Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 12: Hạnh phúc của một tang gia - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Trãi

Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 12: Hạnh phúc của một tang gia - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Trãi

Sau khi đọc bài ca dao này em hãy nhận xét nội dung bài ca dao đề cập đến vấn đè gì?

Con cò chết rũ trên cây,

Cò con mở lịch xem ngày làm ma.

 Cà cuống uống rượu la đà,

Chim ri ríu rít bò ra lấy phần,

 Chào mào thì đánh trống quân,

Chim chích cởi trần, vác mõ đi rao.

(Ca dao)

pptx 78 trang Trí Tài 03/07/2023 1270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 12: Hạnh phúc của một tang gia - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Trãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sau khi đọc bài ca dao này em hãy nhận xét nội dung bài ca dao đề cập đến vấn đè gì? 
 Con cò chết rũ trên cây, 
Cò con mở lịch xem ngày làm ma. 
 Cà cuống uống rượu la đà, 
Chim ri ríu rít bò ra lấy phần, 
 Chào mào thì đánh trống quân, 
Chim chích cởi trần, vác mõ đi rao. 
(Ca dao) 
Trích “Số đỏ - Vũ Trọng Phụng 
Hạnh phúc của một tang gia 
Cấu trúc bài học 
I. Tìm hiểu chung 
II. Tìm hiểu chi tiết 
III. Tổng kết 
IV. Luyện tập 
VŨ TRỌNG PHỤNG 
I. TÌM HIỂU CHUNG 
1. Tác giả 
Cuộc đời 
Vũ Trọng Phụng (1912-1939) 
Quê quán: Hưng Yên nhưng ông sinh ra, lớn lên và mất tại Hà Nội. 
Xuất thân: sinh ra trong một gia đình “nghèo gia truyền”. 
I. TÌM HIỂU CHUNG 
1. Tác giả 
Cuộc đời 
Vũ Trọng Phụng là: “một người bình dị, người của khuôn phép, nề nếp” (Lưu Trọng Lư) 
VŨ TRỌNG PHỤNG 
I. TÌM HIỂU CHUNG 
1. Tác giả 
Cuộc đời 
Sau khi tốt nghiệp tiểu học, Vũ Trọng Phụng đi làm kiếm sống, nhưng chẳng bao lâu thì mất việc. 
Ông sống chật vật, bấp bênh bằng nghề viết báo, viết văn chuyên nghiệp. 
Ông mất sớm vì bệnh lao . 
VŨ TRỌNG PHỤNG 
I. TÌM HIỂU CHUNG 
1. Tác giả 
Con người 
Ông căm ghét sâu sắc xã hội thực dân nửa phong kiến thối nát đương thời 
Là người có sức sáng tạo dồi dào nhưng tư tưởng thì tương đối phức tạp. 
VŨ TRỌNG PHỤNG 
I. TÌM HIỂU CHUNG 
1. Tác giả 
Sự nghiệp 
Bắt đầu có truyện đăng báo từ năm 1930 
Sự nghiệp sáng tác đồ sộ “ Ông vua phóng sự đất Bắc” 
Bút danh: Thiên Hư 
 Nhà văn lớn trong dòng văn học hiện thực phê phán trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. 
I. TÌM HIỂU CHUNG 
*Trào phúng 
- Là nghệ thuật gây ra tiếng cười mang ý nghĩa phê phán xã hội. Để gây được tiếng cười trào phúng, điều quan trọng nhất là tạo dựng được tình huống mâu thuẫn và tổ chức làm nổi bật mâu thuẫn 
- Nghệ thuật trào phúng luôn hướng tới việc tạo ra tiếng cười châm biếm, đả kích với đối tượng trào phúng (xấu, giả tạo, vô dụng) 
Nhằm phản ánh và phê phán hiện thực đời sống. Tạo sự lôi cuốn và hấp dẫn cho người đọc. 
Một số tác phẩm của Vũ Trọng Phụng được tái bản gần đây. 
SỐ ĐỎ 
Trích đoạn 
“Hạnh phúc của một tang gia” 
Vũ Trọng Phụng 
I. TÌM HIỂU CHUNG 
2. Tiểu thuyết “Số đỏ” 
a. Hoàn cảnh xuất sứ 
Tiểu thuyết “Số đỏ” được đăng trên Hà Nội báo từ số 40 ngày 07 tháng 10 năm 1936, in thành sách năm 1938. 
I. TÌM HIỂU CHUNG 
3. Tiểu thuyết “Số đỏ” 
b. Tóm tắt 
Xây dựng yêu cầu Tóm tắm bằng lời và tóm tắt bằng sơ đồ? 
Xuân Tóc Đỏ 
Vô học 
Tinh quái 
Lư­u manh 
Bà phó Đoan 
Sinh viên trường thuốc 
V ă n Minh 
Anh hùng cứu quốc 
Cụ cố Tổ 
 Doctor 
Cố vấn báo gõ mõ 
Nhà cải cách xã hội 
Con rể cụ cố Hồng 
Cụ cố Hồng 
Cô Tuyết 
Cậu Tú Tân 
Kẻ vô lại 
Hạ lưu vỉa hè 
I. TÌM HIỂU CHUNG 
3. Tiểu thuyết “Số đỏ” 
c. Giá trị nội dung 
 - Dùng tiếng cười làm vũ khí, VTP đã đả kích sâu cay cái xã hội tư sản thành thị chạy theo lối sống nhố nhăng đồi bại đương thời. 
