Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Bài 1+2

Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Bài 1+2

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Qua bài học HS cần:

- Hiểu được nội dung cơ bản của phương pháp hình chiếu vuông góc.

- Biết được vị trí các hình chiếu ở trên bản vẽ.

- Phân biệt giữa phương pháp chiếu góc thứ nhất (PPCG1) với phương pháp chiếu góc thứ ba (PPCG3).

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác nhóm: làm thí nghiệm, trao đổi thảo luận, trình bày.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.

- Năng lực thực hành thí nghiệm: các thao tác vẽ hình.

3. Phẩm chất

Hình thành được thói quen làm việc theo quy trình kỹ thuật, kiên trì chính xác và sáng tạo.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

 - Nghiên cứu kĩ nội dung bài 2 SGK; Đọc các tài liệu liên quan đến bài giảng.

 - Tranh vẽ phóng to các hình 2.1, 2.2, 2.3, 2.4 trang 11, 12, 13 SGK.

- Vật mẫu theo hình 2.1 trang 11 SGK và mô hình ba mặt phẳng hình chiếu. Bộ thước vẽ kỹ thuật.

2. Học sinh: đọc trước nội dung bài 2 SGK, tìm hiểu các nội dung trọng tâm.

 

docx 14 trang Đoàn Hưng Thịnh 02/06/2022 5310
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Bài 1+2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I
VẼ KỸ THUẬT CƠ SỞ
BÀI 1: TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ KỸ THUẬT
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Qua bài học HS cần: 
- Hiểu được nội dung cơ bản của các tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kỹ thuật.
- Có ý thức thực hiện các tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật.
2. Năng lực 
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác,
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật. 
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài 1 SGK.
- Đọc các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và tiêu chuẩn Quốc tê (TCQT) về trình bày bản vẽ kỹ thuật.
- Xem lại bài 2 sách Công nghệ 8.
Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ phóng to hình 1.3; 1.4; 1.5 SGK, bộ thước vẽ kĩ thuật .
2. HS: đọc trước nội dung bài 1 SGK, tìm hiểu các nội dung trọng tâm
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Thông qua hình ảnh hoặc video để tạo mâu thuẫn giữa kiến thức hiện có của HS với những kiến thức mới.
b) Nội dung: HS lắng nghe trả lời câu hỏi của GV
c) Sản phẩm: Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm làm việc.
- Hướng dẫn các em đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh hoặc video trả lời các câu hỏi của giáo viên:
+ Em hãy cho biết hình ảnh trên cho biết gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của HS
Chỉnh sửa sai sót kịp thời
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 Hướng dẫn HS báo cáo, thảo luận
-GV hướng dẫn thảo luận lần lượt từng câu hỏi trước lớp
-GV, xác nhận ý kiến đúng ở từng câu trả lời.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm.
Giáo viên tổng kết, chuẩn hóa kiến thức. 
Học sinh thống nhất phần đáp án và trình bày vào vở ghi của mình
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa về tiêu chuẩn bản vẽ kĩ thuật. 
a) Mục tiêu: Hs hiểu được ý nghĩa về tiêu chuẩn bản vẽ kĩ thuật
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV nhắc lại về vai trò, ý nghĩa của bản vẽ kĩ thuật (BVKT).
- Tại sao bản vẽ kĩ thuật phải được xây dựng theo quy tắc thống nhất? 
