Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 4: Bài ca ngất ngưởng - Năm học 2022-2023 - Nhóm 4- Trường THPT Nguyễn Trãi

Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 4: Bài ca ngất ngưởng - Năm học 2022-2023 - Nhóm 4- Trường THPT Nguyễn Trãi

Viết năm 1848, khi NCT cáo quan về hưu  ở ngoài vòng cương tỏa của quan trường và những ràng buộc của lễ giáo phận sự, có thể bộc lộ hết tâm tư phóng khoáng của bản thân đồng thời là cái nhìn mang tính tổng kết cuộc đời phong phú.

 

ppt 16 trang Trí Tài 01/07/2023 1950
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 4: Bài ca ngất ngưởng - Năm học 2022-2023 - Nhóm 4- Trường THPT Nguyễn Trãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGỮ VĂN 11 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI 
Nội dung của 
video là gì? 
VIDEO 
NGỮ VĂN 11 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI 
TIẾT 14, 15 
BÀI CA NGẤT NGƯỞNG 
NGUYỄN CÔNG TRỨ 
I . Tìm hiểu chung . 
 1. Tác giả 
-Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858), tên hiệu: Hi Văn. Quê tỉnh Hà Tĩnh. 
-Nguyễn Công Trứ là nhà nho tài tử trung thành với lí tưởng trí quân trạch dân, cuộc đời phong phú đầy thăng trầm, sống bản lĩnh, phóng khoáng và tự tin, có nhiều đóng góp cho dân nước. 
-Góp phần quan trọng vào việc phát triển thể hát nói . 
NGỮ VĂN 11 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI 
VIDEO 
NGỮ VĂN 11 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI 
2 . Văn bản: 
- Hoàn cảnh sáng tác : 
Viết năm 1848, khi NCT cáo quan về hưu ở ngoài vòng cương tỏa của quan trường và những ràng buộc của lễ giáo phận sự, có thể bộc lộ hết tâm tư phóng khoáng của bản thân đồng thời là cái nhìn mang tính tổng kết cuộc đời phong phú. 
- Thể loại : 
Hát nói. 
GVBS: Hát nói là thể bài hát phổ theo nhịp phách cho các cô đầu hát trong các hành viện. Kết cấu : 3 đọan (2 khổ đầu, mỗi khổ 4 câu, khổ 3 có 3 câu). Có bài hát chỉ có khổ đầu và khổ cuối gọi là thiếu khổ. Có bài hơn 3 khổ gọi là dôi khổ. 
Số chữ trong câu không hạn định. Riêng câu cuối là 6 chữ. Vần phong phú như vần chân, vần lưng, vần bằng, vần trắc. 
Ngoài ra phần mở đầu có thêm đoạn lục bát gọi là mưỡu đầu , kết thúc bài có 2 câu lục bát gọi là mưỡu hậu . 
NGỮ VĂN 11 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI 
II. Đọc - hiê ̉u văn bản . 
Vũ trụ nội mạc phi phận sự,Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.Lúc bình Tây, cờ đại tướng,Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.Đô môn giải tổ chi niên,Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.Kìa núi nọ phau phau mây trắng,Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.Được mất dương dương người tái thượng,Khen chê phơi phới ngọn đông phong.Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,Không Phật, không tiên, không vướng tục.Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú,Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.Trong triều ai ngất ngưởng như ông! 
VIDEO 
NGỮ VĂN 11 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI 
II. Đọc - hiê ̉u văn bản . 
1. Tìm hiểu từ “ ngất ngưởng ”: 
- Từ ngất ngưởng xuất hiện 4 lần trong bài thơ (câu 4, 8, 12 và câu cuối) 
- Ngất ngưởng diễn tả một con người, sự vật có chiều cao hơn người khác, vật khác nhưng ngả nghiêng, chực đổ mà không đổ Đây là cái trạng thái gây cảm giác rất khó chịu cho người xung quanh như trêu chọc, trêu ngươi. 
- Thái độ sống ngất ngưởng : 
+ Là khác người, xem mình cao hơn người khác. 
+ Là thoải mái, tự do, phóng túng, không theo một khuôn khổ nào hết. 
+ Trêu ngươi, chọc tức người khác. 
NGỮ VĂN 11 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI 
- Từ ngất ngưởng gắn liền với quãng đời của nhà thơ: 
+ Từ ngất ngưởng thứ nhất gắn liền với 3 năm làm quan. Đó là cái ngất ngưởng chốn quan trường (6 câu đầu) 
+ Từ ngất ngưởng thứ hai, ba gắn liền với những năm cáo quan về hưu. Đó là cái NN ở chốn hành lạc (12 câu giữa) 
+ Từ ngất ngưởng thứ tư, trở lại quãng đời làm quan; nhưng đây là cái NN ở chốn triều cung (câu cuối) 
