Giáo án Công nghệ 11 - Chủ đề 1 - Tiết 1, 2: Điện trở - Tụ Điện - Cuộn Cảm

Giáo án Công nghệ  11 - Chủ đề 1 - Tiết 1, 2: Điện trở - Tụ Điện - Cuộn Cảm

1. Mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ:

a) Kiến thức:

- Đánh giá được vai trò triển vọng phát triển của ngành kỹ thuật điện tử đối với sản xuất và đời sống.

- Quan sát được cấu tạo, trình bày được kí hiệu, số liệu kĩ thuật và công dụng của các linh kiện điện tử: điện trở, tụ điện, cuộn cảm.

- Đọc được các số liệu kĩ thuật.

- Có ý thức thực hiện đúng quy trình và các quy định về an toàn trong quá trình làm thực hành.

b) Kĩ năng:

 - Nắm được những kỹ năng cơ bản trong việc nhận dạng, phân biệt các loại linh kiện điện trở, tụ điện, cuộn cảm.

- Có ý thức thực hiện đúng quy trình và các quy định về an toàn trong quá trình làm thực hành.

3. Thái độ:

- Tích cực tham gia nghiên cứu xây dựng bài, tìm hiểu các tài liệu tham khảo thêm cho bài qua sách bào và internet, từ đó hình thành các phương pháp nhận thức có tính khoa học tích cực, chủ động và sáng tạo.

- Có ý thức thực hiện đúng quy trình và các quy định về an toàn trong quá trình làm thực hành.

- Yêu thích các nghề trong ngành kĩ thuật điện tử.

- Thực hiện các biện pháp giảm chất thải rắn ra môi trường.

 

