Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 2: Tự tình (Bài II) - Năm học 2022-2023 - Phạm Quang Duy - Trường THPT Nguyễn Sinh Sắc

Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 2: Tự tình (Bài II) - Năm học 2022-2023 - Phạm Quang Duy - Trường THPT Nguyễn Sinh Sắc

- Hồ Xuân Hương sống cuối XVIII-đầu XIX, là một thiên tài kì nữ nhưng cuộc đời tình duyên gặp nhiều éo le, ngang trái, bất hạnh.

 

pptx 20 trang Trí Tài 04/07/2023 730
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 2: Tự tình (Bài II) - Năm học 2022-2023 - Phạm Quang Duy - Trường THPT Nguyễn Sinh Sắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO VIÊN 
TRƯỜNG THPT NGUYỄN SINH SẮC 
HỌC VĂN CÙNG THẦY PHẠM QUANG DUY 
TỰ TÌNH (Bài 2) 
	 Hồ Xuân Hương 
Tranh minh họa Hồ Xuân Hương 
BỐ CỤC BÀI 
 I 
1) Tác giả 
2) Bài thơ 
I. Tìm hiểu chung 
 II 
II. Đọc – hiểu: 
III 
1) Hai câu đề: 
2) Hai câu thực : 
3) Hai câu luận: 
4 ) Hai câu kết: 
1 ) Nghệ thuật 
III. Tổng kết 
2) Ý nghĩ VB 
I ) Tìm hiểu chung 
- Hồ Xuân Hương sống cuối XVIII-đầu XIX, là một thiên tài kì nữ nhưng cuộc đời tình duyên gặp nhiều éo le, ngang trái, bất hạnh . 
1. Tác giả 
- Sáng tác cả chữ Hán và chữ Nôm nhưng thành công ở chữ Nôm. 
- Thơ Hồ Xuân Hương viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm chất dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng; được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. 
I ) Tìm hiểu chung 
I ) Tìm hiểu chung 
2. Tác phẩm 
a. Nhan đề: Tự tình là tự bộc lộ tâm tình 
b.Thể loại: thơ Nôm Đường luật, thể thất ngôn bát cú. 
c. Xuất xứ: nằm trong chùm thơ “Tự tình” gồm ba bài của Hồ Xuân Hương. 
d.Bố cục: chia làm bốn phần: đề, thực, luận, kết. 
II) Đọc – hiểu 
Hai câu đề 
“ Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn, 
 Trơ cái hồng nhan với nước non” 
- Thời gian: đêm khuya: thời điểm con người đối diện với chính mình 
- Không gian: bao la, rộng lớn (vắng lặng) 
 nhấn mạnh cảm giác cô đơn , bé nhỏ, tâm sự buồn bã, u hoài. 
- Âm thanh: 
+ Từ láy “văng vẳng” -> gợi tả tiếng trống canh từ xa vọng lại,. 
+ Động từ “dồn” : bước đi dồn dập của thời gian và sự rối bời của tâm trạng. 
- Động từ “trơ” : trơ trọi, t ủi hổ, bẽ bàng 
- Phép đối “hồng nhan” ><“nước non”  sự thách thức với thời gian, với tạo hóa 
- Từ “cái” kết hợp từ “hồng nhan” gợi tả sự rẻ rúng, mỉa mai, đầy khinh bạc. 
- Nhịp thơ 1/3/3 thay đổi và phép tu từ đảo ngữ  nhấn mạnh sự tủi hổ, bẽ bàng. 
 Nỗi cô đơn, buồn tủi và bẽ bàng về duyên phận của nhân vật trữ tình. 
II) Đọc – hiểu 
2. Hai câu thực 
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh, 
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn. 
 “ Say lại tỉnh” 
-> vòng lẩn quẩn, cuộc sống quẩn quanh, như kiếp tằm lẩn quẩn chung trong kén 
 Chút hương rượu mong giải sầu nhưng không được, say lại tỉnh, tỉnh càng buồn hơn. 
II) Đọc – hiểu 
2. Hai câu thực 
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh, 
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn. 
“ Trăng khuyết ” : chưa tròn 
 Tuổi xuân đã đi qua , tuổi già sắp đến nhưng tình duyên vẫn chưa trọn vẹn 
II) Đọc – hiểu 
2. Hai câu thực 
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh, 
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn. 
 “ Say lại tỉnh” 
-> vòng quẩn quanh 
 Chút hương rượu mong giải sầu nhưng không được, say lại tỉnh, tỉnh càng buồn hơn. 
“ Trăng khuyết ” : chưa tròn 
 Tuổi xuân đã đi qua nhưng tình duyên vẫn chưa trọn vẹn 
Người say lại tỉnh >< trăng khuyết vẫn khuyết 
 Hai câu đối thanh nghịch ý , bởi con người muốn thay đổi mà hoàn cảnh cứ ỳ ra vô cùng cô đơn, buồn và tuyệt vọng. 
