Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 21: Vội vàng - Năm học 2022-2023 - Bảo Lan - Trường THPT Nguyễn Trãi

Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 21: Vội vàng - Năm học 2022-2023 - Bảo Lan - Trường THPT Nguyễn Trãi


 II. GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT
 1. Đoạn 1: Khát vọng không tưởng của nhà thơ.
- Niềm ước muốn kì lạ, táo bạo, liều lĩnh:
 + tắt nắng -> giữ lại màu sắc
 + buộc gió-> giữ lại hương thơm
=> Đây là ước muốn kì lạ, táo bạo của nhà thơ, là ước muốn trái ngược với quy luật của tự nhiên, đoạt quyền của tạo hoá muốn chế ngự cả đất trời để giữ lại hương thơm và màu sắc. Thực chất là sợ thời gian trôi chảy, muốn níu kéo thời gian, muốn tận hưởng mãi hương vị của cuộc sống, muốn bất tử hóa cái đẹp.
=> Hiểu rộng ra là khao khát muốn được lưu giữu khoảnh khắc hiện tại bằng cách chặn đứng bước đi của thời gian.


ppt 26 trang Trí Tài 03/07/2023 1840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 21: Vội vàng - Năm học 2022-2023 - Bảo Lan - Trường THPT Nguyễn Trãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập: VỘI VÀNG - Xuân Diệu - 
I. TÁC GIẢ, TÁC PHẨM 1. Tác giả:- Xuân Diệu (1916 – 1985), có bút danh là Trảo Nha.- Ông là nghệ sĩ lớn, nhà văn hóa lớn có sức sáng tạo mãnh liệt, bền bỉ và sự nghiệp văn học phong phú. - Trước CM: “ Nhà thơ mới nhất trong tất cả các nhà thơ mới ” ( Hoài Thanh)  - Sau CM là một trong những nhà thơ hàng đầu của thơ ca hiện đại - lao động sáng tạo nghệ thuật cần cù, sự nghiệp VH phong phú đa dạng-Ông là nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình, nhà dịch thơ, nhà bình thơ, nhà văn hóa lớn của Việt nam thế kỉ XX  
2. Tác phẩm: * Xuất xứ : Rút từ tập “Thơ thơ” (1938), tập thơ đầu tay cũng là tập thơ khẳng định vị trí của Xuân Diệu – thi sĩ “mới nhất trong các nhà thơ mới”. * Bố cục: gồm ba phần - Đoạn một (13 câu đầu): bộc lộ tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết. - Đoạn hai (câu 14 đến câu 29): nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người, trước sự trôi qua nhanh chóng của thời gian. - Đoạn ba (còn lại): lời giục giã cuống quýt, vội vàng để tận hưởng những giây phút tuổi xuân của mình giữa mùa xuân của cuộc đời, của vũ trụ. 
 II. GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT  1. Đoạn 1 : Khát vọng không tưởng của nhà thơ. - Niềm ước muốn kì lạ, táo bạo, liều lĩnh:  + tắt nắng -> giữ lại màu sắc + buộc gió-> giữ lại hương thơm => Đây là ước muốn kì lạ, táo bạo của nhà thơ, là ước muốn trái ngược với quy luật của tự nhiên, đoạt quyền của tạo hoá muốn chế ngự cả đất trời để giữ lại hương thơm và màu sắc. Thực chất là sợ thời gian trôi chảy, muốn níu kéo thời gian, muốn tận hưởng mãi hương vị của cuộc sống, muốn bất tử hóa cái đẹp.  => Hiểu rộng ra là khao khát muốn được lưu giữu khoảnh khắc hiện tại bằng cách chặn đứng bước đi của thời gian.   
