Giáo án Công nghệ 11 - Chủ đề 15: Hệ thống đánh lửa

Giáo án Công nghệ 11 - Chủ đề 15: Hệ thống đánh lửa

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:

a. Kiến thức:

 - Biết được nhiệm vụ của hệ thống đánh lửa

- Phân loại hệ thống đánh lửa

- Biết được cấu tạo của hệ thống đánh lửa

- Biết ñöôïc nguyeân lí laøm vieäc cuûa heä thoáng đánh lửa điện tử không tiếp điểm

b. Kĩ năng:

- Nhận biết, đọc được tên các chi tiết trong hệ thống đánh lửa

- Đọc được sơ đồ nguyên lý của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm.

c. Thái độ:

- Có hứng thú trong tìm hiểu kiến thức liên quan đến hệ thống đánh lửa ở trong nội dung môn Vật lí 11 để hiểu rõ hơn cấu tạo của hệ thống đánh lửa.

- Nhận thức được ý nghĩa của việc nghiên cứu về hệ thống đánh lửa để sử dụng động cơ đúng quy trình kĩ thuật, góp phần bảo vệ môi trường.

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường khi sử dụng động cơ.

- Nhận thức được ý nghĩa của việc nghiên cứu động cơ để từ đó có thái độ nghiêm túc, ham thích học tập và rèn luyện. Thông qua quá trình nhận thức sẽ rèn luyện và hình thành phương pháp nhận thức có khoa học, tích cực chủ động và bước đầu có tính sáng tạo.

2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển

- Năng lực quan sát và sử dụng ngôn ngữ kĩ thuật: Manheto, tụ điện, điốt điều khiển, cuộn nguồn, cụm CDI, bugi,.

- Năng lực diễn đạt, sử dụng lưu loát các thuật ngữ kĩ thuật.

-Năng lực triển khai, sử dụng công nghệ cụ thể: HS biết cách đọc sơ đồ, nhận dạng được các loại hệ thống đánh lửa trong thực tế.

- Năng lực lựa chọn và đánh giá công nghệ: HS biết cách so sánh, đánh giá được ưu và nhược điểm của từng loại.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Giáo viên:

- Tài liệu: Sách giáo khoa Công nghệ 11, sách giáo khoa Vật lí 11; các sách, báo, tài liệu về hệ thống đánh lửa

- Phương tiện dạy học: Liên hệ cửa hàng bán, sửa chữa, bảo dưỡng động cơ, xe máy, để mượn, mua hoặc xin (bộ phận, chi tiết cũ, hỏng) sơ đồ, tranh ảnh, vật thật về hệ thống đánh lửa. Trao đổi với các chuyên gia kĩ thuật hoặc thợ vận hành, bảo dưỡng để bổ sung kiến thức lí thuyết và thực tiễn.

 - Tranh vẽ hình 29.1, 29.2 SGK, GAĐT, các clip mô tả quá trình hoạt động của hệ thống đánh lửa

 

