Đề cương ôn tập Vật lí 11 cuối kì 1

Đề cương ôn tập Vật lí 11 cuối kì 1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 11 CUỐI HK 1

NĂM HỌC 2020-2021

A.TRẮC NGHIỆM

I. MĐ1: Nhận biết

Câu 1. Dòng điện là dòng

A. chuyển dời có hướng của các điện tích. B. chuyển động của các điện tích.

C. chuyển dời của electron. D. chuyển dời của ion dương.

Câu 2. Điều kiện để có dòng điện là

A. chỉ cần có nguồn điện.

B. chỉ cần có hiệu điện thế.

C. chỉ cần duy trì hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn.

D. chỉ cần có các vật dẫn điện nối liền với nhau tạo thành mạch điện kín.

Câu 3. Cường độ dòng được đo bằng dụng cụ nào sau đây ?

A. Lực kế. B. Công tơ điện. C. Nhiệt kế. D. Ampe kế.

Câu 4. Cường độ dòng điện không đổi được tính bằng công thức nào ?

A. I = B. I = qt C. I = q2t D. I =

Câu 5. Điện năng tiêu thụ được đo bằng

A. Vôn kế. B. Công tơ điện. C. tỉnh điện kế. D. Ampe kế.

Câu 6. Công suất điện được đo bằng đơn vị nào sau đây ?

A. Niutơn B. Jun C. Oát D. Culông

Câu 7. Công của nguồn điện được xác định theo công thức:

A. A = EIt. B. A = UIt. C. A = EI. D. A = UI.

Câu 8. Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch được xác định theo công thức:

A. A = EIt. B. A = UIt. C. A = EI. D. A = UI.

 

