Giáo án Công nghệ 11 - Chủ đề 11: Đại cương về động cơ đốt trong

Giáo án Công nghệ 11 - Chủ đề 11: Đại cương về động cơ đốt trong

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:

a. Kiến thức:

- Hiểu được khái niệm và cách phân loại động cơ đốt trong.

- Biết được cấu tạo chung của động cơ đốt trong.

- Hiểu được một số khái niệm cơ bản về động cơ đốt trong.

- Hiểu được nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong.

b. Kĩ năng:

- Đọc được tên các bộ phận chính của động cơ đốt trong.

- Có thể nhận biết được một số loại động cơ đốt trong.

- Nhận biết được các chi tiết của động cơ đốt trong.

- Trình bày được nguyên lí hoạt động của động cơ đốt trong.

 c. Thái độ:

- Nhận thức được tầm quan trọng của động cơ đốt trong đối với sự phát triển của nền công nghiệp.

- Có ý thức sử dụng động cơ đúng quy trình kĩ thuật và bảo vệ môi trường.

- Nhận thức được ý nghĩa của việc nghiên cứu động cơ để từ đó có thái độ nghiêm túc, ham thích học tập và rèn luyện. Thông qua quá trình nhận thức sẽ hình thành và rèn luyện phương pháp nhận thức có khoa học, tích cực, chủ động và bước đầu có tính sáng tạo.

2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Học sinh hiểu và sử dụng tốt các thuật ngữ như thể tích xi lanh, thể tích công tác, thể tích buồng cháy, điểm chết, điểm chết trên, điểm chết dưới v.v Với phương pháp dạy học tích cực, tăng cường hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm và báo cáo trước lớp, học sinh sẽ hình thành và phát triển năng lực diễn đạt, trình bày với sự sử dụng lưu loát các thuật ngữ kĩ thuật.

- Năng lực tự học: Học sinh tự đọc, trao đổi trong nhóm, lớp, qua đó biết được các khái niệm cơ bản về động cơ đốt trong, vai trò và khả năng sử dụng động cơ đốt trong trong sản xuất và đời sống v.v

- Năng lực giải quyết vấn đề: Học sinh có thể phân tích, so sánh ưu điểm, hạn chế của động cơ 2 kì và 4 kì, của động cơ xăng và động cơ điêzen v.v.

- Năng lực hợp tác: Với hình thức và phương pháp dạy học theo nhóm sẽ tạo cho học sinh năng lực hợp tác trong làm việc.

 

