Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 13: Một số thể loại văn học - Thơ, truyện - Năm học 2022-2023 - Nhóm 2

Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 13: Một số thể loại văn học - Thơ, truyện - Năm học 2022-2023 - Nhóm 2

2. Thể

Là hiện thực hóa của loại, nhỏ hơn loại.

Căn cứ để phân chia đa dạng: Có khi dựa vào độ ngắn dài; đề tài; cấu trúc; tính chất mâu thuẫn; cảm hứng chủ đạo.

Có một thể loại tồn tại độc lập: Văn nghị luận (chính trị xã hội, văn hoá)

 

pptx 41 trang Trí Tài 03/07/2023 3150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 13: Một số thể loại văn học - Thơ, truyện - Năm học 2022-2023 - Nhóm 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số thể loại văn học. 
Thơ - Truyện 
TRÒ CHƠI 
NHANH TAY, NHANH MẮT 
Mỗi đội sẽ cử các thành viên đoán tên các tác phẩm, tác giả truyện ngắn, thơ đã học trong chương trình lớp 11. 
Vịnh khoa Thi hương 
Hai đứa trẻ - Thạch Lam 
Tự tình II – Hồ Xuân Hương 
Thương Vợ – Tế Xương 
Hạnh phúc của một tang gia – Vũ Trọng Phụng 
Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến 
Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến 
Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân 
Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ 
Nội dung bài học 
I. Quan niệm chung về thể loại văn học. 
II. Thể loại thơ 
III. Truyện 
IV. Luyện tập 
I. Quan niệm chung về thể loại văn học 
Cơ sở chung để phân chia loại thể văn học là dựa vào phương thức (cách thức phản ánh hiện thực, tình cảm của tác phẩm ). 
Nhóm 1 + 2 
Nhóm 3 + 4 
Loại là gì? Đặc trưng của loại? Có mấy loại hình văn học? Cho ví dụ? 
Thể là gì? Mối quan hệ giữa thể với loại? Căn cứ để phân chia thể? Trong từng loại, hãy nêu một số thể chủ yếu? Cho ví dụ? 
THẢO LUẬN NHÓM 
I. Quan niệm chung về thể loại văn học 
1. Loại 
Là phương thức tồn tại chung, là loại hình, chủng loại 
Tác phẩm văn học được chia làm 3 loại: 
Trữ tình 
Tự sự 
Kịch 
Trữ tình 
Tự sự 
Kịch 
bộc lộ tình cảm, tâm hồn con người, đặc biệt là đời sống nội tâm của chính tác giả. 
Ca dao 
Thơ 
là kể chuyện, trình bày bức tranh về đời sống qua cốt truyện, nhân vật. 
Truyện. Tiểu thuyết, Bút ký, Phóng sự, Kí sự, Tùy bút. 
Thông qua lời thoại, hàng động của các nhân vật để thể hiện mâu thuẫn, xung đột:- Kịch D Gian- Kịch C Điển - Kịch H Đại - Bi kịch.- Hài kịch. 
I. Quan niệm chung về thể loại văn học 
1. Loại 
I. Quan niệm chung về thể loại văn học 
2. Thể 
Là hiện thực hóa của loại, nhỏ hơn loại. 
Căn cứ để phân chia đa dạng: Có khi dựa vào độ ngắn dài; đề tài; cấu trúc; tính chất mâu thuẫn; cảm hứng chủ đạo... 
Có một thể loại tồn tại độc lập: Văn nghị luận (chính trị xã hội, văn hoá) 
II. Thể loại thơ 
Câu 1: Thơ bắt nguồn từ đâu? Thơ có từ bao giờ? Cốt lõi của thơ là gì? 
Câu 2: Thơ phân biệt với văn xuôi, kịch, nghị luận ở những điểm nào? 
Câu 3: Thơ được phân loại như thế nào? Có bao nhiêu loại? 
