Công nghệ 11 - Chuyên đề: Hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát

Công nghệ 11 - Chuyên đề: Hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát

CHUYÊN ĐỀ: HỆ THỐNG BÔI TRƠN VÀ HỆ THỐNG LÀM MÁT.

Số tiết thực hiện : 2 tiết.

I. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ .

1. Hệ thống bôi trơn : gồm có 2 nội dung chính

 + Nhiệm vụ và phân loại.

 + Hệ thống bôi trơn cưỡng bức.

2. Hệ thống làm mát: gồm có 3 nội dung chính

 + Nhiệm vụ, phân loại.

 + Hệ thống làm mát bằng nước.

 + Hệ thống làm mát bằng không khí.

II. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ .

1. Mục tiêu:

 a. Kiến thức :

 + Biết được nhiệm vụ, phân loại của hệ thống bôi trơn, làm mát.

 + Biết được cấu tạo chung, nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn, làm mát động cơ.

 b. Kĩ năng :

 + Đọc được sơ đồ, nguyên lí của hệ thống bôi trơn cưỡng bức và sơ đồ hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức.

 + Giải thích được được sự cần thiết của các bộ phận, thiết bị chính trong hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát.

 

doc 9 trang lexuan 5020
Bạn đang xem tài liệu "Công nghệ 11 - Chuyên đề: Hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ: HỆ THỐNG BÔI TRƠN VÀ HỆ THỐNG LÀM MÁT.
Số tiết thực hiện : 2 tiết.
I. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ .
1. Hệ thống bôi trơn : gồm có 2 nội dung chính 
	+ Nhiệm vụ và phân loại. 
	+ Hệ thống bôi trơn cưỡng bức. 
2. Hệ thống làm mát: gồm có 3 nội dung chính 
	+ Nhiệm vụ, phân loại. 
	+ Hệ thống làm mát bằng nước.
	+ Hệ thống làm mát bằng không khí.
II. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ .
1. Mục tiêu:
	a. Kiến thức : 
	+ Biết được nhiệm vụ, phân loại của hệ thống bôi trơn, làm mát.
	+ Biết được cấu tạo chung, nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn, làm mát động cơ.
	b. Kĩ năng : 
	+ Đọc được sơ đồ, nguyên lí của hệ thống bôi trơn cưỡng bức và sơ đồ hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức. 
	+ Giải thích được được sự cần thiết của các bộ phận, thiết bị chính trong hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát.
	c. Thái độ : 
	+ Có ý thức sử dụng động cơ đúng quy trình kĩ thuật và bảo vệ môi trường.
	+ Nhận thức được ý nghĩa của việc nghiên cứu động cơ đốt trong từ đó có thái độ nghiêm túc, ham học tập và rèn luyện. Thông qua quá trình nhận thức sẽ hình thành và rèn luyện phương pháp nhận thức có khoa học, tích cực, chủ động và bước đầu có tính sáng tạo .
	d. Định hướng các năng lực được hình thành .
	+ Với quan điểm đôi mới dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, từ mục tiêu của chuyên đề, GV cần xác định các năng lực cần hình thành cho HS thông qua dạy học chuyên đề. Trên cơ sở phân tích các mục tiêu của chuyên đề, có thể xác định được các năng lực cần hình thành cho HS qua dạy học chuyên đề “ Hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát” như sau : 
	- Năng lực sử dụng tên gọi, ngôn ngữ kĩ thuật: HS hiểu và sử dụng tốt các thuật ngữ như: bôi trơn, làm mát, dầu bôi trơn, bề mặt ma sát, van hằng nhiệt .... Với phương pháp dạy học tích cực, tăng cường hoạt động cá nhân , thảo luận nhóm HS sẽ hình thành phát tiển năng lực diễn đạt, trình bày và sư dụng lưu loát các thuật ngữ kĩ thuật .
	- Năng lực triển khai, sử dụng công nghệ cụ thể : HS hiểu được cách sử dụng động cơ đúng quy trình kĩ thuật riêng về bôi trơn và làm mát cho động cơ như: thay dầu bôi trơn, làm sạch cánh tản nhiệt.. .