- Vạch trần bản chất thối nát của các phong trào “Âu hoá”, “Thể thao”, “Vui vẻ trẻ trung”,... do bọn thống trị khuyến khích và lợi dụng, từng lên cơn sốt vào những năm 30 của thế kỉ XX. 
- Vạch trần bộ mặt thật của xã hội lúc bấy giờ: biến những cái vô lí, cái giả thành thật, đảo điên hết mọi giá trị cuộc sống. 
- Chân dung châm biếm hoạ sâu sắc 
I. TÌM HIỂU CHUNG 
c. Giá trị nghệ thuật 
3. Tiểu thuyết “Số đỏ” 
Một trình độ viết tiểu thuyết già dặn, bút pháp châm biếm sắc sảo bậc thầy 
- Sử dụng tiếng cười truyền thống trong văn học dân gian và làm cho nó sắc bén thêm bằng nghệ thuật cường điệu độc đáo của mình. 
- Xây dựng được nhiều chi tiết, tình tiết đối lập nhau gay gắt nhưng lại cùng tồn tại trong một đối tượng và sử dụng rộng rãi kiểu nói ngược của dân gian. 
- Bút pháp biến hoá linh hoạt. 
- Xây dựng nhân vật điển hình phản diện mang tính chất hí hoạ vào loại sớm nhất trong VHVN. 
I. TÌM HIỂU CHUNG 
3. Đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” 
a. Vị trí đoạn trích 
Toàn bộ chương XV của tác phẩm Số đỏ 
b. Bố cục 
Phần 1 
(từ đầu đến “cho Tuyết vậy”) : Niềm vui sướng, hạnh phúc của những người trong và ngoài tang quyến. 
Phần 2 
(còn lại): 
cảnh đám ma gương mẫu. 
I. TÌM HIỂU CHUNG 
Hệ thống các nhân vật trong đoạn trích 
1. Cụ Cố Hồng 
2. Cụ cố bà 
3. Ông Văn Minh 
4. Bà Văn Minh 
5. Lang Tì, lang Phế 
6. Cô Tuyết 
7. Cô Tú Tân 
8. Cậu Tú Tân 
9. Xuân Tóc đỏ 
10. Đám bạn cụ cố Hồng 
11. Đám “giai cái thanh lịch” 
12. Min Đơ và Min Toa 
13. Ông Joseph Thiết 
14. Ông TYPN 
15. Đốc tờ Trực Ngôn 
16. Bà phó Đoan 
I. TÌM HIỂU CHUNG 
3. Đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” 
a. Chưa thấy cụ Hồng ra lệnh phát phục, phái trẻ la ó lên rằng phái già chậm chạp. Kì thực chậm phát phục chỉ vì chuyện Xuân Tóc Đỏ đã gây ra cho Tuyết. 
b. Lúc hạ huyệt, cậu tú Tân bắt bẻ từng người chống gậy, gục đầu để chụp ảnh. Cụ cố Hồng ho khạc, mếu máo..Ông Phán mọc sừng khóc mãi và kín đáo dúi vào tay Xuân Tóc Đỏ tờ giấy bạc. 
c. 7h sáng hôm sau thì cất đám. Đám ma theo cả lối ta, Tàu, Tây, huyên náo. Những người đi đưa đám ai cũng làm ra bộ mặt nghiêm chỉnh song sự thật thì cười tình, bình phẩm, hẹn hò nhau.. 
d. Ba hôm sau, cụ cố Tổ chết thật. Đám con cháu ai cũng vui mừng, vì di chúc sẽ đi vào thời kì thực hành, và đám ma là cơ hội để họ lăng xê hàng, trổ tài chụp ảnh 
Sắp xếp các ý sau thành một văn bản tóm tắt nội dung chính đoạn trích 
d, a, c, b 
I. TÌM HIỂU CHUNG 
3. Đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” 
Chưa thấy cụ Hồng ra lệnh phát phục, phái trẻ la ó lên rằng phái già chậm chạp. Kì thực chậm phát phục chỉ vì chuyện Xuân Tóc Đỏ đã gây ra cho Tuyết. 
Lúc hạ huyệt, cậu tú Tân bắt bẻ từng người chống gậy, gục đầu để chụp ảnh. Cụ cố Hồng ho khạc, mếu máo..Ông Phán mọc sừng khóc mãi và kín đáo dúi vào tay Xuân Tóc Đỏ tờ giấy bạc. 
 7 h sáng hôm sau thì cất đám. Đám ma theo cả lối ta, Tàu, Tây, huyên náo. Những người đi đưa đám ai cũng làm ra bộ mặt nghiêm chỉnh song sự thật thì cười tình, bình phẩm, hẹn hò nhau.. 
 Ba hôm sau, cụ cố Tổ chết thật. Đám con cháu ai cũng vui mừng, vì di chúc sẽ đi vào thời kì thực hành, và đám ma là cơ hội để họ lăng xê hàng, trổ tài chụp ảnh 
Tóm tắt đoạn trích 
I. TÌM HIỂU CHUNG 
4. Nhan đề “Hạnh phúc của một tang gia” 
Nhan đề đầy đủ 
Hạnh phúc của một tang gia- Văn minh nữa cũng nói vào - Một đám ma gương mẫu. 
Hạnh phúc 
Niềm vui, niềm sung sướng, phấn khởi của con người khi đạt được những ý nguyện trong cuộc sống. 