 GV giới thiệu vắn tắt về tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và tiêu chuẩn Quốc Tế (TCQT) về BVKT.
- Tại sao nói bản vẽ kỹ thuật là “ngôn ngữ” kỹ thuật?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS: Trả lời các câu hỏi của GV
+ GV: Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + HS báo cáo kết quả
- Vì bản vẻ kỹ thuật là “ngôn ngữ” chung dùng cho kỹ thuật.
Bước 4: Kết luận, nhận định: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS
GV chốt lại kiến thức
Ý nghĩa của tiêu chuẩn BVKT:
-BVKT là phương tiện trong lĩnh vực kĩ thuật và đã trỏ thành “ngôn ngữ” chung dùng cho kĩ thuật. Vì vậy, nó phải được xây dựng theo các quy tắc thống nhất được quy định trong các tiêu chuẩn về BVKT.
Hoạt động 2: Giới thiệu về khổ giấy.
a) Mục tiêu: Hs tìm hiểu về khổ giây
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Vì sao bản vẽ phải vẽ theo các khổ giấy nhất đinh?
- Việc quy định các khổ giấy có liên quan gì đến các thiết bị sản xuất và in ấn?
- GV cho học sinh quan sát hình 1.1 SGK và đặt câu hỏi?.
- Cách chia các khổ giấy A1, A2, A3, A4 từ khổ A0 như thế nào? Kích thước ra sao?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS quan sát hình 1.2 và nêu cách vẽ khung bản vẽ và khung tên.
+ GV: Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + HS báo cáo kết quả
- Quy định khổ giấy để thống nhất quản lý và tiết kiệm trong sản xuất.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
GV chốt lại kiến thức
I. Khổ giấy:
- Có 05 loại khổ giấy, kích thước như sau: 
+ A0: 1189 x 841(mm)
+ A1: 841 x 594 (mm)
+ A2: 594 x 420 (mm)
+ A3: 420 x 297 (mm)
+ A4: 297 x 210 (mm)
Hoạt động 3: Giới thiệu tỷ lệ.
a) Mục tiêu: Hs tìm hiểu tỉ lệ 
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Từ các ứng dụng thực tế là bản đồ địa lý, đồ thị trong toán học các em đã biết, GV đặt câu hỏi:
?. Thế nào là tỷ lệ bản vẽ?
?. Các loại tỷ lệ?
?. Cho ví dụ minh họa các loại tỷ lệ đó?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS tìm hiểu kiến thức thực hiện nhiệm vụ GV giao
+ GV: Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + HS báo cáo kết quả
- Tỷ lệ là tỷ số giữ kích thước dài đo được trên hình biểu diễn của vật thể và kích thước thực tương ứng đo được trên vật thể đó.
- Có 03 loại tỷ lệ:
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
GV chốt lại kiến thức
II/ Tỷ lệ: 
Tỷ lệ là tỷ số giữ kích thước dài đo được trên hình biểu diễn của vật thể và kích thước thực tương ứng đo được trên vật thể đó.
- Có 03 loại tỷ lệ:
+ Tỷ lệ 1:1 – tỷ lệ nguyên hình
+ Tỷ lệ 1:X – tỷ lệ thu nhỏ
+ Tỷ lệ X:1 – tỷ lệ phóng to
Hoạt động 4: Giới thiệu nét vẽ 
a) Mục tiêu: Hs tìm hiểu nét vẽ
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu học sinh xem bảng 1.2 và hình 1.3 SGK để trả lời các câu hỏi:
?. Các nét liền đậm, liền mảnh biểu diễn các đường gì của vật thể?
?. Hình dạng như thế nào? 
?. Nét đứt, nét chấm gạch mảnh, nét lượn sóng biểu diễn các đường gì của vật thể?
?. Hình dạng như thế nào? 
?. Việc quy định chiều rộng các nét vẽ như thế nào và có liên quan gì đến bút vẽ không?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS đọc mục 2 sgk trả lời.
+ GV: Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
Hướng dẫn HS báo cáo, thảo luận
-GV hướng dẫn thảo luận lần lượt từng câu hỏi trước lớp
-GV, xác nhận ý kiến đúng ở từng câu trả lời.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
GV chốt lại kiến thức
GV kết luận: Các nét vẽ này được quy định theo TCVN.