doc 7 trang lexuan 14942
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Vật lí 11 cuối kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 11 CUỐI HK 1
NĂM HỌC 2020-2021
A.TRẮC NGHIỆM 
I. MĐ1: Nhận biết 
Câu 1. Dòng điện là dòng
A. chuyển dời có hướng của các điện tích.	B. chuyển động của các điện tích.
C. chuyển dời của electron. D. chuyển dời của ion dương.
Câu 2. Điều kiện để có dòng điện là
A. chỉ cần có nguồn điện. 
B. chỉ cần có hiệu điện thế.
C. chỉ cần duy trì hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn.
D. chỉ cần có các vật dẫn điện nối liền với nhau tạo thành mạch điện kín.
Câu 3. Cường độ dòng được đo bằng dụng cụ nào sau đây ?
A. Lực kế. B. Công tơ điện. C. Nhiệt kế. D. Ampe kế.
Câu 4. Cường độ dòng điện không đổi được tính bằng công thức nào ?
A. I = 	B. I = qt 	C. I = q2t 	D. I = 
Câu 5. Điện năng tiêu thụ được đo bằng
A. Vôn kế. 	B. Công tơ điện. 	C. tỉnh điện kế. 	D. Ampe kế.
Câu 6. Công suất điện được đo bằng đơn vị nào sau đây ?
A. Niutơn 	B. Jun 	C. Oát 	D. Culông 
Câu 7. Công của nguồn điện được xác định theo công thức:
A. A = EIt. 	 B. A = UIt. 	C. A = EI. D. A = UI.
Câu 8. Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch được xác định theo công thức:
A. A = EIt. 	 B. A = UIt. 	C. A = EI. D. A = UI.
Câu 9. Theo định luật Ôm cho toàn mạch thì cường độ dòng điện cho toàn mạch 
A. tỉ lệ nghịch với suất điện động của nguồn. 	
B. tỉ lệ nghịch điện trở trong của nguồn.
C. tỉ lệ nghịch với điện trở tương đương mạch ngoài. 
D. tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phần của mạch.
Câu 10. Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch ngoài là điện trở thì hiệu điện thế hai đầu mạch ngoài cho bởi biểu thức nào sau đây?
A. UN = I r B. UN = I (RN + r) C. UN = E - I r D. UN = E + I r.
Câu 11. Khi xảy ra hiện tượng đoản mạch, thì cường độ dòng điện trong mạch 
A. tăng rất lớn.	 	B. tăng giảm liên tục.	 
C. giảm về 0.	 	D. không đổi so với trước.
Câu 12. Biểu thức hiệu điện thế 2 đầu mạch ngoài tính bởi:
A. UN = Ir B. UN = E – Ir 
C. UN = I(R + r) D. UN = E + Ir
Câu 13. Khi ghép n nguồn điện nối tiếp với nhau, mỗi nguồn có suất điện động E và điện trở trong r thì suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là
A. n và r/n.	B. n và nr. 	C. và nr. 	D. và r/n.
Câu 14. Khi ghép n nguồn điện song song với nhau, mỗi nguồn có suất điện động E và điện trở trong r thì suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là
A. n và r/n. 	B. n và nr. 	C. và nr. 	D. và r/n.
Câu 15. Đoạn mạch gồm R1=100Ω, R2=300Ω mắc nối tiếp thì điện trở tương đương cả mạch là
A.200Ω B. 400Ω C. 300Ω D. 500Ω
Câu 16. Đoạn mạch gồm R1=100Ω, R2=300Ω mắc song song thì điện trở tương đương cả mạch là
A. 25Ω B. 75 Ω C. 50Ω D. 100Ω
Câu 17. Một mạch điện kín gồm hai nguồn điện E1,r1 và E2, r2 mắc nối tiếp với nhau, mạch ngoài chỉ có điện trở R. Biểu thức cường độ dòng điện trong mạch là
A. B. C. D. 
Câu 18. Hạt tải điện trong kim loại là :
A. Các electron của nguyên tử.
B. Electron ở lớp trong cùng của nguyên tử.
C. Các electron hóa trị đã bay tự do ra khỏi tinh thể.
D. Các electron hóa trị chuyển động tự do trong tinh thể.
Câu 19. Suất điện động nhiệt điện phụ thuộc vào:
A. Hiệu nhiệt độ (T1 - T2) giữa hai đầu mối hàn. 
B. Hệ số nở dài vì nhiệt α.
C. Khoảng cách giữa hai mối hàn. 
D. điện trở của các mối hàn.