Tang gia 
Chỉ nhà có người chết, thường gợi lên nỗi buồn đau khôn xiết khi người thân ra đi mãi mãi. 
của 
→Nhan đề: nêu lên một hiện tượng oái oăm, trái khoáy, mâu thuẫn, nghịch lí, ngược đời. Phản ánh một sự thực mỉa mai, hài hước: mọi người trong gia đình cụ cố tổ thực sự vui sướng, hạnh phúc khi cụ qua đời. Đó là niềm vui của một gia đình vô phúc, con cháu bất hiếu. Nhan đề rất lạ, chứa đựng tình huống trào phúng. 
MỐI QUAN HỆ CÁC NHÂN VẬT TRONG ĐOẠN TRÍCH 
Cụ tổ cố 
Cụ cố Hồng 
Ông Văn Minh (Con Trai) 
Bà văn Minh (con dâu) 
Cô Hoàng Hôn (con gái) 
Phán mọc sừng (con rể) 
Cậu Tú Tân (con trai) 
Cô Tuyết (con gái) 
Xuân Tóc Đỏ 
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 
1. Nguyên cớ khởi nguồn của niềm hạnh phúc 
Cụ cố tổ, cha cụ cố Hồng, người đứng đầu cái gia đình “Văn minh”, “Âu hoá”: 
 Người chết ở đây là ai? Vì sao mà nhà có người chết mà cả gia đình này lại vui sướng, hạnh phúc? 
Già hơn 80 tuổi, có một gia tài giàu có. 
Viết chúc thư để lại chỉ được chia tài sản khi cụ đã qua đời. →Đám con cháu ai cũng mong cụ chết. 
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 
1. Nguyên cớ khởi nguồn của niềm hạnh phúc 
Ý nghĩa cái chết thật của cụ cố Hồng: 
Lần trước cụ đã làm cho đám con cháu hụt hẫng, thất vọng khi chúng toan hoá kiếp cụ bằng thứ “thuốc thánh” được trộn lẫn giữa chai nước ruộng và mấy cọng thài lài mà cụ lại không chịu chết. 
 Lần này, cụ chết thật, “cái chúc thư kia không còn là thứ lí thuyết viển vông nữa” => Đám con cháu của cụ cố sắp được chia nhau cái gia tài kếch xù mà cụ để lại. 
Cái chết của cụ đã đem đến niềm vui khôn xiết cho đám con cháu đang chờ chực để tổ chức đám ma. 
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 
2. Niềm hạnh phúc của những người trong đám tang 
a. Niềm hạnh phúc của những người trong tang quyến 
Niềm vui chung 
“Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm” 
Cái chết của cụ đã làm cho niềm hạnh phúc, phấn khởi bùng lên mạnh mẽ sau bao lần hụt hẫng, chờ đợ i “ai ai cũng sung sướng thoả thích” 
Họ 
Tưng bừng, vui vẻ đi đưa giấy cáo phó. 
Náo nức gọi phường kèn. 
Tíu tít thuê xe đám ma, ai ai cũng vui mừng phấn chấn. 
→Tạo cho đám tang một không khí tưng bừng như chuẩn bị vào một ngày hội lớn. 
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 
2. Niềm hạnh phúc của những người trong đám tang 
a. Niềm hạnh phúc của những người trong tang quyến 
Niềm vui riêng 
Cụ cố Hồng, người con giai trưởng “chí hiếu” của chết. 
Mới 50 tuổi, cái tuổi chưa phải là già, nhưng cụ luôn mơ ước mọi người gọi mình là cụ cố 
Mong cha chết đi để được trở thành người thay thế vị trí cụ cố 
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 
2. Niềm hạnh phúc của những người trong đám tang 
a. Niềm hạnh phúc của những người trong tang quyến 
Niềm vui riêng 
Văn Minh chồng: 
Sung sướng hạnh phúc vì cái chúc thư kia giờ không còn là thứ lí thuyết viển vông nữa. 
Ông mong luật sư đến nhanh 
Phân vân, vò đầu, rứt tóc vì “hai cái ơn to và một cái tội nhỏ” của Xuân. 
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 
Niềm vui riêng 
Văn Minh chồng: 
Bề ngoài 
Thực chất bên trong 
Phân vân, băn khoăn, vò đầu rứt tóc, lúc nào mặt cũn đăm đăm chiêu chiêu 
 →Nỗi đau đớn khi cụ cố tổ qua đời. 
Đang nghĩ cách mời luật sư đến chứng kiến nhanh nhất cái chết của cụ cố tổ để cái chúc thư kia sớm đi vào thời kì thực hành; băn khoăn khi chưa biết xử lí thế nào với Xuân Tóc Đỏ. 
→ đem đến cho đám ang một vẻ mặt, rất đúng mốt, “hợp thời trang”, “đúng cái mặt một người lúc gia đình đương là tang gia bối rối”. 
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 
2. Niềm hạnh phúc của những người trong đám tang 
a. Niềm hạnh phúc của những người trong tang quyến 
Niềm vui riêng 
Văn Minh vợ: 
“Sốt cả ruột vì mãi không được mặc đồ xô gai tân thời, cái mũ trắng viền đen” 
Được dịp lăng xê những mốt y phục tân thời, táo bạo  cơ hội kiếm tiền . 
→Một công đôi việc, vừa có lợi cho mình, vừa có lợi cho xã hội. 
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 
2. Niềm hạnh phúc của những người trong đám tang 
a. Niềm hạnh phúc của những người trong tang quyến 
Niềm vui riêng 
Cô Tuyết (Em gái ông Văn Minh, con gái cụ Hồng, cháu nội người chết) 
Đau khổ đến muốn tự tử được nhưng không phải vì cái chết của ông nội mà là chưa thấy Xuân, bạn trai đâu cả 
→Trong đám tang của cụ cố tổ, Tuyết mang một vẻ buồn lãng mạn, cũng “rất đúng mốt của nhà có đám”. 
