệu là một nhà thơ lớn, một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hoá lớn của dân tộc.Xuân Diệu và Huy CậnNSND Bạch Diệp Người đã từng là vợ của nhà thơ Xuân DiệuBạn thơ thăm mộ nhà thơ Xuân Diệu2. Xuất xứ, thể loại và bố cục của bài thơ “Vội Vàng”:a. Xuất xứ: “ Vội vàng” là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám. Bài thơ được in trong tập “Thơ thơ” của Xuân Diệu - xuất bản năm 1938.b. Thể loại :Thể thơ trữ tình, tự do ( kết hợp thơ ngũ ngôn và thơ mới tám tiếng, thơ tự do; vần chân liền , cách; vần bằng - vần trắc xen kẽ). c. Bố cục bài thơ có thể chia làm 3 phần:- 13 câu đầu : Là sự thể hiện tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết. + 4 câu đầu : ước muốn của nhà thơ trước cuộc sống. + 7 câu tiếp : Cảm nhận thiên đường mặt đất. -16 câu tiếp : Sự băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người trước quy luật của tạo hoá.- Còn lại : Lời giục giã và tình yêu cuộc sống vội vàng của nhà thơ.II/ ĐỌC HIỂU 1. Đọc và tìm hiểu chú thích: - Đọc diễn cảm đúng với cảm xúc và giọng điệu của nhà thơ ở từng phần : + Đoạn 1 : đọc giọng thiết tha, say đắm + Đoạn 2 : đọc với giọng băn khoăn, hờn giận, nuối tiếc + Đoạn 3: Đọc với giọng cuồng nhiệt,hối hả, vội vàng.- Chú ý các từ chú thích sau văn bản trong sách giáo khoa. 2. Phân tích : 2.1.Tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết của nhà thơ (13 câu đầu): a. 4 Câu đầu : ước muốn của nhà thơ. - Mở đầu bài thơ bằng 4 câu ngũ ngôn, nhà thơ nêu lên hai ước muốn : “tắt nắng; buộc gió”, để cho màu nắng đừng phai và mùi hương đừng lan toả , đi mất. ước muốn không tưởng ( theo kiểu ước mơ của Đôn Ki-hô-tê); không bao giờ thực hiện được. - Tuy nhiên , đây là ước muốn và mục đích rất thực. Nó xuất phát từ tâm lý : sợ thời gian trôi, muốn níu kéo thời gian, muốn giữ niềm vui và muốn mãi mãi được tận hưởng sắc màu và hương vị cuộc sống. * Đọc 4 câu thơ đầu cùa bài thơ, em cảm nhận được mong muốn gì của Xuân Diệu? * Theo em, điều mà nhà thơ mơ ước có trở thành hiện thực được không? Vì sao?* Cái hay trong nghệ thuật biểu đạt của nhà thơ ở 4 câu thơ là :- Cách nói kỳ lạ, có vẻ như ngông cuồng của nhà thơ, tạo sự chú ý với người đọc. - Thể thơ ngũ ngôn ngắn gọn, như lời khẳng định, giãi bày cô nén cảm xúc và ý tưởng của người nghệ sĩ.- Điệp ngữ “Tôi muốn” nhắc lại 2 lần, kết hợp điệp từ “cho” thể hiện thái độ muốn trực tiếp can thiệp vào quy luật của tạo hoá, cũng như ước muốn và tình yêu cuộc sống mãnh liệt của nhà thơ. Đây cũng chính là sự thể hiện cái “Tôi” cá nhân : tự tin và tự tôn của nhà thơ b. Cảm xúc trước thiên nhiên và cuộc sống của nhà thơ : (từ câu 5-13)- Cuộc sống qua cảm nhận của nhà thơ hiện lên bằng một loạt hình ảnh : + Ong bướm,hoa đồng nội xanh rì,lá cành tơ phơ phất, yến anh khúc tình si, ánh sáng chớp hàng mi / cảnh thiên nhiên- cuộc sống quen thuộc hàng ngày nhưng qua cảm xúc nồng nàn của nhà thơ trở thành cảnh vật và cuộc sống rất đỗi tươi đẹp, rộn ràng như ở chốn thần tiên.