Câu 20. Hiện tượng siêu dẫn là hiện tượng
A. điện trở của vật dẫn giảm xuống giá trị rất nhỏ khi nhiệt độ giảm xuống thấp
B. điện trở của vật giảm xuống rất nhỏ khi điện trở của nó đạt giá trị đủ cao
C. điện trở của vật giảm xuống bằng không khi nhiệt độ của vật nhỏ hơn 1 giá trị nhiệt độ nhất định
D. điện trở của vật bằng 0 khi nhiệt độ bằng 0K
Câu 21. Hiện tượng nhiệt điện chỉ xảy ra khi hàn 2 đầu 2 thanh kim loại có bản chất:
A. khác nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn bằng nhau.
B. khác nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn khác nhau.
C. giống nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn bằng nhau.
D. giống nhau và nhiệt độ ở hai đầu mối hàn khác nhau.
Câu 22. Công thức tính điện trở suất của kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ là
	A. = 0(1 + α.∆t)	B. = 0(1 - α.∆t)	C. 0 = (1 + α.∆t)	D. 0 = (1 - α.∆t)
Câu 23. Đơn vị điện trở suất là: 
	A. ôm(Ω) 	B. vôn(V) 	C. ôm.mét(Ω.m) 	D. Ω.m2
Câu 24. Công thức tính suất nhiệt điện động ET là
	A.ET = αT.T1.T2	B. ET = αT(T1 + T2)	C.ET = αT(T1 – T2)	D. ET =
Câu 25. Trong các dung dịch điện phân, các ion mang điện tích âm là
A. Gốc axit và ion kim loại B. Gốc axit và gốc bazơ
C. Ion kim loại và bazơ D. Chỉ gốc bazơ
Câu 26. Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển động có hướng của các :
A. chất tan trong dung dịch 
B. ion dương trong dung dịch
C. ion dương và ion âm dưới tác dụng của điện trường trong dung dịch.
D. ion dương và ion âm theo chiều của điện trường trong dung dịch.
Câu 27. Hạt mang tải điện trong chất điện phân là
A. ion dương và ion âm. B. electron và ion dương.
C. electron. D. electron, ion dương và ion âm.
Câu 28. Đơn vị hằng số Farađây(F) là
A. Fara(F) B. Niu tơn (N) 
C. Cu-lông/ mol(C/mol) D. Héc (Hz)
Câu 29. Công thức tính khối lượng chất được giải phóng ra ở điện cực của bình điện phân
A. B. C. D. 
Câu 30. Không khí ở điều kiện bình thường không dẫn điện vì
A. Các phân tử chất khí không thể chuyển động thành dòng
B. Các phân tử chất khí không chứa các hạt mang điện
C. Các phân tử chất khí luôn luôn chuyển động hỗn loạn không ngừng
D. Các phân tử chất khí luôn trung hòa về điện, trong chất khí không có hạt tải
Câu 31. Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của
A. các ion dương B. các ion âm 
C. các ion dương và ion âm D. các ion dương, ion âm và electron tự do
Câu 32. Hiện tượng nào không phải là hiện tượng phóng điện trong chất khí
A. đánh lửa ở buzi B. Sét C. hồ quang điện D. dòng điện chạy qua thủy ngân
Câu 33. Chọn câu sai
A. Ở điều kiện bình thường, không khí là điện môi.
B. Khi bị đốt nóng chất khí trở nên dẫn điện.
C. Nhờ tác nhân ion hóa, trong chất khí xuất hiện các hạt tải điện.
D. Khi nhiệt độ hạ đến dưới 0 0C các chất khí dẫn điện tốt.
Câu 34. Ở bán dẫn tinh khiết
A. số electron tự do luôn nhỏ hơn số lỗ trống. B. số electron tự do luôn lớn hơn số lỗ trống.
C. số electron tự do và số lỗ trống bằng nhau. D. tổng số electron và lỗ trống bằng 0.
Câu 35. Hạt tải điện chủ yếu trong bán dẫn loại p là
A. eletron tự do B. Ion dương C. ion âm D. lỗ trống
Câu 36. Hạt tải điện trong bán dẫn là
A. eletron tự do , ion âm , ion dương B. Ion dương , eletron tự do 
C. eletron tự do D. lỗ trống , eletron tự do 
Câu 37. Trong các chất sau, tạp chất nhận là
A. Nhôm B. Phốtpho C. Asen D. Atimon
