Giáo án Công nghệ 11 - Chủ đề 7: Ôn tập phần: vẽ kỹ thuật

Giáo án Công nghệ 11 - Chủ đề 7: Ôn tập phần: vẽ kỹ thuật

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:

a. Kiến thức:

- Củng cố các kiến thức về phần vẽ kĩ thuật đã học.

- Chuẩn bị bài ôn tập tốt, vận dụng các kiến thức đã học vào bài kiểm tra kết thúc phần vẽ kĩ thuật.

b. Kĩ năng:

- Vẽ được hình chiếu vuông góc của các vật thể đơn giản

- Vẽ được mặt cắt, hình cắt của các sản phẩm cơ khí đơn giản

- Vẽ được hình chiếu trục đo

 c. Thái độ: - Hứng thú học tập.

 - Có tác phong của nhà khoa học.

2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển

 - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua bản vẽ có khí và xây dựng

 - Năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề theo phương pháp đã lựa chọn thông qua việc tự nghiên cứu và vận dụng bản vẽ cơ khí và xây dựng.

 - Năng lực hợp tác nhóm.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội dung bài 14 trang 71 SGK, đọc lại kiến thức, các câu hỏi va bài tập của các bài đã học, soạn giáo án, lập kế hoạch giảng day.

2. Học sinh: Ôn tập kiến thức đã học

 