ở 7 câu thơ tiếp theo, nhà thơ đã cảm nhận thiên nhiên và cuộc sống bằng những hình ảnh nào?* Những hình ảnh, màu sắc, âm thanh trong đoạn thơ đều có chung một đặc điểm gì? Theo em, câu thơ nào là mới mẻ nhất? Vì saoThiên đường mặt đất Của ong bướm này đây tuần tháng mật Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất Của yến anh này đây khúc tình si- Cách cảm nhận thiên nhiên và cuộc sống của nhà thơ thật độc đáo và gợi cảm :+ Câu thơ kéo dài ( từ 5 chữ sang 8 chữ) để dễ dàng vẽ nên bức tranh cuộc sống thiên đường ngay trên chính mặt đất.+ Nhịp thơ nhanh, kết hợp với điệp ngữ “này đây” vang lên liên tiếp như vừa giới thiệu, vừa mời gọi mọi người quan sát và thưởng thức vẻ đẹp của cuộc sống.+ Điệp từ “của” khiến cho câu thơ có vẻ Tây, mới lạ với cách diễn đạt trong thơ truyền thống. + Đặc biệt là cảnh vật và cuộc sống được nhà thơ gợi tả và hình dung như tâm trạng của người đang yêu : đắm say, si mê và tràn trề hạnh phúc. ( tuần tháng mật, khúc tình si, cặp môi gần ) Đặc biệt câu thơ:Tháng giêng ngon như một cặp môi gần/ Cách so sánh mới mẻ và độc đáo : dùng hình ảnh cụ thể của cơ thể ( cặp môi gần) mà sánh với đơn vị thời gian trừu tượng ( tháng giêng ngon) gợi sự liên tưởng, tưởng tượng về tình yêu lứa đôi, về hạnh phúc tuổi trẻ ( phù hợp với tháng giêng- tháng đầu tiên của mùa xuân). Có thể nói, đây là một trong những câu thơ hay nhất, mới nhất, táo bạo nhất của Xuân Diệu trước Cách mạng. * Tóm lại, đoạn thơ là chuỗi tiếng reo vui hồn nhiên, hân hoan của nhà thơ như đang lạc vào một khu vườn xuân đầy cảnh sắc.Qua đó, đoạn thơ thể hiện tình yêu cuộc sống thiết tha, mãnh liệt với một tâm hồn tràn trề nhựa sống của nhà thơ. 2.2.Tâm trạng của nhà thơ khi cảm nhận giới hạn của đời người: Câu 12-13 - “Tôi sung sướng .Nhưng vội vàng một nửa”/ Cách ngắt câu mới lạ, thể hiện sinh động hai trạng thái cảm xúc của nhà thơ: Niềm vui bỗng chốc tan biến trước hiện thực phũ phàng . Thể hiện khát khao sống mãnh liệt của nhà thơ2.2.Tâm trạng của nhà thơ khi cảm nhận giới hạn của đời người: Từ câu 14-30 a. Hiện thực cuộc sống và giới hạn của đời người: Xuân đang tới nghĩa là xuân đang qua Xuân còn non nghĩa là xuân đã già xuân hết nghĩa là tôi cũng mất. + Điệp ngữ “nghĩa là” kết hợp với giọng thơ như chì chiết hiện thực phũ phàng của cuộc đời trước qui luật nghiệt ngã của thời gian * Theo em, quan niệm về thời gian của Xuân Diệu được thể hiện như thế nào trong 16 câu thơ tiếp theo của bài thơ?b.Tâm trạng và thái độ của nhà thơ :- Hằn học, trách móc : Lòng tôi rộng > Tâm trạng hoài nghi, hụt hẫng của nhà thơ vì tuổi xuân qua mau mà đời người thì giới hạn. Cho nên