Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 6: Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc - Năm học 2022-2023 - Nguyên Bảo Anh - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 6: Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc - Năm học 2022-2023 - Nguyên Bảo Anh - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng, cao đẹp về nhân cách, nghị lực và ý chí, về lòng yêu nước, thương dân và thái độ kiên trung bất khuất trước kẻ thù

Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là một bài ca đạo đức, nhân nghĩa; là tiếng nói yêu nước cất lên từ cuộc chiến đấu chống quân xâm lược, là thành tựu nghệ thuật xuất sắc mang đậm sắc thái Nam Bộ.

 

pptx 31 trang Trí Tài 04/07/2023 2450
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 6: Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc - Năm học 2022-2023 - Nguyên Bảo Anh - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC 
 NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU 
 PHẦN I 
 TÁC GIẢ 
I.CUỘC ĐỜI 
Nguyễn Đình Chiểu 
(1822 – 1888) 
tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai. 
Quê: làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định. 
Xuất thân trong gia đình nhà Nho, cha là ông Nguyễn ĐÌnh Huy, mẹ là bà Trương Thị Thiệt . 
Năm 1843 ông đỗ Tú Tài . 
Năm 1846 ông ra Huế học . Vì mẹ mất, ông bỏ thi. Trên đường về quê chịu tang mẹ, ông ốm nặng rồi bị mù cả hai mắt. 
Về quê, ông mở lớp dạy học, bốc thuốc cho dân nghèo. Nhân dân yêu mến gọi ông là cụ ĐỒ CHIỂU. 
Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược . Quê hương bị giặc dày xéo. Ông sáng tác thơ văn bày tỏ lòng yêu nước, cổ vũ phong trào chống giặc. 
Thực dân Pháp nhiều lần tìm cách mua chuộc nhưng ông không hề lung lạc 
Ông mất ngày 03/7/1888 tại Ba Tri, Bến Tre trong sự tiếc thương của nhân dân Nam Bộ . 
II.SỰ NGHIỆP THƠ VĂN 
Truyện thơ: 
Truyện Lục Vân Tiên 
Dương Từ - Hà Mậu 
Thơ: Chạy giặc, Thơ điếu Phan Văn Tòng, Thơ điếu Trương Định 
Văn tế :Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh 
Truyện thơ: Ngư tiều y thuật vấn đáp 
Thể hiện tinh thần yêu nước. 
Truyền bá đạo lý làm người . 
1. Các tác phẩm chính 
Sau khi Pháp xâm lược 
Trước khi Pháp xâm lược 
II.SỰ NGHIỆP THƠ VĂN 
2. NỘI DUNG 
3. NGHỆ THUẬT 
Lý tưởng đạo đức, nhân nghĩa 
Lòng yêu nước, thương dân 
Nhân vật đều là những hình mẫu lý tưởng: nhân hậu, thủy chung, nhân cách cao cả, dám đấu tranh và chiến thắng những thế lực bạo tàn. . 
Tố cáo tội ác của giặc xâm lược, khích lệ long căm thù giặc và ý chí chiến đấu của quân và dân, tiếc thương những người anh hung hy sinh vì đất nước. 
Bút pháp trữ tình : Tình yêu thương con người cùng với hiện thực cuộc sống có sức rung động mãnh liệt. 
Ngôn ngữ, hình ảnh thơ, nhân vật, mang đậm sắc thái Nam Bộ. 
- Nhân vật mang tính cách Nam Bộ: lời nói mộc mạc, bình dị, tâm hồn nồng nhiệt, chất phác 
- Lối thơ thiên về kể mang màu sắc diễn xướng phổ biến trong văn học dân gian Nam Bộ. 
Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng, cao đẹp về nhân cách, nghị lực và ý chí, về lòng yêu nước, thương dân và thái độ kiên trung bất khuất trước kẻ thù 
Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là một bài ca đạo đức, nhân nghĩa; là tiếng nói yêu nước cất lên từ cuộc chiến đấu chống quân xâm lược, là thành tựu nghệ thuật xuất sắc mang đậm sắc thái Nam Bộ. 
 PHẦN II 
 TÁC PHẨM 
I.TIỂU DẪN 
1. Hoàn cảnh sáng tác 
Giặc Pháp đánh chiếm Gia Định , triều đình nhà Nguyễn chủ hòa. Nhân dân tự phát đánh giặc. 