	- Năng lực lựa chọn và đánh giá công nghệ : HS có thể phân tích, so sánh, ưu điểm, hạn chế của các phương án bôi trơn và làm mát; biết lựa chọn phương án cho phù hợp với từng loại động cơ.
	- Năng lực hợp tác : Với hình thức và phương pháp dạy học theo nhóm sẽ tạo cho học sinh năng lực hợp tác khi làm việc .
	+ Từ mục tiêu của chuyên đề, ta có thể mô tả các năng lực cần đạt theo 4 mức độ tư duy như sau : 
Bảng các năng lực cần hình thành cho học sinh theo cấp độ tư duy
Nội dung
Các mức độ 
và yêu cầu 
cần đạt
Nhận biết 
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1. Hệ thống bôi trơn.
-Trình bày được nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn.
-Trình bày được cách phân loại hệ thống bôi trơn.
-Trình bày được cấu tạo hệ thống bôi trơn
-Trình bày được nguyên lý hệ thống bôi trơn
- Mô tả được cấu tạo hệ thống bôi trơn cưỡng bức trên sơ đồ nguyên lý.
- Giải thích được lý do trong hệ thống cần các bộ phận, thiết bị như: bơm dầu, bầu lọc và két làm mát. 
- Giải thích được lí do cần kiểm tra và thay dầu bôi trơn định kỳ.
- Giải thích được lí do nên thay dầu bôi trơn khi động cơ vừa ngừng làm việc
 ( còn nóng ) .
2. Hệ thống làm mát 
-Trình bày được nhiệm vụ của hệ thống làm mát .
-Trình bày được phân loại.
-Trình bày được cấu tạo chung.
-Trình bày được nguyên lí làm việc. 
- Mô tả được cấu tạo hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức trên sơ đồ nguyên lý.
- Giải thích được lý do trong hệ thống cần các bộ phận, thiết bị như: bơm nước, ống phân phối nước, van hằng nhiệt... 
- Giải thích vì sao hệ thống làm mát bằng không khí của động cơ tĩnh tại phải có quạt gió, bản hướng gió.
-Giải thích vì sao cần phải làm sạch cánh tản nhiệt và không được che kín cánh tản nhiệt.
- Giải thích vì sao khi động cơ làm mát bằng không khí thường không được làm mát bằng nước.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1.1 Chuẩn bị của giáo viên .
	a. Chuẩn bị phương tiện dạy học :
	- Tùy điều kiện cụ thể của từng địa phương, từng trường, GV chuẩn bị một số phương tiện sau đây :
	+ Tranh sách giáo khoa hoặc tranh vẽ trên khổ giấy lớn các hình của bài 25, 26 trong SGK công nghệ 11.
	+ Máy chiếu Overhead hoặc máy chiếu Projector và các băng đĩa có liên quan đến bài dạy .
	+ Sử dụng các vật thật như : thân xilanh, nắp máy của động cơ xe máy ....
	b. Lập kế hoạch dạy học ( soạn giáo án ) 
	- Khi soạn giáo án, GV cần lưu ý làm tốt mấy điểm sau :
	+ Đọc kĩ nội dung bài 25, bài 26 SGK 
	+ Phân tích mục tiêu bài dạy: GV cần nghiên cứu mục tiêu bài thành các mục tiêu cụ thể (quan tâm mục tiêu kiến thức và mục tiêu kĩ năng).
	+ Xác định nội dung trọng tâm và các nhiệm vụ dạy học cụ thể .
	+ Lựa chọn phương pháp dạy học: Khi lựa chọn PPDH và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với kiến thức, điều kiện dạy học, trình độ học sinh, lưu ý sự đồng nhất giữa mục tiêu, PPDH và kiểm tra đánh giá, tăng cường vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy dọc tích cực .
	+ Biên soạn kế hoạch dạy học .
2.2 Chuẩn bị của học sinh.
	- HS tìm hiểu, quan sát về oto, xe máy, các máy nông nghiệp vv... trong gia đình và trong cuộc sống thực tiễn, tìm hiểu các thông tin trên internet, sách báo .... .
III. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO CHUYÊN ĐỀ
1. Xác định mục tiêu và hình thức của kiểm tra.
-Theo quan điểm đổi mới giáo dục phổ thông nói chung, đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh nói riêng, mục tiêu kiểm tra đánh giá kết quả kết quả học tập chuyên đề sẽ thực hiện theo định hướng đánh giá năng lực học sinh.
