Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 2: Câu cá mùa thu (Thu điếu) - Năm học 2022-2023 - Lớp 11A1 - Trường THPT Lê Quý Đôn

Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 2: Câu cá mùa thu (Thu điếu) - Năm học 2022-2023 - Lớp 11A1 - Trường THPT Lê Quý Đôn

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Tựa gối ôm cần lâu chẳng đặng,

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

 

pptx 24 trang Trí Tài 04/07/2023 2220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 2: Câu cá mùa thu (Thu điếu) - Năm học 2022-2023 - Lớp 11A1 - Trường THPT Lê Quý Đôn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu cá mùa thu ( Thu điếu ) 
Nguyễn Khuyến 
I 
Tìm hiểu chung 
1835-1909 
I,Tìm hiểu chung 
1,Tác giả: 
- Tên thật là Nguyễn Thắng 
- Quê quán : Bình Lục - Hà Nam 
- Xuất thân trong gia đình nhà Nho nghèo 
-Đỗ cao->Tam Nguyên Yên Đổ-> Dạy học, sống cuộc đời thanh bạch 
- Tài năng,cốt cách thanh bạch,yêu nước, thương dân. 
1835-1909 
I,Tìm hiểu chung 
1,Tác giả: 
- Tình yêu ,quê hương,đất nước,gia đình,bạn bè 
- Phản ánh cuộc sống lao động của con người nghèo khổ,lam lũ. 
Nội dung văn chương 
- Bộc lộ tấm lòng ưu ái yêu nước,thương dân 
- Đảo kích thực dân xâm lược ,giai cấp xâm lược 
Nhà thơ của làng cảnh Việt Nam 
II 
Tìm hiểu chi tiết 
1 
Hoàn 
cảnh 
2 
Xuất 
xứ 
3 
Thể 
loại 
4 
Đọc 
Tìm hiểu văn bản 
1 
Hoàn 
cảnh 
Hoàn cảnh sáng tác: 
được sáng tác khi tác giả về ở ẩn tại quê nhà 
2 
Xuất 
xứ 
Vị trí: nằm trong chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến 
3 
Thể 
loại 
 Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật. 
4 
Đọc 
Tìm hiểu văn bản 
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, 
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo. 
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, 
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo. 
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt, 
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. 
Tựa gối ôm cần lâu chẳng đặng, 
Cá đâu đớp động dưới chân bèo. 
Thu điếu - Nguyễn Khuyến 
Bố cục: đề – thực – luận – kết 
Quang cảnh mùa thu 
Những chuyển động nhẹ nhàng của mùa thu 
Bầu trời và không gian làng quê 
Tâm trạng của nhà thơ 
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo 
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo” 
Không gian – thời gian: ao thu không gian nhỏ 
+ lạnh lẽo: cảm nhận bằng xúc giác 
 gợi sự lạnh lẽo, tĩnh lặng, hiu quạnh 
+ trong veo: cảm nhận bằng thị giác 
 gợi sự trong trẻo, thanh sạch của làn nước thu 
=> Nét đặc trưng của khí thu, nước thu. Mặt ao trong và lặng, cảnh thu thanh tĩnh. 
Cảnh vật: chiếc thuyền câu 
+ một: danh từ chỉ đơn vị, số từ ít ỏi 
+ bé tẻo teo: nhấn mạnh sự nhỏ bé 
=> Không gian mùa thu tĩnh lặng, nhỏ hẹp, bình dị, thân thuộc. 
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo 
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo” 
“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí 
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo” 
- Điểm nhìn: từ mặt ao thu nhìn ra cảnh vật xung quanh 
- Màu sắc: 
+ sóng biếc: sắc nước xanh biếc phản chiếu từ mọi vật. 
 Sắc xanh của trời, của cây cối hoà lẫn cùng sắc xanh của nước thu. 
 Không gian rộng mở cao và sâu hơn 
+ Sắc vàng của lá rụng nổi bật trên nền xanh 
 Cảnh thu, hồn thu càng thêm phần sống động, thể hiện cái thần của sắc thu. 
 Không gian xanh trong, dịu nhẹ và mát mẻ. Bức tranh mùa thu đã lan toả gam màu xanh thanh đạm mà sâu lắng đến kì lạ. 
- Chuyển động: + hơi gợn tí : chuyển động nhẹ sự chăm chú quan sát của thi nhân. 
 + khẽ đưa vèo : chuyển động rất nhẹ, rất khẽ 
 Nghệ thuật Lấy động tả tĩnh, sự cảm nhận tinh tế và sâu sắc. 
 Có sự chuyển động nhưng lại là một cách khẽ khàng. Không gian thu tĩnh lặng, phảng phất buồn. 
=> Hình ảnh thơ bình dị, thân thuộc ko chỉ thể hiện cái hồn của cảnh thu và còn thể hiện cái hồn của cuộc sống ở nông thôn xưa. 
=> Tấm lòng yêu thiên nhiên, gắn bó với làng quê. 
“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt 
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo” 
Điểm nhìn: di chuyển cao xa gần thấp 
Cảnh vật: 
+ Trời thu: tầng mây lơ lửng : chuyển động nhẹ nhàng 
 xanh ngắt : xanh không gợn mây 
 Sự trong trẻo của sắc trời thu. 
+ Ngõ trúc quanh co : uốn lượn như kéo dài không gian 
+ Khách vắng teo : vắng vẻ vô cùng, yên ả đến trống trải 
=> Khắc sâu sự hiu quạnh, tĩnh mịch 
=> Tâm sự cô đơn, lẻ loi của lòng người trước thời cuộc rộn ràng. 
Hình ảnh con người xuất hiện trực tiếp: 
+ Tư thế tựa gối : người đi câu thu mình trong dáng vẻ trầm lắng 
+ Hành động buông cần : thả lỏng, không để tâm việc câu cá trước mắt 
+ Tâm thế: thanh cao, lánh đục, trầm lắng, suy tư về thế sự. 
 Thủ pháp lấy động tả tĩnh 
 Không gian tĩnh lặng, người đi câu trầm ngâm, chất chứa nhiều suy tư. 
Tiếng động xuất hiện cuối bài thơ: tiếng cá đớp động 
+ đâu : phủ định không có tiếng cá 
 Khẳng định có cá đớp mồi đâu đó 
 tiếng động rất khẽ, mơ hồ 
 tăng vẻ tĩnh lặng 
 Sự quan xát tinh tế của nhà thơ 
=> Câu cá nhưng thực ra không bàn chuyện câu cá. Sự tĩnh lặng của cảnh vật cho cảm nhận về nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ, tâm sự đầy đau buồn trước tình cảnh đất nước. 
III 
Tổng kết 
 Vẻ đẹp bình dị, quen thuộc điển hình cho cảnh sắc mùa thu của thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ. 
- Tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng thời thế của tác giả, bỏ lại những mưu cầu danh lợi, lựa chọn lối sống thanh nhàn, ẩn dật, trở về quê "buông cần bó gối” giữa thiên nhiên đất trời để giữ mình thanh cao. 
- Hệ thống từ ngữ tình từ đặc sắc 
- Cách gieo vần độc đáo: vần "eo" đi vào thơ của Nguyễn Khuyến rất tự nhiên, không hề gò bó . 
- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc trưng của văn học trung đại. 
- Nghệ thuật lấy động tả tĩnh 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_11_tuan_2_cau_ca_mua_thu_thu_dieu_nam_hoc.pptx