- Nét liền đậm: đường bao thấy,
Cạnh thấy
- Nét liền mảnh: đường kích thước,
đường gióng, đướng gạch gạch trên mặt cắt.
- Nét lượn sóng: đường giới hạn một phần hình cắt.
- Nét đứt mảnh: đường bao khuất, cạnh khuất.
- Nét gạch chấm mảnh: đường tâm, đường trục đối xứng
III/ Nét vẽ: 
1. Các loại nét vẽ:
- Nét liền đậm: 
+ A1: đường bao thấy
+ A2: Cạnh thấy
- Nét liền mảnh:
+ B1: đường kích thước
+ B2: đường gióng
+ B3: đướng gạch gạch trên mặt cắt.
- Nét lượn sóng:
+ C1: đường giới hạn một phần hình cắt.
- Nét đứt mảnh:
+ F1: đường bao khuất, cạnh khuất.
- Nét gạch chấm mảnh:
+ G1: đường tâm
+ G2: đường trục đối xứng
2. Chiều rộng nét vẽ: 
0,13; 0,18; 0,25; 0,35; 0,5; 0,7; 1,4 và 2mm. Thường lấy chiều rộng nét đậm bằng 0,5mm và nét mảnh bằng 0,25mm.
Hoạt động 5: Giới thiệu chữ viết 
a) Mục tiêu: Hs tìm hiểu chữ viết
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV: trên bản vẽ kỹ thuật, ngoài các hình vẽ còn có phần chữ để ghi các kích thướng, ghi kỹ hiệu và các chí thích cần thiếtkhác. Chữ viết cần có yêu cầu gì?
- GV yêu cầu học sinh quan sát hình 1.4 và nêu nhận xét kiểu dáng, cấu tạo, kích thước các phần của chữ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS đọc mục IV sgk trả lời.
+ GV: Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
Hướng dẫn HS báo cáo, thảo luận
- GV hướng dẫn thảo luận lần lượt từng câu hỏi trước lớp
- GV, xác nhận ý kiến đúng ở từng câu trả lời.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
GV chốt lại kiến thức
HS lắng nghe và ghi chép.
IV/ Chữ viết:
1. Khổ chữ:
- Khổ chữ: (h) là giá trị được xác định bằng chiều cao của chữ hoa tính bằng mm. Có các khổ chữ: 1,8; 2,5; 14; 20mm.
- Chiều rộng: (d) của nét chữ thường lấy bằng 1/10h.
2. Kiểu chữ:
Thường dùng kiểu chữ đứng (hình 1.4 SGK).
Hoạt động 6: Giới thiệu cách ghi kích thước 
a) Mục tiêu: Hs tìm hiểu cách ghi kích thước 
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Học sinh quan sát hình 1.5; 1.6 nhận xét các đường ghi kích thước.
- GV nêu tầm quan trọng của việc ghi kích thước, bằng cách đặt câu hỏi:
?. Nếu ghi kích thước trên bản vẽ sai hoặc gây nhầm lẫn cho người đọc thì đưa đến hậu quả như thế nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS đọc sgk trả lời.
+ GV: Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
Hướng dẫn HS báo cáo, thảo luận
- GV hướng dẫn thảo luận lần lượt từng câu hỏi trước lớp
- GV, xác nhận ý kiến đúng ở từng câu trả lời.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV trình bày các quy định về việc ghi kích thước.
-Dựa vào kích thước thể hiện trên bản vẽ mà nhà sản xuất hay chế tạo sẽ làm ra sản phẩm có kích thước đúng theo yêu cầu.
- Hàng hoá sản xuất ra sai à không sử dụng được, tốn nguyên vật liệu, tốn công dẫn đến thua lỗ
V/ Ghi kích thước:
1. Đường kích thước: Vẽ bằng nét liền mảnh, song song với phần tử được ghi kích thước (hình 1.5).
2. Đường gióng kích thước: Vẽ bằng nét liền mảnh thường kẻ vuông góc với đường kích thước, vượt quá đường kích thước một đoạn ngắn.
3. Chữ số kích thước: Chỉ trị số kích thước thực (khoảng sáu lần chiều rộng nét). 
4. Ký hiệu: Þ, R. 
C. HOẠT DỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức trọng tâm của bài giúp học sinh ghi nhớ, khắc sâu kiến thức.
b) Nội dung: - Giáo viên hướng dẫn học sinh tổng hợp lại kiến thức và ghi nội dung chính vào vở ở nhà.
c) Sản phẩm: Sản phẩm của từng cá nhân
d) Tổ chức thực hiện: 