Câu 38. Nếu pha một lượng nhỏ antimon (Sb), nguyên tố mà nguyên tử có 5 êlectron hóa trị, vào silic thì ta được.
A. Một bán dẫn loại n. B. Một bán dẫn loại p. 
C. Một loại điện môi mới. D. Một vật dẫn có điện trở rất lớn.
Câu 39. Indi là nguyên tố mà nguyên tử có 3 electron ở lớp ngoài cùng. Nếu thêm một lượng nhỏ Indi vào Gecmani, ta được
A. bán dẫn loại n B. bán dẫn loại p C. bán dẫn loại n-p D. bán dẫn loại p-n
Câu 40. Chọn phát biểu đúng?
	A. không khí là chất điện môi trong mọi điều kiện	B. không khí có thể dẫn điện trong mọi điều kiện
	C.chất khí chỉ dẫn điện khi có tác nhân ion hóa	D. chất khí chỉ dẫn điện khi bị đốt nóng
II. MĐ2 :Thông hiểu
Câu 1. Trong dây dẫn kim loại có một dòng điện không đổi chạy qua có cường độ là 1,6 mA. Trong 1 phút số lượng electron chuyển qua một tiết diện thẳng là
A. 6.1020 electron .	B. 6.1019 electron .	
C. 6.1018 electron .	 	D. 6.1017 electron 
Câu 2. Một dòng điện không đổi, trong 10 s điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng là 2 C thì sau 50 s điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng là
A. 5 C	 	 B. 10 C	C. 50 C	D. 25C
Câu 3. Hai nguồn điện có ghi 20 V và 40 V, nhận xét nào sau đây là đúng
A. Hai nguồn này luôn tạo ra một hiệu điện thế 20 V và 40 V cho mạch ngoài.
B. Khả năng sinh công của hai nguồn là 20 J và 40 J.
C. Khả năng sinh công của nguồn thứ nhất bằng một nửa nguồn thứ hai.
D. Nguồn thứ nhất luôn sinh công bằng một nửa nguồn thứ hai.
Câu 4. Trong các đại lượng sau, đại lượng nào có đơn vị không phải là vôn:
A. suất điện động. B. độ giảm điện thế. 
C. hiệu điện thế. D. dung lượng của acquy.
Câu 5. Một đoạn mạch tiêu thụ có công suất 1000 W, trong 1 giờ nó tiêu thụ một năng lượng:
	A.1KWh.	B. 1000W.	C. 1000J.	D. 360000J.
Câu 6. Trong đoạn mạch chỉ có điện trở thuần, với thời gian như nhau, nếu cường độ dòng điện giảm 2 lần thì nhiệt lượng tỏa ra trên mạch 
A. giảm 2 lần. 	B. giảm 4 lần. 	C. tăng 2 lần. 	D. tăng 4 lần.
Câu 7. Trong đoạn mạch có điện trở thuần không đổi, với thời gian như nhau, nếu muốn tăng công suất tỏa nhiệt lên 4 lần thì phải 
A. tăng hiệu điện thế 2 lần. 	B. tăng hiệu điện thế 4 lần.
C. giảm hiệu điện thế 2 lần. 	C. giảm hiệu điện thế 4 lần.
Câu 8. Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch ngoài là điện trở thì cường độ dòng điện chạy trong mạch
A. tỉ lệ thuận với điện trở mạch ngoài. B. giảm khi điện trở mạch ngoài tăng.
C. tỉ lệ nghịch với điện trở mạch ngoài. D. tăng khi điện trở mạch ngoài tăng.
Câu 9. Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch ngòai là điện trở thì hiệu điện thế mạch ngoài liên hệ với cường độ dòng điện
A. tỉ lệ thuận. B. tăng khi I tăng. C. giảm khi I tăng. 	D. tỉ lệ nghịch.
Câu 10. Muốn ghép 3 pin giống nhau mỗi pin có suất điện động 3 V thành bộ nguồn 3 V thì 
A. phải ghép 2 pin song song và nối tiếp với pin còn lại. B. ghép 3 pin song song.	
C. ghép 3 pin nối tiếp. D. không ghép được.
Câu 11 : Hiện tượng điện phân không ứng dụng để
A. đúc điện B. mạ điện C. sơn tĩnh điện D. luyện nhôm.
Câu 12 Các kim loại khác nhau có điện trở suất khác nhau là do
	A. cấu trúc mạng tinh thể khác nhau B. mật độ êlectrôn tự do khác nhau
	C. tính chất hóa học khác nhau D.cấu trúc mạng và mật độ êlectrôn tự do khác nhau
Câu 13. Phát biểu không đúng về dòng điện trong kim loại
A. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các eletron tự do
