Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 24: Từ ấy - Năm học 2022-2023 - Lớp 11B4 - Trường THPT Sáng Sơn
Câu 3: Hãy cho biết những câu thơ sau là của tác giả nào? “Mà nói vậy: “trái tim anh đó”
Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ:
Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều
Phần cho thơ và phần để em yêu ”
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 24: Từ ấy - Năm học 2022-2023 - Lớp 11B4 - Trường THPT Sáng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chào mừng quý thầy cô giáo đến dự giờ thao giảng lớp 11B4 KHỞI ĐỘNG Hết giờ : 0 Thời gian còn lại ... Bắt đầu 00 10 09 08 07 06 05 04 03 02 01 00 0 0 Câu 1: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống” Đây là câu nói của một nhà văn Nga, nổi tiếng với tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình” hãy cho biết nhà văn ấy là ai? NHÀ VĂN NGA L. TÔN. XTÔI Hết giờ : 0 Thời gian còn lại ... Bắt đầu 00 10 09 08 07 06 05 04 03 02 01 00 0 0 Câu 2: Đây là lá cờ biểu tượng của tổ chức nào? ĐẢNG CỘNG SẢN Hết giờ : 0 Thời gian còn lại ... Bắt đầu 00 10 09 08 07 06 05 04 03 02 01 00 0 0 Câu 3: Hãy cho biết những câu thơ sau là của tác giả nào? “Mà nói vậy: “trái tim anh đó” Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ: Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều Phần cho thơ và phần để em yêu ” TÁC GIẢ TỐ HỮU Tiết 93: Đọcvăn TỪ ẤY -Tố Hữu- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC TIẾT 93: TỪ ẤY Đọc văn Tố Hữu I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: Tố Hữu (1920 - 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành Quê ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Năm 1938, Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng sản. Chân dung nhà thơ Tố Hữu lúc 17 và 20 tuổi Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ cho đến năm 1986, Tố Hữu liên tục giữ nhiều chức vụ quan trong trong bộ máy lãnh đạo nhà nước. NHÀ THƠ TỐ HỮU CÙNG BÁC HỒ VỀ THĂM PÁC BÓ TỐ HỮU VÀ VỢ Chúc mừng nhà thơ Tố Hữu nhân 80 năm ngày sinh LỄ TRUY ĐIỆU CỦA NHÀ THƠ TỐ HỮU MỘ CỦA NHÀ THƠ TỐ HỮU TIẾT 93: TỪ ẤY Đọc văn Tố Hữu I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: Tố Hữu (1920 - 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành Quê ở làngPhù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Năm 1938, Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng sản. - Các tập thơ chính: (1937- 1946) (1946- 1954) (1955- 1961) (1962- 1971) TIẾT 93: TỪ ẤY Đọc văn Tố Hữu I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: Tố Hữu (1920 - 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành Quê ở làngPhù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Năm 1938 Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng sản. - Các tập thơ chính: “Từ ấy”, “Việt Bắc”, “Gió lộng”, “Ra trận”, “Máu và hoa”,Một tiếng đờn, Ta với ta. 