Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 3: Thương vợ - Năm học 2022-2023 - Lớp 11A4 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 3: Thương vợ - Năm học 2022-2023 - Lớp 11A4 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

- Ẩn dụ - “thân cò” (ca dao đậm chất sáng tạo)

+ Hình ảnh con cò

-> tình cảnh bà Tú thêm tội nghiệp, đáng thương (gầy lêu khêu, bước lững thững, một thân một mình, lếch thếch, lủi thủi), tô đậm nỗi vất vả, nhọc nhằn của bà Tú.

-> Sự thấu hiểu của Tế Xương, cảm phục vì sức dẻo dai quanh năm làm việc, ca ngợi bà hết lòng vì gia đình. -> Sự tự trách, hổ thẹn ngự trị trong lòng vì chưa tròn trách nhiệm của người đàn ông trong gia đình.

 

pptx 12 trang Trí Tài 04/07/2023 1680
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 3: Thương vợ - Năm học 2022-2023 - Lớp 11A4 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THƯƠNG VỢ 
-TRẦN TẾ XƯƠNG- 
TỔ 2 
Sự vất vả, gian truân 
của bà Tú 
CÂU 1 
- Ẩn dụ - “thân cò” (ca dao đậm chất sáng tạo) 
+ Hình ảnh con cò 
-> tình cảnh bà Tú thêm tội nghiệp, đáng thương (gầy lêu khêu, bước lững thững, một thân một mình, lếch thếch, lủi thủi), tô đậm nỗi vất vả, nhọc nhằn của bà Tú. 
-> Sự thấu hiểu của Tế Xương, cảm phục vì sức dẻo dai quanh năm làm việc, ca ngợi bà hết lòng vì gia đình. -> Sự tự trách, hổ thẹn ngự trị trong lòng vì chưa tròn trách nhiệm của người đàn ông trong gia đình. 
Từ “thân” -> gợi cảm xúc than thân; góc nhìn đầy xót xa, thương cảm của tác giả về người vợ của mình - xót xa cho thân phận “nuôi đủ năm con với một chồng”. 
- Hình ảnh “quãng vắng” 
-> gợi không gian rợn ngợp, cảm giác đơn lẻ đầy nguy hiểm rình rập nơi bờ sông heo hút, giá lạnh lúc bấy giờ. 
Kết hợp với chữ “khi” diễn tả sâu sắc nỗi khắc khoải về thời gian của sự tảo tần, là khi bà Tú một mình đối diện với tất cả cô đơn, rợn ngợp của không gian lúc ấy. 
- “Quãng vắng” + đảo ngữ từ láy tượng hình “lặn lội”: hình ảnh giản dị, chất phác của người phụ nữ mang trên đôi vai gầy guộc gánh nặng mưu sinh nơi rừng sông núi bãi vào ban đêm – thời gian người phụ nữ được nghỉ ngơi bên cạnh gia đình, hằng mong có thể kiếm thêm thu nhập để trang trải cuộc sống càng trở nên nổi bật trên khung cảnh hoang vắng, hiu quạnh đến ghê sợ nơi doi đất chênh vênh. 
Nghệ thuật đảo ngữ qua từ láy tượng thanh “eo sèo” – lời qua tiếng lại 
-> Sự tấp nập, ồn ào để nhấn mạnh tính chất thường tình nơi chợ búa và sự lam lũ của người phụ nữ. 
- Hình ảnh “buổi đò đông” 
-> Xây dựng hình tượng người vợ cần mẫn, tất bật trên khung nền của chốn buôn bán đông đúc, xô bồ (nơi khiến người ta khó chịu, vội vã, bồn chồn, chen chúc) -> Thương cảm cho những khó chịu, lam lũ mà vợ phải trải qua hàng ngày. 
-> Tứ thơ trong ca dao –“Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua”-> nơi buôn bán bon chen ấy tiềm ẩn những bất trắc, hiểm nguy. Nhưng bất chấp điều đó, bà Tú vẫn phải vất vả chịu đựng vượt qua để “nuôi đủ năm con với một chồng”. -> Nỗi thấp thỏm, lo âu cho những mối nguy hiểm ẩn chứa đâu đó trong cuộc mưu sinh. 
=> Bà Tú – một tiểu thương, cũng phải va chạm lời qua tiếng lại, tranh hàng, giành khách, gây cảnh eo sèo nhốn nháo trên sông. 
TIỂU KẾT 
- Nội dung: Qua 2 câu thực, nhà thơ đã thể hiện được: 
+ Hình ảnh người vợ vừa cô đơn vừa vất vả, nhọc nhằn, chịu đựng mọi khó chịu, hiểm nguy khi buôn bán lam lũ. 
+ Tấm lòng xót thương, lo âu của người chồng. 
- Nghệ thuật: 
+ Từ ngữ giàu sức gợi hình, gợi cảm, đặc biệt là các từ láy 
+ Sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật đảo ngữ. 
+ Kết hợp nhuần nhuyễn với những tứ thơ trong ca dao. 
CÂU HỎI NHANH 
Để nhấn mạnh sự lam lũ, vất vả, gian truân của người vợ, Tế Xương đã sử dụng 2 từ láy nào trong cặp câu thực? 
Đáp án: Lặn lội, eo sèo 
2. Hai từ làm bật lên cảm xúc của tác giả trước nỗi vất vả của bà Tú 
A. Dửng dưng, mặc kệ 
B. Xót thương, lo âu 
C. Chế nhạo, khinh bạc 
3. Nếu là một người đàn ông trong gia đình, bạn cảm thấy mình phải có trách nhiệm như thế nào đối với những người phụ nữ thương yêu? 
THANKS 
HEAPS! 
Any questions? 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_11_tuan_3_thuong_vo_nam_hoc_2022_2023_lop.pptx