Qua nội dung bài học các em cần nắm các nội dung sau:
- Vì sao bản vẽ kỹ thuật phải được lập theo các tiêu chuẩn?.
- Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật bao gồm những tiêu chuẩn nào?.
D. HOẠT DỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: giúp các em hiểu sâu hơn về tầm quan trọng của bản vẽ kĩ thuật.
b) Nội dung: Chia lớp thành 6 nhóm hoạt động về nhà tìm hiểu các nội dung sau:
Vì sao cần có yêu cầu trình bày bản vẽ kĩ thuật
c) Sản phẩm: Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm
d) Tổ chức thực hiện: 
GV yêu cầu HS làm các bài tập được giao
HS Hoàn thành các bài tập
* Hướng dẫn về nhà
Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài 1.8, trả lời các câu hỏi trong SGK, đọc trước bài số 2 “Hình chiếu vuông góc”.
Tuần : 2 - 3	 TPPCT: 2 - 3
Ngày soạn: 	 Ngày dạy: 
BÀI 2: HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Qua bài học HS cần: 
- Hiểu được nội dung cơ bản của phương pháp hình chiếu vuông góc.
- Biết được vị trí các hình chiếu ở trên bản vẽ.
- Phân biệt giữa phương pháp chiếu góc thứ nhất (PPCG1) với phương pháp chiếu góc thứ ba (PPCG3).
2. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác nhóm: làm thí nghiệm, trao đổi thảo luận, trình bày. 
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật. 
- Năng lực thực hành thí nghiệm: các thao tác vẽ hình.
3. Phẩm chất
Hình thành được thói quen làm việc theo quy trình kỹ thuật, kiên trì chính xác và sáng tạo.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
 - Nghiên cứu kĩ nội dung bài 2 SGK; Đọc các tài liệu liên quan đến bài giảng.
 - Tranh vẽ phóng to các hình 2.1, 2.2, 2.3, 2.4 trang 11, 12, 13 SGK.
- Vật mẫu theo hình 2.1 trang 11 SGK và mô hình ba mặt phẳng hình chiếu. Bộ thước vẽ kỹ thuật.
2. Học sinh: đọc trước nội dung bài 2 SGK, tìm hiểu các nội dung trọng tâm.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Thông qua hình ảnh hoặc video để tạo mâu thuẫn giữa kiến thức hiện có của HS với những kiến thức mới.
b) Nội dung: HS lắng nghe trả lời câu hỏi của GV
c) Sản phẩm: Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm làm việc.
- Hướng dẫn các em đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh hoặc video trả lời các câu hỏi của giáo viên:
	Hình chiếu dùng để làm gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của HS
Chỉnh sửa sai sót kịp thời
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 Hướng dẫn HS báo cáo, thảo luận
-GV hướng dẫn thảo luận lần lượt từng câu hỏi trước lớp
-GV, xác nhận ý kiến đúng ở từng câu trả lời.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm.
Giáo viên tổng kết, chuẩn hóa kiến thức. 
Học sinh thống nhất phần đáp án và trình bày vào vở ghi của mình.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu phương pháp chiếu góc thứ nhất (PPCG1). 
a) Mục tiêu: Hs tìm hiểu phương pháp chiếu góc thứ nhất (PPCG1). 
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Trong phần kỹ thuật Công nghệ 8, HS đã học một số nội dung cơ bản của phương pháp các hình chiếu vuông góc, vì vậy giáo viên đặt câu hỏi để học sinh nhớ lại kiến thức.
- Trong phương pháp chiếu góc thứ nhất, vật thể được đặt như thế nào đối với các mặt phẳng hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, và hình chiếu cạnh (Hình 2.1 trang 11 - SGK).
- Sau khi chiếu, mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh được mở ra như thế nào?