🡺 Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc, là “lá cờ đầu của thơ ca cách mạng” , tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình – chính trị. TIẾT 93: TỪ ẤY Đọc văn Tố Hữu I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: 2. Tác phẩm - Xuất xứ: Thuộc phần “Máu lửa” của tập thơ “Từ ấy”. - Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết vào tháng 7 năm 1938 sau khi Tố Hữu được kết nạp Đảng. TIẾT 93: TỪ ẤY Đọc văn Tố Hữu Vào một đêm mưa lâm thâm người ta hẹn tôi ra cầu nhà máy điện. Khi tôi đến, một người bước lại và nói “Hôm nay tôi kết nạp đồng chí vào Đảng cộng sản Đông Dương. Mong đồng chí luôn luôn trung thành với Đảng, đặt lợi ích và lí tưởng của Đảng lên trên lợi ích và tính mạng của mình. Trong mọi hoàn cảnh đồng chí hãy chiến đấu kiên cường dũng cảm với tinh thần của một người chiến sĩ cộng sản ”. Tôi cảm thấy những lời đó thật thiêng liêng, và nhận rõ ngay mình đang bước vào một cuộc đời mới... (Trích hồi kí Nhớ lại một thời ) TIẾT 93: TỪ ẤY Đọc văn Tố Hữu II. Đọc – hiểu văn bản: TỪ ẤY (Tố Hữu) Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời. Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm, cù bất cù bơ Niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng của Đảng Nhận thức mới về lẽ sống Sự chuyển biến trong tình cảm của nhà thơ Khổ 1 Khổ 2 Khổ 3 TIẾT 93: TỪ ẤY Đọc văn Tố Hữu II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Niềm vui sướng, say mê của tác giả khi bắt gặp lí tưởng của Đảng. THẢO LUẬN NHÓM: 5 PHÚT Nhóm 1, 2: Tìm những hình ảnh, từ ngữ chỉ lí tưởng và biểu hiện niềm vui sướng, say mê của tác giả khi gặp lí tưởng? Ý nghĩa của hình ảnh đó? Khái quát nội dung của hai câu đầu? Nhóm 3, 4: Câu 3 và 4 tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? TIẾT 93: TỪ ẤY Đọc văn Tố Hữu II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Niềm vui sướng, say mê của tác giả khi bắt gặp lí tưởng của Đảng. “ Ngẩng đầu lên không thấy mặt trời Đất lai láng những là nước mắt Có lẽ vậy thôi...Tôi đã trôi như con thuyền lay lắt Trên dòng sông mù sương Tôi đã khô như cây sậy bên đường Đâu dám ước làm hoa thơm trái ngọt Tôi đã chết, lặng im, như con chim không bao giờ được hót Một tiếng ca lảnh lót cho đời Nếu chậm mùa xuân ấy, em ơi!...” (Trích Một nhành xuân – Tố Hữu) Trước khi bắt gặp lí tưởng Sau khi bắt gặp lí tưởng ...Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi Nhẹ nhàng như con chim cà lơi Say đồng hương nắng vui ca hát Trên chín tầng cao bát ngát trời (Trích Nhớ đồng – Tố Hữu) LUYỆN TẬP LUYỆN TẬP Câu 1: Tập thơ “Từ ấy” gồm có mấy phần và tên từng phần được xếp theo thứ tự nào? a. Hai phần: Từ ấy, Giải phóng b. Bốn phần: Từ ấy, Giải phóng, Xiềng xích, Máu lửa c. Hai phần: Máu lửa, Từ ấy d. Ba phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng LUYỆN TẬP Câu 2: Từ ấy nói về giai đoạn nào trong cuộc đời của nhà thơ? a. Khi mới chào đời b. Khi bắt đầu làm thơ c. Khi tác giả bắt gặp lí tưởng cách mạng d. Khi bài thơ đầu tiên được đăng báo LUYỆN TẬP Câu 3: Hai câu “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ/ Mặt trời chân lí chói qua tim” chủ yếu thể hiện điều gì? a. Lí tưởng cách mạng là nguồn sáng mới bừng chiếu tâm hồn nhà thơ. b. Sự lôi cuốn của lí tưởng cách mạng đối với mọi người c. Tình yêu thiên nhiên của tác giả d. Tình yêu cuộc sống của tác giả LUYỆN TẬP Câu 4: Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong câu “Mặt trời chân lí