docx 7 trang lexuan 8192
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 11 - Chủ đề 11: Đại cương về động cơ đốt trong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/02/2020
Tiết: 26,27,28 Chủ đề 11: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG 
 (3 tiết)
* Giới thiệu chung chủ đề:
Chủ đề đại cương về động cơ đốt trong gồm 2 nội dung chính:
1. Nội dung 1: Tìm hiểu khái quát về động cơ đốt trong
2. Nội dung 2: Tìm hiểu nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong
* Thời lượng dự kiến: 3 tiết
- Tiết 1: Tìm hiểu khái niệm, sơ lược lịch sử phát triển, phân loại, cấu tạo chung của động cơ đốt trong.
- Tiết 2: Tìm hiểu một số khái niệm cơ bản của ĐCĐT, nguyên lí làm việc của động cơ 4 kỳ.
- Tiết 3: Tìm hiểu nguyên lí làm việc của động cơ 2 kì.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
a. Kiến thức:
- Hiểu được khái niệm và cách phân loại động cơ đốt trong.
- Biết được cấu tạo chung của động cơ đốt trong.
- Hiểu được một số khái niệm cơ bản về động cơ đốt trong.
- Hiểu được nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong.
b. Kĩ năng: 
- Đọc được tên các bộ phận chính của động cơ đốt trong. 
- Có thể nhận biết được một số loại động cơ đốt trong.
- Nhận biết được các chi tiết của động cơ đốt trong.
- Trình bày được nguyên lí hoạt động của động cơ đốt trong.
 c. Thái độ: 
- Nhận thức được tầm quan trọng của động cơ đốt trong đối với sự phát triển của nền công nghiệp.
- Có ý thức sử dụng động cơ đúng quy trình kĩ thuật và bảo vệ môi trường.
- Nhận thức được ý nghĩa của việc nghiên cứu động cơ để từ đó có thái độ nghiêm túc, ham thích học tập và rèn luyện. Thông qua quá trình nhận thức sẽ hình thành và rèn luyện phương pháp nhận thức có khoa học, tích cực, chủ động và bước đầu có tính sáng tạo.
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Học sinh hiểu và sử dụng tốt các thuật ngữ như thể tích xi lanh, thể tích công tác, thể tích buồng cháy, điểm chết, điểm chết trên, điểm chết dưới v.v Với phương pháp dạy học tích cực, tăng cường hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm và báo cáo trước lớp, học sinh sẽ hình thành và phát triển năng lực diễn đạt, trình bày với sự sử dụng lưu loát các thuật ngữ kĩ thuật.
- Năng lực tự học: Học sinh tự đọc, trao đổi trong nhóm, lớp, qua đó biết được các khái niệm cơ bản về động cơ đốt trong, vai trò và khả năng sử dụng động cơ đốt trong trong sản xuất và đời sống v.v 
- Năng lực giải quyết vấn đề: Học sinh có thể phân tích, so sánh ưu điểm, hạn chế của động cơ 2 kì và 4 kì, của động cơ xăng và động cơ điêzen v.v... 
- Năng lực hợp tác: Với hình thức và phương pháp dạy học theo nhóm sẽ tạo cho học sinh năng lực hợp tác trong làm việc. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: 
-Tranh vẽ hình 20.1, 21.1,21.2,21.3 SGK, máy chiếu, một số chi tiết máy 
- Sử dụng các phương tiện máy vi tính, các vedeo mô tả cấu tạo, mô phỏng nguyên lí làm việc.
2. Học sinh: 
- Tìm kiếm, sưu tầm các thông tin, tư liệu, tranh ảnh, về các loại ĐCĐT, các bộ phận ĐCĐT, nguyên lí làm việc ĐCĐT
- Chuẩn bị các nội dung về ĐCĐT mà giáo viên giao.
- Ôn lại các kiến thức về động cơ nhiệt đã học ở môn vật lí.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
+ Tạo tâm thế cho học sinh, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học học tập phần cấu tạo chung và nguyên lý làm việc của ĐCĐT