Được dịp mặc y phục ngây thơ với “cái áo dài voan mỏng xinh xinh” (Thực chất là bộ y phục kiểu dâm) để chứng tỏ mình hãy còn trinh tiết => Hư hỏng, lẳng lơ 
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 
2. Niềm hạnh phúc của những người trong đám tang 
a. Niềm hạnh phúc của những người trong tang quyến 
Niềm vui riêng 
Cậu Tú Tân: 
Sướng điên người lên vì nhờ cái chết của ông nội mà cậu được dùng đến mấy cái máy ảnh chuẩn bị đã lâu, được thoả chí biểu diễn thú chơi thời thượng, sở thích chụp ảnh của mình. 
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 
2. Niềm hạnh phúc của những người trong đám tang 
a. Niềm hạnh phúc của những người trong tang quyến 
Niềm vui riêng 
Ông Phán mọc sừng (con rể người chết) 
Sung sướng vì nhờ vào đôi sừng vô hình trên đầu mình mà ông đã gián tiếp biến cụ cố tổ thành ma, điều mà cả gia đình mong đợi, được cụ cố Hồng “nói nhỏ vào tai rằng sẽ chia cho con gái và con rể thêm một số tiền là vài nghìn đồng”. Chính ông cũng không ngờ rằng đôi sừng hươu vô hình trên đầu lại có giá trị đến thế. 
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 
2. Niềm hạnh phúc của những người trong đám tang 
a. Niềm hạnh phúc của những người trong tang quyến 
Niềm vui riêng 
Em có nhận xét gì về hạnh phúc riêng của những người trung đám ma cụ Hồng? 
Lũ con cháu bất hiếu, chỉ lo toan tính để chục lợi cho riêng mình. 
Tiếng cười trào phúng thấm đượm sự chua xót, đau đớn. 
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 
2. Niềm hạnh phúc của những người trong đám tang 
b. Niềm hạnh phúc của những người ngoài tang quyến 
Bạn bè cụ cố Hồng 
Vui sướng vì đám ma là dịp tốt để các vị khoe đủ mọi thứ huân chương như (...), khoe đủ mọi kiểu râu như (...) và nhất là khi được trông thấy “làn ra trắng thập thò trong làn áo voan mỏng trên cánh tay và ngực Tuyết” các cụ “ai cũng cảm động” thật đúng mốt của những người đến đưa tang 
→Cái vẻ uy nghi, trực thượng chỉ là cái vỏ để các cụ che giấu cái bản chất xấu xa, vô liêm sỉ của mình. (Phô chương không đúng lúc, biến đám ma thành hội thi râu và ... còn nhiều hơn thế nữa). 
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 
2. Niềm hạnh phúc của những người trong đám tang 
b. Niềm hạnh phúc của những người ngoài tang quyến 
Hai viên cảnh sát Min-đơ và Min-toa 
“Sung sướng cực điểm” và “vô cùng mẫn cán” vì việc được mời đến giữ trật tự cho đám ma đã chấm dứt tình trạng thất nghiệp kinh niên. 
→tạo một pha hài hước mỉa mai châm biếm, đánh thẳng vào chính quyền thống trị: cảnh sát mà lại thích thú, hạnh phúc khi được thuê đi giữ trật tự cho đám ma. 
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 
2. Niềm hạnh phúc của những người trong đám tang 
b. Niềm hạnh phúc của những người ngoài tang quyến 
Sư cụ Tăng phú 
Sung sướng và vênh váo vì nhờ đám tang mà sư cụ đã cho thiên hạ biết rằng “sư cụ đã đánh đổ được Hội Phật giáo” 
→Chi tiết hài hước: Ông sư này không đến để làm lễ, cầu cho vong linh người chết được siêu thoát mà chỉ là đến để khoe thành tích oái oăm của mình. Sư mà lại vui, đắc thắng khi đánh đổ Hội Phật giáo? 
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 
2. Niềm hạnh phúc của những người trong đám tang 
b. Niềm hạnh phúc của những người ngoài tang quyến 
Đám giai thanh, gái lịch đất Hà thành bạn của cô Tuyết, cô Hoàng Hôn: 
“Chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau”, 
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 
2. Niềm hạnh phúc của những người trong đám tang 
b. Niềm hạnh phúc của những người ngoài tang quyến 
Hàng phố 
Vui, nhốn nháo vì được xem một đám ma to tát chưa từng có đưa đến đâu làm huyên náo đến đấy. 
 Tác giả khai thác những yếu tố mâu thuẫn gây cười, cái cười phê phán đầy mỉa mai châm biếm về một xã hội thực dân thu nhỏ với những sự đồi bại, xuống dốc của đạo lý và nhân cách con người. 
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 
2. Niềm hạnh phúc của những người trong đám tang 
b. Niềm hạnh phúc của những người ngoài tang quyến 
=> Gia đình cụ cố Hồng: là cái gia đình đại bất hiếu, bất nhân, bất nghĩa. Những kẻ được coi là “Văn minh”, “Âu hoá” thực chất chỉ là một lũ đồi bại về đạo đức. Cả cái xã hội thượng lưu ấy cũng giả dối, đồi bại, lố lăng, vô đạo đức. 
