Bài giảng Vật lý 11 - Bài 23: Từ thông. Cảm ứng điện từ (Tiết 2) - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Phúc An

Bài giảng Vật lý 11 - Bài 23: Từ thông. Cảm ứng điện từ (Tiết 2) - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Phúc An

I. Từ thông

 1. Định nghĩa

 2. Đơn vị

II. Hiện tượng cảm ứng điện từ

 1. Thí nghiệm

 2. Hiện tượng cảm ứng điện từ

III. Định luật Len-Xơ về chiều dòng điện cảm ứng

 1. Thí nghiệm

 2. Định luật

IV. Dòng điện Fu-Cô

 

pptx 16 trang Trí Tài 03/07/2023 720
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Vật lý 11 - Bài 23: Từ thông. Cảm ứng điện từ (Tiết 2) - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Phúc An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÀO CÁC EM ĐÃ THAM GIA 
GIỜ HỌC VẬT LÝ 
Ôn lại kiến thức bài trước 
Câu 1: Phát biểu định nghĩa từ thông? Nêu cách làm biến đổi từ thông qua một diện tích S ? 
Định nghĩa: Từ thông qua diện tích S đặt trong một từ trường đều là đại lượng  được tính bằng: 
	 = BScos 
Cách làm biến đổi từ thông qua một diện tích S 
+ Biến đổi cảm ứng từ B 
+ Biến đổi diện tích S 
+ Biến đổi góc 
(C) 
Ôn lại kiến thức bài trước 
Câu 2: Phát biểu định nghĩa hiện tượng cảm ứng điện từ? Nêu điều kiện để có hiện tượng cảm ứng điện từ ? 
Định nghĩa: Hiện tượng cảm ứng điện từ là hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng trong một mạch điện kín khi từ thông qua mạch điện kín đó biến thiên 
Điều kiện để có hiện tượng cảm ứng điện từ 
+ Có từ trường 
+ Có mạch điện 
+ Có sự biến thiên từ thông qua diện tích mạch điện 
Bài 23. TỪ THÔNG. CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ 
(Tiết 2) 
I. Từ thông 
 1. Định nghĩa 
 2. Đơn vị 
II. Hiện tượng cảm ứng điện từ 
 1. Thí nghiệm 
 2. Hiện tượng cảm ứng điện từ 
III. Định luật Len-Xơ về chiều dòng điện cảm ứng 
 1. Thí nghiệm 
 2. Định luật 
IV. Dòng điện Fu-Cô 
Nội dung chính của bài: 
III. Định luật Len-X ơ về chiều dòng điện cảm ứng 
1. Trong thí nghiệm 1 
+ Nam châm tiến lại gần ống dây: Từ thông qua ống dây tăng 
+ Vectơ cảm ứng từ của từ trường nam châm 
+ Vectơ cảm ứng từ của từ trường của dòng điện cảm ứng 
N 
S 
9 
4 
2 
0 
2 
4 
6 
mA 
0:6 mA 
= 1 ┴ 
Chiều dòng điện cảm ứng có tuân theo quy luật nào không? 
Thí nghiệm đã xác nhận 
N 
S 
9 
4 
2 
0 
2 
4 
6 
mA 
0:6 mA 
= 1 ┴ 
Thí nghiệm đã xác nhận 
2. Trong thí nghiệm 2 
+ Nam châm rời xa ống dây: Từ thông qua ống dây giảm 
+ Vectơ cảm ứng từ của từ trường nam châm 
+ Vectơ cảm ứng từ của từ trường của dòng điện cảm ứng 
Ta hiểu về quy luật của dòng điện cảm ứng trên như thế nào? 
- Nam châm chuyển động đối với ống dây 
- Nam châm lại gần ống dây từ thông tăng: Dòng điện cảm ứng có một chiều xác định 
- Nam châm ra xa ống dây từ thông giảm: Dòng điện cảm ứng có chiều ngược lại 
3. Định luật Len-Xơ về chiều dòng điện cảm ứng 
 Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín có chiều sao cho từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại sự biến thiên của từ thông ban đầu qua mạch kín 
+ Khi từ thông qua mạch kín tăng: Cảm ứng từ cảm ứng ngược chiều cảm ứng từ của từ trường ban đầu 
+ Khi từ thông qua mạch kín giảm: Cảm ứng từ cảm ứng cùng chiều cảm ứng từ của từ trường ban đầu 
Phân tích nhiều thí nghiệm nhà Vật lý học Len-Xơ đã kết luận thành định luật 
Từ thông qua mạch kín tăng 
Từ thông qua mạch kín giảm 
1. Thí nghiệm 1 
- Đặt một đĩa kim loại (đồng hoặc nhôm) có thể quay được quanh một trục gần một nam châm điện 