-Với quan điểm đánh giá theo định hướng năng lực, một trong những phương pháp sử dụng hiệu quả là phương pháp quan sát và vấn đáp.Tuy nhiên với chuyên đề lí thuyết và với điều kiện thực hiện ở trường phổ thông hiện nay thì phương pháp kiểm tra đánh giá chủ yếu là dùng kiểm tra viết. Trong đó, hình thức kiểm tra đánh giá sẽ kết hợp sử dụng câu hỏi trắc nghiệm và tự luận.
2. Xây dựng bảng mô tả theo các yêu cầu đánh giá.
Theo định hướng công văn số 8773/BGDĐT ngày 30/12/2010 và công văn số 5555/BGD ĐT – GDTrH, ngày 8/10/2014 của Bộ giáo dục đào tạo về biên soạn đề kiểm tra có thể xây dựng bảng mô tả các yêu cầu kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học chuyên đề “Cơ cấu trục khuỷu- thanh truyền và cơ cấu phân phối khí” môn Công nghệ 11 như sau:
Các chủ đề cần kiểm tra đánh giá.
Để xây dựng bảng mô tả các yêu cầu kiểm tra đánh giá, trước hết cần xác định các chủ đề của chuyên đề.
Trên cơ sở phân tích nội dung bài “Hệ thống làm mát” và “Hệ thống bôi trơn” dựa trên kết quả xác định các năng lực cần hình thành cho học sinh có thể xác định chủ đề chính của chuyên đề “Hệ thống bôi trơn và làm mát” như sau:
-Chủ đề 1: Nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn.
-Chủ đề 2: Cách phân loại hệ thống bôi trơn.
-Chủ đề 3: Cấu tạo của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.
-Chủ đề 4: Nguyên lý của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.
-Chủ đề 5: Nhiệm vụ của hệ thống làm mát.
-Chủ đề 6: Cách phân loại hệ thống làm mát.
-Chủ đề 7: Cấu tạo của hệ thống làm mát.
-Chủ đề 8: Nguyên lý làm việc của hệ thống làm mát bằng nước.
-Chủ đề 9: Cấu tạo hệ thống làm mát bằng không khí.
-Chủ đề 10: Nguyên lý làm việc của hệ thống làm mát bằng không khí.
b. Các mức độ yêu cầu kiểm tra đánh giá.
Với hình thức kiểm tra trắc nghiệm và tự luận, với quan điểm đánh giá năng lực học sinh, có thể lập bảng mô tả các yêu cầu kiểm tra đánh giá trọng quá trình dạy học chuyên đề “Hệ thống bôi trơn và làm mát” như sau:
 Cấp độ
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chủ đề 1: Nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn
- Nêu được nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn. Câu I.1.1
Chủ đề 2: Cách phân loại hệ thống bôi trơn
- Nêu được phân loại. Câu II.1.1; 
Chủ đề 3: cấu tạo của hệ thống bôi trơn cưỡng bức
- Nêu được cấu tạo chung của hệ thống bôi trơn. Câu III.1.1
Mô tả được cấu tạo của hệ thống Câu III.2.1 
Chủ đề 4: Nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức
- Nêu được nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức
Câu IV.1.1
Giải thích được lí do hệ thống cần có: bơm dầu, van an toàn, bầu lọc và két làm mát.
 Câu IV. 2.1
Giải thích vì sao cần thay dầu bôi trơn định kiy. 
Câu IV. 3.1
Giả thích vì sao khi thay dầu bôi trơn nên thay khi động cơ vừa mới ngừng làm việc. 
Câu IV 4.1
Chủ đề 5: Nhệm vụ của hệ thống làm mát
- Nêu được nhiệm vụ của hệ thống làm mát.
Câu V. 1.1
Chủ đề 6: Cách phân loại hệ thống làm mát
- Nêu được cáh phân loại.
Câu VI. 1.1
Chủ đề 7: Cấu tạo hệ thống làm mát bằng nước
- Nêu được cấu tạo của hệ thống. 
Câu VII. 1.1
Mô tả được cấu tạo của hệ thống làm mát bằng nước tuần hoàn cưỡng bức trên sơ đồ nguyên lý.
Câu VII. 2.1
Chủ đề 8: Nguyên lý làm việc của hệ thống làm mát bằng nước.
-Nêu được nguyên lý làm việc của hệ thống.
Câu VIII. 1.1
-Giải thích lí do cần phải có Bơm nước, Van hằng nhiệt, ống nước phân phối, quạt gió và két làm mát.
Câu VIII2.1
Chủ đề 9: cấu tạo hệ thống làm mát bằng không khí
-Trình bày được cấu tạo. Câu IX.1.1