 Bút pháp trào phúng bậc thầy của VTP: Bên cạnh giọng văn mỉa mai, VTP đã dựng lên một loạt các chân dung biếm hoạ. Thủ pháp tương phản kết hợp với cường điệu đã được vận dụng hiệu quả tạo tạo nên những cái nghịch dị (nghịch lí, ngược đời, dị thường), qua đó làm bật lên tiếng cười trào phúng. 
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 
3. Cảnh “đám ma gương mẫu” 
+ Nhóm 1, 2: Đám tang được tổ chức như thế nào từ lúc cất đám cho tới lúc hạ huyệt (quy mô, tính chất, những người đưa đám, phản ứng của hàng phố)? 
+ Nhóm 3, 4: Theo anh (chị), đâu là tiếng cười trào phúng, châm biếm sâu cay của nhà văn? Nhận xét về tiếng cười trào phúng, châm biếm đó? 
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 
3. Cảnh “đám ma gương mẫu” 
a. Lúc đưa tang 
Đám tang cụ cố tổ được tổ chức theo cả lối “Tây, Tàu, Ta” , có “kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, lốc bốc xoảng” (lối Tàu), có vòng hoa, kèn bú đích (kiểu Tây) và 300 câu đối (kiểu ta). 
Hình thức bên ngoài 
Đám ma thuê hai viên cảnh sát giữ trật tự và có các tài tử chụp ảnh như ở hội chợ, lại còn có cả máy ghi âm để ghi lại âm nhạc của đám ma. 
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 
3. Cảnh “đám ma gương mẫu” 
a. Lúc đưa tang 
Hình thức bên ngoài 
Người đi đưa: đủ mọi thành phần, từ già đến trẻ, từ các ông tai to mặt lớn bạn cụ cố Hồng đến lớp “giai thanh gái lịch Hà thành”, từ sư sãi, giáo sư quần vợt đến nhà thiết kế thời trang 
→Tất cả họ, ai ai “ cũng có vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa đám”. 
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 
3. Cảnh “đám ma gương mẫu” 
a. Lúc đưa tang 
Hình thức bên ngoài 
 →Đám ma cụ cố tổ là “một cái đám ma to”, được tổ chức quy mô, long trọng, tưng bừng như đám rước. Đám đi đến đâu là “huyên náo đến đấy”, thiên hạ “nhốn nháo khen đám ma to”. 
 Khoe khoang danh vọng, tiếng tăm, giàu có. Lố lăng, kệch cỡm. 
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 
3. Cảnh “đám ma gương mẫu” 
a. Lúc đưa tang 
Thực chất bên trong 
Hành trăm con người đi đưa đám không hề tiếc thương đối với người quá cố, họ đi đưa đám là chỉ để tận hưởng những niềm hạnh phúc của riêng mình. 
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 
3. Cảnh “đám ma gương mẫu” 
a. Lúc đưa tang 
Thực chất bên trong 
Đám bạn cụ cố Hồng: đi đưa đám với thái độ “cảm động” (dễ khiến người ta tưởng lầm là các cụ đang đau buồn tiếc thương người chết khi nghe tiếng kèn xuân nữ ai oán) nhưng kì thực cái “cảm động” đó của các cụ lại bắt nguồn từ những hành động nhìn trộm vào làn da trắng thập thò trên ngực và trên cánh tay Tuyết”. 
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 
3. Cảnh “đám ma gương mẫu” 
a. Lúc đưa tang 
Thực chất bên trong 
Đám “gai thanh gái lịch” tân thời đất Hà thành bạn của cô Tuyết, cô HH, bà Văn Minh: đi đưa đám với những vẻ mặt nghiêm chỉnh, buồn rầu, lặng lẽ nhưng đằng sau đó là những cái bĩu môi, liếc mắt đưa tình với nhau, hẹn hò nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông với nhau,... bằng thứ ngôn ngữ thô tục, “rất vỉa hè” của giới thượng lưu trí thức. 
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 
3. Cảnh “đám ma gương mẫu” 
a. Lúc đưa tang 
Thực chất bên trong 
Tuyết xuất hiện trong đám tang của ông nội mình với vẻ mặt “buồn lãng mạn” “hợp thời trang”, “đúng mốt của nhà có đám”, với “nỗi đau như bị kim châm vào lòng” khiến “có thể tự tử được” nhưng không phải vì đau đớn trước các chết của ông nội mà vì nhìn quanh mãi mà “chưa thấy bạn giai đâu cả”. Để rồi khi Xuân xuất hiện, đem đến cái “danh giá nhất” cho đám ma thì Tuyết sung sướng, liếc mắt đưa tình cảm ơn nó. 
=> Đám tang cụ cố tổ là nơi để những con người “Văn minh”, “Âu hoá” đất Hà thành diễn trò bịp bợm. 
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 
3. Cảnh “đám ma gương mẫu” 
b. Khi hạ huyệt 
* Cậu tú Tân: hạ huyệt là cơ hội “nghìn năm có một” để cậu làm nghệ thuật. Vì vậy:Việc mà cậu làm lúc này không phải là bỏ nắm đất xuống miệng huyệt để vĩnh biệt người đã khuất, cũng không phải là nỗi niềm đau đớn trong cảnh tiễn đưa mà cậu chỉ làm mỗi một việc là “bắt bẻ từng người một... lúc hạ huyệt”. 
→Cậu đang làm đạo diễn cho một màn kịch, nghĩa là cậu đã lập sân khấu ngay trên miệng huyệt của ông mình, biến bãi tha ma thành sân khấu. 