Câu 4: Nêu yêu cầu chung của thơ? 
II. Thể loại thơ 
1. Khái lược về thơ 
a. Một số quan niệm về thơ 
II. Thể loại thơ 
1. Khái lược về thơ 
a. Một số quan niệm về thơ 
II. Thể loại thơ 
1. Khái lược về thơ 
b. Đặc trưng của thơ 
Là một thể loại văn học có phạm vi phổ biến rộng và sâu. 
Thơ tác động đến người đọc bằng sự nhận thức cuộc sống, những liên tưởng, tưởng tượng phong phú, 
Thơ ca là tấm gương phản chiếu tâm hồn, là tiếng nói của tình cảm con người, những rung động của trái tim trước cuộc đời. 
 Thơ chú trọng đến cái đẹp, phần thi vị của tâm hồn con người và cuộc sốn khách quan. 
II. Thể loại thơ 
1. Khái lược về thơ 
b. Đặc trưng của thơ 
Cốt lõi cơ bản của thơ là trữ tình 
Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm xúc, giàu nhịp điệu, hình ảnh sinh động, được tổ chức đặc biệt theo thể thơ. 
II. Thể loại thơ 
1. Khái lược về thơ 
c. Phân loại thơ 
Thơ trữ tình (đi sâu vào tâm tư tình cảm chiêm nghiệm về cuộc đời) 
II. Thể loại thơ 
1. Khái lược về thơ 
c. Phân loại thơ 
Thơ tự sự: cảm nghĩ vận động theo mạch kể chuyện 
II. Thể loại thơ 
1. Khái lược về thơ 
c. Phân loại thơ 
Thơ trào phúng: Phủ nhận những điều xấu bằng đùa cợt, mỉa mai 
II. Thể loại thơ 
1. Khái lược về thơ 
c. Phân loại thơ 
Phân loại theo cách thức tổ chức có: 
+ Thơ cách luật. (Viết theo quy định như thơ đường , lục bát, STLB) 
Tre xanh xanh tự bao giờ  Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh  Thân gầy guộc, lá mong manh  Mà sao nên luỹ, nên thành tre ơi  ( Tre Việt Nam – Nguyễn Duy) 
Thơ lục bát 
II. Thể loại thơ 
1. Khái lược về thơ 
c. Phân loại thơ 
Phân loại theo cách thức tổ chức có: 
+ Thơ cách luật. (Viết theo quy định như thơ đường , lục bát, STLB) 
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy,  Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.  Ngàn dâu xanh ngắt một màu,  Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?  (Chinh phụ ngâm ) 
Thơ song thất lục bát 
II. Thể loại thơ 
1. Khái lược về thơ 
c. Phân loại thơ 
+ Thơ văn xuôi 
Dự cảm mùa thu 
- Chu Thị Thơm - 
II. Thể loại thơ 
1. Khái lược về thơ 
c. Phân loại thơ 
+ Thơ tự do 
II. Thể loại thơ 
2. Yêu cầu về đọc thơ 
Tìm hiểu xuất xứ để thấy được cội nguồn của tứ thơ, để hiểu thêm ND và ý nghĩa bài thơ. 
 Cảm nhận ý thơ: khám phá ND và hình thức của bài thơ bằng việc đồng cảm với nhà thơ, dùng liên tưởng, tưởng tượng phân tích khả năng biểu hiện của từ ngữ, chi tiết, vần điệu ... 
Lý giải, đánh giá: phát hiện ra ý nghĩa tư tưởng và giá trị nghệ thuật của bài thơ 
III. Thể loại truyện 
Câu 1: Nêu đặc trưng của truyện? Truyện khác với thơ tự sự trữ tình ở những điểm nào? Phân tích một ví dụ điển hình? 
Câu 2: Truyện được phân thành bao nhiêu loại ? 
Câu 3: Nêu yêu cầu chung khi đọc truyện? Em thường đọc truyện như thế nào ? 
III. Thể loại truyện 
Khái niệm 
Là phương thức phản ánh . đời sống qua câu chuyện, , sự kiện bởi người kể chuyện một cách .., đem lại một ý nghĩa 
