Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 8: Ôn tập văn học trung đại Việt Nam - Năm học 2022-2023 - Lớp 11A1 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 8: Ôn tập văn học trung đại Việt Nam - Năm học 2022-2023 - Lớp 11A1 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

- Phá vỡ tính quy phạm:

+ Cảnh thu mang những nét riêng của mùa thu đồng bằng Bắc Bộ, chiếc ao làng với sóng hơi gợn, nước trong veo, lối vào nhà ngõ trúc quanh co.

+ Cách sử dụng vần điệu, vần eo gợi không gian ngoại cảnh và tâm cảnh như tĩnh lặng thu hẹp dần.

+ Ngôn ngữ bài thơ viết bằng chữ Nôm.

 

pptx 20 trang Trí Tài 04/07/2023 2490
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 8: Ôn tập văn học trung đại Việt Nam - Năm học 2022-2023 - Lớp 11A1 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngữ Văn 11 
GROUP 2 
ÔN TẬP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM 
 PHƯƠNG PHÁP 
 Liệt kê tác giả, tác phẩm, nội dung và nghệ thuật. 
Một số đặc điểm về hình thức của văn học trung đại. 
Liệt kê tác giả, tác phẩm, nội dung và nghệ thuật. 
01 
Dựa vào phụ lục SGK/124 hãy cho biết tên của các tác giả, tác phẩm và nội dung của các văn bản mà bạn đã học: 
Tác giả 
Tác Phẩm 
Nội Dung & Nghệ thuật 
Lê Hữu Trác 
Vào Phủ Chúa Trịnh 
- Bức tranh xa hoa nơi phủ chúa và thái độ coi thường danh lợi của tác giả. 
- Quan sát, chọn lọc chi tiết, có ý nghĩa, bút pháp tả thực sâu sắc. 
Hồ Xuân Hương 
Tự tình 
 - Tâm trạng của HXH. Lời thách thức duyên phận, khát vọng sống hạnh phúc. 
- Sử dụng từ ngữ dân tộc, hình ảnh đặc sắc, việt hóa thơ Đường luật. 
Dựa vào phụ lục SGK/124 hãy cho biết tên của các tác giả, tác phẩm và nội dung của các văn bản mà bạn đã học: 
Tác giả 
Tác Phẩm 
Nội Dung & Nghệ thuật 
Nguyễn Khuyến 
Câu cá mùa thu 
 -Bức tranh thiên nhiên về mùa thu, tình yêu đất nước tha thiết, thầm lặng. 
- Ngôn từ trong sáng,hình ảnh chân thật, giản dị. 
Trần Tế Xương 
Thương Vợ 
- Ca ngợi, trân trọng những hi sinh của người vợ. Tự cười bản thân vô dụng. 
- Trào phúng, ngôn ngữ mỉa mai. 
Dựa vào phụ lục SGK/124 hãy cho biết tên của các tác giả, tác phẩm và nội dung của các văn bản mà bạn đã học: 
Tác giả 
Tác Phẩm 
Nội Dung & Nghệ thuật 
Nguyễn Công Trứ 
Bài ca Ngất Ngưỡng 
- Thái độ sống, phong cách sống “ngất ngưỡng” khẳng định tài năng của tác giả. 
- Thể hát nói phóng khoáng. 
Cao Bá Quát 
Bài ca ngắn đi trên bãi cát 
- Sự chán ghét một tri thức đối với con đường danh lợi tầm thường và niềm khao khát thay đổi cuộc sống. 
- Thể thơ có tính chất tự do, phóng khoáng, từ ngữ linh hoạt. 
Dựa vào phụ lục SGK/124 hãy cho biết tên của các tác giả, tác phẩm và nội dung của các văn bản mà bạn đã học: 
Tác giả 
Tác Phẩm 
Nội Dung & Nghệ thuật 
Nguyễn Đình Chiểu 
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc 