B. Nhiệt độ trong kim loại càng cao thì dòng điện qua nó bị cản trở càng nhiều
C. Nguyên nhân điện trở của kim loại là do sự mất trật tự trong mạng tinh thể
D. Khi trong kim loại có dòng điện thì electron sẽ chuyển động cùng chiều điện trường
Câu 14. Nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại do sự va chạm của
A. các electron với các ion (+) ở các nút mạng.
B. các ion (+) ở các nút mạng với nhau.
C. các electron với nhau.
D. các electron với nhau và với các nút mạng.
Câu 15. Để tạo ra chất bán dẫn loại n, người ta pha thêm tạp chất. Cách pha tạp chất đúng là
	A.Ge + As	B. Ge + In	C. Ge + S	D. Ge + Pb
Câu 16.Để tạo ra chất bán dẫn loại p, người ta pha thêm tạp chất. Cách pha tạp chất đúng là
	A. Si + As	B.Si + B	C. Si + S	D. Si + Pb
Câu 17.Nguyên nhân làm xuất hiện các hạt tải điện trong chất khí ở điều kiện thường là
	A. các êlectrôn bứt khỏi các phân tử khí B.sự ion hóa do các tác nhân đưa vào trong chất khí
	C. sự ion hóa do va chạm	 D. không cần nguyên nhân nào cả vì đã có sẵn rồi
Câu 18.Chọn câu sai
	A. Ở điều kiện bình thường, không khí là điện môi
	B.Khi bị đốt nóng, chất khí trở nên dẫn điện
	C. Nhờ tác nhân ion hóa, trong chất khi xuất hiện các hạt tải điện
	D. Khi nhiệt độ hạ đến dưới 00C các chất khí dãn điện tốt
Câu 19.Khi nhiệt độ tăng thì điện trở của chất điện phân
	A. tăng B.giảm	C. không đổi	D. có thể tăng hoặc giảm
Câu 20. Một đoạn mạch tiêu thụ có công suất 100 W, trong 20 phút nó tiêu thụ một năng lượng
A. 2000 J.	 B. 5 J. 	C. 120 kJ.	 	D. 10 kJ.
III. MĐ3: Vận dụng 
Câu 1. Mạch điện gồm điện trở thuần R = 10Ω mắc giữa hai điểm có hiệu điện thế U = 20V. Nhiệt lượng tỏa ra trên R trong thời gian 10s là
A. 20J B. 200J 	C. 40J 	D. 400J
Câu 2. Cho một mạch điện kín gồm một pin 1,5 V có điện trở trong 0,5 Ω nối với mạch ngoài là một điện trở 2,5 Ω. Cường độ dòng điện trong mạch là
A. 3 A.	 B. 3/5 A.	C. 0,5 A.	D. 2 A.
Câu 3. Một acquy có suất điện động là 3 V, điện trở trong 20 mΩ, khi đoản mạch thì dòng điện qua acquy là 
A.150 A.	 	B. 0,06 A.	C. 15 A.	D. 20/3 A.
Câu 4. Một mạch điện có 2 điện trở 3 Ω và 6 Ω mắc song song được nối với một nguồn điện có điện trở trong 1 Ω. Hiệu suất của nguồn điện là
A.11,1%	B. 90%. 	C. 66,6%.	 	D. 16,6%.
Câu 5. Ghép 3 pin giống nhau, mỗi pin có suất điện động 9 V, điện trở trong 2 Ω thành bộ nguồn 18 V thì điện trở trong của bộ nguồn là
A. 6 Ω.	 	B. 4 Ω.	 	C. 3 Ω.	D. 2 Ω.
Câu 6. Hai nguồn điện giống nhau, mỗi nguồn có suất điện động là 2V, điện trở trong là 1W, được mắc song song với nhau và nối với một điện trở ngoài. Điện trở ngoài là bao nhiêu để cường độ dòng điện đi qua nó là 1A
A. 1,5 W 	 B. 1W 	 	 C. 2W 	D. 3 W 
Câu 7. Một bóng đèn ghi 6 V- 6 W được mắc vào một nguồn điện có điện trở trong là 2 Ω thì sáng bình thường. Suất điện động của nguồn điện là 
A. 6 V.	 	B. 36 V.	 C. 8 V.	D. 12 V.
Câu 8. Một sợi dây đồng có điện trở 74Ω ở 500 C, có hệ số nhiệt điện ỏ = 4,1.10-3K-1. Điện trở của sợi dây đó ở 1000 C là:
A. 86,6Ω 	B. 89,2 Ω 	 C. 95 Ω D. 82 Ω
Câu 9. Một mối hàn của một cặp nhiệt điện có hệ số αT = 65 (mV/K) được đặt trong không khí ở 200C, còn mối hàn kia được nung nóng đến nhiệt độ 2320C. Suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt khi đó là
A. E = 13,00mV. 	 B. E = 13,58mV. C. E = 13,98mV. D. E = 13,78mV