docx 11 trang lexuan 7170
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 11 - Chủ đề 7: Ôn tập phần: vẽ kỹ thuật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/11/2019
Tiết: 16,17 Chủ đề 7: ÔN TẬP PHẦN: VẼ KỸ THUẬT
(2 tiết)
* Giới thiệu chung chủ đề:
Chủ đề ôn tập gồm 2 nội dung chính:
1. Nội dung 1: hệ thống hóa phần vẽ kỹ thuật cơ sở và ứng dụng
2. Nội dung 2: Luyện tập trả lời các câu hỏi tự luận và trắc nghiệm phần vẽ kỹ thuật. 
* Thời lượng dự kiến: 2 tiết
- Tiết 1: hệ thống hóa phần vẽ kỹ thuật cơ sở và ứng dụng
- Tiết 2: Luyện tập trả lời các câu hỏi tự luận và trắc nghiệm phần vẽ kỹ thuật.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
a. Kiến thức:
- Củng cố các kiến thức về phần vẽ kĩ thuật đã học.
- Chuẩn bị bài ôn tập tốt, vận dụng các kiến thức đã học vào bài kiểm tra kết thúc phần vẽ kĩ thuật.
b. Kĩ năng: 
- Vẽ được hình chiếu vuông góc của các vật thể đơn giản
- Vẽ được mặt cắt, hình cắt của các sản phẩm cơ khí đơn giản
- Vẽ được hình chiếu trục đo
 c. Thái độ: - Hứng thú học tập.
	 - Có tác phong của nhà khoa học.
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
	- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua bản vẽ có khí và xây dựng
	- Năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề theo phương pháp đã lựa chọn thông qua việc tự nghiên cứu và vận dụng bản vẽ cơ khí và xây dựng.
	- Năng lực hợp tác nhóm.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội dung bài 14 trang 71 SGK, đọc lại kiến thức, các câu hỏi va bài tập của các bài đã học, soạn giáo án, lập kế hoạch giảng day.
2. Học sinh: Ôn tập kiến thức đã học 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
+ Tạo tâm thế cho học sinh, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học phần vẽ kỹ thuật
 Giáo viên chia nhóm và yêu cầu học sinh thảo luận nhóm trả lời các nội dung chính đã học trong phần vẽ kỹ thuật.
- HS thảo luận nhóm đại diện trình bày
* Dự kiến sản phẩm: Các nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm mình. 
* Đánh giá kết quả:
- GV theo giỏi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát để phát hiện khó khăn của học sinh trong quá thảo luận.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
 Ôn tập kiến thức đã học 
* Nội dung : Hệ thống kiến thức về vẽ kỹ thuật 
* Hướng dẫn học sinh đọc sgk và kết hợp hoạt động nhóm để hệ thống hóa kiến thức theo sơ đồ hình 14.1 trang 71 SGk
- Nhóm 1: Trình bày phần hình chiếu vuông góc hình cắt
- Nhóm 2: Trình bày phần hình chiếu trục đo
- Nhóm 3: Trình bày hình chiếu phối cảnh
- Nhóm 4: Trình bày phần các bản vẽ kỹ thuật.
 * Dự kiến sản phẩm: HS nêu kết quả của nhóm (hình 14.1)
Các nhóm treo bảng nhóm thể hiện kết quả của nhóm mình trên bảng.
* Đánh giá kết quả:
Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập để đánh giá HS
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Học sinh trả lời được các câu hỏi 
- Học sinh làm việc theo cá nhân, nhóm trả lời các câu hỏi trong phần vẽ kỹ thuật 
* Dự kiến sản phẩm: 
HS nêu kết quả thảo luận của nhóm
* Đánh giá kết quả:
GV đánh giá quá trình làm bài tập của HS
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi, mở rộng
