Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 10: Hai đứa trẻ - Năm học 2022-2023 - Tổ 3 - Trường THPT Quỳnh Thọ

Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 10: Hai đứa trẻ - Năm học 2022-2023 - Tổ 3 - Trường THPT Quỳnh Thọ

Phong cách nghệ thuật tạo nên đặc sắc trong truyện ngắn Thạch Lam:

A.Điềm tĩnh, nhẹ nhàng

B.Thi vị và lãng mạn

C.Hiện thực, trữ tình, thi vị

D.Hiện thực và siêu thực

 

pptx 47 trang Trí Tài 01/07/2023 2640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 10: Hai đứa trẻ - Năm học 2022-2023 - Tổ 3 - Trường THPT Quỳnh Thọ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 XIN CHÀO!!! 
Bài Thuyết Trình Của Tổ 3 
Khởi Động: 
Hãy cùng tụi tớ chơi một trò chơi ngắn nhé! 
Truyện ngắn “ Hai Đứa Trẻ” là của tác giả nào? 
A.Thạch Lam 
B.Nam Cao 
C.Vũ Trọng Phụng 
D.Nguyễn Công Trứ 
CÂU HỎI SỐ 1: 
11a1 
A.THẠCH LAM 
ĐÁP ÁN: 
Năm sinh năm mất của tác giả Thạch Lam??? 
CÂU HỎI SỐ 2: 
A. 1915 – 1951 
C. 1918 – 1966 
B. 1910 – 1942 
D. 1912 – 1939 
ĐÁP ÁN LÀ... 
B. 1910 – 1942 
Truyện ngắn “ Hai Đứa Trẻ” được trích từ tập nào? 
A.Hà Nội băm sáu phố phường 
B.Gió Đầu Mùa 
C.Nắng Trong Vườn 
D.Theo Dòng 
CÂU HỎI SỐ 3: 
C. Nắng Trong Vườn 
ĐÁP ÁN: 
CÂU HỎI SỐ 4 
Phong cách nghệ thuật tạo nên đặc sắc trong truyện ngắn Thạch Lam: 
A.Điềm tĩnh, nhẹ nhàng 
B.Thi vị và lãng mạn 
C.Hiện thực, trữ tình, thi vị 
D.Hiện thực và siêu thực 
C.Hiện thực, trữ tình, thi vị 
CÂU HỎI SỐ 4 
Hai Đứa Trẻ 
_Thạch Lam_ 
Mở Bài: 
Khái Quát Về Tác Giả và Tác Phẩm 
Là thành viên “Tự lực văn đoàn” 
Đôn hậu, điềm đạm, tinh tế, có biệt tài truyện ngắn 
Sáng tác của ông mang đậm cảm hứng lãng mạn nhưng không thoát ly hiện thực đời sống. Văn phong trong sáng, giản dị mà thâm trầm, sâu sắc 
Thạch Lam (1910-1942) 
Tác phẩm: “Hai đứa trẻ": là một trong những truyện ngắn đặc sắc, tiêu biểu cho phong cách của Thạch Lam, in ở tập Nắng trong vườn, hiện thực mà lãng mạn trữ tình. 
INCLUDE A CREDIT OR CITATION 
Hai Đứa Trẻ 
Có sự hòa quyện giữa hiện thực và lãng mạn trữ tình. 
Nội dung chính: Niềm xót thương với những kiếp người lầm than nơi phố huyện trước Cách mạng. Bộc lộ sự trân trọng ước mơ, khao khát cao đẹp của họ. 
Thân Bài 
Phân tích tác phẩm 
Bức tranh phố huyện lúc chiều tà 
Bức tranh thiên nhiên phố huyện lúc chiều tà được miêu tả qua các phương diện âm thanh, hình ảnh, màu sắc như thế nào? 
CÂU HỎI 
1.Phố huyện lúc chiều tà 
a.Bức tranh thiên nhiên đẹp nhưng buồn 
 * Âm thanh: 
+ Tiếng trống thu không 
 + Tiếng ếch nhái 
 + Muỗi vo ve 
 → Gợi sự tĩnh lặng, buồn 
Phố Huyện lúc chiều tà 
 Hình ảnh, màu sắc 
 + “ Phương tây đỏ rực như lửa cháy” 
 + “ những đám mây ánh hồng như ngọn lửa sắp tàn” 
 → Dấu hiệu của sự lụi tàn, ảm đạm 
Đường nét: Dãy tre làng trước mặt đen lại, cắt hình rõ trên nền trời. 
Phố huyện lúc chiều tà 
 Nghệ thuật: 
+ Nhịp điệu gần gũi, so sánh, từ tượng thanh. Hình ảnh sống động, giàu tính nhạc 
→ Bức tranh thiên nhiên êm ái nhưng đượm buồn 
+ Nét vẽ giản dị, chân thực 
→ Tạo nên cái hồn của làng quê. 
Câu hỏi: Cảnh chợ tàn được nhà văn miêu tả qua các chi tiết, hình ảnh nào? Phiên chợ ấy gợi cho các bạn những suy nghĩ gì về đời sống phố huyện? 
