Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 11: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh - Năm học 2022-2023 - Lê Văn Lương

Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 11: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh - Năm học 2022-2023 - Lê Văn Lương

I. Ôn tập lí thuyết

1. Lập luận phân tích

2. Lập luận so sánh

II. Luyện tập SGK

II. Luyện tập ngoài SGK

 

pptx 15 trang Trí Tài 01/07/2023 1470
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 11: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh - Năm học 2022-2023 - Lê Văn Lương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tìm câu văn sử dụng thao tác lập luận phân tích và so sánh trong văn bản sau 
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa”... Nguyễn Du, Bạch Cư Dị so tiếng đàn với tiếng suối. Thế Lữ lại so tiếng hát trong với nước ngọc tuyền (suối ngọc). Những người này không miêu tả trực tiếp tiếng suối. Chỉ có Nguyễn Trãi cho tiếng suối là tiếng đàn cầm. Có lẽ đó là hình ảnh gần nhất với hình ảnh trong câu thơ này. Có thể chẳng phải ngẫu nhiên. Nguyễn Trãi sành âm nhạc. Bác Hồ cũng thích âm nhạc. Tiếng hát của một danh ca Pháp từng thích nghe thời trẻ, đến tuổi bảy mươi Bác còn nhờ chị Mađơlen Rípphô tìm lại hộ. Tiếng suối ngàn của đất nước hay đó là tiếng hát của trái tim người nghệ sĩ yêu đời. 
(Lê Trí Viễn) 
NỘI DUNG BÀI HỌC 
I. Ôn tập lí thuyết 
1. Lập luận phân tích 
2. Lập luận so sánh 
II. Luyện tập SGK 
II. Luyện tập ngoài SGK 
LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH 
I. Ôn tập lí thuyết 
1. Lập luận phân tích 
Thế nào là thao tác lập luận phân tích? Cách thực hiện thao tác lập luận phân tích và yêu cầu của phân tích? 
I. Ôn tập lí thuyết 
1. Lập luận phân tích 
Thao tác lập luận 
phân tích 
thao tác chia nhỏ các đối tượng thành các yếu tố bộ phận 
xem xét một cách kĩ càng nội dung, hình thức 
mối quan hệ biên trong cũng như bên ngoài nhằm phát hiện ra bản chất của đối tượng. 
I. Ôn tập lí thuyết 
1. Lập luận phân tích 
Thao tác lập luận 
phân tích 
Cách phân tích: Chia, tách đối tượng thành các yếu tố theo những tiêu chí nhất định 
I. Ôn tập lí thuyết 
1. Lập luận phân tích 
Thao tác lập luận 
phân tích 
Yêu cầu của phân tích: 
+Khi phân tích cần chia tách đối tượng thành các yếu tố theo những tiêu chí, quan hệ nhất định (qhệ giữa các yếu tố tạo nên đối tượng, quan hệ nhân quả, qhệ giữa các đối tượng với các đối tượng liên quan, qhệ giữa người phân tích với đối tượng phân tích,...); đồng thời đi sâu vào từng yếu tố, từng khía cạnh, chú ý đến mối quan hệ giữa các yếu tố trong một chỉnh thể thống nhất 
+Phân tích cụ thể bao giờ cũng gắn liền với tổng hợp và khái quát 
+ Khi phân tích bao giờ cũng phải kết hợp giữa nội dung và hình thức. 
I. Ôn tập lí thuyết 
2. Lập luận so sánh 
So sánh tương đồng 
2 cách 
So sánh tương phản 
So sánh phải dựa trên cùng một tiêu chí, chung một bình diện, so sánh phải đi đôi với nhận xét, đánh giá thì sự so sánh mới trở nên sâu sắc. 
II. Luyện tập SGK 
“Chớ tự kiêu, tự đại. Tự kiêu, tự đại là khờ dại. Vì mình hay, còn nhiều người hay hơn mình. Mình giỏi, còn nhiều người giỏi hơn mình. Tự kiêu, tự đại tức là thoái bộ. Sông to, biển rộng, thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn, thì một chút nước cũng đầy tràn, vì độ lượng nó hẹp nhỏ. Người mà tự kiêu, tự mãn, cũng như cái chén, cái đĩa cạn ” 
Ngữ liệu 1 
Ngữ liệu 1 
1. Thao tác lập luận? 