docx 6 trang lexuan 5000
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 11 - Chủ đề 15: Hệ thống đánh lửa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07/5/2020
Tiết: 36 Chủ đề 15: HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA 
 (1 tiết) 
* Giới thiệu chung chủ đề:
Chủ đề hệ thống đánh lữa gồm 2 nội dung chính:
1. Nội dung 1: Nhiệm vụ phân loại hệ thống đánh lửa
Nội dung, kiến thức, kỹ năng chính của nội dung này là học sinh biết được nhiệm vụ và phân loại hệ thống đánh lữa
2. Nội dung 2: Hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm
Nội dung, kiến thức, kỹ năng chính của nội dung này là học sinh biết được cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống đánh lữa điện tử không tiếp điểm
* Thời lượng dự kiến: 1 tiết
- Nội dung 1: Nhiệm vụ phân loại hệ thống đánh lửa (5')
- Nội dung 2: Hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm (30')
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
a. Kiến thức:
 - Biết được nhiệm vụ của hệ thống đánh lửa
- Phân loại hệ thống đánh lửa 
- Biết được cấu tạo của hệ thống đánh lửa 
- Biết ñöôïc nguyeân lí laøm vieäc cuûa heä thoáng đánh lửa điện tử không tiếp điểm 
b. Kĩ năng: 
- Nhận biết, đọc được tên các chi tiết trong hệ thống đánh lửa 
- Đọc được sơ đồ nguyên lý của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm.
c. Thái độ:
- Có hứng thú trong tìm hiểu kiến thức liên quan đến hệ thống đánh lửa ở trong nội dung môn Vật lí 11 để hiểu rõ hơn cấu tạo của hệ thống đánh lửa.
- Nhận thức được ý nghĩa của việc nghiên cứu về hệ thống đánh lửa để sử dụng động cơ đúng quy trình kĩ thuật, góp phần bảo vệ môi trường.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường khi sử dụng động cơ.	
- Nhận thức được ý nghĩa của việc nghiên cứu động cơ để từ đó có thái độ nghiêm túc, ham thích học tập và rèn luyện. Thông qua quá trình nhận thức sẽ rèn luyện và hình thành phương pháp nhận thức có khoa học, tích cực chủ động và bước đầu có tính sáng tạo.
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
- Năng lực quan sát và sử dụng ngôn ngữ kĩ thuật: Manheto, tụ điện, điốt điều khiển, cuộn nguồn, cụm CDI, bugi,... 
- Năng lực diễn đạt, sử dụng lưu loát các thuật ngữ kĩ thuật.
-Năng lực triển khai, sử dụng công nghệ cụ thể: HS biết cách đọc sơ đồ, nhận dạng được các loại hệ thống đánh lửa trong thực tế.
- Năng lực lựa chọn và đánh giá công nghệ: HS biết cách so sánh, đánh giá được ưu và nhược điểm của từng loại. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên:
- Tài liệu: Sách giáo khoa Công nghệ 11, sách giáo khoa Vật lí 11; các sách, báo, tài liệu về hệ thống đánh lửa
- Phương tiện dạy học: Liên hệ cửa hàng bán, sửa chữa, bảo dưỡng động cơ, xe máy, để mượn, mua hoặc xin (bộ phận, chi tiết cũ, hỏng) sơ đồ, tranh ảnh, vật thật về hệ thống đánh lửa. Trao đổi với các chuyên gia kĩ thuật hoặc thợ vận hành, bảo dưỡng để bổ sung kiến thức lí thuyết và thực tiễn. 
 - Tranh vẽ hình 29.1, 29.2 SGK, GAĐT, các clip mô tả quá trình hoạt động của hệ thống đánh lửa
2. Học sinh: 
 Để đảm bảo tất cả học sinh đều phải học như nhau, giáo viên yêu cầu mỗi học sinh phải chuẩn bị tất cả các vấn đề dưới đây. Có thể coi mỗi vấn đề dưới đây là một dự án nhỏ. 
 Dự án 1: Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lí làm việc của manheto. Viết báo cáo ngắn gọn (khoảng 1 trang A4), chuẩn bị báo cáo trước lớp với thời gian báo cáo không quá 10 phút. Tài liệu tham khảo chính: bài 7, sách giáo khoa Vật lí 11.
 Dự án 2: Tìm hiểu nguyên lí làm việc của điôt thường và điôt điều khiển. Viết báo cáo ngắn gọn (khoảng 1 trang A4), chuẩn bị báo cáo trước lớp với thời gian báo cáo không quá 10 phút. Tài liệu tham khảo chính: phần thông tin bổ sung trong sách giáo khoa Công nghệ 11.
 Dự án 3: Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lí làm việc của tụ điện. Viết báo cáo ngắn gọn (khoảng 1 trang A4), chuẩn bị báo cáo trước lớp với thời gian báo cáo không quá 10 phút. Tài liệu tham khảo chính: bài 6, sách giáo khoa Vật lí 11.
 Dự án 4: Tìm hiểu về tia lửa điện và điều kiện tạo ra tia lửa điện, ứng dụng của tia lửa điện, hồ quang điện và điều kiện tạo ra hồ quang điện. Viết báo cáo ngắn gọn (khoảng 1 trang A4), chuẩn bị báo cáo trước lớp với thời gian báo cáo không quá 10 phút. Tài liệu tham khảo chính: bài 15, sách giáo khoa Vật lí 11.
 Dự án 5: Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lí làm việc của máy biến áp. Viết báo cáo ngắn gọn (khoảng 1 trang A4), chuẩn bị báo cáo trước lớp với thời gian báo cáo không quá 10 phút. Tài liệu tham khảo chính: sách giáo khoa Công nghệ 8, Công nghệ 12.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Học sinh biết tầm quan trọng của hệ của hệ thống đánh lửa.
- Giáo viên giao nhiệm vụ: Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi học sinh trong nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi sau?
 Như chúng ta đã biết, đ/c điêzen ở quá trình cháy thì nhiên liệu tự bốc cháy ở cuối kì nén do P,t0 cao. 
