Giáo án Công nghệ 11 - Chủ đề 4: Thiết kế và bản vẽ kỹ thuật

Giáo án Công nghệ 11 - Chủ đề 4: Thiết kế và bản vẽ kỹ thuật

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

a. Kiến thức:

- Biết được nội dung cơ bản của công việc thiết kế.

- Hiểu được vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong thiết kế. - Tự thiết kế được một sản phẩm đơn giản. b. Kĩ năng: - Tự thiết kế được một sản phẩm đơn giản. c. Thái độ: - Hứng thú học tập. - Có tác phong của nhà khoa học. - Có thái độ hứng thú, say mê khám phá và chiếm lĩnh kiến thức. 2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua bản vẽ kĩ thuật trong thiết kế - Năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề theo phương pháp đã lựa chọn thông qua việc tự nghiên cứu và vận dụng bản vẽ kĩ thuật trong thiết kế - Năng lực hợp tác nhóm.

docx 3 trang lexuan 6200
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 11 - Chủ đề 4: Thiết kế và bản vẽ kỹ thuật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1/10/2019 
Tiết: 10	
CHƯƠNG II VẼ KỸ THUẬT ỨNG DỤNG 
CHỦ ĐỀ 4: THIẾT KẾ VÀ BẢN VẼ KỸ THUẬT 
 (Số tiết: 1)
* Giới thiệu chung chủ đề:
Chủ đề thiết kế và bản vẽ kĩ thuật gồm 2 nội dung chính
1. Nội dung 1: thiết kế
Nội dung, kiến thức, kỹ năng chính của nội dung này là học sinh tìm hiểu khái niệm của thiết kế, các giai đoạn của quá trình thiết kế. 
2. Nội dung 2: các loại bản vẽ kĩ thuật
Nội dung, kiến thức, kỹ năng chính của nội dung này là học sinh tìm hiểu các loại bản vẽ kĩ thuật và vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất và đời sống
* Thời lượng dự kiến: 1 tiết
- Tìm hiểu khái niệm của thiết kế, các giai đoạn của quá trình thiết kế. ( 20')
- Tìm hiểu các loại bản vẽ kĩ thuật và vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất và đời sống ( 15')
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
a. Kiến thức:
- Biết được nội dung cơ bản của công việc thiết kế.
- Hiểu được vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong thiết kế. - Tự thiết kế được một sản phẩm đơn giản. b. Kĩ năng: - Tự thiết kế được một sản phẩm đơn giản. c. Thái độ: - Hứng thú học tập. - Có tác phong của nhà khoa học. - Có thái độ hứng thú, say mê khám phá và chiếm lĩnh kiến thức. 2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua bản vẽ kĩ thuật trong thiết kế - Năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề theo phương pháp đã lựa chọn thông qua việc tự nghiên cứu và vận dụng bản vẽ kĩ thuật trong thiết kế - Năng lực hợp tác nhóm. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên - Tranh vẽ h 8.3 sgk trong, thước vẽ kĩ thuật. - Mô hình hộp đựng đồ dùng học tập, tủ đựng đồ dùng y tế gia đình 2. Học sinh - Ôn lại kiến thức về bản vẽ cơ khí và xây dựng đã học ở lớp 8 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Tìm hiểu bản vẽ kĩ thuật
- Giáo viên giao nhiệm vụ: Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi học sinh trong nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi:
 Có một số sản phẩm cơ khí và công trình sây dựng như ô tô, tàu vũ trụ, đường cao tốc, nhà cao tầng. Để chế tạo các sản phẩm và xây dựng các công trình đó, người ta phải làm gì? Nhằm mục đích gì? 
- HS: thiết kế nhằm xác định hình dạng, kích thước, cấu trúc, chức năng của sản phẩm?
- Lần lượt đại diện mỗi nhóm lên bảng viết kết quả của nhóm mình. - Giáo viên kết luận.
* Dự kiến sản phẩm
HS nêu được kết quả thảo luận của nhóm - Để chế tạo các sản phẩm và xây dựng các công trình đó, người ta phải thiết kế nhằm xác định hình dạng, kích thước, câu trúc, chức năng của sản phẩm?
* Đánh giá kết quả hoạt động
- Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Biết các giai đoạn của thiết kế.
Nội dung 1: Hình thành kiến thức về thiết kế