 Giáo viên chia nhóm và cho HS xem một số thiết bị động lực yêu cầu học sinh thảo luận trả lời các vấn đề sau đây:
- liệt kê ra giấy các thiết bị động lực mà em biết? đưa ra lý do để các thiết bị động lực đó làm việc? (nguồn động lực sinh ra từ ĐCĐT)
- Mô tả những bộ phận, cơ cấu và hệ thống của động cơ theo hiểu biết của mình 
- Nêu các loại ĐCĐT mà em biết?
 GV chia lớp ra làm 3 nhóm. Mỗi nhóm sẽ nghiên cứu về 1 nội dung chính
+ Nhóm 1: Khái quát về động cơ đốt trong
+ Nhóm 2: các khái niệm cơ bản về ĐCĐT
+ Nhóm 3: Nguyên lí làm việc động cơ 4 kì.
+ Nhóm 4: Nguyên lí làm việc động cơ 2 kì.
* Dự kiến sản phẩm: 
Các nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm mình. 
* Đánh giá kết quả:
- GV cho HS các nhóm đánh giá lẫn nhau, GV đánh giá kết quả làm việc của nhóm.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
 + Tăng cường hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm của học sinh.
+ HS nắm được sơ lược lịch sử phát triển ĐCĐT, phân loại được động cơ đốt trong, biết được cấu tạo ĐCĐT
Nội dung 1: Hình thành kiến thức về khái quát động cơ đốt trong 
- Nhóm 1 cử đại diện nhóm lên nghiên cứu nội dung của nhóm mình với các nội dung:
a. Kẻ và hoàn thành bảng sơ lược lịch sử phát triển động cơ đốt trong (bảng 1)
b) Khái niện ĐCĐT
c) Phân loại 
d) Cấu tạo chung của động cơ đốt trong
- Các nhóm còn lại sau khi nghe phần trình bày của nhóm 1. 
- Thảo luận 3 phút, nhận xét phần trình bày sau đó đặt câu hỏi cho nhóm 1. 
 Nhóm 1 hoạt động cá nhân và nhóm để trả lời một số câu hỏi của các nhóm. 
Gợi ý các câu hỏi có nội dung sau:
Động cơ đốt trong trên ô tô, xe máy sử dụng nhiên liệu là gì ?
Quá trình biến đổi nhiệt năng được thực hiện như thế nào? ở đâu?
Động cơ đốt trong có 2 cơ cấu và 5 hệ thống đối với động cơ nào?
Kể tên các chi tiết thuộc cơ cấu phân phối khí trong hình 20.1 ( SGK tr 96) 
 * Dự kiến sản phẩm: 
HS nêu kết quả của nhóm các câu trả lời
* Đánh giá kết quả:
HS nhận xét đánh giá lẫn nhau, GV đánh giá kết quả làm việc thảo luận của các nhóm
Hình thành cho hs các khái niệm về điểm chết, hành trình, các loại thể tích, tỉ số nén, chu trình, kì
+ Nội dung 2: Hình thành kiến thức về các khái niệm cơ bản ĐCĐT
* Nhóm 2 cử đại diện lên trình bày phần nội dung nghiên cứu của nhóm mình về các khái niệm:
+ Điểm chết
+ Hành trình
+ Các loại thể tích
+ Tỉ số nén
+ Chu trình
+ Kì
- HS có thể dùng các video mô tả các kì, các chu trình và các loại thể tích điểm chết 
- Học sinh theo dõi tìm hiểu các khái niệm đặc câu hỏi để nhóm 2 trả lời nếu có
* Dự kiến sản phẩm: 
kết quả thảo luận của nhóm là các khái niệm
* Đánh giá kết quả:
- GV theo giỏi cá nhân và các nhóm học sinh để đánh giá
HS hiểu được nguyên lí làm việc của động cơ 4 kì
Nội dung 3: Hình thành kiến thức về nguyên lí làm việc của động cơ 4 kỳ:
Nhóm 3 cử đại diện trình bày nội dung nghiên cứu của nhóm với các nội dung:
- Nguyên lý làm việc của động điezen 4 kì như bảng tóm tắc đã giao ở tiết trước.
+ Về hành trình của bit-tông ở các kì như thế nào?
+ Trạng thái của các xupap
+ Áp suất, nhiệt độ trong xi-lanh ở các kì như thế nào
 * Nhóm 3 hoạt động cá nhân và nhóm để trả lời một số câu hỏi của các nhóm.
 Gợi ý các câu hỏi có nội dung sau:
 (1) Pittong chuyển động từ ĐCT xuốg điểm chết dưới thì trục khuỷu quay được bao nhiêu độ?
 (2) Tại sao kì cháy giãn nở còn được gọi là kì sinh công?