docx 11 trang lexuan 9191
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 11 - Chủ đề 1 - Tiết 1, 2: Điện trở - Tụ Điện - Cuộn Cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỘT: KĨ THUẬT ĐIỆN TỬ
CHƯƠNG 1: LINH KIỆN ĐIỆN TỬ
Chủ đề 1 - Tiết 1, 2: Điện trở - Tụ Điện- Cuộn Cảm.
( Bài: 2,3) 
Ngày soạn: 03 tháng 09 năm 2020
I. Mục tiêu bài dạy:Học xong bài này HS phải đạt được:
1. Mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ:
a) Kiến thức:
- Đánh giá được vai trò triển vọng phát triển của ngành kỹ thuật điện tử đối với sản xuất và đời sống.
- Quan sát được cấu tạo, trình bày được kí hiệu, số liệu kĩ thuật và công dụng của các linh kiện điện tử: điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
- Đọc được các số liệu kĩ thuật.
- Có ý thức thực hiện đúng quy trình và các quy định về an toàn trong quá trình làm thực hành.
b) Kĩ năng:
 - Nắm được những kỹ năng cơ bản trong việc nhận dạng, phân biệt các loại linh kiện điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
- Có ý thức thực hiện đúng quy trình và các quy định về an toàn trong quá trình làm thực hành.
3. Thái độ:
- Tích cực tham gia nghiên cứu xây dựng bài, tìm hiểu các tài liệu tham khảo thêm cho bài qua sách bào và internet, từ đó hình thành các phương pháp nhận thức có tính khoa học tích cực, chủ động và sáng tạo.
- Có ý thức thực hiện đúng quy trình và các quy định về an toàn trong quá trình làm thực hành.
- Yêu thích các nghề trong ngành kĩ thuật điện tử.
- Thực hiện các biện pháp giảm chất thải rắn ra môi trường.
2. Phẩm chất, năng lực hướng tới:
a) Phẩm chất:
- Phát triển phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm.
b) Năng lực:
Năng lực chung:
+ Năng lực giao tiếp hợp tác: Với hình thức và phương pháp dạy học theo nhóm sẽ hình thành năng lực hợp tác cho học sinh.
+ Năng lực tự chủ tự học: Học sinh tìm tòi các tư liệu mô tả cấu tạohình dạng các linh kiện thụ động, tự tin sử dụng có hiệu quả các sản phẩm công nghệ trong gia đình.
+ Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Từ việc tìm hiểu, quan sát cấu tạo, học sinh có thể đọc và hiểu các chỉ số kỹ thuật của linh kiện trên mạch, từ đó nêu được nguyên lý hoạt động của linh kiện.
Năng lực riêng:
+ Năng lực nhận thức công nghệ: Học sinh làm chủ được các khái niệm cơ bản, các số liệu kỹ thuật về các linh kiện thụ động từ đó nhận biết được các linh kiện, cách sử dụng.
+ Năng lực giao tiếp công nghệ: Học sinh hiểu được các từ kỹ thuật, các khái niệm kỹ thuật dùng trong bài, trao đổi tài liệu kỹ thuật về các linh kiện thụ động, đánh giá các linh kiện thụ động.
+ Năng lực đánh giá công nghệ: sau khi củng cố bài, học sinh có thể đưa ra các so sánh cách nhận biết các linh kiện.
II. Trọng tâm bài học:
+ Công dụng, cấu tạo, phân loại và các số liệu kỹ thuật của các linh kiện thụ động.
III.Chuẩn bị:
Chuẩn bị của giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Phóng to tranh vẽ các hình trong bài 2 chương I sgk. 
- Vật mẫu: Các loại linh kiện có sẵn trong hộp linh kiện thực hành môn điện tử 12.
- Đồng hồ vạn năng.
- Sưu tầm các loại điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước sách giáo khoa.
- Sưu tầm các loại điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
IV. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp hợp tác nhóm nhỏ.
- Phương pháp bàn tay nặn bột.
