Giáo án Công nghệ 11 - Chủ đề 17: Khái quát về ứng dụng động cơ đốt trong

Giáo án Công nghệ 11 - Chủ đề 17: Khái quát về ứng dụng động cơ đốt trong

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

a. Kiến thức:

- Phạm vi ứng dụng của động cơ đốt trong

- Nguyên tắc chung về ứng dụng của động cơ đốt trong.

b. Kĩ năng

- Nhận biết được các ứng dụng của động cơ đốt trong trong thực tế.

c. Thái độ

- Có thái độ hứng thú, say mê khám phá và chiếm lĩnh kiến thức.

2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua các câu lệnh mà GV đặt ra, tóm tắt các thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau.

- Năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề theo giải pháp đã lựa chọn thông qua việc tự

nghiên cứu và vận dụng kiến thức nắm được nhiệm vụ của động cơ đốt trong

.- Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, tương tác để tìm hiểu cấu tạo của hệ thống.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên

- Nghiên cứu kĩ nội dung bài 32 SGK, đọc các tài liệu có nội dung liên quan tới bài giảng, soạn giáo án, lập kế hoạch giảng dạy.

2. Học sinh

- đọc trước nội dung bài 32 trang SGK, tìm hiểu các nội dung trọng tâm

 

docx 3 trang lexuan 4640
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 11 - Chủ đề 17: Khái quát về ứng dụng động cơ đốt trong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/05/2020
Tiết: 39	
 CHỦ ĐỀ 17: KHÁI QUÁT VỀ ỨNG DỤNG ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
 (SỐ TIẾT: 1)
* Giới thiệu chung chủ đề:
Chủ đề khái quát về ứng dụng ĐCĐT gồm 2 nội dung chính:
1. Nội dung 1: Vai trò của ĐCĐT
Nội dung, kiến thức, kỹ năng chính của nội dung này là học sinh biết vai trò vị trí của động cơ đốt trong
2. Nội dung 2: Nguyên tắc chung về ứng dụng ĐCĐT
Nội dung, kiến thức, kỹ năng chính của nội dung này là học sinh biết được sơ đồ và nguyên tắc ứng dụng ĐCĐT
* Thời lượng dự kiến: 1 tiết
- Tìm hiểu vai trò ĐCĐT (15). 
- Tìm hiểu nguyên tắc ứng dụng ĐCĐT (30')
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
a. Kiến thức:
- Phạm vi ứng dụng của động cơ đốt trong
- Nguyên tắc chung về ứng dụng của động cơ đốt trong.
b. Kĩ năng
- Nhận biết được các ứng dụng của động cơ đốt trong trong thực tế.
c. Thái độ
- Có thái độ hứng thú, say mê khám phá và chiếm lĩnh kiến thức.
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua các câu lệnh mà GV đặt ra, tóm tắt các thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau.
- Năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề theo giải pháp đã lựa chọn thông qua việc tự 
nghiên cứu và vận dụng kiến thức nắm được nhiệm vụ của động cơ đốt trong
.- Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, tương tác để tìm hiểu cấu tạo của hệ thống. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài 32 SGK, đọc các tài liệu có nội dung liên quan tới bài giảng, soạn giáo án, lập kế hoạch giảng dạy. 
2. Học sinh
- đọc trước nội dung bài 32 trang SGK, tìm hiểu các nội dung trọng tâm
III. 	TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Học sinh biết tầm quan trọng của động cơ đốt trong
- Giáo viên giao nhiệm vụ: Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi học sinh trong nhóm:
+ Liệt kê ra giấy các ứng dụng ĐCĐT
- Học sinh hoạt động cá nhân và nhóm. Sau đó, nhóm thảo luận thống nhất kết quả, 
- Lần lượt đại diện mỗi nhóm lên bảng viết kết quả của nhóm mình.
- Giáo viên kết luận.
* Dự kiến sản phẩm
HS nêu được các ứng dụng ĐCĐT
* Đánh giá kết quả 
- Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
+ Tăng cường hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm của học sinh.
+ Biết được vai trò vị trí ĐCĐT
Nội dung 1: Hình thành kiến thức về vai trò vị trí ĐCĐT
- Hoạt động cá nhân và nhóm để trả lời một số câu hỏi sau:
+ Em hãy kể tên các nhành lĩnh vực có sư dụng độngcơ đốt trong?
+Động cơ đốt trong được ứng dụng nhiều nhất ở ngành nào?
+ Vì sao động cơ đốt trong được sử dụng rộng rãi nhất trong ngành giao thông vận tải?.
+ Vì sao nói độngcơ đốt tronh có vị trí quan trọng trong lĩnh vực năng lượng phục vụ phát triển kinh tế xã hội và phục vụ con người?.
- Báo cáo kết quả thực hiện.
- Các nhóm còn lại lắng nghe báo cáo và nêu ý kiến phản biện.
* Dự kiến sản phẩm: 
- Học sinh trả lời các câu hỏi
* Đánh giá kết quả 
- Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm.
HS biết được các nguyên tắc ứng dụng ĐCĐT
Nội dung 2: Hình thành kiến thức về nguyên tắc ứng dụng ĐCĐT
* Hoạt động cá nhân và nhóm để trả lời một số câu hỏi sau:
- Động cơ đốt trong khi làm việc sinh ra một năng lượng trên trục khuỷu là mômen quay. Vậy để sử dụng năng lượng này cho các máy móc thiết bị khác ta phải làm như thế nào?
- Động cơ đốt trong thường sử dụng là loại động cơ nào?
- Em hiểu thế nào là máy công tác?.
- Khi sử dụng ĐCĐT làm nguồn động lực cho MCT cần tuân theo các nguyên tắc nào?
- HS hoạt động cá nhân trả lời dựa vào kiến thức đã học ở địa lí trả lời các câu hỏi.
* Dự kiến sản phẩm: 
kết quả thảo luận của nhóm
* Đánh giá kết quả
 - Giáo viên đánh giá kết quả.
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Củng cố kiến thức đã học
GV tổ chức hoạt động thảo luận nhóm hoặc cả lớp vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thực tiễn để đọc được một số bản vẽ kĩ thuật có liên quan đến nội dung học tập.
* Dự kiến sản phẩm: Học sinh trả lời được các câu hỏi luyện tập.
* Đánh giá kết quả 
+ HS tự đánh giá kết quả 
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi, mở rộng
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vân đề thực tiễn
- GV yêu cầu HS ôn bài cũ, đọc trước bài mới, sưu tầm, tìm hiểu các thông tin liên quan đến bài học trong các phương tiện, tài liệu và trong thực tiễn cuộc sống. 
- Ví dụ:
+ Nguyên nhân tổn thất năng lượng
+ Năng lượng tích lũy ở đâu và dùng để làm gì?
* Dự kiến sản phẩm: 
Học sinh tìm hiểu các kiến thức trên Internet và người thân để trả lời câu hỏi, nhiệm vụ được giao.
* Đánh giá kết quả 
+ HS tự đánh giá kết quả 
IV. CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
1. Nhận biết:
Câu 1: Nêu ứng dụng ĐCĐT trong sản xuất và đời sống
2. Thông hiểu:
Câu 2: Trình bày sơ đồ và nguyên tắc chung ứng dụng ĐCĐT
3. Vận dụng thấp:
Câu 3: Hãy kể tên các máy công tác máy công tác trong thực tế thường gặp

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_11_chu_de_17_khai_quat_ve_ung_dung_dong_co.docx