Đoạn văn sử dụng thao tác phân tích và thao tác so sánh 
2. Phân tích mục đích và tác dụng của cách kết hợp thao tác trong đoạn trích? 
+ Phân tích “ Tự kiêu tự đại là khờ dại. Vì mình hay còn nhiều người hay hơn mình. Mình giỏi, còn nhiều người giỏi hơn mình. Tự kiêu tự đại tức là thoái bộ” 
+ So sánh: Người mà tự kiêu tự mãn thì cũng như cái chén, cái đĩa cạn ( để thấy sự nhỏ bé, vô nghĩa và đáng thương của thói tự kiêu tự mãn đối với mỗi cá nhân trong tập thể hoặc cộng đồng) 
3. Bài học kết hợp nhiều thao tác lập luận trong bài nghị luận 
Thao tác phân tích đóng vai trò chủ đạo, thao tác so sánh có vai trò bổ trợ. Phân tích giúp con người nhận thức bằng tư duy trừu tượng, so sánh giúp con người nhận thức bằng tư duy cụ thể 
Phân tích ngữ liệu 
II. Luyện tập SGK 
Kết luận về việc vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận trong 1 bài văn nghị luận 
Hai thao tác phân tích và so sánh có thể kết hợp với nhau trong 1 đoạn(bài) văn nghị luận 
Trong các bài (đoạn) văn nghị luận như thế, thường chỉ có 1 trong 2 thao tác (phân tích hay so sánh) đóng vai trò chủ đạo. Thao tác còn lại chỉ giữ nhiệm vụ bổ trợ cho thao tác chủ đạo đó 
 Phải căn cứ vào mục đích nghị luận để xác định: có thể cần kết hợp thao tác phân tích với thao tác so sánh không và thao tác nào trong hai thao tác đóng vai trò chủ đạo. Mục đích quyết định lựa chọn thao tác; song thao tác và sự kết hợp các thao tác cũng hỗ trợ đắc lực cho muc đích 
II. Luyện tập SGK 
2. Ngữ liệu 2 
 Vận dụng kết hợp phân tích và so sánh, viết đoạn văn trình bày vẻ đẹp của một bài thơ ( bài văn ) 
a. Chủ đề của bài văn: Vẻ đẹp của một bài thơ (bài văn) 
- Những luận điểm cụ thể: 
Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm. 
Vẻ đẹp của bài thơ (bài văn): nội dung và nghệ thuật. 
Đánh giá chung về tác phẩm. 
- Đoạn văn sẽ làm sáng tỏ luận điểm: Vẻ đẹp của bài thơ (bài văn) về nội dung. Luận điểm trên nằm ở phần thân bài của dàn ý. 
II. Luyện tập SGK 
2. Ngữ liệu 2 
 Vận dụng kết hợp phân tích và so sánh, viết đoạn văn trình bày vẻ đẹp của một bài thơ ( bài văn ) 
b. 
Những luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm : vẻ đẹp về nội dung, so sánh với một bài thơ khác. 
Cần vận dụng thao tác chính: phân tích để làm sáng tỏ luận cứ. 
Việc sử dụng các thao tác lập luận cần có sự thống nhất về vấn đề đang lập luận. 
2. Ngữ liệu 2 
YÊU CẦU CHUNG 
- Xác định chủ đề bài văn cần viết. 
- Xác định những ý chính nào để làm sáng tỏ chủ đề của bài văn và sắp xếp chúng thành một dàn ý hợp lí, khoa học. 
- Luận điểm nào được chọn để làm sáng tỏ? Nó nằm ở vị trí nào trong bài dàn ý? 
- Xác định câu chuyển ý cho phù hợp giữa các ý trong bài văn. 
Để làm sáng tỏ luận điểm trên cần phải có những luận cứ nào. Đây là lúc cần sử dụng các thao tác lập luận. Xác định rõ ràng nên sử dụng thao tác phân tích hay so sánh; thao tác nào là chủ đạo 
III. Bài tập ngoài SGK 
Đề: Trong Hai Đứa Trẻ, Thạch Lam đã làm người đọc xúc động trước tâm trạng của hai chị em Liên và An, đêm đêm chờ đợi chuyến tàu đi qua phố huyện. Hãy phân tích tâm trạng đó và cho biết qua đây ta có thể hiểu gì về tấm lòng của tác giả. 
III. Bài tập ngoài SGK 
Vận dụng kết hợp thao tác lập luận phân tích và so sánh, viết đoạn văn cảm nhận về hình ảnh con cò trong văn bản sau: 
- Con cò lặn lội bờ sông ( Ca dao) 
- Lặn lội thân cò khi quãng vắng ( Thương vợ-Trần tế Xương) 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_11_tuan_11_luyen_tap_van_dung_ket_hop_cac.pptx