- Phương pháp dạy học nêu vấn đề.
- Phương pháp dạy học hợp đồng.
+ Kỹ thuật động não, kỹ thuật tia chớp.
V. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức lớp:Kiểm tra sĩ số, tác phong nề nếp tác phong của học sinh.
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Học sinh vắng
Dừng tại
12A1
12A2
12A3
12A4
12A5
12A6
12A7
12A8
12A9
12A10
12A1
12A2
12A3
12A4
12A5
12A6
12A7
12A8
12A9
12A10
2- Kiểm tra bài cũ: kiểm tra kiến thức của HS trong giờ học
3- Nội dung bài mới:
Hoạt độngcủa GV&HS
Nội dung kiến thức
HĐ khởi động: Giới thiệu về vai trò và triển vọng phát triển của ngành kỹ thuật điện tử trong sản xuất và đời sống:
a) Mục tiêu:
- Giới thiệu về vai trò và triển vọng phát triển của ngành kỹ thuật điện tử trong sản xuất và đời sống.
b) Nội dung:
-Giới thiệuvề vai trò và triển vọng phát triển của ngành kỹ thuật điện tử trong sản xuất và đời sống, cho học sinh biết được sự tác động của kỹ thuật điện tử đối với tự nhiện: sự nhiễm điện trong không khí, sự gây ô nhiễm môi trờng, ảnh hưởng tới an ninh quốc gia và vấn đề sở hữu trí tuệ.
c) Sản phẩm: 
- Học sinh đánh giá được vai trò triển vọng phát triển của ngành kỹ thuật điện tử đối với sản xuất và đời sống.
d) Cách thức thực hiện: Sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề, kỹ thuật dạy học động não.
- Học sinh tự tìm hiểu qua sách giáo khoa, các tài liệu có liên quan.
- Giáo viên giới thiệu khái quát trên lớp.
GV: giới thiệuvề vai trò và triển vọng phát triển của ngành kỹ thuật điện tử trong sản xuất và đời sống, cho học sinh biết được sự tác động của kỹ thuật điện tử đối với tự nhiện: sự nhiễm điện trong không khí, sự gây ô nhiễm môi trờng, ảnh hưởng tới an ninh quốc gia và vấn đề sở hữu trí tuệ.
HS: tìm hiểu vai trò của KT điện tử trong đời sống, triển vọng phát triển ngành KT điện tử ở Việt Nam
HĐ hình thành kiến thức :
HĐ1 :Tìm hiểu về điện trở.
a) Mục tiêu:
- Quan sát được cấu tạo, trình bày được kí hiệu, số liệu kĩ thuật và công dụng của điện trở.
- Đọc được các số liệu kĩ thuật.
b) Nội dung:
- Tìm hiểu công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu của điện trở.
- Tìm hiểu các số liệu kỹ thuật của điện trở.
c) Sản phẩm: 
- Học sinh nhận biết được cấu tạo, trình bày được kí hiệu, đọc được các số liệu kĩ thuật số liệu kĩ thuật và trình bày được công dụng của: điện trở.
d) Cách thực thực hiện: Sử dụng phương pháp dạy học nhóm nhỏ, kỹ thuật dạy học tia chớp.
*) Các câu hỏi sử dụng trong bài:
- Em hãy cho biết công dụng, cấu tạo của điện trở?
- Trị số điện trở có ý nghĩa gì?
- Em hãy cho biết các loại điện trở thường dùng?
-Công suất định mức nói lên ý nghĩa gì của điện trở?
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ :
Giáo viên chia lớp ra làm 4 nhóm, yêu cầu các nhóm học sinh :
+ Tìm hiểu công dụng, cấu tạo, phân loại của điện trở.
+ Tìm hiểu hoạt động của điện trở trong mạch, các số liệu kỹ thuật của nó.
Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ :
Giáo viên theo dõi hỗ trợ các nhóm làm việc.
Bước 3 : Báo cáo :
Giáo viên lắng nghe và chuẩn bị câu hỏi để đánh giá quá trình làm việc của các nhóm.
Bước 4 : Tổng kết và đánh giá :
Giáo viên tổng kết lại kết quả.
* GV: Dùng vật mẫu đối chiếu với tranh vẽ kí hiệu để hs nhận dạng và phân loại được các điện trở.
* GV: Chốt lại các câu trả lời. Dùng định luật ôm: I = ; Q=R.I2t để mô tả các số liệu kĩ thuật và công dụng của điện trở trong mạch.