 nào đó. 
Tư tưởng 
Hiện thực 
sự việc 
khách quan 
III. Thể loại truyện 
1. Khái lược về truyện 
a. Đặc trưng của truyện 
Truyện thường có: 
- Truyện mang tính khách quan 
Con người, sự kiện được miêu tả và kể lại bởi một người kể chuyện nào đó. 
Dù kể chuyện người hay kể chuyện mình, truyện bao giờ cũng tôn trọng sự thật. Bởi trên cái nền sự thật ấy mới có thể hư cấu, tạo nhân vật điển hình. 
III. Thể loại truyện 
1. Khái lược về truyện 
a. Đặc trưng của truyện 
Truyện thường có: 
- Cốt truyện 
 Cốt truyện bao gồm nhân vật, sự kiện và mối quan hệ giữa các tình tiết và sự kiện. Tất cả tạo ra sự vận động của hiện thực được phản ánh, góp phần khắc hoạ tính cách nhân vật, số phận từng nhân vật. 
Nhân vật được miêu tả đặt trong quan hệ với hoàn cảnh, môi trường xung quanh. Vì thế truyện không bị hạn chế về không gian, thời gian. 
III. Thể loại truyện 
1. Khái lược về truyện 
a. Đặc trưng của truyện 
Truyện thường có: 
- Ngôn ngữ truyện 
Ngôn ngữ phong phú. 
Có ngôn ngữ người kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật. 
Bên cạnh ngôn ngữ đối thoại có độc thoại. Ngôn ngữ truyện gần với đời sống. 
Ngôn ngữ truyện không bị giới hạn. 
III. Thể loại truyện 
1. Khái lược về truyện 
a. Đặc trưng của truyện 
Hãy chỉ ra: Cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ, không gian , thời gian trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân. 
III. Thể loại truyện 
1. Khái lược về truyện 
b. Phân loại truyện 
Văn học dân gian: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích,.. 
III. Thể loại truyện 
1. Khái lược về truyện 
b. Phân loại truyện 
Văn học Trung đại: Có truyện viết bằng chữ Hán, chữ Nôm 
III. Thể loại truyện 
1. Khái lược về truyện 
b. Phân loại truyện 
Văn học hiện đại: Truyện ngắn, Truyện dài, Truyện vừa, 
III. Thể loại truyện 
2. Yêu cầu đọc truyện 
Tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác... 
Phan tích diễn biến cốt truyện. 
Phân tích nhân vật: ngoại hình, tính cánh, ngôn ngữ... 
Xác định vấn đề của truyện đặt ra, ý nghĩa tư tưởng, giá trị của truyện trên các phương diện: nhận thức, giáo dục, thẫm mĩ. 
IV. Luyện tập 
Nhóm 1 + 2: Nghệ thuật tả cảnh, tả tình tron g “ Thu điếu” (Nguyễn Khuyến). 
Nhóm 3 + 4: Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong Thu điếu” (Nguyễn Khuyến) 
Củng cố 
Câu 1 : Phần lớn các nhà nghiên cứu phân các tác phẩm văn học gồm mấy loại lớn? 
Câu 2 : Phân loại thơ theo nội dung gồm có những loại nào? 
Câu 3 : Phân loại thơ theo cách thức tổ chức bài thơ gồm có những loại nào? 
Câu 5 : Nhận xét sau đúng hay sai?  “Thơ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng con người bằng ngôn ngữ cô đọng, gợi cảm, giàu hình ảnh và nhạc điệu”. 
Câu 4 : Thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn là những kiểu loại của? 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_11_tuan_13_mot_so_the_loai_van_hoc_tho_tru.pptx