Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 2: Tự tình (4 câu cuối) - Năm học 2022-2023 - Phùng Khánh Ngọc
-Nội dung: .
Khát vọng hạnh phúc, công bằng, ý thức về bản ngã. . Tiếng nói thương cảm, đầy cay đắng đối với những phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp của họ. Mảng thơ tạo sắc màu riêng trong thơ bà chính là mảng thơ viết về cảnh ngộ riêng tư, đó là cảnh ngộ của một người phụ nữ có bản lĩnh, đầy sức sống, hết mực tài hoa nhưng cuộc đời riêng tư lại là một chuổi bất hạnh. Ngoài ra mảng thơ viết về thiên nhiên cũng rất độc đáo và ấn tượng.
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 2: Tự tình (4 câu cuối) - Năm học 2022-2023 - Phùng Khánh Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự Tình II Hồ Xuân Hương I.Tìm hiểu chung 1.Tác giả: a.Cuộc đời: -Hồ Xuân Hương (?- ? ) là một trong những nữ sĩ tài ba bậc nhất của văn học trung đại VN đầu thế kỉ XIX. - Quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. + Là người rất thông minh, không được học nhiều, nhưng giao thiệp rộng. +Đường tình duyên lận đận, ngang trái: hai lần lấy chồng đều hai lần làm lẽ, rồi chồng chết, lại sống độc thân. b, Sự nghiệp sáng tác: -Hồ Xuân Hương sáng tác cả chữ Nôm lẫn chữ Hán.Theo giới nghiên cứu, hiện có khoảng 40 bài thơ Nôm tương truyền là của bà. -Ngoài ra còn có tập “Lưu Hương kí” gồm có 24 bài thơ bằng chữ Hán và 26 bài thơ chữ Nôm. -Là hiện tượng độc đáo, nhà thơ nữ viết về phụ nữ, “bà Chúa thơ Nôm”. -Nội dung: . Khát vọng hạnh phúc, công bằng, ý thức về bản ngã. . Tiếng nói thương cảm, đầy cay đắng đối với những phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp của họ. Mảng thơ tạo sắc màu riêng trong thơ bà chính là mảng thơ viết về cảnh ngộ riêng tư, đó là cảnh ngộ của một người phụ nữ có bản lĩnh, đầy sức sống, hết mực tài hoa nhưng cuộc đời riêng tư lại là một chuổi bất hạnh. Ngoài ra mảng thơ viết về thiên nhiên cũng rất độc đáo và ấn tượng. b, Sự nghiệp sáng tác: -Nghệ thuật: biệt tài sử dụng ngôn ngữ độc đáo. 2.Tác phẩm: - Xuất xứ: Bài thơ nằm trong chùm thơ “Tự tình” ( I, II, III) - Nhan đề: tự (tự bản thân mình), tình (tất cả thế giới tình cảm bên trong con người với những nỗi niềm, tâm trạng, cảm xúc) -> Nỗi niềm, cảm xúc của chủ thể trữ tình. 3.Đọc - chia bố cục Tự tình II – Hồ Xuân Hương Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn, Trơ cái hồng nhan với nước non. Chén rượu hương đưa say lại tỉnh, Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn, Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám. Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn. Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại, Mảnh tình san sẻ tí con con! -Thể loại: thất ngôn bát cú Đường luật. - Bố cục 4 phần: đề, thực, luận, kết. - Chủ đề: Bài thơ là nỗi thương mình trong cô đơn lẽ mọn, khao khát hạnh phúc, tuổi xuân. Đồng thời thể hiện thái độ bứt phá, vùng vẫy, muốn thoát ra khỏi cảnh ngộ, muốn vươn lên giành hạnh phúc nhưng vẫn rơi vào bi kịch II.Tìm hiểu chi tiết 1. Hai câu đề “ Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn, Trơ cái hồng nhan với nuớc non ”. * Nỗi cô đơn và nỗi buồn của nữ thi sĩ: - Thời gian: “đêm