-mô tả được cấu tạo hệ thống.
Câu IX.2.1
Chủ đề 10: Nguyên lý làm việc của hệ thống làm mát bằng không khí
-Nêu được nguyên lý 
Câu X.1.1;
- Giải thích được vì sao hệ thống làm mát bằng không khí trông động cơ tĩnh tại phải có quạt gió và bản hướng gió.
Câu X 2.1
Giải thích vì sao phải làm sạch cánh tản nhiệt
. Câu X.3.1
Giải thích lí do vì sao động cơ thường chỉ dùng làm mát bằng không khí thì không nên làm mát bằng nước.
Câu X.4.1
3. Biên soạn câu hỏi kiểm tra.
Trên cơ sở nội dung chuyên đề mục tiêu và nhất là bảng mô tả các yêu cầu kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học của chuyên đề “Hệ thống bôi trơn và làm mát”có thể biên soạn câu hỏi bài tập như sau: số thứ nhất dùng chữ số La mã là số thứ tự của chủ đề, số thứ 2 chỉ mức độ yêu cầu : 1 là nhận biết, 2 là thông hiểu, 3 là vận dụng thấp, 4 là vận dụng cao, số thứ 3 là số thứ tự câu hỏi trong mức đó.
Câu I.1.1 Trình bày nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn.
Câu II.1.1 Trình bày phân loại hệ thống bôi trơn.
Câu III. 1.1 Nêu các bộ phận chính của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.
Câu III.2.1 Vẽ sơ đồ khối cấu tạo hệ thống bôi trơn cưỡng bức.
Câu IV.1.1 Nguyên nhân chính khiến dầu bôi trơn trong hệ thống bị nóng là do:
Nhiệt độ khí thải cao.
Nhiệt độ động cơ cao.
Nhiệt sinh ra từ các bề mặt ma sát.
Dầu tiếp xúc với khí cháy.
	Câu IV. 2.1 Trong hệ thống bôi trơn, bơm dầu có nhiệm vụ:
Đưa dầu qua bầu lọc để lọc sạch.
Đưa dầu qua két làm mát
Đưa dầu tới bề mặt ma sát.
Cả ba lý do trên
Câu IV. 3.1 Tại sao phải thay dầu bôi trơn định kỳ cho động cơ?
Câu IV. 4.1 Khi thay dầu bôi trơn, nên thay khi động cơ vừa làm việc xong, máy còn nóng là để:
Dầu còn nóng, loãng nên chảy ra sạch hơn
 Cặn bẩn còn đang lẫn trong dầu chưa kịp lắng xuống
Khi máy nóng, vặn ốc xả dầu được dễ dàng hơn.
Cả ba câu trên đều đúng
Câu V. 1.1 Trình bày nhiệm vụ của hệ thống làm mát
Câu VI. 1.1 Khi động cơ làm việc, nhiệt từ khí cháy truyền ra các chi tiết bao quanh buồng cháy. Nhiệt từ các chi tiết động cơ sẽ truyền được qua nước làm mát rồi ra không khí hoặc truyền trực tiếp ra không khí. Vậy việc phân loại hệ thống làm mát bằng nước và bằng không khí khác nhau ở chỗ nào ?
Câu VII. 1.1Cấu tạo của hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức gồm các bộ phận chính :
Áo nước, bơm nước, két nước, quạt gió, van hằng nhiệt, đường ống nước, két làm mát dầu, Puly và đai truyền dẫn động
 Áo nước, bơm nước, két nước, quạt gió, van hằng nhiệt, đường ống nước, két làm mát dầu.
Áo nước, bơm nước, két nước, quạt gió, van hằng nhiệt, đường ống nước.
Áo nước, bơm nước, két nước, quạt gió, van hằng nhiệt.
Câu VII. 2.1
Trình bày sự khác nhau giữa thân máy làm mát bằng nước và thân máy làm mát bằng không khí 
Câu VIII. 1.1
Trình bày nguyên lý làm việc của hệ thống làm mát bằng nước tuần hoàn cưỡng bức ?
Câu VIII. 2.1 
Trong hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức, bộ phận nào dưới đây đảm bảo sự lưu động của nước
Bơm nước
Quạt gió
Van hằng nhiệt
Két làm mát dầu. 
Câu IX. 1.1
Bộ phận không thể thiếu được trong động cơ làm mát bằng không khí :
Cánh tản nhiệt, quạt gió, vỏ bọc, tấm hướng gió
Cánh tản nhiệt, quạt gió, vỏ bọc.
Cánh tản nhiệt, quạt gió.
Cánh tản nhiệt.
Câu IX. 2.1
Cánh tản nhiệt chỉ được đúc bao quanh thân xilanh và nắp máy là vì ?
Đó là khu vực có nhiệt độ cao nhất
Đó là nơi dễ đúc nhất
Đó là nơi không bố trí nhiều chi tiết khác
Cả ba câu trên đều đúng
Câu X. 1.1 Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống làm mát bằng không khí của động cơ tĩnh tại hai xilanh.
