Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 5: Đọc thêm - Chạy giặc - Năm học 2022-2023 - Nguyên Bảo Anh

Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 5: Đọc thêm - Chạy giặc - Năm học 2022-2023 - Nguyên Bảo Anh

- Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai

- Quê: làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định

- Ông xuất thân trong gia đình nho học, năm 1843 thi đỗ tú tài ở trường thi Gia Định

- Cuộc đời gặp nhiều bất hạnh, mất mát

 

pptx 18 trang Trí Tài 04/07/2023 3580
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 5: Đọc thêm - Chạy giặc - Năm học 2022-2023 - Nguyên Bảo Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I,TÌM HIỂU CHUNG:  1,Tác giả: 
- Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai 
- Quê: làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định 
- Ông xuất thân trong gia đình nho học, năm 1843 thi đỗ tú tài ở trường thi Gia Định 
- Cuộc đời gặp nhiều bất hạnh, mất mát 
Khu di tích danh nhân 
Nguyễn Đình Chiểu 
Tượng danh nhân 
Nguyễn Đình Chiểu 
Nhìn ở xa 
Nhìn ở gần 
2. Sự nghiệp văn học: 
A. Tác phẩm chính: 
- Cuộc đời sáng tác của ông được chia làm hai giai đoạn chính: trước và sau khi thực dân Pháp xâm lược: 
+ Ở giai đoạn đầu, ông viết hai truyện thơ dài: Truyện Lục Vân Tiên và Dương Từ - Hà Mậu. 
+ Giai đoạn sau: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, Thơ điếu Phan Tòng, Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh, Ngư Tiều y thuật vấn đáp,... 
B. Nội dung thơ văn: 
- Thể hiện lý tưởng đạo đức, nhân nghĩa và lòng yêu nước, thương dân 
C. Phong cách nghệ thuật: 
- Đậm sắc thái Nam Bộ 
Các tác phẩm chính: 
-Bài thơ này đã được tác giả viết ngay sau khi thành Gia Định bị thực dân Pháp bắt đầu tấn công (ngày 17/2/1859). 
-2 câu đề:khung cảnh đất nước 
-2 câu thực:cảnh chạy giặc của nhân dân 
-2 câu luận:cảnh mất mát,đau thương đất nước của tác giả 
-2 câu kết:tâm trạng,thái độ của tác giả. 
 II,Đọc hiểu văn bản: 
1,Hai câu đề:khung cảnh đất nước. 
Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây, 
Một bàn cờ thế phút sa tay. 
Giặc đến: 
+ Thời điểm: tan chợ 
-> nơi đông đúc, thời khắc hướng về sự đoàn viên, sum họp, quây quần. 
+ Âm thanh: súng Tây 
 -> lần đầu tiên xuất hiện trong văn học -> gợi sự tàn bạo, hủy diệt hàng loạt. 
Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây 
=>Qua đó sự hoảng loạn, kinh hoàng của con người trước âm thanh ghê rợn, gây tàn sát trong thời điểm không ngờ tới. 
Bàn cơ thế phút sa tay 
1,Hai câu đề:khung cảnh đất nước. 
-Có thể là một trận cờ đang chơi dở 
Hay ý nói đến đất nước đang gặp nguy lan 
-> Tình thế bất ngờ, thất thế, mất chủ động 
->Với việc sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ đã làm nổi bật tình cảnh đất nước đang rơi vào tình trạng nguy ngập:Giặc đến phá tan cuộc sống yên bình của nhân dân. 
=>Qua hai câu đề tác giả đã làm nổi bật khung cảnh căng thẳng,đột ngột,bất ngờ của tinh cảnh đất nước và qua đó nói lên bản chất của bọn thực dân Pháp. 
 II,Đọc hiểu văn bản: 
- Các từ ngữ:“Bỏ nhà”, “lơ xơ chạy”, “mất ổ”, “dáo dát bay” 
