Bài giảng Vật lý 11 - Tiết 52, Bài 27: Ôn tập Phản xạ toàn phần - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Hoàng Ánh - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Chiếu chùm tia sáng hẹp từ khối nhựa trong suốt hình bán trụ vào không khí.
- Tăng dần giá trị của góc tới và khảo sát sự thay đổi của tia khúc xạ và tia phản xạ.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vật lý 11 - Tiết 52, Bài 27: Ôn tập Phản xạ toàn phần - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Hoàng Ánh - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA BÀI CŨ 1 Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng? Phát biểu định luật khúc xạ ánh sáng. 2 Trả lời : - Khúc xạ ánh sáng là hiện tượng lệch phương (gãy khúc) của các tia sáng khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau. - Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở phía bên kia pháp tuyến so với tia tới. Định luật khúc xạ ánh sáng: - Với hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin góc tới và sin góc khúc xạ luôn không đổi. Hằng số Cáp quang là vật được rất nhiều người biết đến với tác dụng truyền internet, nội soi y học, Hiện tượng cơ bản được áp dụng trong cáp quang là phản xạ toàn phần. Vậy, phản xạ toàn phần là gì? Khi nào thì xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần? PHẢN XẠ TOÀN PHẦN TIẾT 52 – BÀI 27: 5 BÀI 27: PHẢN XẠ TOÀN PHẦN II. HIỆN TƯỢNG PHẢN XẠ TOÀN PHẦN NỘI DUNG BÀI HỌC III. ỨNG DỤNG CỦA HIỆN TƯỢNG PHẢN XẠ TOÀN PHẦN 6 BÀI 27: PHẢN XẠ TOÀN PHẦN 1. Thí nghiệm a. Dụng cụ thí nghiệm 1 chùm sáng hẹp Khối nhựa trong suốt hình bán trụ Thước tròn chia độ 7 BÀI 27: PHẢN XẠ TOÀN PHẦN 1. Thí nghiệm b. Tiến hành thí nghiệm - Chiếu chùm tia sáng hẹp từ khối nhựa trong suốt hình bán trụ vào không khí. - Tăng dần giá trị của góc tới và khảo sát sự thay đổi của tia khúc xạ và tia phản xạ. 8 9 Vận dụng tính thuận nghịch của sự truyền ánh sáng, em hãy nêu các kết quả thí nghiệm khi ánh sáng truyền vào môi trường chiết quang kém hơn ? 10 BÀI 27: PHẢN XẠ TOÀN PHẦN 1. Thí nghiệm c. Kết quả thí nghiệm Góc tới Chùm tia khúc xạ Chùm tia phản xạ nhỏ - Lệch xa pháp tuyến. - Rất sáng. - Rất mờ. Tăng - Tia sáng mờ đi và tiến về gần mặt phân cách hai môi trường. - Sáng dần lên. Có giá trị đặc biệt i gh Gần như sát mặt phân cách. Rất mờ. - Rất sáng. Lớn hơn i gh - Không còn. - Rất sáng. 11 BÀI 27: PHẢN XẠ TOÀN PHẦN 1. Thí nghiệm d. Kết luận Khi truyền ánh sáng vào môi trường chiết quang kém hơn, với góc tới i > i gh thì chỉ có tia phản xạ, không còn tia khúc xạ. Từ bảng kết quả thí nghiệm, em rút ra kết luận gì khi ánh sáng truyền vào môi trường chiết quang kém hơn ? 12 BÀI 27: PHẢN XẠ TOÀN PHẦN 1. Thí nghiệm 2. Góc giới hạn phản xạ toàn phần 13 14 BÀI 27: PHẢN XẠ TOÀN PHẦN II. HIỆN TƯỢNG PHẢN XẠ TOÀN PHẦN 1. Định nghĩa Phản xạ toàn phần là hiện tượng phản xạ toàn bộ tia sáng tới, xảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. Khi có phản xạ toàn phần thì không có tia khúc xạ. 15 16 17 BÀI 27: PHẢN XẠ TOÀN PHẦN II. HIỆN TƯỢNG PHẢN XẠ TOÀN PHẦN 1. Định nghĩa 2. Điều kiện để có phản xạ toàn phần Để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần cần thoả mãn