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 
3. Cảnh “đám ma gương mẫu” 
b. Khi hạ huyệt 
* Cụ cố Hồng: “ho khạc mếu máo đến ngất đi” nhưng không phải vì nỗi đau khi người cha già quá cố mà cụ diễn thế là để cả thiên hạ thấy đích thực cụ đã già yếu lắm. Vậy tâm trạng cụ lúc này là nỗi đau hay là niềm hạnh phúc? 
→Cụ đã hoàn thành suất sắc vai diễn của mình trong khoảnh khắc hai cha con mãi mãi âm dương cách biệt. 
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 
3. Cảnh “đám ma gương mẫu” 
b. Khi hạ huyệt 
* Ông Phán mọc sừng: diễn viên tài năng nhất.Lúc hạ huyệt, ông tỏ ra vô cùng đau đớn “cứ oặt người đi mãi không thôi” tưởng chừng như không còn đủ sức mang lòng hiếu thảo đau thương của mình nữa, nhưng kì thực, trong lúc oặt mình, kêu khóc thảm thiết “Hứt...”, ông đã kín đáo dúi vào tay thằng Xuân tờ giấy bạc 5 đồng gấp tư để trả công cho nó 
→Làm cuộc mua bán ngay trên miệng huyệt. Làm ăn, kiếm lời nhờ vào cái chết của người thân, hành động của ông là hành động của một kẻ chuyên đi buôn xác chết. 
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 
3. Cảnh “đám ma gương mẫu” 
Hãy cho biết thái độ của tác giả đối với xã hội này ? 
Bằng tài năng và con mắt sắc sảo của nhà văn trào phúng bậc thầy, VPT đã lật tẩy được cái “đám ma gương mẫu” kia thực chất chỉ là một trò hề bịp bợm của cái gia đình “Văn minh”, “Âu hoá”. 
 Đám tang diễn ra như một tấn đại hài kịch. Nó nói lên tất cả sự lố lăng vô đạo đức của cái xã hội thượng lưu ngày trước, cái xã hội mà tác giả gọi là “Chó đểu, khốn nạn”. 
Đồng thời, thông qua việc miêu tả cảnh đám tang, nhà văn cũng đã vạch trần được bản chất xấu xa, bỉ ổi, lố lăng, đồi bại, vô văn hoá của bọnthượng lưu tha hoá nơi đất Hà thành xưa; gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về sự suy đồi, xuống cấp đạo đức của một bộ phận người dân trong xã hội VN lúc bấy giờ. 
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 
 Bằng nghệ thuật trào phúng sắc bén , tác giả cho ta thấy đây là một bi hài kịch, phơi bày bản chất nhố nhăng, đồi bại của một gia đình. Đồng thời phản ánh bộ mặt thật của xã hội thượng lưu thành thị trước Cách mạng tháng Tám. Từ một tình huống cơ bản, ban đầu tác giả đã phát triển theo nhiều hướng khác nhau tạo ra một vở hài kịch lớn. Tác giả còn phát hiện thủ pháp đối lập trong chính mỗi con người, mỗi sự vật, để tạo nên tiếng cười châm biếm . 
III. TỔNG KẾT 
1. Nội dung. 
- Đoạn trích là một bi hài kịch, phơi bày bản chất nhố nhăng, đồi bại của một gia đình, đồng thời, phản ánh bộ mặt thật của xã hội thượng lưu thành thị đương thời, một xã hội khoác trên mình tấm áo văn minh, “Âu hóa” nhưng thực chất hết sức giả dối, đồi bại. 
- Bên cạnh thái độ phê phán mạnh mẽ xã hội tư sản thành thị lố lăng, kệch cỡm đương thời, đoạn trích cũng cho ta thấy nỗi xót xa kín đáo của tác giả trước sự băng hoại đạo đức của con người. 
III. TỔNG KẾT 
2. Nghệ thuật 
 Tạo tình huống trào phúng cơ bản rồi mở rộng ra những tình huống khác. 
Phát hiện những chi tiết đối lập gay gắt cùng tồn tại trong một con người, sự vật, sự việc. 
Thủ pháp cường điệu, nói ngược, nói mỉa,... được sử dụng một cách linh hoạt. 
Miêu tả biến hóa, linh hoạt và sắc sảo đến từng chi tiết, nói trúng nét riêng của từng nhân vật. 
 Nét đặc sắc trong nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng. 
? Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh, phẩm chất của một tác phẩm phụ thuộc vào chỗ tác giả đã dàn dựng được những tình huống trào phúng và xây dựng được những nhân vật trào phúng thành công đến mức nào. Đọc Số đỏ người đọc dễ dàng nhận thấy mỗi chương trong tác phẩm là một tình huống trào phúng được dàn dựng như một màn kịch và mỗi màn lại thể hiện một mâu thuẫn trào phúng. 
 Đặt trong xã hội ngày nay, vấn đề Vũ Trọng Phụng đặt ra về cách ứng xử của con cái trước cái chết của người thân như thế nào? 
CỦNG CỐ KIẾN THỨC 
Hoàn thiện bảng sau để thấy mâu thuẫn trào phúng của truyện: 
Nhân vật 
Trong gia đình 
Ngoài gia đình 
Bên ngoài 
– Bình thường 
Bên trong 
– Khác thường 
 . 
 . 
 . 
 . 
 . 
 . 
a. Mâu thuẫn trào phúng trong nguyên cớ của niềm hạnh phúc. 