 -> Nói lên sự tan nát, tán loạn, hãi hùng của dân làng và bầy chim khi chạy giặc 
“Lũ trẻ”, “đàn chim” 
 -> Đây là hai hình ảnh điển hình cho nỗi đau thương của nhân dân 
Nghệ thuật đảo ngữ nhấn mạnh: bỏ nhà, mất ổ 
 ->Nhấn mạnh nỗi ám ảnh bi thương về cảnh chạy giặc của dân làng 
=>Qua việc sử dụng hình ảnh những đứa trẻ lơ sơ chạy,đàn chim dáo dát bay không chỉ gợi ra không khí bom đạn dữ dội mà còn tái hiện tinh cảnh đáng thương của con người và muôn thú trước thực cảnh tàn bạo của kẻ thù 
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy 
Mất ổ bầy chim dáo dác bay 
2, Hai câu thực:cảnh chạy giặc của nhân dân. 
 Từ đó làm nổi bật toàn diện bức tranh chân dung của bọn thực dân Pháp xâm lược Việt Nam 
 II,Đọc hiểu văn bản: 
3,Hai câu luận:cảnh mất mát,đau thương đất nước của tác giả. 
Bến Nghé của tiền tan bọt nước 
Ðồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây 
Bến Nghé 
Đồng Nai 
II,Đọc hiểu văn bản: 
 II,Đọc hiểu văn bản: 
Bến Nghé của tiền tan bọt nước 
Ðồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây 
3,Hai câu luận:cảnh mất mát,đau thương đất nước của tác giả. 
NT: đảo ngữ nhấn mạnh hai vùng đất Bến Nghé,Đồng Nai trước là những ruộng lúa lớn của Nam Bộ và là nơi buôn bán sầm uất nhất thanh bình giờ chỉ còn là những khoảng khắc tan hoang,đổ nát 
=>Hai câu luận,ý thơ được phát triển và mở rộng.Tác giả lên án tội ác giặc Pháp càn quét,đốt nhà,xát hại người vô tội,tàn phá quê hương.Cùng với việc sử dụng các BPTT đảo ngữ và phép đối đã làm nổi bật nên hai câu luận 
NT: “ đối” 
 Bến Nghế><Đồng Nai 
 của tiền><tranh ngói 
 tan bọt nước><nhuốm màu mây 
->Tiền của,tài sản của nước ta bị giặc cướp phá sạch,nhà cửa,xóm làng bị tàn phá,đổ nát 
II,Đọc hiểu văn bản: 
4,Hai câu kết:tâm trạng thái độ của tác giả. 
Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng?  Nỡ để dân đen mắc nạn này! 
-Hai câu kết là một câu hỏi gay gắt của tác giả và lời phê phân nghiêm khắc những trang dẹp loạn của triều đình.Ngoài ra câu thơ còn là một tiếng khóc nghẹn ngào đầy nước mắt của con người mù lòa một lòng yêu nước, thương dân mà không thể làm gì cho dân trong cơn loạn lạc 
-> Từ đó bộc lộ tâm trạng phẫn uất, thất vọng đồng thời thể hiện nỗi chờ mong khắc khoải sự xuất hiện của trang dẹp loạn để cứu nước 
-> Đó là lời kêu gọi tha thiết lòng yêu nước trong mỗi người để hành động chống lại kẻ thù xâm lược. 
III,Tổng kết: 
1,Nội dung: 
 -Chạy giặc phản ánh hiện thực đau thương của nhân dân Nam Bộ trong những ngày đầu thực dân Pháp xâm lược. Đồng thời nói lên nỗi đau và lòng căm hận của tác giả trước tội ác của giặc; mong ước có một bậc anh hùng ra tay dẹp loạn. 
-Bài thơ còn thể hiện tình cảm yêu nước tha thiết của nhà thơ. Đó là những giây phút đau thương trước cảnh nước mất nhà tan. Ông đã lên tiếng kêu gọi những người có trách nhiệm đứng lên đánh giặc cứu nước và thức tỉnh lòng yêu nước trong mỗi người dân Việt 
2,Nghệ thuật: 
-Các biện pháp tu từ: từ láy, phép đối 
-Hình ảnh thơ gợi hình, gợi cảm 
-Ngôn ngữ thơ tinh tế, giàu cảm xúc 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_11_tuan_5_doc_them_chay_giac_nam_hoc_2022.pptx