-GV cho HS quan sát hộp đựng đồ dùng học tập đồng thời hoạt động cá nhân và nhóm để trả lời một số câu hỏi sau:
- Hộp đựng đồ dùng học tập phải đáp ứng yêu cầu nào? - Phân tích đánh giá xem có gì thay đổi không? về hình dạng có cần thay đổi không? có thuận lợi cho việc thao tác lấy dụng cụ học tập, sách vở không? 
- Vậy để thiết kế hộp đựng đồ dùng học tập cần trải qua các giai đoạn nào? - Báo cáo kết quả thực hiện. - Các nhóm còn lại lắng nghe báo cáo và nêu ý kiến phản biện. - GV chốt các giai đoạn của quá trình thiết kế
* Dự kiến sản phẩm: 
- Học sinh trả lời kết quả của thảo luận là các giai đoạn của quá trình thiết kế.
* Đánh giá kết quả hoạt động
- Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm.
Biết các loại bản vẽ kỹ thuật và vai trò của bản vẽ kĩ thuật.
Nội dung 2: Hình thành kiến thức về về bản vẽ kĩ thuật - GV yêu cầu hs đọc sách giáo khoa phần II và phát cho mỗi nhóm học sinh phiếu học tập và yêu cầu trả lời câu hỏi: + Vậy bản vẽ kĩ thuật là gì? + Có mấy loại bản vẽ kĩ thuật? + Hãy nêu quy tắc thống nhất trong vẽ kĩ thuật mà em đã biết?
- Nêu vai trò của bản vẽ kí thuật đối với thiết kế?
* Dự kiến sản phẩm: - Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở ghi học sinh. - Các nhóm treo bảng nhóm thể hiện kết quả của nhóm mình trên bảng. 
+ Bản vẽ kĩ thuật là các thông tin kĩ thuật được trình bài dưới dạng đồ hoạ theo quy tắc thống nhất. - Các loại bản vẽ kĩ thuật: * Bản vẽ cơ khí gồm các bản vẽ liên quan đến thiết kế, kiểm tra, chế tạo, lắp ráp, sử dụng các máy móc và thiết bị. * Bản vẽ xây dựng gồm các bản vẽ liên quan đến thiết kế, thi công, lắp ráp, kiểm tra sử dụng các công trình xây dựng. - Vai trò của bản vẽ kí thuật đối với thiết kế:
* Đánh giá kết quả hoạt động - Giáo viên đánh giá kết quả.
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Học sinh hệ thống hóa kiến thức về bản vẽ kĩ thuật
Học sinh làm việc theo nhóm, tóm tắt kiến thức về về bản vẽ kĩ thuật 
* Dự kiến sản phẩm: Bảng báo cáo của nhóm và các phương án trả lời của học sinh. * Đánh giá kết quả hoạt động - Gv theo giỏi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của hs trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo giỏi những trường hợp cần lưu ý. - Gv có thể tổ chức cho hs đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động 
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi, mở rộng
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
HS có thể thiết kế các đồ dùng cá nhân hàng ngày như tủ đựng dụng cụ y tế, .....
- GV giao cho hs tìm hiểu các sản phẩm ở các cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật, cuộc thi nhà sáng chế...
- HS: tìm hiểu thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng
* Dự kiến sản phẩm: - Sản phẩm hoạt động: là các bản vẽ các mô hình, ý tưởng
* Đánh giá kết quả hoạt động - Đánh giá kết quả: HS tự trao đổi đánh giá kết quả lẫn nhau
IV. CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Câu 1: Trình bày các nội dung cơ bản của công việc thiết kế? Câu 2: Phân loại bản vẽ kỹ thuật? Nêu các loại bản vẽ kỹ thuật mà em biết? Câu 3: Nêu vai trò BVKT đối với thiết kế
Câu 4. Bản vẽ kĩ thuật là.
	A.Các thông tin kĩ thuật được trình bày dưới dạng văn bản theo một quy tắc thống nhất.
	B.Các thông tin kĩ thuật được trình bày dưới dạng văn bản.
	C.Các thông tin kĩ thuật được trình bày dưới dạng đồ họa.
	D.Các thông tin kĩ thuật được trình bày dưới dạng đồ họa theo một quy tắc thống nhất. 
Câu 5: Trong các giai đoạn thiết kế, nếu phương án thiết kế không đạt thì phải quay về giai đoạn nào? 
A. Làm mô hình thử nghiệm, chế tạo thử. B. Thu thập thông tin, tiến hành thiết kế. 
C. Hình thành ý tưởng, xác định đề tài thiết kế. D. Lập hồ sơ kĩ thuật. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_11_chu_de_4_thiet_ke_va_ban_ve_ky_thuat.docx