Bên ngoài – Bình thường 
Bên trong – Khác thường 
Cụ cố tổ chết 
“Chết thật” 
Cụ tổ cố được đem đi chôn 
Tưng bừng, vui vẻ đưa giấy cáo phó 
Tổ chức đám ma 
Con cháu vui mừng, khôn xiết 
Kết quả: 
– Thành thử tang gia ai cũng vui vẻ cả. 
– Mọi người “sung sướng lắm”, “vui sướng thỏa thích”, “sung sướng cực điểm”, “tưng bừng vui vẻ”... 
Nguyên nhân: 
– Tờ di chúc đi vào “thời kỳ thực hành”. 
– Gia tài mới được chia cho con cháu. 
Nhận xét: Câu văn thông báo về cái chết của cụ cố tổ nhưng hàm chứa một nụ cười mỉa mai, châm biếm, giễu cợt. Đặc biệt, thái độ của tác giả được hé lộ ở từ “thật” cuối câu khiến người đọc hình dung tiếng thở phào sung sướng, khoan khoái, nhẹ nhõm đến vỡ òa, cực điểm, không thể giấu diếm của cả gia đình tang chủ. 
b. Mâu thuẫn trào phúng ở các nhân vật trong tang gia. 
Nhân vật 
Bên ngoài – Bình thường 
Bên trong – Khác thường 
Gắt gỏng – bối rối của 
 tang gia 
Mơ màng nghĩ diễn cảnh già nua, được khen ngợi 
=> Ngu dốt, háo danh 
Cụ cố Hồng 
Phân vân, đăm đăm, chiêu chiêu, vò đầu bứt tóc 
– Làm thế nào cái chúc thư kia sớm đi vào thời kỳ thực hành. 
– Nghĩ cách xử trí Xuân Tóc Đỏ. 
=> Bản chất giả dối, bất nhân với những quan niệm sống vô đạo đức. 
Ông Văn Minh 
(Cháu nội) 
b. Mâu thuẫn trào phúng ở các nhân vật trong tang gia. 
Nhân vật 
Bên ngoài – Bình thường 
Bên trong – Khác thường 
Sốt cả ruột 
Đợi mãi đến lúc được mặc bộ đồ xô gai tân thời và những mốt táo bạo. 
=> Chạy theo lối sống văn minh rởm, lố lăng 
Bà Văn Minh 
(Cháu dâu) 
Mang vẻ mặt buồn lãng mạn 
– Buồn vì không thấy Xuân đâu. 
– Mặc trang phục hở hang để chứng tỏ mình chưa đánh mất hẳn chữ trinh. 
=> Hư hỏng, lố lăng, kệch cỡm 
Cô Tuyết 
(Cháu gái) 
b. Mâu thuẫn trào phúng ở các nhân vật trong tang gia. 
Nhân vật 
Bên ngoài – Bình thường 
Bên trong – Khác thường 
Sung sướng được chia thêm tiền vì đôi sừng trên đầu 
=> Bất kể danh lợi, hám tiền, vô liêm sỉ 
Ông Phán mọc 
Sừng (con rể) 
Điên người lên 
– Mãi không được dùng đến máy ảnh. 
– Sướng điên cả người vì được dùng cái máy ảnh mới mua 
=> Bất hiếu 
Cậu Tú Tân 
(Cháu nội) 
b. Mâu thuẫn trào phúng ở các nhân vật trong tang gia. 
Nhân vật 
Bên ngoài – Bình thường 
Bên trong – Khác thường 
Ông Typn 
(Người thân) 
Bực mình 
=> Vô tình 
– Mãi không được ra mắt công chúng. 
– Cơ hội được trình diễn các sản phẩm thời trang 
Nhận xét 
– Những suốt ruột không liên quan đến người chết mà nếu liên quan chỉ là ở chỗ cái chết xảy ra thì đó là thời điểm để họ thực hiện những toan tính riêng tư của mình, hoặc là tàn nhẫn, hoặc là lố bịch, kệch cỡm. 
– Mỗi người trong gia đình cụ cố Hồng đều có những hạnh phúc riêng trước cái chết của cụ Tổ. 
– Lên án, tố cáo những con người trong xã hội tư sản thượng lưu giàu có, nhưng mất hết tình người. Đó quả là đám con cháu đại bất hiếu. 
-> Chân dung trào phúng 
Nhân vật 
Bên ngoài – Bình thường 
Bên trong – Khác thường 
Xuân Tóc 
Đỏ 
=> Ma mãnh, tàn nhẫn 
c. Mâu thuẫn trào phúng ở những người ngoài tang gia 
Trực tiếp gây ra cái chết của cụ Tổ 
– Có công lớn với gia đình cụ cố Hồng. 
– Được chờ đợi bởi Tuyết, được săn đón bởi cụ bà. 
Cảnh sát 
– Được thuê giữ trật tự cho đám ma. 
– Thuê giữ trật tự cho đám ma: sung sướng cực điểm. 
=> Sự suy thoái về đạo đức 
 Cảnh sát 
Min Đơ, Min Toa 
Nhân vật 
Bên ngoài – Bình thường 
Bên trong – Khác thường 
Bạn cụ Cố Hồng 
=> Biến đám ma thành hội thi, dâm ô 
c. Mâu thuẫn trào phúng ở những người ngoài tang gia 
Các quan khác trong đám tang 
Những người đưa ma có vẻ mặt buồn rầu 
=> Những kẻ hám lợi, dâm ô, vô đạo đức 
Bạn cô Tuyết, bà Văn Minh – giai thanh, gái lịch 
– Ngực đầy huy chương. 
– Đủ các kiểu râu. 