- Học sinh trở về nhóm của mình nhận nhiệm vụ của giáo viên giao.
- Các nhóm phân công nhiệm vụ cho từng học sinh: phân tích nhiệm vụ, cấu tạo, cách phân loại và hoạt động của điện trở trong mạch điện.
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ được phân công.
- Các nhóm cử đại diện lên báo cáo, các nhóm khác lắng nghe và chuẩn bị câu hỏi phản biện.
- Học sinh đặt câu hỏi phản biện, các nhóm trả lời câu hỏi phản biện.
- Học sinh ghi chép nội dung bài học.
Nội dung kiến thức:
I- Điện trở (R):
1- Công dụng, cấu tao, phân loại, kí hiệu.
a. Công dụng:
- Hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện và phân chia điện áp trong mạch.
b. Cấu tạo:
- Dùng dây kim loại có điện trở suất cao, hoặc bột than phun lên lõi sứ để làm điện 
trở.
c. Phân loại:
+ Công suất: Công suất nhỏ, lớn.
+ Trị số: Cố định, biến đổi.
+ Đại lượng vật lí có:
- Điện trở nhiệt: Hệ số nhiệt dương: tocR, Hệ số nhiệt âm: tocR
- Điện trở biến đổi theo điện áp: UR
- Quang điện trở:
d. Kí hiệu: (sgk)
2- Các số liệu kĩ thuật của điện trở:
a- Trị số điện trở (R): cho biết mức độ cản trở dòng điện của điện trở.
- Đơn vị đo: , 1K=103, 1M=106
b- Công suất định mức: Là công suất tiêu hao trên điện trở mà nó có thể chịu đựng được trong thời gian dài, không bị quá nóng hoặc bị cháy, đứt. Đơn vị đo: W
HĐ2 : Tìm hiểu về tụ điện:
a) Mục tiêu:
- Quan sát được cấu tạo, trình bày được kí hiệu, số liệu kĩ thuật và công dụng của tụ điện.
- Đọc được các số liệu kĩ thuật.
b) Nội dung:
- Tìm hiểu công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu của tụ điện.
- Tìm hiểu các số liệu kỹ thuật của tụ điện.
c) Sản phẩm: 
- Học sinh nhận biết được cấu tạo, trình bày được kí hiệu, đọc được các số liệu kĩ thuật số liệu kĩ thuật và trình bày được công dụng của: tụ điện.
d) Cách thực thực hiện: Sử dụng phương pháp dạy học nhóm nhỏ, kỹ thuật động não.
*) Các câu hỏi sử dụng trong bài:
-Tụ điện dùng để làm gì? Cho một số ví dụ về tác dụng của tụ trong đời sống.
- Nêu cấu tạo của tụ điện?
- Quan sát vật mẫu và hình vẽ để nhận dạng và phân biệt các loại tụ điện?
-Trị số điện dung nói lên khả năng gì của tụ điện?
- Điện áp định mức là gì?
- Khả năng cản trở dòng điện của tụ là gì, được tính như thế nào?
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ :
Giáo viên chia lớp ra làm 4 nhóm, yêu cầu các nhóm học sinh :
+ Tìm hiểu công dụng, cấu tạo, các loại tụ thường dùng.
+ Tìm hiểu hoạt động của tụ trong mạch, thông số kỹ thật của tụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Giáo viên theo dõi hỗ trợ các nhóm làm việc.
Bước 3 : Báo cáo :
Giáo viên lắng nghe và chuẩn bị câu hỏi để đánh giá quá trình làm việc của các nhóm
Bước 4 : Tổng kết và đánh giá :
Giáo viên cho học sinh đặt câu hỏi phản biện để các nhóm trả lời, giáo viên tổng kết lại kết quả.
* GV: Dùng vật mẫu đối chiếu với tranh vẽ kí hiệu để hs nhận dạng và phân loại được các tụ điện.
* GV: Chốt lại các câu trả lời. dùng công thức tính dung kháng Xc để giải thích công dụng.
- Học sinh trở về nhóm của mình nhận nhiệm vụ của giáo viên giao.
- Các nhóm phân công nhiệm vụ cho từng học sinh: phân tích nhiệm vụ, cấu tạo, cách phân loại và hoạt động của tụ điện trong mạch điện.
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ được phân công.