- Trên bản vẽ, các hình chiếu được bố trí như thế nào? (hình 2.2 trang 12 – SGK).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS đọc sgk trả lời.
+ GV: Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
Hướng dẫn HS báo cáo, thảo luận
- GV hướng dẫn thảo luận lần lượt từng câu hỏi trước lớp
- GV, xác nhận ý kiến đúng ở từng câu trả lời.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
Giáo viên tổng kết, chuẩn hóa kiến thức. 
HS lắng nghe va ghi chép
I/ Phương pháp chiếu góc thứ nhất (PPCG1):
- Vật thể được đặt giữa người quan sát và mặt phẳng chiếu. 
- Vật thể chiếu được đặt trong một góc tạo thành bởi các mặt phẳng hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh vuông góc với nhau từng đôi một.
- Mặt phẳng chiếu bằng mở xuống dưới, mặt phẳng chiếu cạnh mở sang phải để các hình chiếu cùng nằm trên mặt phẳng chiếu đứng là mặt phẳng bản vẽ.
 Hình chiếu bằng được đặt dưới hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh được dặt bên phải hình chiếu đứng. 
C. HOẠT DỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức trọng tâm của bài giúp học sinh ghi nhớ, khắc sâu kiến thức.
b) Nội dung: - Giáo viên hướng dẫn học sinh tổng hợp lại kiến thức và ghi nội dung chính vào vở ở nhà.
c) Sản phẩm: Sản phẩm của từng cá nhân
d) Tổ chức thực hiện: 
Qua nội dung bài học các em cần nắm các nội dung sau:
- Vì sao phải dùng nhiều hình chiếu để biểu diễn vật thể?
D. HOẠT DỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: giúp các em hiểu sâu hơn về tầm quan trọng của các hình chiếu.
b) Nội dung: Chia lớp thành 6 nhóm hoạt động về nhà tìm hiểu các nội dung sau:
+ Em hãy vẽ lại các 3.9
c) Sản phẩm: Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm
d) Tổ chức thực hiện: 
GV yêu cầu HS làm các bài tập được giao
HS Hoàn thành các bài tập
* Hướng dẫn về nhà
Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà học bài cũ, làm bài tập và trả lời các câu hỏi trong SGK, đọc trước bài số 3, chuẩn bị dụng cụ, vật liệu để làm bài thựchành vào giờ học sau.
 Tuần :4 - 5	 TPPCT: 4 - 5
 Ngày soạn: Ngày dạy: 
BÀI 3 : THỰC HÀNH – VẼ CÁC HÌNH CHIẾU CỦA VẬT THỂ ĐƠN GIẢN
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
-Vẽ được ba hình chiếu đứng, bằng, cạnh của vật thể từ hình ba chiều hoặc vật mẫu.
-Ghi được kích thước của vật thể, bố trí hợp lívà đúng tiêu chuẩn các kích thước.
-Biết cách trình bày bản vẽ theo các tiêu chuẩn của bản vẽ kĩ thuật.
2. Năng lực
* Năng lực chung: tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề theo giải pháp đã lựa chọn thông qua việc tự nghiên cứu và vận dụng kiến thức
* Năng lực chuyên biệt
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua đặt câu hỏi khác nhau về các hình chiếu; tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau (từ các thí nghiệm khác nhau); xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới 
- Năng lực giao tiếp thông qua việc sử dụng ngôn ngữ cách thức diễn đạt cũng như mô tả hình ảnh; 
- Năng lực hợp tác nhóm: làm thí nghiệm, trao đổi thảo luận, trình bày. 
- Năng lực thực hành thí nghiệm: các thao tác vẽ hình.
3. Phẩm chất
Hình thành được thói quen làm việc theo quy trình kỹ thuật, kiên trì chính xác và sáng tạo.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài 3 SGK.
- Đọc các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và tiêu chuẩn Quốc tê (TCQT) về trình bày bản vẽ kỹ thuật.
Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ phóng to hình 3.1; 3.3; 3.4; 3.6; 3.7 SGK, bộ thước vẽ kĩ thuật .