– Cảm động khi nhìn thấy làn da trắng của Tuyết. 
Chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau... bằng vẻ mặt buồn rầu. 
Nhân vật 
Bên ngoài – Bình thường 
Bên trong – Khác thường 
Sư cụ tăng phú 
=> Trơ trẽn, háo danh 
c. Mâu thuẫn trào phúng ở những người ngoài tang gia 
Đi đưa đám 
=> Vô tình 
Hàng phố 
Sung sướng vênh váo vì đã đánh đổ được hội Phật giáo... 
Nhốn nháo 
– Khen đám mo to. 
– Chú ý đặc biệt vào những kiểu quần áo tang. 
Nhận xét 
– Tất cả đều sung sướng và hạnh phúc không kém gì những người trong tang gia. 
– Sự xuống cấp trong giá trị đạo đức của con người khi cái chết của người này lại trở thành hạnh phúc của người kia. Và giây phút đau thương ấy đã trở thành một ngày hội tưng bừng. 
=> Chân dung trào phúng 
Bên ngoài – Bình thường 
Bên trong – Khác thường 
Cách tổ chức 
Kèn, vòng hoa, câu đối 
Chụp ảnh 
Người đi đưa 
– Theo cả lối Ta, Tàu, Tây. – Thi nhau chụp ảnh như ở hội chợ. 
Người đi đưa 
Đến đưa đám nhưng là để làm những việc riêng. 
d. Mâu thuẫn trào phúng trong cảnh đưa đám. 
Nhận xét 
– Sự lố lăng, phô trương đến mức kệch cỡm, lố bịch của những kẻ háo danh trong xã hội đương thời. 
– Đám ma to tát, huyên náo và rộn ràng như một đám rước. Nó là một cuộc diễu hành, tự phơi bày tất cả cái xấu xa kệch cỡm của XH thị dân. 
– Tác giả vừa mỉa mai, châm biếm, vừa đau đớn, chua chát vạch trần bản chất của đám con cháu: đám ma to tác nhưng lại thiếu mọt thứ cần thiết nhất là tình cảm chân thành dành cho người quá cố. 
Nhân vật 
Bên ngoài – Bình thường 
Bên trong – Khác thường 
Cậu tú Tân 
=> Nhà đạo diễn tài ba, biến đám tang thành sàn diễn 
Luộm thuộng trong chiếc áo thụn 
Khóc to, muốn lặng đi 
Phán mọc sừng 
– Bắt bẻ từng người để chụp ảnh. Nhảy lên những ngôi mả khác để chụp ảnh khỏi giống nhau. 
e. Mâu thuẫn trào phúng trong cảnh hạ huyệt. 
Dúi vào tay Xuân cái giấy bạc năm đồng gấp tư. 
=> Một diễn viên hạng sang kiếm tiền trên xác chết, biến đám ma thành nơi buôn bán. 
=> Đỉnh điểm của sự trào lộng. 
Nhận xét 
– Lột trần bộ mặt đạo đức giả, vô đạo đức, quái thai, vô liêm sỉ. 
– Sự suy đồi, băng hoại về đạo đức. 
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 
Câu 1: Tác phẩm nào dưới đây không phải l à kịch của Vũ Trọng Phụng? 
A. Không một tiếng vang 
B. Tài tử 
C. Giông tố 
D. Chín đầu một lúc 
E. Cái chết bí mật của người trúng số độc đắc 
F. Số đỏ 
G. Hội nghị đùa nhả 
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 
Câu 2: Phong cách nghệ thuật của tác giả Vũ Trọng Phụng: 
A. Thể hiện thái độ căm phẫn đối với xã hội “chó đểu” 
B. Là cây bút trào phúng bậc thầy, một trong những đại biểu xuất sắc của xu hướng văn học hiện thực. 
C. Cả hai đáp án trên đều đúng 
D. Nhà thơ, nhà văn nói lên tiếng nói cho người phụ nữ 
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 
Câu 3: Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia thuộc chương bao nhiêu của tiểu thuyết Số đỏ? 
A. Chương XIII 
B. Chương XIV 
C. Chương XV 
D. Chương XVI 
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 
Câu 4 : Vì sao nói không đúng về tác giả “Số dỏ” ? 
 A. Sinh năm 1912 tại Hà Nội, trong một gia đình nghèo. 
 B. Sống bằng nghề viết báo, viết văn chuyên nghiệp. 
 C. Là người mực thước, chăm học và cần mẫn lao động sáng tạo. 
 D. Ông mất năm 1993 vì bệnh lao. 
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 
Câu 5: Đáp án nào không phải giá trị nội dung của đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia? 
A. Vũ Trọng Phụng tố cáo xã hội nhố nhăng, suy tàn, thối nát. 
B. Nhà văn muốn phơi bày tất cả sự giả dối, bịp bợm, vô đạo đức của xã hội thượng lưu. 
C. Đả kích, châm biếm sâu cay, thâm thúy những thói xấu xa của xã hội đương thời. 
D. Thể hiện niềm cảm thông, thương xót, trân trọng vẻ đẹp của người lao động trong xã hội đương thời. 
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 
Câu 6 : “ phân vân, vò đầu rứt tóc, lúc nào cũng đăm chiêu, thành ra hợp thời trang, thật đúng cái mặt một người lúc gia đình đương tang gia bối rối”. Đó là chân dung của ai ? 
 A. Cụ cố Hồng. 
 B.

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_11_tuan_12_hanh_phuc_cua_mot_tang_gia_nam.pptx