Câu 10. Cho dòng điện chạy qua bình điện phân đựng dung dịch muối của niken, có anôt làm bằng niken, biết nguyên tử khối và hóa trị của niken lần lượt bằng 58,71 và 2. Trong thời gian 1h dòng điện 10A đã sản ra một khối lượng niken bằng:
A.8.10-3kg B. 10,95 (g) C. 12,35 (g) D. 15,27 (g).
IV. MĐ4 :Vận dụng cao 
Câu 1. Người ta làm nóng 1 kg nước thêm 10C bằng cách cho dòng điện 1 A đi qua một điện trở 7 Ω. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Thời gian cần thiết là 
 A.10 phút. 	 B. 600 phút. 	 C. 10 giây.	 D. 1 giờ.
Câu 2. Cho 3 điện trở giống nhau cùng giá trị 8 Ω, hai điện trở mắc song song và cụm đó nối tiếp với điện trở còn lại. Đoạn mạch này được nối với nguồn có điện trở trong 2 Ω thì hiệu điện thế hai đầu nguồn là 12 V. Cường độ dòng điện trong mạch và suất điện động của mạch khi đó là 
A. 1 A và 14 V.	 B. 0,5 A và 13 V.	
C. 0,5 A và 14 V.	 	D. 1 A và 13 V.
Câu 3. Hai bóng đèn có điện trở 5 Ω mắc song song và nối vào một nguồn có điện trở 1 Ω thì cường độ dòng điện trong mạch là 12/7 A. Khi tháo một đèn ra thì cường độ dòng điện trong mạch là 
A. 6/5 A.	B. 1 A.	 	C. 5/6 A.	 D. 0 A.
Câu 4. Cho mạch điện như hình vẽ. E1 = E3 = 6 V, E2 = 3 V. r1 = r2 = r3 = 1 Ω, R1 = R2 = R3 = 5 Ω, R4 = 10 Ω. Tính UMN.
	A. 1 V.	B. 2 V.
	C. – 1 V.	D. – 2 V.
Câu 5. Mắc 2 cực của nguồn điện với 1 biến trở có thể thay đổi từ 0. Khi giá trị biến trở rất lớn thì hiệu điện thế giữa 2 cực của nguồn điện là 4,5V. Giảm giá trị của biến trở đến khi cường độ dòng điện trong mạch là 2A thì hiệu điện thế giữa 2 cực của nguồn là 4V. Suất điện động và điện trở trong của pin là:
A. 4,5V; 4,5Ω B. 4,5V; 2,5Ω C. 4,5V; 0,25Ω D. 9V; 4,5Ω
Câu 6. Người ta mắc hai cực của một nguồn điện với một biến trở. Thay đổi điện trở của biến trở, đo hiệu điện thế U giữa hai cực của nguồn điện và cường độ dòng điện I chạy qua mạch, người ta vẽ được đồ thị như hình bên. Dựa vào đồ thị, tính suất điện động và điện trở trong của nguồn điện. 
A. E = 3V, r = 0,5Ω. 	B. E = 2,5V, r = 0,5Ω. 
C. E = 3V, r = 1Ω. 	D. E = 2,5V, r =1Ω.
V
E
A
K
R1
R2
Câu 7. Cho mạch điện như hình vẽ. Biết R1 = 6 Ω. Điện trở của ampe kế và khóa K là không đáng kể, điện trở của vôn kế rất lớn. Khi K mở vôn kế chỉ 6 V. Khi K đóng vôn kế chỉ 5,75 V và ampe kế chỉ 0,5 A. Tính điện trở R2.
	A. 6,5 Ω.	B. 4,5 Ω.
	C. 12,5 Ω.	D. 5,5 Ω.
Câu 8 .Hai acquy có suất điện động là E1 = E2 = E0, điện trở trong là r1và r2. Acquy thứ nhất có thể cung cấp công suất mạch ngoài cực đại là P1max= 20W. Acquy thứ hai có thể cung cấp công suất mạch ngoài cực đại là P2max = 25 W. Hai acquy ghép song song thì công suất mạch ngoài cực đạilà:
	A. Pmax=44,44W.	B. Pmax=34,29W.	C. Pmax = 35W.	D. Pmax = 45W.
Câu 9. Cho mạch điện gồm nguồn E và điện trở r = 6 Ω mắc với mạch ngoài (R nt R1) tạo thành mạch kín, biết R1 = 4 Ω. Tìm giá trị của R để công suất trên nó cực đại ?
	A. 2 Ω.	B. 10 Ω.	C. 8 Ω.	D. 3 Ω.
Câu 10. Cho mạch điện mắc như hình vẽ. Bốn pin giống nhau, mỗi pin có E = 3V và r = 0,5 Ω. Các điện trở mạch ngoài R1 = 2 Ω; R2 = 8 Ω. Hiệu điện thế UMNbằng
	A. UMN = -4,5V	B. UMN = -3V	
	C. UMN = 9V	D. UMN = 3V
B. TỰ LUẬN 
 Bài 1 : Cho mạch điện như hình vẽ, trong đó các acquy có suất điện động
 x1 = 10V ,x2 = 6V và có điện trở trong không đáng kể. Các điện trở R1 = 2W,R2 = 8W.
	a. Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch ?
	b. Tính công suât tiêu thụ điện của mỗi điện trở ?