T ác giả viết theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định để tế những người nông dân - nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận đánh vào đồn Cần Giuộc đêm 16/12/1861 . 
I.TIỂU DẪN 
2. Thể loại 
Văn tế: Thường dùng trong tang lễ để bày tỏ lòng tiếc thương đối với người đã mất. 
Bài văn tế này được viết theo thể phú Đường luật. 
Bố cục văn tế gồm 4 phần: Lung khởi, thích thực, ai vãn, kết.. 
Lung khởi : K hái quát bối cảnh của thời đại và khẳng định ý nghĩa cái chết bất tử của người nông dân nghĩa sĩ . 
Th ích thực: Hồi tưởng lại hình ảnh và công đức của người nông dân nghĩa sĩ. 
II.ĐỌC HIỂU 
Ai vãn: Bày tỏ lòng tiếc thương đối với người nông d ân nghĩa sĩ. 
Kết: Ca ngợi linh hồn bất tử của các nghĩa sĩ. 
1. Lung khởi: Hai câu đầu 
Hỡi ôi! 
Súng giặc đất rền, lòng dân trời tỏ. 
Mười năm công vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi như phao; một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như mõ. 
Súng giặc đất rền, lòng dân trời tỏ. 
Vũ khí hiện đại, tối tân 
 Sức mạnh tàn bạo của quân xâm lược 
Lòng dân thấu tận trời cao 
 Dân ta chỉ có tấm lòng yêu nước, căm thù giặc 
 Không gian vũ trụ rộng lớn: trời - đất , các động từ: rền - tỏ gợi sự khuếch tán của âm thanh, ánh sáng. 
 Phản ánh tình thế hiểm nguy “ngàn cân treo sợ tóc” và bối cảnh cam go của dân tộc. 
1. Lung khởi: Hai câu đầu 
Mười năm công vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi tợ phao; một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như mõ. 
Một quãng đời/ một khoảnh khắc 
 Nhấn mạnh thời khắc hy sinh vì nghĩa lớn. 
mất > < còn 
Sống / chết 
 Đề cao cái chết vinh quang, để lại danh tiếng vang dội. 
 Mở đầu tác phẩm là bối cảnh khốc liệt của cuộc chiến đấu không cân sức giữa nhân dân yêu nước với kẻ thù tàn bạo. Biện pháp đối được vận dụng hiệu quả nhằm nêu bật cái chết vinh quang của những người nông dân nghĩa sĩ. 
2. Thích thực: Câu 3 đến hết câu 15 
a, Câu 3 – câu 5: Xuất thân của những nghĩa sĩ Cần Giuộc 
b, Câu 6 – câu 7 : Thái độ, tình cảm khi giặc xâm lược 
c, Câu 8 – câu 9: Tinh thần trách nhiệm và quyết tâm cứu nước 
d, Câu 10 – câu 15: Tinh thần chiến đấu trong trận Cần Giuộc 
Từ láy: Cui cút dáng vẻ: cặm cụi, cô lẻ. 
Nhớ linh xưa! 
 Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó. 
Câu 3 Hình ảnh người nông dân nhỏ bé vô danh, làm lụng cần cù, lo toan lớn nhất trong đời là miếng cơm manh áo. . 
a, Xuất thân 
của những người nghĩa sĩ 
Không gian sống: làng bộ, ruộng trâu. . 
Công việc: việc cuốc, việc bừa,việc cày, việc cấy 
 Những công việc . quen thuộc của nhà nông. 
Đối: Khẳng định họ là người nông dân quen thuộc với cuộc sống nông nghiệp, nông thông bình lặng >< Phủ định: Hoàn toàn xa lạ với việc binh đao, chiến trận. 
Liệt kê + nhịp văn ngắn, đều đặn nhịp sống thường nhật nhịp nhàng mà bình lặng của người nông dân. 
a, Xuất thân 
của những người nghĩa sĩ 
Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ . 
Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vẫn quen làm; tập khiên tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó . 
Điển cố + từ láy + thành ngữ: phấp phỏng trông ngóng tin tức đánh giặc của triều đình. 
Lối nói dân dã thái độ căm ghét rõ ràng, dứt khoát. . 
b, Thái độ, tình cảm 
 khi giặc xâm lược 
Tiếng phong hạc phập phồng hơn mười tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa; mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ . 
Hình ảnh lấy từ nông nghiệp Sáng tạo của tác giả, góp phần xây dựng hình tương người nông dân đánh giặc. . 