đồng thời hai điều kiện: 18 So sánh phản xạ toàn phần và phản xạ thông thường? So sánh Phản xạ toàn phần Phản xạ một phần (Phản xạ thông thường) Giống nhau - Tia phản xạ đều truyền ngược lại được môi trường đầu - Đều tuân theo định luật phản xạ. Khác nhau + Cường độ của tia phản xạ toàn phần lớn hơn hoặc bằng cường độ tia tới . + Điều kiện xảy ra: Phản xạ toàn phần chỉ xảy ra khi tia sáng đi từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém hơn và góc tới i > i gh . + Không còn tia khúc xạ + Cường độ của tia phản xạ thông thường nhỏ hơn cường độ tia tới. + Điều kiện xảy ra: Tia phản xạ thông thường xảy ra khi gặp mặt phẳng nhẵn dưới mọi góc. + Còn tia khúc xạ 19 BÀI 27: PHẢN XẠ TOÀN PHẦN II. HIỆN TƯỢNG PHẢN XẠ TOÀN PHẦN III. ỨNG DỤNG HIỆN TƯỢNG PHẢN XẠ TOÀN PHẦN 1. Giải thích một số hiện tượng trong tự nhiên Giải thích: Do lớp không khí ở gần mặt đất, gồm nhiều lớp không khí nóng và có chiết suất tăng dần theo độ cao. Khi tia sáng truyền từ vật qua nhiều lớp không khí có chiết suất giảm dần khi giảm độ cao thì sẽ bị gãy khúc liên tiếp. Cho đến khi gặp lớp không khí mà tại đó góc tới i lớn hơn góc tới giới hạn thì tia sáng sẽ bị phản xạ toàn phần và hắt ngược lên trên và chiếu đến mắt người quan sát. 20 21 BÀI 27: PHẢN XẠ TOÀN PHẦN III. ỨNG DỤNG HIỆN TƯỢNG PHẢN XẠ TOÀN PHẦN 2. Lăng kính, kim cương phản xạ toàn phần 22 BÀI 27: PHẢN XẠ TOÀN PHẦN III. ỨNG DỤNG HIỆN TƯỢNG PHẢN XẠ TOÀN PHẦN 3. Cáp quang Hệ thống cáp quang biển SMW-3 Cáp quang biển APG Hệ thống Mạng Internet trong 1 vùng Sơ đồ tuyến cáp cáp quang SMW3 còn lại duy nhất có trạm cập bờ Việt Nam Sử dụng cáp quang chế tạo dụng cụ y tế Chế tạo sợi chiếu sáng, đồ chơi bằng cáp quang Trang trí cột đèn, lễ hội và các điểm văn hóa du lịch 23 CỦNG CỐ 24 LUYỆN TẬP Câu 1 : Điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần là: A. Ánh sáng có chiều từ môi trường có chiết quang hơn sang môi trường có chiết quang kém và góc tới nhỏ hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần. B. Ánh sáng có chiều từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém và góc tới lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn phản xạ toàn phần. C. Ánh sáng có chiều từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang lớn hơn và góc tới lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn phản xạ toàn phần. D. Ánh sáng có chiều từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn và góc tới nhỏ hơn hoặc bằng góc giới hạn phản xạ toàn phần. 25 LUYỆN TẬP Câu 2: Một tia sáng đi từ nước đến mặt cách với không khí. Biết chiết suất của nước là 4/3, chiết suất của không khí là 1. Góc giới hạn của tia sáng phản xạ toàn phần khi đó là bao nhiêu? Giải: Áp dụng công thức tính góc giới hạn phản xạ toàn phần ta có: 26 VẬN DỤNG - Vận dụng hiện tượng phản xạ toàn phần giải thích một số hiện tượng trong tự nhiên. - Chế tạo sợi quang nước bằng các dụng cụ đơn giản: Chai nhựa, 1 đoạn ống nhựa nhỏ, đèn laze, hộp chứa nước, keo 502, dao, kéo. Nhiệm vụ về nhà: Học lí thuyết. Làm các bài tập trong Sách giáo khoa, SBT. 27 28
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_vat_ly_11_tiet_52_bai_27_on_tap_phan_xa_toan_phan.ppt