- Nghệ thuật: + Thể thơ ngũ ngôn ngắn gọn, rõ ràng như lời khẳng định, cố nén cảm xúc và ý tưởng. + Điệp ngữ: Tôi muốn / tôi muốn gợi một cái tôi cá nhân khao khát giao cảm và yêu đời đến tha thiết .  - Điệp từ “đừng”: giống như một lời cầu xin khẩn thiết vì quyền năng của t ạo hóa mạnh mẽ quá, tạo hóa hãy dừng lại quyền năng vô biên để cuộc sống mãi mãi tươi đẹp như giây phút hiện tại.  => XD vừa giống một vị chỉ huy đầy ngông cuồng táo bạo, vừa giống một đứa trẻ ngây thơ hồn nhiên.Mục đích duy nhất là chặn bước đi của thời gian để giữ lại khoảnh khắc hiện tại. => Tình yêu cuộc sống tha thiết 
2. Đoạn 2: Cảm nhận về khung cảnh mùa xuân - thiên đường trên mặt đất.  - Hình ảnh thiên nhiên:  + Khu vườn xuân được mở ra với liên tiếp những hình ảnh phong phú, ngồn ngộn bằng rất nhiều hình ảnh, tạo vật:  . ong bướm  . Hoa lá  . Yến anh  . Ánh sáng ...=> XD đã nhìn thiên nhiên mùa xuân bằng cặp mắt xanh non và biếc rờn , vạn vật đang ở độ căng tràn, non tơ, mĩ miều nhất:. tuần tháng ngọt ngào như mật - tuần tháng đẹp nhất. Đồng nội xanh rì – rất rất xanh, bạt ngàn. Cành tơ – nõn nà. Khúc tình si - khúc ca say mê, đắm đuối. Thần vui gõ cửa – niềm vui ngập tràn, kề bên  
+ Đó là một khung cảnh thiên nhiên đầy xuân sắc và say đắm xuân tình: 
. Ong bướm - Trong tuần tháng mật yêu đương hạnh phúc. 
. Hoa - Trong đồng nội (Hoa chỉ đ e p nhất khi được khoe sắc, khoe hương giữa đồng nội xanh rì, giữa cái nền xanh rì ấy những bông hoa sẽ tươi đẹp nhất) 
. Lá – của cành tơ (uyển chuyển mềm mại) 
. Yến – anh (chim én chim anh kết thành đôi đang tấu lên khúc nhạc tình si của hạnh phúc) 
. Ánh sáng chớp hàng mi – mang g ương mặt của người đẹp. ( Đặc điểm trong thơ XD, các hình ảnh thơ hoặc là biến thành cặp đôi, hoặc là mang bóng dáng của thanh tân giai nh â n trong con mắt si tình của thi nhân ) . 
=> Tác giả sử dụng nhiều tính ngữ giàu sức gợi => Vườn xuân đã biến thành khu vườn của tình yêu của hạnh phúc -> thi nhân đã biến thành tình nhân say đắm trong khu vườn mùa xuân tình yêu. 
+ Đó là một thiên nhiên mùa xuân hết sức bình dị và thân quen : Cảnh vật trong thơ XD đều hết sức đời thường , tồn tại ngay trong cuộc đời trần thế nhưng đã được XD nhìn bằng một cặp mắt non tơ nên nó trở thành một thiên đường trên mặt đất 
Hoài Thanh không sai khi nx: “XD đốt cảnh bồng lai xua ai nấy về hạ giới” 
+ Đó là một mùa xuân độc đáo nồng nàn hơi thở cuộc sống, tình yêu bởi cách so sánh đầy táo bạo của XD: “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” 
. NT so sánh : so sánh theo phép tương giao , cảm quan tương ứng theo quan niệm của phương tây 
	Tháng giêng: tháng khởi đầu mùa xuân, tháng đang ở độ căng mọng đẹp tươi nhất của mùa xuân. 
	Cặp môi gần: cặp môi của người thiếu nữ, cặp môi đang ở độ căng mọng đẹp tươi nhất của tuổi trẻ. 
=> So sánh trở nên hợp lí, gợi cảm. => vẻ đẹp hấp dẫn, mơì gọi 
. NT chuyển đổi cảm giác : tháng giêng ngon – chuyển đổi cảm giác 
	Tháng giêng là khái niệm vô hình trừu tượng 
	Ở đây đã trở thành hữu hình, cụ thể: tháng giêng mà có thê cảm nhận được bằng vị giác -> cảm nhận vẻ đẹp mùa xuân một cách khái quát hơn . => Quan điểm thẩm mỹ mới mẻ, tiến bộ. 
. Quan điểm mới : Con người là chuẩn điểm của cái đẹp -> đề cao và tôn vinh con người -> giúp hình dung vẻ đẹp của thiên nhiên rõ nét hơn. 