- Tượng đài bất tử của người nông dân nghĩa sĩ, tiếng khóc bi tráng cho thời lịch sử đau thương. 
- Xây dựng hình tượng nghĩa sĩ, ngôn ngữ đanh thép, bi tráng. 
Tác giả 
Tác Phẩm 
Nội Dung & Nghệ thuật 
Nguyễn Đình Chiểu 
Lẽ ghét thương 
- Tình cảm yêu ghét phân minh, lòng thương dân sâu sắc, ngợi ca đạo lí nhân nghĩa. 
- Lời thơ mộc mạc, chân chất, giàu cảm xúc. 
Ngô Thì Nhậm 
Chiếu cầu hiền 
- Kể về việc vua Quang Trung lên ngôi hoàng đế, mong người hiền giúp nước. 
- Lập luận chặt chẽ. 
Nguyễn Trường Tộ 
Xin lập khoa luật 
- Sự cần thiết của pháp luật với xã hội. 
- Lập luận chặt chẽ quan điểm xác đáng. 
Một số đặc điểm về hình thức của văn học trung đại.  
0 2 
a. Tư duy nghệ thuật: Thường nghĩ theo kiểu mẫu nghệ thuật có sẵn thanh công thức. 
Ví dụ: bài “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến. 
- Tính quy phạm: 
+ Thể loại: thất ngôn bát cú. 
+ Hình ảnh ước lệ: thu thiên, thu thuỷ, ngư ông. 
- Phá vỡ tính quy phạm: 
+ Cảnh thu mang những nét riêng của mùa thu đồng bằng Bắc Bộ, chiếc ao làng với sóng hơi gợn, nước trong veo, lối vào nhà ngõ trúc quanh co. 
+ Cách sử dụng vần điệu, vần eo gợi không gian ngoại cảnh và tâm cảnh như tĩnh lặng thu hẹp dần. 
+ Ngôn ngữ bài thơ viết bằng chữ Nôm. 
b. Quan niệm thẩm mĩ: 
Hướng về cái đẹp trong quá khứ,thiên về cái cao cả, tao nhã, ưa sử dụng những điển tích, điển cố, những thi liệu Hán học. 
 * Truyện Lục Vân Tiên: 
Sử dụng những điển tích liên quan đến các ông vua tàn ác, không chăm lo được cuộc sống của nhân dân: Kiệt Trụ mê dâm, U Lệ đa đoan, đời Ngũ Bá. 
 * Bài ca ngất ngưởng: 
“Phơi phới ngọn đông phong”, “phường Hàn Phú” nhằm nói lên cái thú tiêu dao của một người nằm ngoài vòng danh lợi, khẳng định lối sống ngất ngưởng của mình, đặt mình với những bậc tiền bối ngày xưa. 
* Bài ca ngắn đi trên bãi cát: 
“ông phép ngủ”, “phường danh lợi” là những điển tích, điển cố, những thi liệu Hán được Cao Bá Quát dùng để bộc lộ sự chán ghét của người trí thức đối với con đường danh lợi tầm thường đồng thời thể hiện khao khát thay đổi cuộc sống. 
- “bãi cát”: là hình ảnh tượng trưng cho con đường danh lợi nhọc nhằn, gian khổ. Những người tất tả đi trên bãi cát là những người ham công danh, sẵn sàng vì công danh mà chạy ngược, chạy xuôi. 
c. Bút pháp nghệ thuật: 
thiên về ước lệ tượng trưng.  
Ví dụ: bài “Bài ca ngắn di trên bãi cát” của Cao Bá Quát 
- “Con đường cùng” : tượng trưng cho con đường công danh thi cử, con đường vô nghĩa, và con đường bế tắc của xã hội trong hoàn cảnh Cao Bá Quát viết bài thơ này. 
d.Thể loại: 
Giữ vai trò quan trọng trong văn học trung đại. 
- Các tác phẩm có tên thể loại gắn với tên tác phẩm: 
 + Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc 
 + Bài ca ngất ngưởng 
 + Chiếu dời đô 