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
HS lập bản vẽ chi tiết của các chi tiết, sản phẩm đơn giản.
yêu cầu HS làm viêc ở nhà lập bản vẽ chi tiết của các sản phẩm đơn giản
* Dự kiến sản phẩm: 
kết quả lập bản vẽ của cá nhân nhóm
* Đánh giá kết quả:
HS tự trao đổi đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí 
IV. CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
I. Lý thuyết:
 Bài 1: TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ KỸ THUẬT
Câu 1: Trong tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật, có mấy khổ giấy chính?
A. 4.	B. 5.	C. 6.	D. 3.
Câu 2: Từ khổ giấy A2 muốn có khổ giấy nhỏ hơn là khổ giấy A3 ta làm như thế nào?
A. Chia đôi chiều rộng khổ giấy.	B. Chia đôi khổ giấy. C. Chia đôi chiều dài khổ giấy.	D. Cả 3 đều sai.
Câu 3: Khổ giấy A1 có kích thước là bao nhiêu (mm)?
A. 841 x 594.	B. 420 x 297.	C. 594 x 420.	D. 297 x 210.
Câu 4: Khổ giấy A3 có kích thước là bao nhiêu (mm)?
A. 841 x 594.	B. 420 x 297.	C. 594 x 420.	D. 297 x 210.
Câu 5: Khổ giấy A1 lớn gấp bao nhiêu lần khổ giấy A4?
A. 4 lần	B. 6 lần	C. 8 lần.	D. 16 lần
Câu 6: Khổ giấy A1 lớn gấp bao nhiêu lần khổ giấy A3?
A. 4 lần	B. 6 lần	C. 8 lần.	D. 16 lần
Câu 7: Khổ giấy A2 lớn gấp bao nhiêu lần khổ giấy A4?
A. 4 lần	B. 6 lần	C. 8 lần.	D. 16 lần
Câu 8: Khổ giấy A0 lớn gấp bao nhiêu lần khổ giấy A3?
A. 4 lần	B. 6 lần	C. 8 lần.	D. 16 lần
Câu 9: Cách ghi kích thước nào sau đây là chưa đúng:
A.	B.	C.	D.
Câu 10: Tỉ lệ nào sau đây là tỉ lệ phóng to:
A. 10:1; 1:5;	B. 1:2; 1:20	C. 2:1; 1:1	D. 2:1; 5:1
Câu 11: Tỉ lệ nào sau đây là tỉ lệ thu nhỏ:
A. 100:1; 1:10;	B. 1:5; 1:20	C. 10:1; 1:1	D. 10:1; 50:1
Câu 12: Từ khổ giấy A1, muốn có khổ giấy A4 ta chia thành mấy phần?
A. 16 lần.	B. 8 lần.	C. 4 lần.	D. 6 lần.
Câu 13: Cho biết vị trí của khung tên trên bản vẽ kĩ thuật:
A. Góc trái phía trên bản vẽ.	B. Góc phải phía dưới bản vẽ. C. Góc phải phía trên bản vẽ.	D. Góc trái phía dưới bản vẽ.
Câu 14: Tỉ lệ là:
Gồm tỉ lệ phóng to, tỉ lệ thu nhỏ và tỉ lệ nguyên hình.
Là một số được thể hiện trên bản vẽ, và có thể là số thập phân.
Tỉ số giữa kích thước trên hình biểu diễn và kích thước thực của vật thể.
Tỉ số giữa kích thước thực của vật thể và kích thước trên hình biểu diễn.
Câu 15: Nét liền đậm dùng để vẽ:
A. Đường bao thấy, cạnh thấy.	B. Đường bao khuất, cạnh khuất. C. Đường tâm, đường trục đối xứng	D. Đường gióng, đường kích thước.
Câu 16: Nét liền mảnh dùng để vẽ:
A. Đường bao thấy, cạnh thấy.	B. Đường bao khuất, cạnh khuất. C. Đường tâm, đường trục đối xứng	D. Đường gióng, đường kích thước.
Câu 17: Nét đứt mảnh dùng để vẽ:
A. Đường bao thấy, cạnh thấy.	B. Đường bao khuất, cạnh khuất. C. Đường tâm, đường trục đối xứng	D. Đường gióng, đường kích thước.
Câu 18: Nét gạch chấm mảnh dùng để vẽ:
A. Đường bao thấy, cạnh thấy.	B. Đường bao khuất, cạnh khuất. C. Đường tâm, đường trục đối xứng	D. Đường gióng, đường kích thước.
Câu 19: Theo TCVN, kiểu chữ dùng trong bản vẽ kĩ thuật là:
A. Kiểu chữ ngang.	B. Kiểu chữ đứng C. Kiểu chữ nghiêng	C. Tùy ý
Câu 20: Đường gióng vẽ vượt qua đường kích thước một khoảng:
A. Từ 4 đến 6mm	B. Từ 2 đến 3mm
C. Từ 2 đến 4mm	D. Từ 2 đến 6mm
Câu 21: Đường kích thước được vẽ bằng:
Nét liền mảnh, song song với phần tử ghi kích thước.