Phố huyện lúc chiều tà 
b. Bức tranh sinh hoạt 
* Cảnh chợ tàn 
+ Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. 
+ Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía 
+ Một mùi âm ẩm bốc lên. 
→Bức tranh thiên nhiên, nghèo nàn, xơ xác . 
* Hình ảnh những kiếp người tàn 
+ Mấy đứa trẻ con nhà nghèo tìm tòi, nhặt nhạnh những thứ còn sót lại ở chợ. 
+ Mẹ con chị Tí: với cái hàng nước đơn sơ, vắng khách. 
+ Bà cụ Thi: Hơi điên đến mua rượu lúc đêm tối rồi đi lần vào bóng tối với tiếng cười ghê sợ. 
+ Hình ảnh hai chị em Liên với gian hàng tạp hóa nhỏ. 
→ Cảnh chợ tàn và những kiếp người tàn tạ gợi sự tàn lụi, sự nghèo khó, tiêu điều của phố huyện nghèo 
Phố huyện lúc chiều tà 
CÂU HỎI 
Bức tranh tâm trạng của Liên? 
Phố huyện lúc chiều tà 
c. Tâm trạng của Liên 
+ Lòng buồn man mác trước giờ khắc ngày tàn. 
+ Cảm nhận được mùi riêng của đất. 
+ Động lòng thương trẻ em nghèo nhưng không giúp được gì. 
+ Quan tâm, xót thương với sự vất vả của mẹ con chị Tí. 
→ Tâm trạng tinh tế, nhạy cảm, biết chia sẻ, cảm thông với những người nghèo. 
2. Phố huyện lúc đêm khuya 
Bức tranh lúc này có một sự đối lập giữa bóng tối và ánh sáng. Các bạn có thể chỉ ra sự tương phản ấy và ý nghĩa của nó không? 
2. Phố huyện lúc đêm khuya 
a. Hình ảnh “bóng tối” và “ánh sáng”: 
Phố huyện về đêm ngập chìm trong bóng tối: 
+ “Đường phố và các con ngõ dần dần chứa đầy bóng tối” 
+ “Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa” 
→ Bóng tối xâm nhập, bám sát mọi sinh hoạt của con người nơi phố huyện 
2. Phố huyện lúc đêm khuya 
- Ánh sáng của sự sống hiếm hoi, bé nhỏ 
+ Ngọn đèn con của chị Tí 
+ Cái bếp lửa của nhà bác Siêu 
+ Ngọn đèn của Liên, ngọn đèn vặn nhỏ, thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa 
→ Ánh sáng yếu ớt, le lói như những kiếp người nghèo khổ nơi phố huyện 
→ Bóng tối bao trùm, dày đặc bủa vây >< Ánh sáng yếu ớt, nhỏ bé 
Câu hỏi 
Đời sống và nhịp sống của những kiếp người nghèo khổ nơi bóng tối? 
2. Phố huyện lúc đêm khuya 
b. Đời sống của những kiếp người nghèo khổ trong bóng tối 
-Sống quẩn quanh, đơn điệu, tẻ nhạt, không lối thoát 
+ Chị Tí chiều nào cũng dọn hàng nước 
+ Bác Siêu hàng phở tối nào cũng nhóm lửa 
+ Gia đình bác Xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau sắt để trước mặt, góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bật trong im lặng 
+ Chị em Liên ngày nào cũng trông cửa hàng, tối nào cũng tính tiền hàng 
2. Phố huyện lúc đêm khuya 
b. Đời sống của những kiếp người nghèo khổ trong bóng tối 
-Sống nghèo khổ, tội nghiệp: 
+ Mẹ con chị Tí: Ngày thì mò cua bắt tép, tối đến dọn hàng nước từ chập tối đến đêm mặc dù chả kiếm được là bao 
 + Bác Siêu bán món quà xa xỉ, ở phố huyên không ai có đủ tiền mua 
+ Gia đình bác Xẩm : chưa hát vì chưa có khách nghe. Thằng con bò ra đất, nghịch nhặt những tác bẩm vùi trong cát bên đường 
+ Chị em Liên buôn bán ngày phiên mà không được bao nhiêu 
→ Cuộc sống nghèo khổ, tội nghiệp, tối tăm. Nhịp sống tẻ nhạt, tù túng, quẩn quanh, vô nghĩa, nhàm chán, bế tắc 