 + Bình Ngô đại cáo 
+ Hịch tướng sĩ 
+ Hoàng lê nhất thống chí 
+ Thượng kinh kí sự 
+ Vũ trung tùy bút 
- Đặc điểm về hình thức của thơ Đường luật: 
* Về ngắt nhịp: 
Thơ thất ngôn bát cú Đường luật ngắt nhịp theo kiểu phối hợp chẵn – lẽ : 4/3. 
* Về phối thanh: 
Xét ở 2 khía cạnh: luật và niêm. 
* Về luật : 
Có hai loại : 
+ Thơ thất ngôn bát cú Đường luật làm theo luật bằng , vần bằng. 
+ Thơ thất ngôn bát cú Đường luật làm theo luật trắc , vần bằng. 
- Trong một câu thơ, các tiếng 2,4,6 phải ngược thanh nhau; còn các tiếng 1, 3, 5, 7 có thể linh hoạt về luật B-T. 
* Về niêm: 
+ Hai câu thơ là niêm nhau: khi tiếng thứ hai của 2 câu thơ cùng theo một luật (B hay T). 
+ Trong thơ thất ngôn bát cú Đường luật, các cặp sau đây niêm với nhau : 1-8, 2-3, 4-5, 6-7, 8-1 (không niêm theo đúng luật gọi là thất niêm). 
- Đặc điểm của văn tế: 
Gồm 4 phần: Lung khởi, thích thực, ai vãn và phần kết. 
- Đặc điểm của thể hát nói: 
 Lời của bài hát nói có 11 câu, chia làm 3 khổ : 
+ Khổ đầu: 4 câu, vần cuối các câu lần lượt là : T-B-B-T 
+ Khổ giữa: 4 câu, vần cuối các câu lần lượt là : T-B-B-T 
+ Khổ cuối: 3 câu, vần cuối các câu làn lượt là : T-B-B 
CỦNG CỐ 
Câu 1: Tác phẩm nào sau đây thuộc về thể loại hát nói? 
A. Tự tình (Hồ Xuân Hương) 
B. Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu) 
C. Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ). 
D. Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến) 
Câu 2: Thể loại thường được sử dụng trong văn học trung đại 
A. hịch, cáo, tấu, kịch. 
B. thơ tứ tuyệt, thất ngôn bát cú, truyện ngắn. 
C. tiểu thuyết, hịch, cáo, kịch. 
D. hịch, thơ tứ tuyệt, cáo, tấu. 
Câu 3: Đâu là đặc điểm của thể hành? 
A. là thể thơ cổ,có tính chất tự do phóng khoáng,không bị gò bó về số câu,độ dài câu, niêm luật, bằng trắc, vần điệu. 
B. là thể thơ hiện đại, có tính chất tự do phóng khoáng, không bị gò bó về số câu, độ dài câu, niêm luật, bằng trắc, vần điệu. 
C. là thể thơ cổ, có tính chất tự do phóng khoáng, bị gò bó về số câu, độ dài câu, niêm luật, bằng trắc, vần điệu. 
D. tất cả đều sai. 
Câu 4: Quan niệm thẩm mĩ của văn học trung đại Việt Nam là gì ? 
A. Thường nghĩ theo kiểu mẫu nghệ thuật có sẵn thanh công thức. 
B. Hướng về cái đẹp trong quá khứ,thiên về cái cao cả, tao nhã, ưa sử dụng những điển tích, điển cố, những thi liệu Hán học. 
C. thiên về ước lệ tượng trưng. 
D. Tất cả đều đúng. 
Tên thành viên 
Phân công nhiệm vụ 
 Chi Lan 
làm ppt 
Hiền Thảo 
thuyết trình 
Thu Phương 
thuyết trình 
Minh Anh 
tìm câu hỏi 
Tiến Hoàng 
tìm câu hỏi 
Thanh Huyền 
tìm câu hỏi 
Đăng Anh 
tìm câu hỏi 
Nhất Sinh 
soạn nội dung 
Hồng Thắm 
soạn nội dung 
Diễm Quỳnh 
soạn nội dung 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_11_tuan_8_on_tap_van_hoc_trung_dai_viet_na.pptx