Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 1: Vào phủ chúa Trịnh (Thượng kinh kí sự) - Năm học 2022-2023 - Lớp 11B2 - Trường THPT Lê Quý Đôn

Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 1: Vào phủ chúa Trịnh (Thượng kinh kí sự) - Năm học 2022-2023 - Lớp 11B2 - Trường THPT Lê Quý Đôn

TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả Lê Hữu Trác (1724 - 1791)

- Hiệu: Hải Thượng Lãn Ông, xuất thân trong một gia đình có truyền thống học hành, đỗ đạt làm quan (cha là Hữu thị lang bộ Công).

- Quê ở phủ Thượng Hồng, Hải Dương → Về sống tại Hương Sơn (Hà Tĩnh)

- Con người: Ghét danh lợi thích bầu bạn cùng thiên nhiên, chuyên tâm vào việc làm thuốc, chữa bệnh cứu người, soạn sách mở trường để truyền bá y học

- Sự nghiệp: Tác phẩm nổi tiếng “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” gồm 66 tập

→ Công trình nghiên cứu y học xuất sắc nhất thời trung đại Việt Nam

=> Nhà văn, nhà thơ có đóng góp đáng ghi nhận cho nền văn học nước nhà

 

pptx 17 trang Trí Tài 04/07/2023 2360
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 1: Vào phủ chúa Trịnh (Thượng kinh kí sự) - Năm học 2022-2023 - Lớp 11B2 - Trường THPT Lê Quý Đôn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1, 2: 
VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH 
Lê Hữu Trác 
 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THỂ KÍ TRUNG ĐẠI 
Kí sự: Kí là một thể văn xuôi tự sự phát triển từ thời kì văn học trung đại. 
Tác phẩm kí thường lấy chất liệu từ sự thực cuộc sống. Người viết kí trung thành với sự thực, khai thác sự thật theo quan điểm cá nhân. Kí có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa sự thực lịch sử và cảm xúc của người viết. 
Một số tác phẩm kí tiêu biểu: 
TÌM HIỂU CHUNG 
1. Tác giả Lê Hữu Trác (1724 - 1791) 
- Hiệu : Hải Thượng Lãn Ông, xuất thân trong một gia đình có truyền thống học hành, đỗ đạt làm quan (cha là Hữu thị lang bộ Công). 
- Quê ở phủ Thượng Hồng, Hải Dương → Về sống tại Hương Sơn (Hà Tĩnh) 
- Con người: Ghét danh lợi thích bầu bạn cùng thiên nhiên, chuyên tâm vào việc làm thuốc, chữa bệnh cứu người, soạn sách mở trường để truyền bá y học 
- Sự nghiệp: Tác phẩm nổi tiếng “ Hải Thượng y tông tâm lĩnh” gồm 66 tập 
→ Công trình nghiên cứu y học xuất sắc nhất thời trung đại V iệt Nam 
=> Nhà văn, nhà thơ có đóng góp đáng ghi nhận cho nền văn học nước nhà 
B. VĂN BẢN 
2. Tác phẩm 
Thượng kinh kí sự 
Thượng kinh kí sự (Kí sự đến kinh đô) 
Tập kí sự bằng chữ Hán, hoàn thành năm 1783, xếp cuối bộ: Hải Thượng y tông tâm lĩnh 
Nội dung: ghi chép những điều mắt thấy tai nghe của Lê Hữu Trác khi về kinh đô Thăng Long chữa bệnh cho cha con chúa Trịnh Sâm trong khoảng thời gian từ ngày 12 tháng G iêng năm Nhâm Dần 1782 đến khi trở về Hương Sơn ngày 2 tháng 11 năm đó. 
Đoạn trích: Vào phủ chúa Trịnh 
- Nói về việc Lê Hữu Trác lên tới kinh đô được dẫn vào phủ chúa để bắt mạch, kê đơn cho thế tử Trịnh Cán 
II. Đọc hiểu văn bản 
1. Bức tranh hiện thực nơi phủ chúa 
Quang cảnh nơi phủ chúa: 
Con đường vào phủ 
Cách bài trí, trang trí các khu nhà 
Cảnh nội cung của phủ 
Con đường vào phủ: 
+ Có rất nhiều cửa: 
Lê Hữu Trác đi cửa sau vào phủ 
Ông được người truyền mệnh dẫn qua mấy lần cửa: “những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp” 