chói qua tim”? a. Nhân hóa b. Hoán dụ c. Ẩn dụ d. Phóng đại LUYỆN TẬP Câu 5: Nhận xét nào sau đây là nhận xét đúng? a . Từ ấy là một bài thơ của Tố Hữu sáng tác năm 1945 b . Từ ấy là một phần trong tập thơ cùng tên của tác giả Tố Hữu c . Từ ấy là bài thơ Tố Hữu viết ghi nhận sự kiện Đảng ra đời d . Từ ấy là một bài thơ, đồng thời là tên tập thơ đầu tay của Tố Hữu VẬN DỤNG VẬN DỤNG Câu 1: Lí tưởng của em hiện nay là gì? Em sẽ làm gì để thực hiện lí tưởng đó? Hành trình của một đời người là hành trình của sự lựa chọn. Tố Hữu đã rất đúng khi chọn cho mình con đường đi theo Đảng, suốt đời chiến đấu phục vụ cách mạng và đất nước. Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn bình về 1- 2 câu thơ mà em thích nhất trong khổ 1. TÌM TÒI MỞ RỘNG Tìm đọc một số bài thơ trong tập thơ: - Từ ấy - Việt Bắc Ôi! Hôm nay sao nhựa sống tràn trề Trong những tiếng nghe chừng quen thuộc quá! Nghe gió xối trên cành cây ngọn lá Nghe mênh mang sức khoẻ của trăm loài Tôi mơ hồ nghe tất cả bên ngoài Đang ríu rít giữa một trời rộng rãi Đang hút mật của đời sây hoa trái Hương tự do thơm ngát cả ngàn ngày... (Trích Tâm tư trong tù – Tố Hữu) TÌM TÒI MỞ RỘNG * Tập thơ “ Từ ấy” Răng không, cô gái trên sôngNgày mai cô sẽ từ trong ra ngoàiThơm như hương nhụy hoa làiTrong như nước suối ban mai giữa rừng.Ngày mai gió mới ngàn phươngSẽ đưa cô tới một vườn đầy xuânNgày mai trong nắng trắng ngầnCô thôi sống kiếp đày thân giang hồNgày mai bao lớp đời dơSẽ tan như đám mây mờ đêm nayCô ơi tháng rộng ngày dàiMỏ lòng ra đón ngày mai huy hoàng (Trích Tiếng hát sông Hương – Tố Hữu) Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời Vẩn vơ theo mãi vòng quanh quẩn Muốn thoát, than ôi, bước chẳng rời Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi Nhẹ nhàng như con chim cà lơi Say đồng hương nắng vui ca hát Trên chín tầng cao bát ngát trời.. (Trích Nhớ đồng – Tố Hữu) TÌM TÒI MỞ RỘNG * Tập thơ “ Từ ấy” TÌM TÒI MỞ RỘNG * Tập thơ “ Việt Bắc” Chú bé loắt choắt, Cái xắc xinh xinh, Cái chân thoăn thoắt, Cái đầu nghênh nghênh, Ca-lô đội lệch, Mồm huýt sáo vang, Như con chim chích, Nhảy trên đường vàng (Trích Lượm – Tố Hữu) Mình về mình có nhớ ta?Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.Mình về mình có nhớ không?Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.- Tiếng ai tha thiết bên cồnBâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước điÁo chàm đưa buổi phân lyCầm tay nhau biết nói gì hôm nay (Trích Việt Bắc – Tố Hữu) TÌM TÒI MỞ RỘNG * Tập thơ “ Việt Bắc” HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Học bài cũ: + Học thuộc lòng khổ thơ đầu của bài thơ + Niềm vui sướng say mê của tác giả khi bắt gặp lí tưởng của Đảng Soạn bài mới: “Từ ấy” (Tố Hữu) + Nhà thơ nhận thức như thế nào về lẽ sống và mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng? + Sự chuyến biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ được thể hiện như thế nào trong khổ 3? + Em hãy so sánh sự khác nhau về biểu hiện của cái tôi trong “ Vội vàng” của Xuân Diệu và trong bài thơ “ Từ ấy” của Tố Hữu?
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_11_tuan_24_tu_ay_nam_hoc_2022_2023_lop_11b.pptx