tác giả giục giã, sống nhanh, gấp gáp nhất là năm tháng tuổi trẻ.Nghệ thuật nhân hoá thiên nhiên như bị triệt tiêu đi tất cả sự vui tự nhiên vốn có , giờ mang nặng một nỗi buồn sầu ai oán * Tóm lại, cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu được thể hiện trong đoạn thơ mang ý vị triết lý nhân sinh sâu sắc. Qua tâm trạng băn khoăn của Xuân Diệu trước cuộc đời, ta thấy hiện lên cái đẹp nhất, hấp dẫn nhất trên cõi đời mà nhà thơ khao khát. Đó là tình yêu mùa xuân, yêu tuổi trẻ, yêu cuộc đời tha thiết như muốn sống mãi trong tuổi trẻ, trong mùa xuân của cuộc đời.2.3.Tình yêu cuộc sống vội vàng của nhà thơ:Từ câu 31-39- Hình ảnh thơ tươi mới, đầy sức sống : sự sống mơn mởn; mây đưa, gió lượn; cánh bướm – tình yêu; cái hôn nhiều; non nước, cỏ cây -Nhịp thơ dồn dập, giọng thơ sôi nổi, hối hả gấp gáp,cuồng nhiệt được thể hiện bằng một loạt những câu dài ngắn đan xen .- Cách dùng các động từ mạnh kết hợp với nghệ thuật tăng tiến (ôm, riết, say, thâu, chuếch choáng, đã đầy, no nê cắn) - Điệp ngữ “Ta muốn” mang ý nghĩa tình cảm chung, có tính phổ quát ( không chỉ là nhà thơ mà tất cả mọi người)* Kết thúc bài thơ, nhà thơ đã thể hiện tình yêu cuộc sống thiết tha mãnh liệt cả mình bằng những từ ngữ , hình ảnh nào? Khát vọng sống hăm hở và sôi trào. Cảm xúc táo bạo mà vẫn tinh khiết.* Tóm lại, đoạn thơ thể hiện trái tim sôi nổi, rạo rực đến độ vội vàng, gấp gáp của nhà thơ để tận hưởng vẻ đẹp của cuộc sống, tình yêu.III/ TỔNG KẾT- Bài thơ là một trong những thi phẩm mang đậm dấu ấn tâm hồn Xuân Diệu với những hình ảnh mới lạ, độc đáo; nhịp thơ, giọng thơ thay đổi với nhiều cung bậc thể hiện cảm xúc chân thật của nhà thơ .- “Vội vàng” còn được xem là “ tuyên ngôn” về cuộc sống , thể hiện một trái tim yêu đời thiết tha với sự sống và lòng ham sống mãnh liệt của nhà thơ . Tóm tắt nội dung và nghệ thuật của “ Vội Vàng”Nội dungHai bức tranh thiên nhiên: Đẹp, đầy sức sống ( thiên đường ngay trên mặt đất) – Buồn, nhuốm màu li biệt Tâm hồn khát khao sống, muốn tận hưởng cuộc sống: Tôi muốn Ta muốn => Bài thơ thể hiện lòng yêu đời, yêu người, yêu cảnh, đó là sự ham sống, thèm sống.Nghệ thuậtCách dùng từ độc đáo, sáng tạo Cách cảm về thời gian: Khác thơ xưa – một đi không trở lại – sống vội vàng tận hưởng cuộc sống, sống hết mình để khỏi nuối tiếc Hình ảnh mới lạ, đầy cảm giác Thể thơ: tự do, câu thơ vắt dòng IV/ Luyện tập1. Nêu tư tưởng chủ đạo của bài thơ Vội vàng? Liên hệ , so sánh với lối sống thác loạn của một phận thanh niên hiện nay?2. Những đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ? 3. Học thuộc lòng bài thơ.4. Làm bài tập trong sách giáo khoa ( sau bài học).5. Soạn bài thơ Tràng giang ( Huy Cận)Elementswww.animationfactory.com

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_11_tiet_voi_vang_xuan_dieu.ppt