- Các nhóm cử đại diện lên báo cáo, các nhóm khác lắng nghe và chuẩn bị câu hỏi phản biện.
- Học sinh đặt câu hỏi phản biện, các nhóm trả lời câu hỏi phản biện.
- Học sinh ghi chép nội dung bài học.
Nội dung kiến thức:
III. Tụ điện:
1. Công dụng, Cấu tạo, phân loại, kí hiệu.
a. Công dụng: Ngăn cách dòng điện 1 chiều và cho dòng điện xoay chiều đi qua, lọc nguồn, lọc sóng.
b. Cấu tạo: Gồm hai hay nhiều vật dẫn ngăn cách nhau bằng lớp điện môi.
c. Phân loại: Tụ giấy, tụ mi ca, tụ dầu, tụ hóa...
d. Kí hiệu: (sgk).
2. Các số liệu kĩ thuật:
a. Trị số điện dung(C):
- Cho biết khả năng tích lũy năng lượng điện trường của tụ điện khi có điện áp đặt lên hai cực của nó.
- Đơn vị:fara (F), 1F=10-6 F, 1nF=10-9F, 1pF=10-12F.
b. Điện áp định mức:(Uđm) 
- Là trị số điện áp lớn nhất cho phép đặt lên hai cực của tụ điện mà vẫn đảm bảo an toàn, không bị đánh thủng.
Chú ý: Khi mắc tụ hóa vào mạch điện phải đặt cho đúng chiều điện áp. Nếu mắc ngược sẽ làm hỏng tụ hóa.
c. Dung kháng của tụ điện:(Cx)
- Là đại lượng biểu hiện sự cản trở của tụ điện đối với dòng điện chạy qua nó.
- Công thức: Xc=1/2 fC.
* Nhận xét : sgk
HĐ3: Tìm hiểu về cuộn cảm.
a) Mục tiêu:
- Quan sát được cấu tạo, trình bày được kí hiệu, số liệu kĩ thuật và công dụng của cuộn cảm.
- Đọc được các số liệu kĩ thuật.
b) Nội dung:
- Tìm hiểu công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu của cuộn cảm.
- Tìm hiểu các số liệu kỹ thuật của cuộn cảm.
c) Sản phẩm: 
- Học sinh nhận biết được cấu tạo, trình bày được kí hiệu, đọc được các số liệu kĩ thuật số liệu kĩ thuật và trình bày được công dụng của: cuộn cảm.
d) Cách thực thực hiện: Sử dụng phương pháp dạy học nhóm nhỏ, kỹ thuật động não.
*) Các câu hỏi sử dụng trong bài:
- Cuộn cảm dùng để làm gì?
- Nêu cấu tạo của cuộn cảm?
-Trị số điện cảm nói lên khả năng gì của cuộn cảm?
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ :
Giáo viên chia lớp ra làm 4 nhóm, yêu cầu các nhóm học sinh :
+ Tìm hiểu công dụng, cấu tạo, phân loại của cuộn cảm.
+ Tìm hiểu hoạt động của cuộn cảm trong mạch, các số liệu kỹ thuật của nó.
Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ :
Giáo viên theo dõi hỗ trợ các nhóm làm việc.
Bước 3 : Báo cáo :
Giáo viên lắng nghe và chuẩn bị câu hỏi để đánh giá quá trình làm việc của các nhóm
Bước 4 : Tổng kết và đánh giá :
Giáo viên cho học sinh đặt câu hỏi phản biện để các nhóm trả lời, giáo viên tổng kết lại kết quả.
* GV: Dùng vật mẫu đối chiếu với tranh vẽ kí hiệu để hs nhận dạng và phân loại được các loại cuộn cảm.
* GV: Dùng công thức: XL = 2FL để giải thích công thức của cuộn cảm.
- Học sinh trở về nhóm của mình nhận nhiệm vụ của giáo viên giao.
- Các nhóm phân công nhiệm vụ cho từng học sinh: phân tích nhiệm vụ, cấu tạo, cách phân loại và hoạt động của tụ điện trong mạch điện.
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ được phân công.
- Các nhóm cử đại diện lên báo cáo, các nhóm khác lắng nghe và chuẩn bị câu hỏi phản biện.
- Học sinh đặt câu hỏi phản biện, các nhóm trả lời câu hỏi phản biện.
- Học sinh ghi chép nội dung bài học.
Nội dung kiến thức:
III. Cuộn cảm:
1. Công dụng, Cấu tạo, phân loại, kí hiệu.
a. Công dụng: Dùng dẫn dòng điện 1 chiều, chặn dòng điện cao tần.
b. Cấu tạo: Dùng đây dẫn điện quấn thành cuộn cảm.
c. Phân loại: Cao tần, trung tần, âm tần.
d. Kí hiệu: (sgk).