Những người sống nơi bóng tối ấy có ước mơ hay không?? 
Câu hỏi 
Họ vẫn ước mơ: Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ 
→ Ước mơ mơ hồ càng tô đậm tình cảnh tội nghiệp của những người sống mà không biết số phận mình sẽ ra sao 
2. Phố huyện lúc đêm khuya 
2. Phố huyện lúc đêm khuya 
Nghệ thuật : Miêu tả, giọng văn buồn, tha thiết 
Nội dung : Niềm cảm thương với những kiếp người lầm than, nghèo khổ 
3. Hình ảnh chuyến tàu và tâm trạng chờ mong của Liên và An 
3. Hình ảnh chuyến tàu 
a. Chuyến tàu đến trong sự háo hức của hai đứa trẻ 
- Ánh sáng rực rỡ 
+ Đèn ghi đã ra kia rồi 
+ Ngọn lửa xanh biếc 
+ Một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa 
+ Các toa đèn sáng trưng 
3. Hình ảnh chuyến tàu 
a. Chuyến tàu đến trong sự háo hức của hai đứa trẻ 
_ Âm thanh 
+ Tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại 
+ Tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi 
+ Tiếng hành khách ồn ào khe khẽ 
+ Tiếng còi rít lên và tàu rầm rộ đi tới 
3. Hình ảnh chuyến tàu 
b.Chuyến tàu đi qua trong niềm nuối tiếc của hai đứa trẻ 
+ Để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt 
+ Chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng xa xa mãi 
+Khuất sau rặng tre 
+ Tiếng vang động nhỏ rồi, mất dần vào bóng tối, lắng tai cũng không nghe thấy nữa 
+ Hồi ức về Hà Nội chợt ùa về trong Liên : Hà Nội xa xăm, sáng rực vui vẻ và huyên náo 
Ý nghĩa biểu tượng của con tàu: 
+ Biểu tượng một thế giới khác : sự giàu sang, rực rỡ ánh sáng, huyên náo 
+ Hình ảnh của Hà Nội, những kí ức tuổi thơ êm đềm 
+ Là khát vọng vươn ra ánh sáng, vượt lên khỏi cuộc sống tù túng, quẩn quanh, bế tắc. 
3. Hình ảnh chuyến tàu 
Giá trị của tác phẩm 
- Miêu tả chân thực bức tranh thiên nhiên phố huyện 
-Miêu tả sinh động cuộc sống lam lũ, nghèo khổ, bế tắc của những dân cư nghèo 
-Phản ánh hiện thực xã hội đen tối trước Cách mạng tháng 8 
-Cảnh đợi tàu phản ánh ước mơ, mong đợi, khát khao của những kiếp người lầm than 
Giá trị hiện thực 
-Niềm xót thương, cảm thông của tác giả dành cho những người dân nơi đây 
-Trân trọng, nâng đỡ những ước mơ cao đẹp 
-Thức tỉnh, muốn hướng họ đến cuộc sống mới, tốt đẹp hơn. 
Giá trị nhân đạo 
Kết Bài 
Nghệ thuật: 
T ruyện ngắn đậm chất trữ tình, cốt truyện đơn giản 
Giọng văn nhẹ nhàng, trầm tĩnh, lời văn bình dị, tinh tế 
Kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn 
Cảnh thiên nhiên giàu chất thơ 
Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật tinh tế 
Khái quát nội dung và nghệ thuật 
Nội dung: 
Niềm xót thương với kiếp người cơ cực, quẩn quanh, tăm tối ở phố huyện nghèo trước Cách mạng tháng 8 
Bộc lộ sự trân trọng ước mong đổi đời tuy còn mơ hồ của họ 
Khái quát nội dung và nghệ thuật 
Câu chuyện của Thạch Lam để lại trong tâm hồn ta những dư vị đằm thắm của quê hương và một sự cảm thương man mác những cuộc đời thầm lặng như những chấm sáng lù mù bị nhòe đi trong bóng tối dầy đặc của một vùng quê tù đọng. 
_Lời bình của Phan Cự Đệ_ 
Cảm ơn vì đã lắng nghe 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_11_tuan_10_hai_dua_tre_nam_hoc_2022_2023_t.pptx