Khu vườn hiện lên với vẻ đẹp riêng, rất lạ, gây ấn tượng đối với người đọc. 
 Cảm xúc của nhà thơ: 
	+ Câu thơ đặc biệt vì dấu chấm ngắt đôi câu thơ thành hai nửa, hai nửa là diễn tả hai cảm xúc của XD: Sung sướng và vội vàng. 
	 Dấu chấm câu khép lại phần đầu: niềm say mê, sung sướng trước vẻ đẹp của đất trời khi vào xuân. Đang sung sướng nhưng khựng lại, gi ậ t mình trước niềm vui ko trọn vẹn v ì nó không vĩnh viễn. -> Chuyển từ niềm sung sướng sang vội vàng – vội vàng để tận hưởng . 
	 + Không chờ cái nắng mùa hạ mới tiếc mùa xuân mà tiếc ngay khi đ ang ở trong mùa xuân . -> Quan niệm mới mẻ về thời gian: Thời gian là tuyến tính, một đi không trở lại. 
	=> Hình ảnh thơ độc đáo, mới mẻ, giọng thơ hối hả đắm say đã vẽ nên một bức tranh xuân tuyệt đẹp thể hiện niềm vui sướng rạo rực ngất ngây của hồn thơ XD trước vườn xuân . “cuộc sống thật tươi đẹp, đó là một thế giới tươi đẹp, hoan lạc và đáng sống” (XD) 
Bài Thanh niên : 
Ta ôm bó cánh tay ta làm rắn 
Làm dây da quấn quýt cả mình xuân 
Không muốn đi mãi mãi ở vườn trần 
Chân hóa rễ để hút mùa dưới đất 
2. Quan niệm mơí mẻ về thời gian và n ỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người  - Quan niệm về thời gian: 	 + Xuân tới - xuân qua + Xuân non - xuân già + Xuân hết - tôi mất. + Lòng rộng - đời chật. + Xuân không tuần hoàn – tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại + Còn trời đất – chẳng còn tôi  
+ Quan niệm về thời gian tuyến tính, một đi không trở lại (quan niệm mơí - khác với quan niệm thời gian tuần hoàn của người xưa) bơỉ vì XD đã gắn liền thời gian với tuổi trẻ của con người.. Các cặp từ trái nghĩa : đương tới > XD đã ý thức rất rõ về sự chảy trôi của thời gian  
+ Cảm nhận đầy bi kịch về sự sống, mỗi khoảnh khắc trôi qua là một sự mất mát, phai tàn, phôi pha, mòn héo. 
. XD nhận thấy sự đối lập giữa cái vô biên của thời gian vật lí với sự hữu hạn của đời người: lòng tôi rộng > < chẳng còn tôi mãi; 
.Nhà thơ đã gắn liền mùa xuân của đất trời với tuổi xuân của con người để rồi thấy nếu tuổi xuân của đời người qua đi thì sự trở lại của mùa xuân đất trời cũng trở nên vô nghĩa: xuân hết – tôi mất 
 XD cảm thấy tiếc nuối tất cả mọi thứ trong cuộc đời, thậm chí thành một nỗi xót xa, tuyệt vọng. 
+ Nhà thơ dự cảm thấy trước tất cả những chia li, tàn phai của sự sống: 
. Bâng khuâng, tiếc đất trời 
. Tháng năm: rớm vị chia phôi 
. sông núi: tiễn biệt 
. Con gió xinh: hờn vì phải bay đi 
. Chim: đứt tiếng reo thi vì sợ độ phai tàn... 
+ Nhà thơ thốt lên: “ Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa... ” Câu thơ là tiếng than vì sự tiếc nuối vạn vật đang tan rã chia lìa. Thán từ “ôi” và điệp ngữ chẳng bao giờ bộc lộ một trạng thái tuyệt vọng, xót xa của nhà thơ trước bước đi vội vã của thời gian. 