Từ ngữ, hình ảnh: cụ thể, sinh động . 
Nói quá: bày tỏ thái độ căm ghét tột bậc. . 
Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tơi ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ . 
b, Thái độ, tình cảm 
khi giặc xâm lược 
 phản ánh tích cách ngay thẳng, bộc trực của người nông dân Nam bộ. . 
Từ ngữ thể hiện quyết tâm mạnh mẽ : đứng lên đánh giặc cứu nước. 
c, Trách nhiệm 
và quyết tâm cứu nước 
Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu; hai vầng nhât nguyệt chói lòa , đâu dung lũ treo dê bán chó. 
Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ . 
Hình ảnh lấy từ văn học cổ : lớn lao, kì vĩ. Từ người nông dân nhỏ bé vô danh họ tự nguyện gánh lấy trách nhiệm lớn lao : đánh đuổi kẻ thù hung bạo, cứu lấy giang sơn đất nước. . 
d, Tinh thần chiến đấu 
Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu bầu ngòi; trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nàì sắm dao tu nón gõ 
Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ . 
Họ đem theo vật dụng hàng ngày của người nông dân vào trận chiến. . 
Tương quan với quân thù: tàu sắt tàu, đồng, súng nổ . 
ĐƠN GIẢN, THÔ SƠ 
TỐI TÂN, HIỆN ĐẠI 
 Thương xót cho tình thế của người nghĩa sĩ, cảm kích trước tinh thần quyết chiến của họ. 
d, Tinh thần chiến đấu 
Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ . 
Chi nhọc quan quản gióng trống kì trống giục , đạp rào, lướt tới, coi giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to , xô cửa xông vào , liều mình như chẳng có. 
Kẻ đâm ngang , người chém ngược , làm cho mã tà, ma ní hồn kinh; bạn hè trước , lũ ó sau , trối kệ tàu sắt, tàu đồng, súng nổ. 
Tái hiện khung cảnh dữ dội của trận đánh: . 
- Âm thanh dữ dội của trống kì trống giục , của vũ khí sát thương dao phay đâm chém, đạn nhỏ, đạn to, súng nổ , tiếng người xô xát hè trước, ó sau . 
- Hình ảnh hỗn chiến: đốt nhà, chém đầu, đạp rào lướt tới, xô cửa xông vào, đâm ngang, chém ngược 
d, Tinh thần chiến đấu 
Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ . 
Chi nhọc quan quản gióng trống kì trống giục, đạp rào, lướt tới, coi giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có. 
Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà, ma ní hồn kinh; bạn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt, tàu đồng, súng nổ. 
Hình ảnh các nghĩa sĩ xung trận: . 
- Tinh thần chiến đấu: quả cảm, anh dũng quên mình . 
- Hành động mạnh mẽ, quyết liệt, liên tục: đốt xong, chém rớt, đạp, lướt, xô, đâm ngang, chém ngược, hè, ó. 
 Tỏa sáng vẻ đẹp của những người anh hùng dũng mãnh . 
QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN 
NGƯỜI NÔNG DÂN THÀNH NGHĨA SĨ ANH HÙNG 
Cui cút làm ăn, 
toan lo nghèo khó. 
Mến nghĩa làm nên 
quân chiêu mộ. 
Đạp rào lướt tới, 
coi giặc cũng như không. 
Yêu nước, căm thù giặc 
Gánh vác trách nhiệm cứu nước 
Quyết liệt hành động diệt giặc 
3 . Ai vãn : Câu 16 đến hết câu 2 5 
Ai khóc thương những nghĩa sĩ ? 
 “ cỏ cây mấy dặm sầu giăng, già trẻ hai hàng lụy nhỏ ” 
 “mẹ già ngồi khóc trẻ, vợ yếu chạy tìm chồng” 
- Tiếng khóc của bài văn tế đại diện cho nhân dân Nam bộ, cho quê hương Cần Giuộc, cho cỏ cây sông nước tiếc thương những nghĩa sĩ. 
- Đồng vọng với tiếng khóc của thân nhân nghĩa sĩ. 
 Giọng điệu đa thanh, giàu cung bậc. 
 Tiếng khóc lớn, mang tầm vóc sử thi. 
3 . Ai vãn : Câu 16 đến hết câu 2 5 
Niềm cảm phục, tự hào về những nghĩa sĩ 
 “Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ.” 