2. HS: đọc trước nội dung bài 3 SGK, tìm hiểu các nội dung trọng tâm, bộ thước vẽ kĩ thuật .
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
b) Nội dung: Kiemr tra bài cũ
c) Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi
d) Tổ chức thực hiện: 
GV yêu cầu HS:
Nêu nội dung PPCG1 và PPCG3?.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 
Hoạt động 1: Giáo Viên giới thiệu bài
a) Mục tiêu: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS cho bài thực hành.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV treo tranh vẽ hình Giá Chữ L lên bảng để giới thiệu và yêu cầu HS lập bản vẽ kĩ thuật trên khổ giấy A4 của Giá Chữ L .
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS theo dõi và vẽ hình
+ GV: Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
HS trình bày bản vẽ
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
Giáo viên tổng kết
I/ Chuẩn bị
- (SGK)
II/ Nội dung thực hành:
-Lập bản vẽ kĩ thuật trên khổ giấy A4 gồm ba hình chiếu và các kích thước của Giá Chữ L.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoạt động 2: HS làm bài tại lớp dưới sự hướng dẫn của GV
a) Mục tiêu: Giúp HS hoàn thành bài thực hành 
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
-Quan sát vật thể em thấy vật thể có hình dạng như thế nào?
- Các bạn chọn hướng chiếu như thế nào?
Chúng ta đã học mấy phương pháp chiếu, trong trường hợp này các em chọn phương pháp chiếu góc thứ mấy?
-Trong PPCG1 vị trí các hình chiếu trên bản vẽ như thế nào?
-Sau khi chọn PPCG1 và bố trí các hình chiếu thìn ta làm gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
-HS suy nghĩ trả lời.
HS dựa vào kiến thực bài 3 để trả lời.
+ GV: Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ 
-GV: sau khi vẽ phác từng phần của vật thể ta tiến hành vẽ phác các phần rãnh, phần lỗ của vật thể.
Trước tiên ta vẽ phác phần rãnh hình hộp chữ nhật.
- GV: tiếp đến ta vẽ phác phần lỗ hình trụ.
-GV: sau khi đã vẽ phác song ta tiến hành tẩy xoá các nét thừa, tô đậm các nét thấy, hoàn chỉnh các nét đứt và vẽ đường gióng và đường kích thước.
- HS lắng nghe và làm theo hướng dẫn của GV.
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
HS trình bày bản vẽ
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
Giáo viên tổng kết
Bước 1: Phân tích hình dạng vật thể, chọn hướng chiếu.
Hướng chiếu chính
Hướng chiếu cạnh
Hướng chiếu bằng
Bước 2: Bố trí các hình chiếu.
Bước 3: Vẽ phác từng phần của vật thể bằng nét mảnh.
Bước 4: Vẽ phác rãnh hình hộp chữ nhật
Bước 5: Vẽ phác lỗ hình trụ
Bước 6: Tẩy xoá các nét thừa, tô đậm các nét thấy, hoàn chỉnh các nét dứt và vẽ đường gióng và đường kích thước
Bước 7: Kẻ khung bản vẽ, khung tên, ghi kích thước và nội dung khung tên.
Hoạt động 3: Tổng kết
- GV nhận xét giờ thực hành:
+ Sự chuẩn bị của HS.
+ Kĩ năng làm bài của HS.
+ Tuyên dương những tập thể, cá nhân có ý thức tốt trong giờ thực hành và phê bình những tập thể, cá nhân không có ý thức tốt trong giờ thực hành.
+ GV thu bài về nhà chấm điểm.
* Hướng dẫn về nhà
- Các em về nhà học bài cũ, mỗi tổ làm một bài tập tang 21 sgk, đọc và nghin cứu bài 4 “Mặt cắt và hình cắt” trang 22 sgk , ghi chép lại các vấn đề khó hiểu.
Thày cô liên hệ 0352785150 ( có zalo ) để có trọn bộ cả năm bộ giáo án trên.
Nhận cung cấp giáo án cho tất cả các môn học khối tiểu học, thcs và thpt

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_11_bai_12.docx