2. Các số liệu kĩ thuật của cuộn cảm:
a. Trị số điện cảm (L): cho biết khả năng tích lũy năng lượng từ trường của cuộn cảm khi có dòng điện chạy qua.
- Đơn vị: H, 1mH=10-3H, 1H =10-6H.
b. Hệ số phẩm chất (Q): Đặc trưng cho tổn hao năng lượng trong cuộn cảm.
 - công thức: Q = 
c. Cảm kháng của cuộn cảm (XL): Là đại lượng biểu hiện sự cảm trở của cuộn cảm đối với dòng điện chạy qua nó: Công thức:XL=2 fL
* Nhận xét: (sgk)
HĐ 4: Cách nhận biết các linh kiện thụ động, cách đọc các thông số kỹ thuật trên linh kiện.
a) Mục tiêu:
- Quan sát được cấu tạo, trình bày được kí hiệu, số liệu kĩ thuật và công dụng của các linh kiện điện tử: điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
- Đọc được các số liệu kĩ thuật.
- Có ý thức thực hiện đúng quy trình và các quy định về an toàn trong quá trình làm thực hành.
b) Nội dung:
- Cách nhận biết các linh kiện thụ động, cách đọc các thông số kỹ thuật trên linh kiện.
c) Sản phẩm: 
- Học sinh nhận biết được cấu tạo, trình bày được kí hiệu, đọc được các số liệu kĩ thuật số liệu kĩ thuật và trình bày được công dụng củacác linh kiện điện tử: điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
d) Cách thực thực hiện: Sử dụng phương pháp dạy học bàn tay nặn bột.
*) Các câu hỏi sử dụng trong bài:
Quan sát tranh vẽ mô tả các loại điện trở, tụ điện, cuộn cảm, trả lời các câu hỏi :
- Uđm, Pđm, to, dung sai cho phép thể hiện điều gì?
- Màu sắc trên thân điện trở vạch màu thể hiện điều gì?
- Ký hiệu trên tụ gốm là gì?
- Trình bày cách điều chỉnh kim đồng hồ khi dùng thanh đo ôm kế?
- Trình bày cách đo giá trị điện trở, kiểm tra tụ điện và cuộn cảm?
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giáo viên dùng phương pháp bàn tay nặn bột giao nhiệm vụ cho học sinh thong qua tranh ảnh và linh kiện thực, dùng kỹ thuật động não để đưa ra ý nghĩa các ký hiệu trên linh kiện.
Học sinh bquan sát tranh vẽ mô tả các loại điện trở, tụ điện, cuộn cảm, trả lời các câu hỏi :
- Uđm, Pđm, to, dung sai cho phép.
- Màu sắc trên thân điện trở vạch màu.
- Ký hiệu trên tụ gốm.
Nội dung kiến thức:
IV: Cách nhận biết các linh kiện thụ động, cách đọc các thông số kỹ thuật trên linh kiện.
A) Lý thuyết:
1. Cách đọc giá trị của điện trở.
a) Điện trở có in sẵn:
- Tụ có in sẵn các giá trị điện trở, công suất định mức, dung sai cho phép.
b) Điện trở vạch màu:
- Tuân thủ theo bảng màu 
2. Cách đọc giá trị của tụ điện:
a) Tụ có in sẵn:
- Trên tụ có in sẵn các giá trị: điện dung, tocho phép, điện áp định mức, cực của tụ (với tụ có phân cực).
b) Tự gốm:
- Tụ gốm thường dùng đơn vị là pF, ký hiệu bằng ba chữ số.
3. HĐ luyện tập:Thực hành nhận biết, đọc các thông số kỹ thuật của các linh kiện, dùng đồng hồ vạn năng để đo các thông số kỹ thuật.
a) Mục tiêu:
- Quan sát được cấu tạo, trình bày được kí hiệu, số liệu kĩ thuật và công dụng của các linh kiện điện tử: điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
- Đọc được các số liệu kĩ thuật.
- Sử dụng đồng hồ vạn năng đo thông số của các linh kiện.
- Có ý thức thực hiện đúng quy trình và các quy định về an toàn trong quá trình làm thực hành.
b) Nội dung:
- Cách nhận biết các linh kiện thụ động, cách đọc các thông số kỹ thuật trên linh kiện.
- Sử dụng đồng hồ vạn năng kiểm tra chất lượng của các linh kiện.
c) Sản phẩm: 