Đi được vài trăm bước, qua mấy lần cửa mới đến cái điếm Hậu mã quân túc trực 
Đi bộ tới một cái cửa lớn 
Qua hành lang phía Tây mới đến nhà Quyển bồng 
Qua một cửa nữa, đến Gác tía 
+ Ở mỗi cửa đều có quân lính c anh giữ nghiêm ngặt (lính gác, thẻ trình ) 
Cách bài trí, trang trí 
+ Điếm Hậu mã : Điếm làm bên cái hồ, có những cái cây lạ lùng và những hòn đá kì lạ, cột và bao lơn lượn vòng, kiểu cách thật là xinh đẹp. 
+ Nhà Quyển bồng : Cao và rộng, đồ nghi trượng đều sơn son thếp vàng, những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy 
+ Gác tía : Cột đều sơn son thếp vàng 
+ Mâm vàng, chén bạc, đồ ăn đều là của ngon, vật lạ 
+ Cảnh trí khác lạ (cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm ) 
Cảnh nội cung của phủ: 
+ Đi qua độ năm, sáu lần trướng gấm 
+ Sập thếp vàng 
+ Thắp nến cắm trên một cái giá bằng đồng 
+ Ghế sơn son thếp vàng 
+ Hương hoa ngào ngạt 
Nhận xét, đánh giá về quang cảnh: 
 - C hốn thâm nghiêm, vàng son, quyền quý. 
 - Chốn xa hoa, tráng lệ, lộng lẫy không đâu sánh bằng (″khác hẳn người thường″, ″ Cả trời Nam, sang nhất là đây″ ) 
 - Cuộc sống hưởng lạc (cung tần mĩ nữ, của ngon vật lạ) 
=> Không khí ngột ngạt, tù đọng (chỉ có hơi người, phấn sáp, hương hoa, đèn nến mà thiếu hẳn sự khoáng đạt thanh thoát của khí trời. Đó phải chăng là nguồn gốc của mầm bệnh trong thế tử?) 
=> Cảnh vật được miêu tả từ rất xa đến gần, từ ngoài vào trong, mọi cảnh vật, mọi cung cách sinh hoạt đều toát lên vẽ đẹp quyền quý đến mức hoàn mỹ. Tuy nhiên, chính những điều ấy lại làm cho tác giả cảm thấy lạ lẫm, sự sệt, phiền hà vì đó chỉ là một thứ nước sơn hào nhoáng giả tạo bên ngoài nhằm che phủ cho một triều đại mục rỗng đang trên đà sụp đổ. 
Phân tích và nhận xét về hoạt động của con người trong phủ Chúa ? 
* Cung cách sinh hoạt: 
+ Vào phủ phải có thánh chỉ, có thế mới được vào 
+ Lực lượng phục vụ: Trong phủ có một guồng máy phục vụ đông đảo, tấp nập: người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc... qua đi lại như mắc cửi, vệ sĩ, quan truyền chỉ, hậu mã quân, tiểu hoàng môn, thị vệ, quân sĩ, các danh y... 
+ Ăn uống: Mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ 
→ Phong vị của nhà đại gia 
+ Nghi thức: Lời xưng hô bẩm tấu phải rất kính cẩn, lễ phép (thánh thượng, yết kiến, hầu mạch, bầu trà...). 
+ Khám bệnh phải tuân theo một loạt qui tắc: 
Trước khám: Quì lạy 4 lạy 
 Xong : Quì lạy 4 lạy 
Xem thân hình con bệnh phải xin phép, khám xong viết tờ khải để dâng quan 
+ Chúa luôn có phi tần hầu trực tác giả không được trực tiếp gặp chúa “phải khúm núm đứng chờ từ xa” 
+ Thế tử có tới 7-8 thầy thuốc túc trực, có người hầu cận hai bên 
Đánh giá về cung cách sinh hoạt: 
	 Phủ chúa không chỉ đẹp lộng lẫy mà còn là chốn uy quyền tối thượng. Tất cả những gì tưởng chỉ thấy xuất hiện trong cung vua đều hiện diện ở nhà chúa. 
Đó là những nghi lễ khuôn phép cho thấy sự cao sang quyền quí đến tột cùng 
C uộc sống xa hoa hưởng lạc, sự lộng hành của phủ chúa 
C ái uy thế nghiêng trời lấn lướt cả cung vua của phủ chúa Trịnh Sâm. 
→ Bức tranh sinh động, chân thực về cuộc sống vương giả đầy quyền uy, xa hoa nhưng gò bó, cứng nhắc và lộng quyền. 
- Chi tiết thế tử cười khen ông già thầy thuốc “Ông này lạy khéo” 
+ Quyền uy nhà chúa 
+ Sự nghèo nàn, vô vị về đời sống tinh thần trong phủ chúa 
