Bài giảng Ngữ văn 11 - Tiếng Việt - Tiết 3: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

Bài giảng Ngữ văn 11 - Tiếng Việt - Tiết 3: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

I. NGÔN NGỮ - TÀI SẢN CHUNG CỦA XÃ HỘI

Vai trò của ngôn ngữ

Ngôn ngữ là tài sản và phương tiện giao tiếp chung của cả xã hội. Mỗi cá nhân phải tích lũy và biết sử dụng ngôn ngữ chung của cộng đồng xã hội.

 

pptx 38 trang lexuan 4380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Tiếng Việt - Tiết 3: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người thực hiện: Mai Phương QuỳnhNGỮ VĂN 11CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ GIÁO VÀ CÁC EM HỌC SINHTIẾT 3: TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂNTIẾNG VIỆTNỘI DUNG BÀI HỌCNgôn ngữ - tài sản chung của xã hộiILời nói – sản phẩm của cá nhânIILuyện tậpIIII. NGÔN NGỮ - TÀI SẢN CHUNG CỦA XÃ HỘI1. Vai trò của ngôn ngữNgôn ngữ là tài sản và phương tiện giao tiếp chung của cả xã hội. Mỗi cá nhân phải tích lũy và biết sử dụng ngôn ngữ chung của cộng đồng xã hội.I. NGÔN NGỮ - TÀI SẢN CHUNG CỦA XÃ HỘI2. Tính chung trong ngôn ngữa. Các yếu tố ngôn ngữ chung– Các âm (nguyên âm, phụ âm), các thanh điệu (huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng, ngang).– Các tiếng (âm tiết)– Các từ: từ đơn, từ phức.– Các ngữ cố định: thành ngữ, quán ngữ.b. Quy tắc cấu tạo các kiểu câu: câu đơn, câu ghép.c. Phương thức chuyển nghĩa từ: từ nghĩa gốc sang nghĩa phái sinh.Thể hiện qua các yếu tố, quy tắc và phương thức chung:Nguyên âm: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, yPhụ âm: b, c, ch, l, m, n, nh, ng, s, t, th nhà = phụ âm “nh” + nguyên âm “a” + thanh huyềnTừ đơn: xe, nhà, trời, biển, yêu, nhớ Từ phức: xe đạp, máy bay, quần áo, học hành Thành ngữ: há miệng chờ sung, ếch ngồi đáy giếng, ba chìm bảy nổi, thầy bói xem voi Quán ngữ: nói cách khác, nói tóm lại, nói chung, đáng chú ý là, như đã nêu ở trên, vấn đề là Con mèo này rất đẹp.Câu đơnVì bão to nên cây cối đổ nhiều.Câu ghépCN VNC1C2V1V2/ / /MŨIBộ phận cơ thể người, động vật có đỉnh nhọn nhô ra phía trước.mũi dao: chỉ bộ phận sắc nhọn của vũ khí;mũi Cà Mau: chỉ bộ phận của lãnh thổ.II. LỜI NÓI – SẢN PHẨM CỦA CÁ NHÂN1. Khái niệm: Lời nói cá nhân là sản phẩm của một người nào đó vừa có yếu tố quy tắc chung của ngôn ngữ, vừa mang sắc thái riêng và phần đóng góp của cá nhân.II. LỜI NÓI – SẢN PHẨM CỦA CÁ NHÂN2. Các phương diện thể hiệnBẠN TÊN GÌ?Lời nói không là daoMà cắt lòng đau nhóiLời nói không là khóiMà mắt lại cay cay.GV: Lê Thị Xuân HuyềnLời nói là tấm gương của tâm hồn: anh nói như thế nào, anh là như vậy.GV: Lê Thị Xuân HuyềnUốn lưỡi bảy lần trước khi nói.Học ăn, học nói, học gói, học mở.II. LỜI NÓI – SẢN PHẨM CỦA CÁ NHÂN2. Các phương diện thể hiệna. Giọng nói cá nhân:Mỗi người một vẻ riêng không ai giống ai, vì thế mà ta nhận ra người quen khi không nhìn thấy mặt.II. LỜI NÓI – SẢN PHẨM CỦA CÁ NHÂN2. Các phương diện thể hiệna. Giọng nói cá nhânb. Vốn từ ngữ cá nhân: Do thói quen dùng những từ ngữ nhất định. Vốn từ ngữ cá nhân phụ thuộc vào nhiều phương diện như lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, vốn sống, địa phương CÁI CHẾTChếtKhuất núiHi sinhBỏ mạngBăng hàToiII. LỜI NÓI – SẢN PHẨM CỦA CÁ NHÂN2. Các phương diện thể hiệna. Giọng nói cá nhânb. Vốn từ ngữ cá nhânc. Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung, quen thuộc:Mỗi cá nhân có sự chuyển đổi, sáng tạo trong từ, trong sự kết hợp từ ngữ VD1: Biến đổi nghĩa của từ: Tôi buộc lòng tôi với mọi người.VD2: Thay đổi cách kết hợp từ ngữ: “bướm ong lả lơi” “bướm lả ong lơi”. II. LỜI NÓI – SẢN PHẨM CỦA CÁ NHÂN2. Các phương diện thể hiệna. Giọng nói cá nhânb. Vốn từ ngữ cá nhânc. Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung, quen thuộcd. Việc tạo ra các từ mới:Cá nhân có thể tạo ra các từ mới từ các chất liệu có sẵn và theo các phương thức chung.VD: mú, cớm, nút chai, cột vàng (công an giao thông) II. LỜI NÓI – SẢN PHẨM CỦA CÁ NHÂN2. Các phương diện thể hiệna. Giọng nói cá nhânb. Vốn từ ngữ cá nhânc. Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung, quen thuộcd. Việc tạo ra các từ mớie. Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung, phương thức chungVD: “Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào!” Đảo trật tự giữa chủ ngữ và vị ngữ rồi tách hai thành phần thành hai câu đặc biệt.Nét riêng trong lời nói cá nhân được biểu hiện rõ nhất ở đâu? Em hãy lấy ví dụ chứng minh.PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CÁ NHÂN“Chim khôn kêu tiếng rảnh rang Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”(Ca dao)“Lời nói chẳng mất tiền mua,Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”(Tục ngữ)NGÔN NGỮ - TÀI SẢN CHUNG CỦA XÃ HỘICÁC YẾU TỐ NGÔN NGỮ CHUNGQUY TẮC CẤU TẠO CÁC KIỂU CÂUPHƯƠNG THỨC CHUYỂN NGHĨA TỪLỜI NÓI-SẢN PHẨM RIÊNG CỦA CÁ NHÂNVẬN DỤNGLINH HOẠTSÁNGTẠO QUI TẮC, PHƯƠNG THỨC CHUNGVIỆC TẠO TỪ MỚICHUYỂN ĐỔI,SÁNG TẠONGÔNNGỮCHUNGVỐN TỪNGỮ CÁNHÂNGIỌNG NÓI CÁNHÂNNgôn ngữ là tài sản chung, là phương tiện giao tiếp chung của cả cộng đồng xã hội; còn lời nói là sản phẩm được cá nhân tạo ra trên cơ sở vận dụng các yếu tố ngôn ngữ chung và tuân thủ các quy tắc chung. GHI NHỚIII. LUYỆN TẬPBài tập 1Bài tập 2SGK trang 13Bài tập 1: Trong hai câu thơ dưới đây, từ thôi in đậm đã được tác giả sử dụng với nghĩa như thế nào?Bác Dương thôi đã thôi rồi,Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.(Nguyễn Khuyến, Khóc Dương Khuê)- Từ thôi vốn có nhiều nghĩa: + Động từ: ngừng hẳn lại, chấm dứt, kết thúc một hoạt động nào đó, đình chỉ + Thán từ: hô hào ngừng lại + Phó từ: thế là hết - Từ thôi trong câu thơ của Nguyễn Khuyến không thuộc bất kì trường hợp nào ở trên. Nguyễn Khuyến dùng với nghĩa mới (chấm dứt, kết thúc cuộc đời) thuộc về lời nói cá nhân Nguyễn Khuyến.Bài tập 2: Nhận xét về cách sắp đặt từ ngữ trong hai câu thơ sau. Cách sắp đặt như thế tạo được hiệu quả giao tiếp như thế nào?Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.(Hồ Xuân Hương, Tự tình – bài II)- Các cụm danh từ (rêu từng đám, đá mấy hòn) đều đảo danh từ trung tâm (rêu, đá) lên trước + danh từ chỉ loại (từng đám, mấy hòn).- Các câu đều có hình thức đảo trật tự cú pháp: sắp xếp bộ phận vị ngữ lên trước chủ ngữ.- Tác dụng: khiến cho bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong hai câu thơ hiện lên sắc sảo, đầy cá tính. Nó vừa tạo nên âm hưởng, vừa tô đậm các hình tượng thơ, đồng thời cũng thể hiện nổi bật tâm trạng của nhân vật trữ tình.1. “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạMặt trời chân lí chói qua tim” (Tố Hữu, Từ ấy) 2. “Mặt trời xuống biển như hòn lửaSóng đã cài then đêm sập cửa” (Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá) Xác định nghĩa của từ mặt trời trong mỗi câu thơ? 1. “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạMặt trời chân lí chói qua tim” (Tố Hữu, Từ ấy)mặt trời chỉ lí tưởng cách mạng.2. Mặt trời xuống biển như hòn lửaSóng đã cài then đêm sập cửa” (Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá) Mặt trời trong thơ Huy Cận có nghĩa gốc (mặt trời của tự nhiên), được nhà thơ nhân hóa. 1. “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạMặt trời chân lí chói qua tim” (Tố Hữu, Từ ấy) 2. “Mặt trời xuống biển như hòn lửaSóng đã cài then đêm sập cửa” (Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá) Mặt trời 1: lời nói cá nhân Mặt trời 2: ngôn ngữ chungGV: Lê Thị Xuân HuyềnDẶN DÒVề nhà học bài và làm bài tập 3 SGK trang 13.Chuẩn bị bài mới: “Tự tình” – Hồ Xuân Hương.Tiết học kết thúcCẢM ƠN CÁC THẦY CÔ GIÁO VÀ CÁC EM HS

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_11_tieng_viet_tiet_3_tu_ngon_ngu_chung_den.pptx