khuya”: tự đối diện với chính mình. - Âm thanh: “ trống canh dồn”. Không làm cho không gian náo động, mà ngược lại còn gợi sự yên ắng. - Không gian: rất rộng lớn: “nước non”. II.Tìm hiểu chi tiết 1. Hai câu đề “ Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn, Trơ cái hồng nhan với nước non”. * Nghệ thuật: Đối lập : cái hồng nhan > < nước non Sự hiu quạnh của không gian và tác giả Cách ngắt nhịp : 1/3/3 Nhấn mạnh cảm giác trơ trọi của nữ thi sĩ Lấy động tả tĩnh : “trống canh dồn” Nhấn mạnh thêm cái tĩnh lặng của đêm Biện pháp nghệ thuật Thể hiện 2. Hai câu thực “ Chén rượu hương đưa say lại tỉnh, Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn ”. - Nữ thi sĩ đã dùng đến rượu để giải khuây nhưng càng uống lại càng tỉnh. “ Say lại tỉnh ” Vòng luẩn quẩn của tình duyên. Càng uống lại càng tỉnh, càng nhận ra nỗi đau của riêng mình. 2. Hai câu thực “ Chén rượu hương đưa say lại tỉnh, Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn ”. “Vầng trăng” Bóng xế - Khuyết - Chưa tròn “Bóng xế”: trăng sắp tàn “Khuyết”: trăng không tròn “Chưa tròn”: nhấn mạnh lại sự thiếu vắng Hình ảnh ẩn dụ về cuộc đời nữ thi sĩ: Tuổi xuân đã qua đi mà hạnh phúc thì chưa trọn vẹn “ Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám, Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn ”. Sự khác biệt hoàn toàn so với 4 câu đầu: * Nội dung: 4 câu đầu 2 câu luận Sự cô đơn, chán chường của tác giả Sự phản kháng mạnh mẽ đến mức quyết liệt để thoát khỏi hiện tại 3. Hai câu luận 3. Hai câu luận Biện pháp nghệ thuật Thể hiện * Nghệ thuật: Đảo ngữ : đảo lên đầu câu 2 động từ: “xiên ngang”, “đâm toạc” Sự vùng vẫy, không cam chịu, muốn thoát khỏi thực tại Đối lập : “rêu” , “đá” > < “xiên”, “ đâm” Đối tương hỗ : nội dung 2 câu Ẩn dụ : hình ảnh “rêu”, “đá” và “mặt đất”, “chân mây” Sự trỗi dậy mạnh mẽ của những thứ nhỏ bé “Rêu”, “đá”: con người “Mặt đất”, “chân mây”: xã hội cũ 4. Hai câu kết “ Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại, Mảnh tình san sẻ tí con con! ”. * Nữ thi sĩ trở về với thực tại nghiệt ngã và mang theo tiếng thở dài não nề: - Từ “ngán nỗi”: ngao ngán, ngán ngẩm, chán chường. - Hình ảnh “xuân”: mùa xuân thiên nhiên, thời gian; cũng là tuổi trẻ của người phụ nữ. - Hình ảnh “mảnh tình”: tình duyên bé nhỏ, mong manh. - Từ láy “san sẻ”: cuộc đời làm lẽ. - Từ láy “con con”: rất bé nhỏ. 4. Hai câu kết * Nghệ thuật: Biện pháp nghệ thuật Thể hiện Ẩn dụ: hình ảnh “xuân” Tuổi trẻ của tác giả Từ láy: “con con” Hình ảnh của thứ quá nhỏ Dùng từ: “mảnh” - Chỉ thứ tình duyên nhỏ bé, quá mong manh - Dùng từ sáng tạo 4. Hai câu kết * Nội dung * Nghệ thuật Hạnh phúc bèo bọt của người phụ nữ Lời tố cáo xã hội phong kiến chà đạp, vùi dập người phụ nữ đồng thời thể hiện khát vọng và lên tiếng cho hạnh phúc của con người trong xã hội cũ III. Tổng kết * Nội dung: - Nói lên bi kịch, khát vọng của tác giả. - Hoàn cảnh chung: trong buồn tủi người phụ nữ cố gắng vươn lên nhưng cuối cùng vẫn phải chịu bi kịch. - Lên tiếng cho hạnh phúc của người phụ nữ. * Nghệ thuật: Nghệ thuật dùng từ, xây dựng hình tượng.
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_11_tuan_2_tu_tinh_4_cau_cuoi_nam_hoc_2022.pptx