NGỮ VĂN 11 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI 
b. Ngất ngưởng ở chốn quan trường (6 câu đầu) 
- Câu 1: Tự đề cao vai trò của mình trong cõi trời đất : không có việc gì là không phải phận sự của ta. 
- Khoe tài năng hơn người : 
+ Giỏi văn chương (thủ khoa) 
+ Tài dùng binh (thao lược) 
 ý nói văn võ song toàn 
- Khoe danh vị XH hơn người : 
+ Tham tán 
+ Tổng đốc 
+ Đại tướng (bình định Trấn Tây) 
+ Phủ dõan Thừa Thiên 
 Tự hào mình là một 
người tài năng lỗi lạc 
- Thay đổi chức vụ liên tục, không chịu yên ở một vị trí công việc nào quá lâu. 
NGỮ VĂN 11 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI 
- Nghệ thuật : 
+ Sử dụng nhiều từ Hán-Việt mang màu sắc trang trọng 
+ Điệp từ + liệt kê vừa có tác dụng khoe tài, vừa nhấn mạnh các chức danh đã từng trải -> thể hiện một ý thức rõ nét, trang trọng về tài năng và địa vị của bản thân. 
+ Giọng đọc vừa khoe khoang, phô trương vừa tự cao tự đại (tự phong mình là ông) 
* TL: Cái ngất ngưởng cuả NCT dựa trên tài năng và sự nghiệp của bản thân ; khoe khoang chỉ là cái vỏ để giấu bên trong một cái tôi ý thức về tài năng và danh vị bản thân. 
NGỮ VĂN 11 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI 
c. Ngất ngưởng ở chốn hành lạc (12 câu tiếp) 
- Khi NCT về hưu, không thấy yến tiệc linh đình, tặng phẩm, ngựa quý vua ban mà thấy vào đó là : 
+ Cưỡi bò cái về hưu 
+ Đeo đạc ngựa cho bò 
+ Đi chùa mang theo 2 cô đầu, đến Bụt cũng phải cười. 
 NN : việc làm trái khoáy, khác người, như trêu ngươi. 
- Cách sống thoải mái: 
+ Khi ca 
+ Khi tửu 
+ Khi cắc, khi tùng 
 NN : thái độ hành lạc thỏa thích, phóng túng, tư do, thích gì làm nấy, sống theo cách của mình, sống cho « thích chí ». 
NGỮ VĂN 11 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI 
- QNS: 
+ Được-mất ; Khen-chê: vẫn vui như người thái thượng; mặc như gió thổi bỏ ngoài tai. 
+ Không Phật, không tiên, không vướng tục ông chẳng giống ai, không thoát tục, nhập tục mà không vướng tục. 
- Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú-Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung tự khẳng định mình là bề tôi trung thành, tài năng như Trái Tuân, Nhạc Phi, Hàn Kì, Phú Bật đời Hán, Tống bên TQ. 
*TL: Nhà thơ ý thức về bản lĩnh và phẩm chất giá trị của bản thân. Cái tôi ngất ngưỡng đáng trọng. 
NGỮ VĂN 11 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI 
d. Ngất ngưởng ở chốn triều cung (câu cuối) 
- Không ai trong triều như ông, bằng ông nêu bật sự khác biệt của mình với tập đòan phong kiến đương thời. Đó là một cái riêng đứng bên ngoài đám quan lại nhợt nhạt. 
- NN: thể hiện ý hướng vượt ra khỏi «đạo đức» nhà Nho nhưng tấm lòng sắt son trước sau như một đối với đất nước. 
NGỮ VĂN 11 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI 
III. Tổng kết 
2. Ý nghĩa văn bản: 
Con người NCT thể hiện trong hình ảnh ông ngất ngưởng : từng làm nên sự nghiệp lớn, tâm hồn tự do phóng khoáng, bản lĩnh sống mạnh mẽ, ít nhiều có sự phá cách về quan niệm sống, vượt qua khuôn sáo khắt khe của lễ giáo phong kiến. 
1. Nghệ thuật . 
Sự phù hợp của thể hát nói với việc bày tỏ tư tưởng, tình cảm tự do phóng túng, thoát ra ngoài khuôn khổ của tác giả. 
NGỮ VĂN 11 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI 
LUYỆN TẬP 
Lí giải vì sao NCT có thể ngất ngưởng được như thế? 
 Sở dĩ NCT có thể ngất ngưởng được như thế là vì ông ý thức được tài năng của bản thân. Ông là một người bản lĩnh và cá tính. 
NGỮ VĂN 11 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI 
MỞ RỘNG (Ở nhà): 
 -Tìm đọc những tác phẩm khác của NCT và những tài liệu liên quan trên Internet. 
Soạn bài: Đọc thêm: Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
- Sách giáo khoa, sách giáo viên. 
- Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức - kĩ năng 11 
- Thiết kế bài giảng 11 
- Giáo trình Văn học trung đại Việt Nam 
- Văn bản văn học 11, 
NGỮ VĂN 11 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI 
XIN CẢM ƠN! 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_11_tuan_4_bai_ca_ngat_nguong_nam_hoc_2022.ppt