 Nỗi buồn tủi, cay đắng cho duyên phận dở dang, lỡ làng của một người phụ nữ tài hoa, ý thức sâu sắc về tình cảnh của bản thân . 
II) Đọc – hiểu 
3. Hai câu luận 
Xiên ngang mặt đất , rêu từng đám, 
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn. 
- Hình ảnh rêu: nhỏ bé, hèn mọn, không chịu khuất phục, mềm yếu. 
- Hình ảnh đá: rắn chắc nhưng giờ đây dường như nó cứng hơn, nhọn hơn để đâm toạc chân mây. 
- Các động từ mạnh ( xiên, đâm ) kết hợp với bổ ngữ “ ngang, toạc” -> biện pháp đảo ngữ ( rêu từng đám, đá mấy hòn ): thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh, phản kháng, không cam chịu số phận. 
 Cảnh thiên nhiên qua cảm nhận của người mang sẵn niềm phẫn uất và bộc lộ cá tính, bản lĩnh không cam chịu, như muốn thách thức số phận của Hồ Xuân Hương. 
II) Đọc – hiểu 
4. Hai câu kết 
Ngán nỗi xuân đi/ xuân lại/ lại, 
Mảnh tình san sẻ/ tí con con . 
- Từ “ngán” là chán ngán, ngán ngẩm. 
- Cụm từ : « xuân đi, xuân lại lại”: 
+ Xuân: ẩn dụ chỉ mùa xuân và chỉ tuổi xuân, tuổi trẻ. 
+ Lại: là thêm lần nữa, là trở lại. 
=>Mùa xuân đi qua mùa xuân sẽ trở lại, nhưng tuổi xuân không bao giờ trở lại. Đó là tiếng thở dài ngao ngán cho số phận. 
II) Đọc – hiểu 
4. Hai câu kết 
- “Mảnh tình – san sẻ - tí – con con” 
+ Từ «mảnh» chỉ chút tình quá nhỏ, lại còn phải chia sớt, san sẻ. 
+ Biện pháp nghệ thuật tu từ tiệm tiến «tí con con» diễn tả nỗi xót xa, nghịch cảnh càng éo le. 
 Tâm trạng chán chường, buồn tủi mà cháy bỏng khát vọng hạnh phúc, cũng là nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. 
III) Tổng kết 
 2. Ý nghĩa văn bản: Bản lĩnh Hồ Xuân Hương được thể hiện qua tâm trạng đầy bi kịch: vừa buồn tủi, phẫn uất trước tình cảnh éo le, vừa cháy bỏng khao khát được sống hạnh phúc.. 
1. Nghệ thuật 
- Sử dụng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn. 
- Tả cảnh sinh động; đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ. 
BÀI TẬP VẬN DỤNG: 
 Đọc Tự tình (bài 1 – SGK trang 20), nêu nhận xét sự giống nhau và khác nhau giữa Tự tình (bài 1) và Tự tình (bài 2) 
TỰ TÌNH (bài 1) 
Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,  Oán hận trông ra khắp mọi chòm .  Mõ thảm không khua mà cũng cốc,  Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om.  Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ,  Sau giận vì duyên để mõm mòm.  Tài tử văn nhân ai đó tá?  Thân này đâu đã chịu già tom! 
TỰ TÌNH (bài 2) 
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn ,  Trơ cái hồng nhan với nước non.  Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,  Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn,  Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.  Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.  Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,  Mảnh tình san sẻ tí con con! 
 Chọn hai câu thơ trong bài thơ “Tự tình (II)” mà em tâm đắc viết một đoạn văn ngắn khoảng 100 chữ trình bày cảm nghĩ cá nhân về tâm trạng của nhân vật trữ tình bộc lộ qua hai câu thơ đó. 
BÀI TẬP VỀ NHÀ 
HƯỚNG DẪN GIẢI 
- Giống nhau: 
 Thể thơ và thất ngôn bát cú, vận dụng tài tình những từ ngữ bình dị trong cuộc sống, nỗi lòng cô đơn buồn tủi phẫn uất, khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc. 
- Khác nhau: 
 + Tự tình (bài 1): phản kháng mạnh mẽ và quyết liệt hơn Tự tình (bài 2) như các từ: oán hận, giận rền rĩ, đâu đã chịu. 
 + Tự tình (bài 2): uyển chuyển, sáng tạo lay động mãnh liệt hơn về nghệ thuật. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_11_tuan_2_tu_tinh_bai_ii_nam_hoc_2022_2023.pptx