- Cảm phục và tôn vinh sự hy sinh của các nghĩa sĩ . 
- Khẳng định lẽ sống cao đẹp của họ. 
 Ca ngợi những người nông dân Cần Giuộc đã lấy cái chết để làm rạng ngời lẽ sống cao đẹp của thời đại “thà chết vinh còn hơn sống nhục”. 
3 . Ai vãn : Câu 16 đến hết câu 2 5 
Ngôn ngữ, hình ảnh giàu sức truyền cảm 
 “ Đau đớn bấy mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya le lét trong lều; não nùng thay vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.” 
- Tính từ + thán từ cực tả nỗi đau buồn . 
+ Mẹ già ngồi khóc trẻ Với người mẹ nào, con cũng là con trẻ . Nỗi đau nhân lên gấp bội vì trái quy luật cuộc đời. 
- Từ ngữ + hình ảnh vừa chính xác vừa gợi cảm . 
+ Vợ yếu chạy tìm chồng Người vợ nào mất chồng cũng trở thành yếu đuối, bơ vơ. 
+ Người mẹ già đau đớn, hơi tàn, lực kiệt ví như ngọn đèn đã cạn, ánh sáng leo lét sắp tắt. Người vợ như chưa tin nổi vào mất mát nên vẫn “chạy tìm chồng”, tang thương đến nỗi bóng dáng cũng xiêu vẹo, vô hồn như cơn bóng xế lúc chiều tà dật dờ. 
4. Kết: Câu 2 6 đến hết 
Cảm thán cho nước nhà khi người nghĩa sĩ đã hy sinh : Ai làm nên bốn phía mây đen, ai cứu đặng một phường con đỏ. 
Ngợi ca cái chết của những người nghĩa sĩ: Thác mà trả nước non rồi nợ, thác mà ưng đình miếu để thờ 
Nâng cái chết của nghĩa sĩ thành sự bất tử: 
 Thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, 
 muôn kiếp... 
III.MỘT SỐ VẤN ĐỀ 
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN NGHĨA SĨ 
TIẾNG KHÓC LỚN 
NỘI DUNG 
Ngôn ngữ giản dị, có sức biểu cảmlớn, đậm sắc thái Nam bộ 
Giọng điệu bi tráng 
Kết hợp nhuần nhụy tính hiện thực và chất trữ tình 
NGHỆ THUẬT 
3. Chiến đấu anh dũng, hy sinh quên mình 
2. Căm thù giặc tự nhận lấy trách nhiệm cứu nước 
1. Người nông dân cui cút, vô danh 
NÔNG DÂN 
NGHĨA SĨ 
ANH HÙNG 
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN NGHĨA SĨ 
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN NGHĨA SĨ 
VẺ ĐẸP BI TRÁNG 
BI: Đau thương, mất mát, hy sinh 
TRÁNG: Hùng tráng, anh dũng 
Lòng yêu nước và căm thù giặc. 
Tinh thần tự nguyện và ý chí quyết tâm giết giặc cứu nước. 
Tinh thần chiến đấu anh dũng, hy sinh quên mình. 
B ối cảnh lịch sử: tình thế nguy nan của đất nước. 
Tương quan lực lượng phải đối đầu với kẻ thù quá mạnh. 
Hy sinh trong trận đánh. 
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN NGHĨA SĨ 
VÔ TIỀN KHOÁNG HẬU – CÓ MỘT KHÔNG HAI 
Trước nó không hề có – sau nó không lặp lại 
Trước Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: Chưa có hình tượng người nông dân thưc sự trong văn học viết Trung đại, chỉ có những hình ảnh ước lệ: ngư, tiều, canh, mục. 
Trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: 
- Lần đầu tiên người nông dân thực sự xuất hiện trong VHTĐ: hình tượngngười nông dân hiện lên với dáng vẻ, trang phục, vật dụng, đời sống, công việc, thói quen, nếp nghĩ, tâm tư, tình cảm đích thực của người nông dân. 
- Lần đầu tiên người nông dân được đặt đúng vị trí vinh quang trong cuộc cứu nước: tượng đài những người anh hùng vô danh. (Họ là lực lượng chính, có tính chất quyết dịnh thắng lợi trong mội cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc, nhưng lại chưa từng được vinh danh trong lịch sử và VH thời Trung Đại. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_11_tuan_6_van_te_nghia_si_can_giuoc_nam_ho.pptx