	c. Tính công suất của mỗi acquy và năng lượng mà mỗi acquy cung cấp trong 5 phút.
(ξ ,r)
R1
R2
R3
Bài 2: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. ξ = 15V và r = 1W. 
R1 = 6W, R2 = R3 = 16W. 
a. Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch và hiệu điện thế 
hai đầu mỗi điện trở?
b. Tính điện năng tiêu thụ của mạch ngoài trong 6 phút?
c. Tính công của nguồn điện sản ra trong 6 phút?
Bài 3:
R1
R2
Cho mạch điện như hình vẽ, bộ nguồn gồm 3 pin mắc như hình vẽ , suất điện động của mỗi pin là 12 V, điện trở trong là 3Ω, R1 = 1 Ω, R2 = 9 Ω. Tính:
a) Suất điện động của bộ nguồn, điện trở trong của bộ nguồn?
b) Tính điện trở tương đương của mạch ngoài?
 Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch chính?
 Tính hiệu suất của bộ nguồn?
R1
R2
Bài 4:
Cho mạch điện như hình vẽ, bộ nguồn gồm 4 pin mắc như hình vẽ , suất điện động của mỗi pin là 1,5 V, điện trở trong là 1Ω, R1 = 8 Ω, R2 = 12 Ω. Tính: 
a.Suất điện động của bộ nguồn, điện trở trong của bộ nguồn?
b) Tính điện trở tương đương của mạch ngoài?
c) Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch chính?
d.Tính hiệu suất của bộ nguồn?
Bài 5 : Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. Trong đó các pin có 
E 1, r1
E 2, r2
E 3, r3
R1
R2
R3
R4
P
Q
	suất điện động E 1 = E 2 = E 3 = 3V và có điện trở trong r1 = r2 = r3 = 1W. 
	Các điện trở mạch ngoài R1 = R2 = R3 = 5W, R4 = 10W. 
a. Tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn.
b. Tính hiệu điện thế hai đầu mỗi điện trở.
c. Tính hiệu điện thế UPQ.
 Bài 6: Người ta muốn mạ một bề mặt kim loại có diện tích 2dm2, nên dùng 300g đồng để mạ. Cho biết khối lượng riêng của đồng là 8900 kg/m3. Thời gian điện phân là 2h 35’. Cường độ dòng điện dùng để điện phân là 50A.
 a. Hãy xác định khối lượng đồng còn lại sau thời gian điện phân trên ? 
 b. Chiều dày của lớp đồng bám vào bề mặt kim loại ?
 c. Nếu muốn điện phân toàn bộ khối lượng đồng trên thì cần tốn thời gian bao lâu?
 d. Chiều dày của lớp đồng khi mạ hết khối lượng trên là bao nhiêu?
 Bài 7: Người ta muốn bóc một lớp Bạc dày d = 15mm trên một bản kim loại có diện tích s = 2cm2 bằng phương pháp điện phân. Cường độ dòng điện là 1A. Cho biết khối lượng riêng của bạc 10490 kg/m3, khối lượng mol của bạc là 108.
 a. Tính khối lượng của lớp bạc trên ?
 b. Tính thời gian cần thiết để bóc hết lớp bạc.
 Bài 8: Để mạ 200g vàng lên một bề mặt của một cái nhẫn, người ta dùng dòng điện có cường độ là 5A. 
 a. Hãy tính thời gian để mạ hết khối lượng vàng trên ? 
 Biết khối lượng mol của vàng là 197.10-3 kg/mol, hóa trị của vàng là 1. D=19300kg/m3
 b. Tính bề dày lớp mạ biết S= 2cm2
 Bài 9: Thời gian cần thiết để bóc một lớp niken có chiều dày 5mm, trên một diện tích 2cm2 là 3h 45’ 34s. Biết khối lượng riêng của Niken là 8900kg/m3, khối lượng mol của niken là 59.10-3 Kg/m3. Niken có hóa trị 2.
a.Tính khối lượng niken sinh ra trong thời gian trên?
 b. Hãy tính cường độ dòng điện dùng trong bài?
 Bài 10: Một vật kim loại được mạ niken A=58; n=2, có diện tích S = 120 cm2. Dòng điện chạy qua bình điện phân có cường độ I = 0,3 A. Thời gian điện phân là 5h. 
a.Tính khối lượng niken sinh ra trong thời gian trên?
 b.Tính độ dày của lớp niken bám trên vật kim loại trên ?

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_vat_li_11_cuoi_ki_1.doc