- Học sinh nhận biết được cấu tạo, trình bày được kí hiệu, đọc được các số liệu kĩ thuật số liệu kĩ thuật và trình bày được công dụng củacác linh kiện điện tử: điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
- Sử dụng đồng hồ vạn năng đo thông số kỹ thuật của các linh kiện.
d) Cách thực thực hiện: Sử dụng phương pháp dạy học bàn tay nặn bột.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV: Nêu các quy định trong phòng thực hành: an toàn điện, ý thức sử dụng dụng cụ thiết bị, ý thức BVMT.
GV: Hướng dẫn HS cách dùng đồng hồ vạn năng. 
GV chia HS trong lớp làm 6 nhóm. Chuẩn bị các loại linh kiện : điện trở, tụ điện, cuộn cảm các loại tốt và xấu, đồng hồ vạn năng, nhiệm vụ hoàn thành phân cho từng nhóm :
+ Quan sát, nhận biết các loại linh kiện: điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
+ Đọc các thông số kỹ thuật.
+ Dùng đồng hồ vạn năng đo thông số kỹ thuật.
GV: quan sát và hướng dẫn cho từng nhóm HS.
HS: Nhận nhóm, linh kiện, thiết bị và nhiệm vụ tiến hành làm thực hành.
HS phân công nhiệm vụ tới từng người để làm thực hành.
HS: Chia sẻ, trao đổi kết quả.
HS: viết báo cáo thực hành.
B) Luyện tập: 
- Thực hành đọc các thông số kỹ thuật trên tranh ảnh và các linh kiện cụ thể.
- Dùng đồng hồ đo các thông số kỹ thuật.
4. HĐ vận dụng: Giáo viên giao cho nhóm học sinh khá kiểm tra chất lượng các linh kiện cụ thể bằng đồng hồ vạn năng.
a) Mục tiêu:
- Sử dụng đồng hồ vạn năng đo thông số của các linh kiện.
- Có ý thức thực hiện đúng quy trình và các quy định về an toàn trong quá trình làm thực hành.
b) Nội dung:
- Sử dụng đồng hồ vạn năng kiểm tra chất lượng của các linh kiện.
c) Sản phẩm: 
- Học sinh sử dụng thành thạo đồng hồ vạn năng đo thông số kỹ thuật của các linh kiện.
d) Cách thức thực hiện: Dùng phương pháp dạy học dự án thực hiện trên một nhóm học sinh khá giỏi.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV: Nêu các quy định trong phòng thực hành: an toàn điện, ý thức sử dụng dụng cụ thiết bị, ý thức BVMT.
GV: Hướng dẫn HS cách dùng đồng hồ vạn năng. 
GV chia HS trong lớp làm 6 nhóm. Chuẩn bị các loại linh kiện : điện trở, tụ điện, cuộn cảm các loại tốt và xấu, đồng hồ vạn năng, nhiệm vụ hoàn thành phân cho từng nhóm :
+ Dùng đồng hồ vạn năng kiển tra chất lượng của các linh kiện.
GV: quan sát và hướng dẫn cho từng nhóm HS.
HS: Nhận nhóm, linh kiện, thiết bị và nhiệm vụ tiến hành làm thực hành.
HS phân công nhiệm vụ tới từng người để làm thực hành.
HS: Chia sẻ, trao đổi kết quả.
HS: viết báo cáo thực hành.
4. Hoạt động củng cố, bài tập, rút kinh nhiệm chuyên đề:
4.1. Hoạt động củng cố, bài tập: GV nhắc lại:
- Cách nhận biết các linh kiện.
- Cách đọc các trị số kỹ thuật trên linh kiện.
- Cách sử dụng đồng hồ vạn năng để kiểm tra linh kiện.
4.2. Rút kinh nhiệm chuyên đề:
- Trong chủ đề có phần thực hành, vì vậy giáo viên phải hướng dẫn học sinh về an toàn điện trong phòng thực hành.
- Do đặc thù môn học: có rất nhiều linh kiện thực tế (thiết bị không được cung cấp),vì thế giáo viên và học sinh phải sưu tầm nhiều linh kiện trong dời sống.
- Kiến thức bài có liên quan mật thiết đến vấn đề bảo vệ môi trường, giáo viên phải hướng dẫn HS nâng cao ý thức bảo về môi trường, sử lý rác thải rắn, rác thải điện tử vào môi trường.
- Nhắc nhở học sinh tìm hiểu trước nội dung bài 4, 5 SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_11_chu_de_1_tiet_1_2_dien_tro_tu_dien_cuon.docx