Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 6: Thực hành về thành ngữ, điển cố - Năm học 2022-2023 - Nguyên Bảo Anh - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
* Bài tập 2 :
Phân tích giá trị nghệ thuật của các thành ngữ in đậm (về tính hình tượng, tính biểu cảm, tính hàm súc) trong các câu thơ sau :
- Người nách thước, kẻ tay đao,
Đầu trâu mặt ngựa, ào ào như sôi .
- Một đời được mấy anh hùng,
Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi !
- Đội trời đạp đất ở đời,
Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông.
(Nguyễn Du-Truyện Kiều )
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 6: Thực hành về thành ngữ, điển cố - Năm học 2022-2023 - Nguyên Bảo Anh - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH! KHỞI ĐỘNG Lật mảnh ghép Tre già măng mọc 1 Mật ngọt chết ruồi 2 Bảy nổi ba chìm 3 Đem con bỏ chợ 4 Tiết 19 - Tiếng Việt THỰC HÀNH VỀ THÀNH NGỮ, ĐIỂN CỐ A. Thực hành về thành ngữ Đặc điểm Khái niệm Thành ngữ là một tổ hợp từ cố định , có cấu tạo ngắn gọn, hàm súc, giàu hình ảnh + Tính hình tượng: cách nói có hình ảnh + Tính khái quát: ý nghĩa sâu xa + Tính biểu cảm: bộc lộ thái độ, tình cảm Tiết 19 : THỰC HÀNH VỀ THÀNH NGỮ, ĐIỂN CỐ I. Ôn tập lý thuyết II. Thực hành Nhận diện Phân tích giá trị biểu đạt Sử dụng thành ngữ Bài tập 1 Bài 2, bài 5 Bài 6 Tiết 19: THỰC HÀNH VỀ THÀNH NGỮ, ĐIỂN CỐ II/ Thực hành * Bài tập 1 Tìm thành ngữ trong đoạn thơ sau, phân biệt với từ ngữ thông thường về cấu tạo và đặc điểm ý nghĩa. Tiết 19: THỰC HÀNH VỀ THÀNH NGỮ, ĐIỂN CỐ Một duyên hai nợ Năm nắng mười mưa Năm nắng mười mưa Một duyên hai nợ Ý nói một mình phải đảm đang công việc gia đình để nuôi cả chồng và con. Vất vả cực nhọc, chịu đựng dãi dầu nắng mưa. Ngắn gọn, hàm súc, cấu tạo ổn định. Dài dòng, cấu tạo không ổn định, ý loãng. * Bài tập 2 : Phân tích giá trị nghệ thuật của các thành ngữ in đậm (về tính hình tượng, tính biểu cảm, tính hàm súc) trong các câu thơ sau : - Người nách thước, kẻ tay đao, Đầu trâu mặt ngựa , ào ào như sôi . - Một đời được mấy anh hùng, Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi ! - Đội trời đạp đất ở đời, Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông . (Nguyễn Du-Truyện Kiều ) Người nách thước, kẻ tay đao, Đầu trâu mặt ngựa , ào ào như sôi Đội trời đạp đất ở đời, Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông . Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Một đời được mấy anh hùng Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi! Hành trình vui nhộn Hành trình vui nhộn - Hình thức: Các thành viên của nhóm này sẽ lần lượt đến 2 nhóm bạn để trải nghiệm. Thực hiện: + Mỗi nhóm cử 1 bạn thuyết trình tại vị trí của nhóm. + Khi có hiệu lệnh của GV, các nhóm sẽ di chuyển theo chiều kim đồng hồ đến nhóm bên cạnh nghe thuyết trình và đặt câu hỏi khi còn băn khoăn. Nghe tiếp hiệu lệnh, di chuyển 1 vòng nữa và kết thúc hành trình. + HS báo cáo kết quả. * Bài tập 2 . Thành ngữ Giá trị Đầu trâu mặt ngựa Cá chậu chim lồng Đội trời đạp đất Tính hình tượng Tính hàm súc Tính biểu cảm Hình ảnh đầu con trâu, mặt con ngựa Sự hung bạo, thú vật, vô nhân tính của bọn sai nha. Thái độ lên án, căm ghét. Hình ảnh con cá trong chậu, con chim trong lồng. Cảnh sống tù túng, chật hẹp, mất tự do. Thái độ chán ghét với cuộc sống gò bó, mất tự do. Hành động đội trời đạp đất. Lối sống và hành động tự do, ngang tàng. Thái độ ca ngợi, ngưỡng mộ khí phách Từ Hải. * Bài tập 5 : Thay thế thành ngữ trong những câu sau bằng các từ ngữ thông thường, tương đương về nghĩa. Nhận xét sự khác biệt và hiệu quả của mỗi cách diễn đạt. a) Này các cậu, đừng có mà ma cũ bắt nạt ma mới . Cậu ấy vừa mới chân ướt chân ráo đến, mình phải tìm cách giúp đỡ chứ . b) Họ không đi tham quan, không đi thực tế kiểu cưỡi ngựa xem hoa mà đi chiến đấu thật sự, đi làm nhiệm vụ của những chiến sĩ bình thường Chân ướt chân ráo Ma cũ bắt nạt ma mới c) bắt nạt người mới a) vừa mới đến, còn lạ lẫm Cưỡi ngựa xem hoa b) làm việc qua loa *Bài tập 5 Nếu thay thế thành ngữ bằng các từ ngữ thông thường => Mất đi sắc thái biểu cảm, tính hình tượng và sự hàm súc . *Bài tập 6 Thực hành đặt câu với thành ngữ Hình thức: Ba nhóm là ba đội thi Yêu cầu: + Đặt câu với các thành ngữ trong thời gian 2 phút. Mỗi đội có 1 phút trình bày. + Mỗi câu đúng được tính 1 điểm. + Câu sử dụng thành ngữ khó được nhân đôi số điểm. + Đội nhiều điểm nhất sẽ nhận được 1 phần quà . Mẹ tròn con vuông Sinh nở bình an, mẹ con đều khỏe mạnh VD: Chị ấy đã mẹ tròn con vuông . VD: Học sinh lớp 12 phải nấu sử sôi kinh mới mong đỗ đại học được. Nấu sử sôi kinh Chăm chỉ, cần cù trong học tập. VẬN DỤNG Hãy theo dõi hoạt cảnh sau và tìm những thành ngữ được sử dụng trong lời thoại. Em có đồng tình với việc nhiều bạn trẻ ngày nay thích sử dụng và lạm dụng các ngữ có hình thức na ná giống thành ngữ dân gian (VD: Sát thủ đầu mưng mủ, Phê như con tê tê, Ngất ngây con gà tây .) không? Vì sao? MỞ RỘNG, SÁNG TẠO CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM MẠNH KHỎE, HẠNH PHÚC!
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_11_tuan_6_thuc_hanh_ve_thanh_ngu_dien_co_n.ppt