- Cho đĩa kim loại quay 
+ Khi chưa đóng điện: Đĩa quay rất lâu mới dừng lại 
+ Khi đòng điện: Đĩa dừng lại rất nhanh 
- Thay bằng đĩa đã đục lỗ: Đĩa quay khá lâu mới dừng lại 
0 
2 
4 
6 
8 
10 
12 
V 
0 
2 
4 
6 
8 
10 
12 
V 
0:12 V 
POWER 
10 
DC 
0 
6 
4 
8 
+ 
- 
AC 
0 
6 
4 
8 
+ 
- 
10 
IV. Dòng điện Fu-Cô (Foucault) 
Tại sao có hiện tượng trong thí nghiệm? 
2. Thí nghiệm 2 
- Đặt một khối kim loại (đồng hoặc nhôm) vào trong một từ trường biến đổi theo thời gian: 
+ Sau một khoảng thời gian khối kim loại bị nóng nên, nếu để lâu khối kim loại sẽ bị nóng đỏ, có thể bị nóng chảy 
3. Giải thích: 
+ Thí nghiệm 1: Trên mặt đĩa kim loại hình thành thành nhiều mạch điện kín, khi chuyển động trong từ trường thì từ thông qua các mạch điện kín đó biến thiên, ở mạch điện kín xuất hiện dòng điện cảm ứng, xuất hiện lực từ tác dụng lên các mạch điện của đĩa. Chiều dòng điện cảm ứng và chiều của lực từ tuân theo định luật Len-Xơ lên lực từ là lực cản, làm đĩa quay chậm lại 
+ Khi đĩa bị đục lỗ, các mạch điện hình thành trên phạm vi hẹp nên dòng điện cảm ứng nhỏ, lực từ nhỏ, lên tạo ra lực cản nhỏ, đĩa lâu dừng lại hơn 
+ Thí nghiệm 2: Trên khối kim loại có thể chia thành nhiều mạch điện kín kín, khi đặt trong từ trường biến thiên thì từ thông qua các mạch điện kín đó biến thiên, ở mạch điện kín xuất hiện dòng điện cảm ứng, mà dòng điện có tác dụng nhiệt làm khối kim loại bị nung nóng 
4. Định nghĩa: Dòng điện Fu-Cô là dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khối kim loại chuyển động trong từ trường hoặc đặt trong từ trường biến thiên 
5. Tính chất và công dụng của dòng điện Fu-Cô 
- Dòng điện Fu-Cô có lợi 
+ Mọi khối kim loại chuyển động trong từ trường đều chịu tác dụng của lực hãm điện từ: Dùng làm phanh điện từ của những phương tiện giao thông hạng nặng 
+ Dòng điện Fu-Cô trong khối kim loại đặt trong từ trường biến thiên tạo ra nhiệt để nung nóng chúng. Được dùng trong các lò nung, đun nấu (bếp từ) 
- Dòng điện Fu-Cô có hại 
+ Trong các thiết bị điện đều dung vật liệu sắt từ (lõi sắt từ) là hợp kim nên bị nóng, hao phí điện vô ích, để khắc phục các lõi sắt từ của các thiết bị điện được làm thành nhiều lá mỏng, sau đó gép lại cách điện với nhau Công nghệ phức tạp và tốn kém, giá thành cao 
Dòng điện Fo-Cô có lợi hay có hại? 
Củng cố bài học 
Câu 1: Xác định chiều dòng điện cảm ứng trong các trường hợp sau 
Hình 1 
Hình 2 
Hình 3 
Hình 4 
S 
N 
S 
N 
S 
N 
S 
N 
Củng cố bài học 
Câu 2: Xác định chiều dòng điện cảm ứng trong các trường hợp sau 
Hình 1: Cảm ứng từ giảm 
Hình 2: Cảm ứng từ tăng 
Hình 3: Cảm ứng từ giảm 
Hình 4: Cảm ứng từ tăng 
Nội dung tự học 
1. Ôn tập nội dung bài đã học 
+ Từ thông (định nghĩa, các trường hợp của từ thông qua một diện tích S) 
+ Cách làm biến thiên từ thông 
+ Hiện tượng cảm ứng điện từ (Thí nghiệm, trường hợp xuất hiện dòng điện cảm ứng, định nghĩa, điều kiện để có hiện tượng cảm ứng điện từ) 
+ Định luật Len-Xơ về chiều dòng điện cảm ứng (định luật, vận dụng 
+ Dòng điện Fu-Cô: (Định nghĩa, giải thích, ứng dụng) 
+ Làm các bài tập có liên quan trong SGK và tài liệu học tập 
2. Chuẩn bị bài học tiếp theo: 
Bài 24: Suất điện động cảm ứng 
+ Các nội dung chính của bài 
+ Các nội dung đó như thế nào 
Học để biết 
Học để làm việc 
Học để thể hiện bản thân 
Học để cùng chung sống 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_vat_ly_11_bai_23_tu_thong_cam_ung_dien_tu_tiet_2_n.pptx