Câu X.2.1 Giải thích vì sao trong hệ thống làm mát bằng không khí phải có quạt gió và bản hướng gió 
Câu X. 3.1 Vì sao cần phải giữ sạch sẽ các cách tản nhiệt?
Câu X. 4.1 Có nên tháo yếm xe máy khi đang sử dụng không?Tại sao?
IV. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
a. Hoạt động 1: Chuẩn bị của học sinh.
	Hoạt động này tiến hành ở cuối tiết học khi học chuyên đề này, GV yêu cầu HS quan sát về ô tô, xe máy, máy nông nghiệp, máy bơm nước trong gia đình, trong thực tiễn cuộc sống, thông tin về các cơ cấu này trên sách báo, internet. Việc quan sát tập trung vào Hệ thống bôi trơn và làm mát.
	Giáo viên có thể nêu một số yêu cầu cụ thể sau:
	-Hãy kể tên những máy móc thiết bị sử dụng động cơ đốt trong làm nguồn động lực mà em biết.
	-Hãy kể tên một số thiết bị động lực đang được sử dụng ở gia đình hoặc được sử dụng phổ biến tại địa phương mà em biết.
	-Với những thiết bị, em hãy cho biết loại nào là động cơ nào sử dụng hệ thống làm mát bằng nước, bằng không khí. Hãy giải thích vì sao em nhận định được như vậy.
b. Hoạt động 2: Khởi động.
	-Kiểm tra bài cũ: HS trả lời những câu hỏi về nội dung bài cũ.
	-Lớp chia thành các nhóm nhỏ, mỗi học sinh trong nhóm liệt kê ra giấy tên gọi các thiết bị động lực mà bản thân đã biết . Sau đó thảo luận nhóm thống nhất kết quả. Lần lượt mỗi nhóm lên bảng viết kết quả của mình.
	-GV tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả nhóm và rút ra kết luận.
c. Hoạt động 3: Hình thành kiến thức về Hệ thống bôi trơn .
*Hình thành kiến thức về: Nhiệm vụ của Hệ thống bôi trơn. 
	- Hoạt động cá nhân và nhóm để trả lời các câu hỏi:
	1) Tại sao phải bôi trơn cho động cơ?
	2) Hệ thống bôi trơn có nhiệm vụ gì ?
 	 Gợi ý:
1) Ở ĐCĐT khi làm việc nhiều chi tiết chuyển động các bề mặt của nó tiếp xúc với nhau gây ra ma sát làm hao mòn và giảm tuổi thọ của động cơ do đó cần bôi trơn.
* Hình thành kiến thức cách phân loại hệ thống bôi trơn
	1) Thế nào là bôi trơn bằng vung té?
2)Thế nào là bôi trơn cưỡng bức?
 	 Gợi ý:
	Xem lại bài 21
* Hình thành kiến thức về cấu tạo của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.
 	- Hoạt động cá nhân và nhóm để trả lời các câu hỏi:
	1)Hệ thống gồm những bộ phận chính nào?
	2) Bộ phận nào là đối tượng phục vụ của hệ thống bôi trơn?
 	 Gợi ý:
1) Xem sơ đồ tranh vẽ SGK
	2) Đối tượng phục vụ của hệ thống bôi trơn là bề mặt ma sát
* Hình thành kiến thức về nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.
 	 - Hoạt động cá nhân và nhóm để trả lời các câu hỏi:
	1. Mô tả đường đi của dầu bôi trơn?
	2.Khi đường dầu sau bơm bị tắc thì van nào làm việc?
3.Khi nhiệt độ dầu quá cao thì van nào làm việc?
	 	Gợi ý:
	 Xem mục nguyên lý làm việc trong SGK
d. Hoạt động 4: Tương tự như hoạt động 3
e. Hoạt động 5: Vận dụng kiến thức.
Gv tổ chức hoạt động thảo luận nhóm hoặc cả lớp vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thực tiễn để giải thích những hiện tượng kĩ thuật hoặc những lưu ý khi vận hành, bảo dưỡng những thiết bị liên quan đến nội dung học tập.
f. Hoạt động 6: Giao nhiệm vụ cho học sinh ở nhà.
Cuối mỗi tiết học , giáo viên yêu cầu học sinh ôn bài cũ, đọc trước bài mới, sưu tầm tìm hiểu các thông tin liên quan đến bài học trong các phương tiện, tài liệu và trong thực tiễn cuộc sống. Nếu có điều kiện có thể hỏi người thân, thợ sửa xe về ô tô, xe máy; có thể quan sát các bộ phận các chi tiết cụ thể
 HẾT 

Tài liệu đính kèm:

  • doccong_nghe_11_chuyen_de_he_thong_boi_tron_va_he_thong_lam_mat.doc