=> Nếu người xưa lấy sinh mệnh vũ trụ để đo dòng chảy của thời gian thì XD lại dùng sinh mệnh của cá thể, những khoảnh khắc ngắn ngủi của đời người và tuổi trẻ để đong đếm tháng năm. Và càng nhận thức tỉnh táo về đời người ngắn ngủi, tuổi trẻ một đi không trở lại thì nhà thơ càng cảm thấy bi kịch, hoài nghi, chán nản. Đây có thể nói là một quan niệm hết sức mới mẻ về thời gian và mang đầy tính nhân văn, quan niệm này chỉ có thể có được ở một con người luôn trân trọng và nâng niu cuộc sống, người luôn yêu đời, yêu sống đén cuồng nhiệt. 
3 . Lời giục giã cuống quýt vội vàng để tận hưởng tuổi xuân của mình... C 31-39 
- Câu thơ đầu: “ Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm” : Muốn níu kéo thời gian nhưng không được. Vậy chỉ còn một cách là hãy sống cao độ giây phút của tuổi xuân. Nhà thơ như giục giã chính bản thân tận hưởng cuộc sống: hãy mau lên, vội vàng lên, gấp gáp lên, hãy vượt qua thời gian mà sống, mà cống hiến. Bởi giờ đây vẫn trẻ trung, vẫn đủ sức sống cống hiến tuổi xuân cho cuộc đời. 
- Điệp ngữ “Ta muốn”  chuyển từ cái tôi cá nhân sang cái ta mang ý nghĩa tình cảm chung, có tính phổ quát ( không chỉ là nhà thơ mà tất cả mọi người)- Các động từ mạnh kết hợp với nghệ thuật tăng tiến (ôm, riết, say, thâu, hôn, cắn) và một chuỗi câu được lặp lại: - Ta muốn – ôm – sự sống mơn mởn - Riết – mây đưa, gió lượn - Say – cánh bướm, tình yêu - Thâu – hôn nhiều - Cắn – xuân hồng - Cho: Chếnh choáng Đã đầy No nê. 
+ Từ chỉ mức độ: Chếnh choáng đã đầy no nê  +Điệp từ: và...và...và; cho...cho...cho. -> Tình cảm ngày càng mãnh liệt, cuồng nhiệt của chủ thể trữ tình.Hàng loạt các hình ảnh thơ tươi mới, đầy sức sống : sự sống mơn mởn; mây đưa, gió lượn; cánh bướm – tình yêu; cái hôn nhiều; non nước, cỏ cây -> Hãy sống vội vàng, ra sức tận hưởng tuổi trẻ, mùa xuân, tình yêu, những gì mà cuộc đời ban tặng thật hết mình; Bộc lộ sự ham hố, say mê, vồ vập, yêu đời, khao khát hòa nhập của tác giả với thiên nhiên và tình yêu tuổi trẻ. 
- Câu thơ cuối là đỉnh điểm của cảm xúc:“ Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi ”-> sự kết hợp giữa cái trừu tượng, thanh cao (xuân hồng) với cái cụ thể, bình thường “cắn” : đem lại sự bất ngờ, sáng tạo, thú vị. => câu thơ thể hiện tình yêu mãnh liệt cháy bỏng với mùa xuân -> Sống vội vàng, cuống quít không có nghĩa là ích kỷ, tầm th ường, thụ động, mà đó là cách sống biết cống hiến, biết hưởng thụ. Quan niệm nhân sinh của thi sĩ. 
5. Tổng kết1. Về nội dung:  Quan niệm nhân sinh, quan niệm thẩm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu – nghệ sĩ của niềm khát khao giao cảm với đời. 
2. Về nghệ thuật:  - Sự kết hợp giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí.- Cách nhìn cách cảm mới và những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ. 
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP  Viết đoạn văn ngắn (5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng một bộ phận giới trẻ có lối sống gấp, sống ích kỉ trong cuộc sống hôm nay. 
ĐÁP ÁN   Từ triết lí sống khao khát giao cảm với đời của nhà thơ Xuân Diệu, thí sinh bày tỏ suy nghĩ về một hiện tượng xấu của một bộ phận giới trẻ hiện nay, đó là sống gấp, sống ích kỉ . Cần trả lời các câu hỏi : sống gấp, sống ích kỉ là gì ? Hậu quả của lối sống đó ? Nguyên nhân và biện pháp khắc phục ? 
 Quiz 
Click the Quiz button to edit this object 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_11_tuan_21_voi_vang_nam_hoc_2022_2023_bao.ppt