 (3) Nguyên lí làm việc động cơ xăng khác động cơ điezen như thế nào?
- GV giúp nhóm 3 gải quyết các vấn đề HS thảo luận chưa tìm ra, chưa thống nhất được kết quả
* Gv giới thiệu sự khác biệt nguyên lí làm việc của Đc xăng và điêzen
* Dự kiến sản phẩm:
kết quả thảo luận của các nhóm
- Học sinh nêu được hành trình của bít - tông ở các kì, trạng thái của các xupap, ,áp xuất nhiệt độ trong xi lanh ở các kì
- Nguyên lí làm việc động cơ xăng khác động cơ điezen như thế nào
* Đánh giá kết quả:
- Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm và rút ra kết luận.
- Trong quá trình tổ chức cho HS hoạt động cá nhân, nhóm và khi tổ chức, hướng dẫn cả lớp nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận, giáo viên khéo léo sử dụng cách giải thích trên để gợi ý, phân tích.
HS hiểu được nguyên lí làm việc của ĐC 2 kì
Nội dung 4: Hình thành kiến thức về nguyên lí làm việc của động cơ 2 kỳ:
Nhóm 4 cử đại diện trình bày nội dung nghiên cứu của nhóm với các nội dung:
- Nguyên lý làm việc của động cơ xăng, 2 kỳ như bảng tóm tắc đã giao ở tiết trước.
+ Về các quá trình xảy ra trong các hành trình của pittong
+ Trình tự đóng mở các cửa trong các hành trình của pittong
 * Nhóm 4 hoạt động cá nhân và nhóm để trả lời một số câu hỏi của các nhóm.
 Gợi ý các câu hỏi có nội dung sau:
 (1) Pittong chuyển động từ ĐCT xuốg điểm chết dưới thì trục khuỷu quay được bao nhiêu độ?
 (2) Ở động cơ 2 kì có xupap nạp và xupap thải ko? 
- GV giúp nhóm 4 gải quyết các vấn đề HS thảo luận chưa tìm ra, chưa thống nhất được kết qua
 * tương tự động cơ điezen gv giới thiệu 2 điểm khác biệt về NLLV của xăng và điêzen 
* Dự kiến sản phẩm
- Học sinh trả lời được:
+ các quá trình xảy ra trong các hành trình của pittong
+ Trình tự đóng mở các cửa trong các hành trình của pittong
* Đánh giá kết quả
- GV tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm và rút ra kết luận.
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Củng cố kiến thức đã học
GV tổ chức hoạt động thảo luận nhóm với các nội dung sau để củng cố và khắc sâu kiến thức cho HS:
- So sánh giữa động cơ 2 kỳ và 4 kỳ về ưu, nhược điểm để hs lựa chọn động cơ dùng hàng ngày
- Trả lời các câu hỏi phần phát triển năng lực
* Dự kiến sản phẩm
Học sinh trả lời được các câu hỏi luyện tập
* Đánh giá kết quả
- GV tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm và rút ra kết luận.
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi, mở rộng
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vân đề thực tiễn
- về nhà sưu tầm, tìm hiểu các thông tin liên quan đến bài học trên các phương tiện, tài liệu và trong thực tiễn cuộc sống. Nếu có điều kiện có thể hỏi người thân, thợ sửa xe, về ô tô, xe máy; có thể quan sát các bộ phận, chi tiết cụ thể.
* Dự kiến sản phẩm
Học sinh trả lời được các câu hỏi luyện tập
Học sinh tìm hiểu các kiến thức trên Internet và người thân để trả lời câu hỏi, nhiệm vụ được giao.
* Đánh giá kết quả
- HS tự đánh giá
 IV. CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
1. Nhận biết: 
Câu 1. Ai là người đầu tiên chế tạo thành công ĐCĐT chạy bằng nhiên liệu nặng?
A. LơNoa ; 	B. Điezen ; 
C. Otto và Lăng Ghen ; 	D. Đemlơ
Câu 2. ĐCĐT là ĐC biến đổi nhiệt năng thành
A. cơ năng xảy ra bên ngoài động cơ.	B. điện năng bên ngoài động cơ
C. cơ năng xảy ra bên trong động cơ.	D. điện năng bên trong động cơ.
Câu 3. Cấu tạo động cơ điezen gồm:
A. Hai cơ cấu, bốn hệ thống	B. Hai cơ cấu, năm hệ thống
C. Ba cơ cấu, ba hệ thống	D. Ba cơ cấu, bốn hệ thống
Câu 4 . Điểm chết trên là điểm chết mà:
A. pittong gần tâm trục khuỷu nhất	B. điểm tại đó Pittông đổi chiều 
C. pittong xa tâm trục khuỷu nhất	D. B,C đúng
Câu 5. Điểm chết dưới là điểm chết mà:
A. Pittong xa tâm trục khuỷu nhất	B. Pittong gần tâm trục khuỷu nhất
C. Điểm tại đó Pittong đổi chiều	D. A, C đúng
Câu 6. Khi Pittong ở ĐCT kết hợp với nắp máy tạo thành thể tích:
A. Toàn phần 	B. Công tác	
C. Buồng cháy 	D. Buồng cháy, công tác
Câu 7. Khi Pittong ở ĐCD kết hợp với nắp máy tạo thành thể tích:
A. Buồng cháy	B. Toàn phần
C. Công tác	D. không gian làm việc ĐC
Câu 8. Ở ĐC diezen 4 kì, kì nạp nạp:
A. Hòa khí	B. Dầu diezen	
C. Xăng 	D. Không khí
Câu 9. Ở động cơxăng 2 kỳ thì hòa khí được nạp vào đâu trước khi vào xilanh?
A. Vào đường ống nạp	B. Xilanh
C. Các te	D. Cửa quét
2. Thông hiểu: 
Câu 10. Tiêu chí phân loại ĐCĐT theo:
A. nhiên liệu	B. chuyển động 
C. hành trình của chu trình	D. Cả A, C đều đúng
Câu 11. Một chu trình làm việc của ĐC 4 kì, trục khủy quay:
A. một vòng 	B. hai vòng	
C. ba vòng 	D. bốn vòng
Câu 12. Ở ĐC xăng 4 kỳ, cuối kỳ nén xảy ra hiện tượng:
A. Nén hòa khí	B. Phun hòa khí	
C. Đánh lửa 	D. Phun nhiên liệu
Câu 13. Việc đóng mở các cửa hút, cửa xả của động cơ xăng 2 kỳ công suất nhỏ là nhờ chi tiết nào?
A. Pit-tông. 	B. Nắp xi lanh.	
C. Các xu pap. 	D. Do cácte.
Câu 14. Một chu trình làm việc của ĐC 2 kì, trục khủy quay:
A. Một vòng B. Hai vòng	C. Ba vòng D. Bốn vòng
3. Vận dụng thấp: 
Câu 15. Trục cam thuộc:
A. Cơ cấu phân phối khí	B. Hệ thống khởi động
C. Cơ cấu trục khủy thanh truyền	D. Hệ thống cung cấp nhiên liệu
Câu 16. Bugi thuộc hệ thống
A. cung cấp nhiên liệu	B. đánh lửa
C. khởi động	D. làm mát
Câu 17. Muốn tăng công suất động cơ thì cần:
A. Tăng tỷ số nén 	B. Giảm tỉ số nén	
C. Vtp = Vbc 	D. Giảm Vtp, tăng Vbc
Câu 18. Viết vào cuối câu chữ Đ nếu em cho là đúng, chữ S nếu em cho là sai trong các câu sau:
A. Trong chu trình làm việc của động cơ 4 kì chỉ có kì 3 là sinh công, các kì khác đều tiêu tốn công.
B. Trong chu trình làm việc của động cơ tất cả các kì đều sinh công.
C. Trong chu trình làm việc của động cơ 2 kì chỉ có một kì là sinh công. 
Câu 19. Nhà bạn Linh có 2 cái xe máy . Bố bạn Linh rất ít khi dùng đến chiếc xe Air Blade với lý do: “tốn xăng hơn xe Future”. Bạn ấy đã tìm hiểu và thấy các thông số về hãng sản xuất, dung tích xilanh của 2 chiếc xe đều giống nhau. Vậy tại sao xe Air Blade lại tốn xăng hơn xe Future?
	4. Vận dụng cao:
Câu 20. Trên xe Camry ghi 2.4. Ý nghĩa của con số đó là :
A. Thể tích 1 buồng cháy là 2,4L	B. Tổng thể tích buồng cháy ĐC là 2,4L
C. Thể tích 1 xilanh là 2,4L	D. Tổng thể tích công tác ĐC là 2,4L
Câu 21. Hãy quan sát hình ảnh và cho biết trong trường hợp này nếu người lái cố tình cho ô tô vượt qua vũng lầy thì các bánh xe chủ động ở 2 bên sẽ có xu hướng chuyển động như thế nào? Giải thích tại sao? Nếu xe vẫn không vượt qua đoạn đường lầy lội trên em hãy đề xuất phương án khắc phục?
V. PHỤ LỤC
 * bảng 1: sơ lược lịch sử phát triển động cơ đốt trong:
Năm 
Nhà chế tạo
Loại động cơ
1860
Giăng echien lơnoa
Động cơ 2 kì, công suất 2 mã lực, chạy bằng khí thiên nhiên
1877
 .
1885
 .
1897
 .

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_11_chu_de_11_dai_cuong_ve_dong_co_dot_tron.docx