- CH1: Còn quá trình cháy ở đ/c xăng diễn ra khi nào?
- CH2: Nhiên liệu có tự cháy được không?
- CH3: Nếu không cháy được thì phải nhờ đến chi tiết nào? Và chúng làm việc nhờ hệ thống nào?
- Học sinh hoạt động cá nhân và nhóm. Sau đó, nhóm thảo luận thống nhất kết quả, 
- Lần lượt đại diện mỗi nhóm lên bảng viết kết quả của nhóm mình.
- Giáo viên kết luận.
* Dự kiến sản phẩm
- Các nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm mình. 
* Đánh giá kết quả hoạt động. 
- Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm.
- Nêu lên tầm quan trọng của hệ đánh lửa
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
+ Tăng cường hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm của học sinh.
+Học sinh biết được nhiệm vụ , và cách phân loại hệ thống đánh lửa.
NỘI DUNG 1: Hình thành kiến thức về nhiệm vụ và phân loại của hệ thống đánh lửa
 * GV yêu cầu hs nhớ lại kiến thức cũ và đọc sách giáo khoa phần I, II, phát cho mỗi nhóm học sinh phiếu học tập và yêu cầu trả lời câu hỏi:
- Phát phiếu học tập số 1.
- Hoạt động cá nhân và nhóm để trả lời một số câu hỏi sau:
- Học sinh thực hiện các câu hỏi gợi ý.
- Báo cáo kết quả thực hiện.
- Các nhóm còn lại lắng nghe báo cáo và nêu ý kiến phản biện. để nhận xét đánh giá kết quả hoạt động. Rút ra kết luận.
* Dự kiến sản phẩm: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm 
* Đánh giá kết quả:
- GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn thành, ghi chép). 
- Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá 
- Học sinh biết được cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống đánh lửa 
NỘI DUNG 2: Hình thành kiến thức về cấu tạo, nguyên lí làm việc của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm
- Gv: Cho hs quan sát hình 29.2 thảo luận nhóm trả lời câu hỏi phiếu học tập
- Phát phiếu học tập số 2.
- Hoạt động cá nhân và nhóm để trả lời một số câu hỏi sau:
- Học sinh thực hiện các câu hỏi gợi ý.
- Báo cáo kết quả thực hiện.
- Các nhóm còn lại lắng nghe báo cáo và nêu ý kiến phản biện. để nhận xét đánh giá kết quả hoạt động. Rút ra kết luận.
* Dự kiến sản phẩm: Báo cáo kết quả hoạt động 
	Cấu tạo:(sgk)
	Nguyên lí làm việc: SGK
* Đánh giá kết quả:
- GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động 
- Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn.
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Hệ thống hóa kiến thức và vận dụng giải bài tập cơ bản
- GV cho HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Trình bày nhiệm vụ và phân loại hệ thống đánh lửa?
Câu 2: Trình bày cấu tạo hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm
* Dự kiến sản phẩm: sản phẩm của cá nhân
* Đánh giá kết quả:
- GV đánh giá kết quả của hs
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi, mở rộng
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vân đề thực tiễn
- Giao nhiệm vụ cho HS về nhà tìm hiểu cách đánh lửa ở xe máy
- Cho Hs tìm hiểu một vài hư hỏng thường gặp ở bugi và nêu cách khắc phục.
- GV yêu cầu HS sưu tầm, tìm hiểu các thông tin liên quan đến bài học trong các phương tiện, tài liệu và trong thực tiễn cuộc sống. Nếu có điều kiện có thể hỏi người thân, thợ sửa chữa động cơ đốt trong, ô tô, xe máy; có thể quan sát các bộ phận, chi tiết cụ thể.
* Dự kiến sản phẩm
Học sinh tìm hiểu các kiến thức trên Internet và người thân để trả lời câu hỏi, nhiệm vụ được giao.
* Đánh giá kết quả: HS tự đánh giá kết quả thực hiện
IV. CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
1. Nhận biết:
Câu 1: Đầu dây nào được dẫn nối đến bugi động cơ?
A. Đầu dây W2.	B. Đầu dây W1.	C.Đầu dây WN.	D. Đầu dây WĐK
Câu 2: Cấu tạo man nhê tô hệ thống đánh lữa điện tử không tiếp điểm gồm:
A. Cuộn WN và cuộn WĐK	B. Cuộn WN và nam châm
C. Cuộn WN, WĐK và nam châm	D. Cuộn WĐK và nam châm
2. Thông hiểu:
Câu 3: Hãy cho biết bi gi của động cơ đánh lửa vào kì nào, và hay giải thích vì sao phải đánh đúng thời điểm đó
3. Vận dụng thấp: 
Câu 4: Nêu các nguyên nhân bugi của động cơ không thể đánh lửa và nêu các biện pháp khắc phục.
V. PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: CÁC PHIẾU HỌC TẬP
	 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Hệ thống đánh lửa được sử dụng ở động cơ nào? Vì sao? Vậy nhiệm vụ của hệ thống đánh lửa là gì? 
Câu 2: Tại sao phải đánh lửa đúng thời điểm? Đó là thời điểm nào?
Câu 3: Căn cứ vào đâu để phân loại hệ thống đánh lửa?
Câu 4: Có mấy loại hệ thống đánh lửa, đó là những loại nào?
	PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1: Hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm gồm những bộ phận nào?
Câu 2: Chức năng các bộ phận trong hệ thống (Các nhóm trình bày chức năng của các chi tiết như phananf dự án đã giao.
Câu 3: Dựa vào sơ đồ hãy nêu nguyên lí làm việc của hệ thống.
PHỤ LỤC 2: Một số hình ảnh minh họa
1. Hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm
2. Hình ảnh bugi và một số hư hỏng thường gặp:
3. Máy phát điện

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_11_chu_de_15_he_thong_danh_lua.docx