* Tiểu kết: 
 Bằng việc quan sát tỉ mỉ, tác giả đã miêu tả một cách cụ thể, chân thực, sinh động bức tranh về cảnh sống xa hoa, giàu sang tột đỉnh nơi phủ chúa Trịnh 
Tự phơi bày trước mắt người đọc cuộc sống ăn chơi, hưởng lạc, sa đoạ của nhà chúa 
→ Giá trị hiện thực sâu sắc 
2 . Thái độ, tâm trạng của tác giả 
* Tâm trạng khi đối diện với cảnh sống nơi phủ chúa 
Thể hiện gián tiếp qua cách miêu tả ghi chép cụ thể 
→ tự phơi bày sự xa hoa, quyền thế 
Thể hiện trực tiếp qua những lời nhận xét, những lời bình luận, suy nghĩ của tác giả: Từng là con quan đã biết chốn phồn hoa nhưng cũng không thể tượng tưởng mức độ của sự tráng lệ, xa hoa nơi phủ chúa 
“Cảnh giàu sang của vua chúa khác hẳn với người bình thường” “ lần đầu tiên mới biết cái phong vị của nhà đại gia” 
=> Tác giả chỉ ra trước mắt người đọc phủ chúa sang, đẹp, giàu có song thái độ của ông lại tỏ ra thờ ơ, dửng dưng với những quyến rũ của cuộc sống ấy, thậm chí không đồng tình với cuộc sống ngột ngạt quá no đủ, tiện nghi mà thiếu sinh khí 
* Tâm trạng khi kê đơn bắt mạch cho thế tử 
- Lập luận và lý giải căn bệnh của thế tử là do ở chốn màn the trướng gấm, ăn quá no, mặc quá ấm, tạng phủ mới yếu đi . Đó là căn bệnh có nguồn gốc từ sự xa hoa, no đủ hưởng lạc, cho nên cách chữa không phải là công phạt giống như các vị lương y khác. 
- Hiểu rõ căn bệnh của thế tử, có khả năng chữa khỏi nhưng lại sợ bị danh lợi ràng buộc, phải chữa bệnh cầm chừng, cho thuốc vô thưởng vô phạt 
→ Cuộc đấu tranh tinh thần: 
+ Sợ làm trái y đức, phụ lòng cha ông nên đành gạt sở thích cá nhân để làm tròn trách nhiệm và lương tâm của người thầy thuốc. 
+ Dám nói thẳng, chữa thật. Kiên quyết bảo vệ chính kiến đến cùng. 
=> Tác giả là người th ầ y thuốc giỏi, giàu kinh nghiệm, có lương tâm, có y đức 
=> Một nhân cách cao đẹp, khinh thường lợi danh, quyền quí, yêu thích tự do 
* Tiểu kết: 
	 Bằng lối viết kí chân thực, giàu cảm xúc, tác gi ả thể hiện quan điểm sống thanh đạm, trong sạch của ông già “ áo vải quê mùa ” mâu thuẫn chốn lầu vàng gác tía xa hoa, hưởng lạc nơi phủ chúa. Chính đời sống quá đỗi xa hoa nơi phủ chúa đã làm nổi bật chân dung một nhân cách cao đẹp - Hải Thượng Lãn Ông. 
III. Tổng kết 
1. Nghệ thuật 
 Bút pháp kí sự đặc sắc 
+ Khả năng quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, sự việc được chọn lọc, tả cảnh sinh động 
+ Lối quan sát, miêu tả, tường thuật tinh tế, sắc sảo 
+ Lối kể khéo léo, lôi cuốn bằng những sự việc chi tiết đặc sắc. 
+ Có sự đan xen với tác phẩm thi ca làm tăng chất trữ tình của tác phẩm. 
+ Thái độ thể hiện kín đáo, đúng mực; giọng điệu thấp thoáng mỉa mai, hài hước. 
2. Nội dung 
 - Phản ánh cuộc sống xa hoa, hưởng lạc, sự lấn lướt cung vua của phủ chúa – mầm mống dẫn đến căn bệnh thối nát trầm kha của XH phong kiến Việt Nam cuối thế kỉ XVIII. 
 - Bộc lộ cái tôi cá nhân của Lê Hữu Trác: một nhà N ho trung thực, cứng cỏi với lối sống trong sạch thanh cao, một danh y tài năng có bản lĩnh khí phách, coi thường danh lợi. 
Chủ nghĩa cá nhân là thuốc độc chết người nhưng cá tính lại là “muối ăn” trong cuộc sống thường ngày. 
 Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phát biểu suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_11_tuan_1_vao_phu_chua_trinh_thuong_kinh_k.pptx