Nét liền mảnh, vuông góc với phần tử ghi kích thước.
Nét liền đậm, song song với phần tử ghi kích thước.
Nét liền đậm, vuông góc với phần tử ghi kích thước.
Câu 22: Đường gióng kích thước được vẽ bằng:
Nét liền mảnh, song song với phần tử cần ghi kích thước.
Nét liền mảnh, vuông góc với phần tử cần ghi kích thước.
Nét liền đậm, song song với phần tử cần ghi kích thước.
Nét liền đậm, vuông góc với phần tử cần ghi kích thước.
Câu 23: Kích thước của khung tên là kích thước nào?
A. Dài 140mm x rộng 32mm. B. Dài 140mm x rộng 22mm.
C. Dài 140mm x rộng 42mm. D. Dài 130mm x rộng 32mm.
Câu 24: Khi mặt cắt song song với mặt phẳng hình chiếu cạnh thì hình cắt sẽ được biểu diễn tương ứng trên.................
 A. hình chiếu đứng.	B. hình chiếu cạnh.	C. hình chiếu bằng. 	D. Cả 3 đều sai 
Câu 25: Các khổ giấy được phân chia dựa vào khổ giấy 
A. A4	B. A3	 	C. A1	 D.A0
Câu 26: Khổ chữ (h) được xác định bằng:
A. Chiều cao của chữ hoa tính bằng milimet.	B. Chiều cao của chữ thường tính bằng milimet.
C. Chiều cao của chữ hoa tính bằng met. 	D.Chiều ngang của chữ hoa tính bằng milimet.
Câu 27: chiều rộng (d) của nét chữ thường lấy bằng: 
A. 10h	B. 	C. 	D. 0,5h
Câu 28: Đường bao khuất và cạnh khuất được vẽ bằng nét vẽ:
A. Đứt mảnh.	B. Lượn sóng.	C. Liền mảnh.	D. Liền đậm.
Câu 29: Trên bản vẽ kĩ thuật những con số kích thước không ghi đơn vị thì được tính theo đơn vị:
A. m.	B. cm.	C. mm.	D. dm.
Câu 30: Trên con số kích thước đường kính đường tròn và bán kính của cung tròn ghi các kí hiệu lần lượt sau:
A. M và R.	B. M và T.	C. và R.	D. và M.
Câu 31: Đường kích thước và đường gióng kích thước được vẽ bằng nét:
A. Lượn sóng.	B. Liền đậm.	C. Đứt mảnh.	D. Liền mảnh.
Câu 32: Đường tâm và đường trục đối xứng được vẽ bằng nét vẽ:
A. Gạch chấm mảnh.	B. Liền mảnh.	C. Liền đậm.	D. Đứt mảnh.
Câu 33: Tỉ lệ 1:2 là tỉ lệ gì?
A. Nguyên hình	B. Phóng to	C. Nâng cao	D. Thu nhỏ
Câu 34: Đường bao thấy và cạnh thấy được vẽ bằng nét vẽ:
A. Liền đậm.	B. Đứt mảnh.	C. Liền mảnh.	D. Lượn sóng.
Câu 35: Có mấy loại nét vẽ thường gặp trong kĩ thuật?
A. 4	B. 5	C. 2	D. 3
Bài 2: HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC
Câu 36: Hình chiếu bằng của hình trụ là hình tròn thì hình chiếu đứng là hình:
A. Hình chữ nhật	B. Hình tròn	C. Hình tam giác	D. hình thoi
Câu 37: Hình chiếu cạnh của hình cầu là hình?
A. Hình vuông	B. Hình chữ nhật	C. Hình tròn	D. Cả 3 đều sai
Câu 38: Hình chiếu bằng được đặt như thế nào so với hình chiếu đứng?
A. Bên trái	B. Ở trên	C. Ở dưới	D. Bên phải
Câu 39: Hình chiếu cạnh được đặt như thế nào so với hình chiếu đứng?
A. Bên trái	B. Ở trên	C. Ở dưới	D. Bên phải
Câu 40: Trong phương pháp hình chiếu vuông góc, hướng chiếu từ trên xuống ta được:
A. Hình chiếu tùy ý.	B. Hình chiếu đứng.	C. Hình chiếu cạnh.	D. Hình chiếu bằng.
Câu 41: Trong phương pháp hình chiếu vuông góc, hướng chiếu từ trước vào ta được:
A. Hình chiếu tùy ý.	B. Hình chiếu đứng.	C. Hình chiếu cạnh.	D. Hình chiếu bằng.
Câu 42: Trong phương pháp hình chiếu vuông góc, hướng chiếu từ bên trái ta được:
A. Hình chiếu tùy ý.	B. Hình chiếu đứng.	C. Hình chiếu cạnh.	D. Hình chiếu bằng.
Câu 43: Hình chiếu đứng thể hiện chiều nào của vật thể:
A. Chiều dài và chiều cao.	B. Chiều dài và chiều rộng.	 C. Chiều rộng và chiều ngang.	D. Chiều cao và chiều rộng.
Câu 44: Hình chiếu bằng thể hiện chiều nào của vật thể:
A. Chiều dài và chiều cao.	B. Chiều dài và chiều rộng.	 C. Chiều rộng và chiều ngang.	D. Chiều cao và chiều rộng.
Câu 45: Hình chiếu cạnh thể hiện chiều nào của vật thể:
A. Chiều dài và chiều cao.	B. Chiều dài và chiều rộng.	 C. Chiều rộng và chiều ngang.	D. Chiều cao và chiều rộng.
Câu 46: Đối với phương pháp chiếu góc thứ nhất thì:
A. Mặt phẳng hình chiếu cạnh xoay phải 900. 	B. Mặt phẳng hình chiếu cạnh xoay trái 900.
C. Mặt phẳng hình chiếu cạnh xoay lên 900.	D. Mặt phẳng hình chiếu cạnh xoay xuống 900.
Câu 47: Đối với phương pháp chiếu góc thứ nhất thì:
A. Mặt phẳng hình chiếu bằng xoay phải 900. 	B. Mặt phẳng hình chiếu bằng xoay trái 900.
C. Mặt phẳng hình chiếu bằng xoay lên 900.	D. Mặt phẳng hình chiếu bằng xoay xuống 900.
Câu 48: Đường bao của mặt cắt chập được vẽ bằng :
A. Nét đứt mảnh	B. Nét lượn sóng	C. Nét liền đậm	D. Nét liền mảnh
Câu 49: Đường bao của mặt cắt rời được vẽ bằng :
A. Nét đứt mảnh	B. Nét lượn sóng	C. Nét liền đậm	D. Nét liền mảnh
Bài 4: MẶT CẮT – HÌNH CẮT
Câu 50: Mặt cắt chập được vẽ ở đâu so với hình chiếu tương ứng:
A. Bên trái hình chiếu.	B. Ngay lên hình chiếu. C. Bên phải hình chiếu.	D. Bên ngoài hình chiếu.
Câu 51: Mặt cắt rời được vẽ ở đâu so với hình chiếu tương ứng:
A. Bên trái hình chiếu.	B. Ngay lên hình chiếu. C. Bên phải hình chiếu.	D. Bên ngoài hình chiếu.
Câu 52: Hình cắt toàn bộ dùng để biểu diễn:
A. Vật thể đối xứng.	B. Hình dạng bên trong của vật thể. C. Hình dạng bên ngoài của vật thể.	D. Tiết diện vuông góc của vật thể.
Câu 53: Hình cắt một nửa dùng để biểu diễn:
A. Vật thể đối xứng.	B. Hình dạng bên trong của vật thể. C. Hình dạng bên ngoài của vật thể.	D. Tiết diện vuông góc của vật thể.
Câu 54: Hình cắt thể hiện:
Vị trí các công trình với hệ thống đường sá, cây xanh...
Vị trí, kích thước của tường, vách ngăn, cửa đi, ...
Hình dáng, sự cân đối và vẻ đẹp bên ngoài ngôi nhà.
Kết cấu của các bộ phận của ngôi nhà, kích thước, các tầng nhà theo chiều cao, cửa sổ, 
Câu 55: Mặt cắt là:
A. Hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt.
B. Hình biểu diễn các đường gạch gạch và đường bao bên ngoài vật thể.
C. Hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt.
D. Hình biểu diễn các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt.
Câu 56: Mặt cắt nào được vẽ ngoài hình chiếu: 
A. Mặt cắt rời. B. Mặt cắt một nửa.	C. Mặt cắt toàn bộ. 	D. Mặt cắt chập.
Câu 57: Hình cắt là:
Hình cắt bằng của ngôi nhà đước cắt bởi mặt phẳng nằm ngang đi qua cửa sổ.
Hình chiếu vuông góc của ngôi nhà lên một mặt phẳng thắng đứng.
Hình cắt được tạo bởi mặt phẳng cắt song song với một mặt đứng của ngôi nhà.
Hình chiếu bằng của các công trình trên khu đất xây dựng.
Câu 58: Điền vào chỗ trống: “Mặt cắt là hình biểu diễn các ....................của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt”. 
A. đường bao thấy.	B. đường bao khuất,	C. đường bao.	D. đường giới hạn. 
Bài 5: HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO
Câu 59: Góc trục đo của hình chiếu trục đo xiên góc cân có:
A. X’O’Y’ = Y’O’Z’= 900 ; X’O’Z’= 1350	B. X’O’Y’ = Y’O’Z’ = 1350 ; X’O’Z’= 900 C. X’O’Y’ = Y’O’Z’ = X’O’Z’= 1200	D. X’O’Y’ = Y’O’Z’ = X’O’Z’= 1350
Câu 60: Góc trục đo của hình chiếu trục đo vuông góc đều có:
A. X’O’Y’ = Y’O’Z’= 900 ; X’O’Z’= 1350	B. X’O’Y’ = Y’O’Z’ = 1350 ; X’O’Z’= 900 C. X’O’Y’ = Y’O’Z’ = X’O’Z’= 1200	D. X’O’Y’ = Y’O’Z’ = X’O’Z’= 1350
Câu 61: Hình chiếu trục đo xiên góc cân có hệ số biến dạng là: 
A. p = q = r = 0,5.	B. p = r = 1; q = 0,5	C. p = q = r = 1	D. p = q = 1; r = 0,5
Câu 62: Hình chiếu trục đo vuông góc đều có hệ số biến dạng là: 
A. p = q = r = 0,5.	B. p = r = 1; q = 0,5	C. p = q = r = 1	D. p = q = 1; r = 0,5
Câu 63: Trong hình chiếu trục đo, p là hệ số biến dạng theo trục nào?
A. O’X’	B. O’Z’.	C. O’Y’	D. OX.
Câu 64: Trong hình chiếu trục đo, q là hệ số biến dạng theo trục nào?
A. O’X’	B. O’Z’.	C. O’Y’	D. OY.
Câu 65: Trong hình chiếu trục đo, r là hệ số biến dạng theo trục nào?
A. O’X’	B. O’Z’.	C. O’Y’	D. OZ.
Câu 66: Trong phương pháp hình chiếu trục đo vuông góc đều, đường tròn được biểu diễn tương ứng bằng hình elip có: (trong đó là d đường kính của đường tròn)
A. trục dài bằng 0.71d và trục ngắn bằng 2.11d	B. trục dài bằng 2,11d và trục ngắn bằng 0,71d
C. trục dài bằng 0.71d và trục ngắn bằng 1.22d	D. trục dài bằng 1,22d và trục ngắn bằng 0,71d
Câu 67: Thông số nào sau đây không phải là thông số của hình chiếu trục đo?
 A. Góc trục đo.	B. Mặt phẳng hình chiếu.	C. Hệ số biến dạng.	D. Cả ba thông số. 
Câu 68: Hình chiếu trục đo là hình biểu diễn 3 chiều của vật thể, được xác định bằng:
A. Phép chiếu vuông góc.	B. Phép chiếu song song.
C. Phép chiếu xuyên tâm. 	D. Một loại phép chiếu khác.
Câu 69: Trong Hình chiếu trục đo vuông góc đều:
A.Phương chiếu vuông góc với mp hình chiếu.	B.Phương chiếu song song với mp hình chiếu
C.Phương chiếu xiên góc với mp hình chiếu.	D.Phương chiếu song song trục toạ độ
Bài 7: HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH
Câu 70: Hình chiếu phối cảnh hai điểm tụ nhận được khi:
A. Mặt tranh không song song với một mặt của vật thể. 
B. Mặt tranh song song với một mặt của vật thể.
C. Mặt phẳng hình chiếu song song với một mặt của vật thể. 
D. Cả 3 đều đúng.
Câu 71: Hình chiếu phối cảnh một điểm tụ nhận được khi:
A. Mặt tranh không song song với một mặt nào của vật thể 	
B. Mặt tranh tuỳ ý
C. Mặt tranh song song với một mặt của vật thể	
D. Mặt tranh song song với mặt phẳng vật thể
Câu 72: Hình chiếu phối cảnh hai điểm tụ nhận được khi:
A. Mặt tranh không song song với một mặt nào của vật thể 	
B. Mặt tranh tuỳ ý
C. Mặt tranh song song với một mặt của vật thể 
D. Mặt tranh song song với mặt phẳng vật thể
Câu 73: Trong hình chiếu phối cảnh mặt phẳng thẳng đứng đặt vuông góc với mặt phẳng vật thể gọi là gì?
A. Mặt phẳng tầm mắt 	B. Mặt tranh 	C. Mặt phẳng vật thể 	D. Điểm nhìn
Câu 74: Vẽ phác hình chiếu phối cảnh cần trãi qua:
A. 4 bước	B. 7 bước	C. 6 bước	D. 5 bước
Câu 75: Hình chiếu phối cảnh 1 điểm tụ nhận được khi mặt tranh........với 1 mặt của vật thể. 
A. song song.	B. không song song. 	C. vuông góc. 	D. cắt nhau. 
Bài 8 : THIẾT KẾ VÀ BẢN VẼ KỸ THUẬT
Câu 76: Hình thành ý tưởng, xác định đề tài thiết kế là giai đoạn mấy trong quá trình thiết kế:
A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 77: Thu thập thông tin. Tiến hành thiết kế là giai đoạn mấy trong quá trình thiết kế:
A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 78: Làm mô hình thử nghiệm, chế tạo thử là giai đoạn mấy trong quá trình thiết kế:
A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 79: Thẩm định, đánh giá phương án thiết kế là giai đoạn mấy trong quá trình thiết kế:
A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 80: Trong các giai đoạn thiết kế, nếu phương án thiết kế không đạt thì phải quay về giai đoạn nào? 
A. Làm mô hình thử nghiệm, chế tạo thử.	B. Thu thập thông tin, tiến hành thiết kế. 
C. Hình thành ý tưởng, xác định đề tài thiết kế.	D. Lập hồ sơ kĩ thuật. 
Bài 9: BẢN VẼ CƠ KHÍ
Câu 81: Trình tự các bước để lập bản vẽ chi tiết như sau:
A. Vẽ mờ – Ghi phần chữ – Bố trí các hình biểu diễn và khung tên – Tô đậm
B. Bố trí các hình biểu diễn và khung tên – Vẽ mờ – Ghi phần chữ – Tô đậm
C. Vẽ mờ – Bố trí các hình biểu diễn và khung tên – Ghi phần chữ – Tô đậm
D. Bố trí các hình biểu diễn và khung tên – Vẽ mờ – Tô đậm – Ghi phần chữ
Câu 82: Công dụng của bản vẽ chi tiết là:
A. Thiết kế và chế tạo chi tiết	B. Chế tạo và kiểm tra chi tiết
C. Thiết kế và kiểm tra chi tiết	D. Lắp ráp các chi tiết
Câu 83: Công dụng của bản vẽ lắp là:
A. Thiết kế và chế tạo chi tiết	B. Chế tạo và kiểm tra chi tiết
C. Thiết kế và kiểm tra chi tiết	D. Lắp ráp các chi tiết
Câu 84: Nội dung của bản vẽ chi tiết là:
A. Thể hiện hình dạng, kích thước và yêu cầu kỹ thuật của chi tiết.
B. Thể hiện hình dạng, kích thước và vị trí tương quan của một nhóm chi tiết.
C. Thể hiện hình dạng và yêu cầu kỹ thuật của chi tiết.
D. Thể hiện kích thước và vị trí tương quan của một nhóm chi tiết.
Câu 85: Nội dung của bản vẽ lắp là:
A. Thể hiện hình dạng, kích thước và yêu cầu kỹ thuật của chi tiết.
B. Thể hiện hình dạng và vị trí tương quan của một nhóm chi tiết được lắp với nhau.
C. Thể hiện hình dạng và yêu cầu kỹ thuật của chi tiết.
D. Thể hiện kích thước và vị trí tương quan của một nhóm chi tiết.
Bài 11: BẢN VẼ XÂY DỰNG
Câu 86: Mặt bằng là:
Hình cắt bằng của ngôi nhà đước cắt bởi mặt phẳng nằm ngang đi qua cửa sổ.
Hình chiếu vuông góc của ngôi nhà lên một mặt phẳng thắng đứng.
Hình cắt được tạo bởi mặt phẳng cắt song song với một mặt đứng của ngôi nhà.
Hình chiếu bằng của các công trình trên khu đất xây dựng.
Câu 87: Mặt bằng tổng thể là:
Hình cắt bằng của ngôi nhà đước cắt bởi mặt phẳng nằm ngang đi qua cửa sổ.
Hình chiếu vuông góc của ngôi nhà lên một mặt phẳng thắng đứng.
Hình cắt được tạo bởi mặt phẳng cắt song song với một mặt đứng của ngôi nhà.
Hình chiếu bằng của các công trình trên khu đất xây dựng.
Câu 88: Mặt đứng là:
Hình cắt bằng của ngôi nhà đước cắt bởi mặt phẳng nằm ngang đi qua cửa sổ.
Hình chiếu vuông góc của ngôi nhà lên một mặt phẳng thắng đứng.
Hình cắt được tạo bởi mặt phẳng cắt song song với một mặt đứng của ngôi nhà.
Hình chiếu bằng của các công trình trên khu đất xây dựng.
Câu 89: Mặt bằng tổng thể thể hiện:
Vị trí các công trình với hệ thống đường sá, cây xanh...
Vị trí, kích thước của tường, vách ngăn, cửa đi, ...
Hình dáng, sự cân đối và vẻ đẹp bên ngoài ngôi nhà.
Kết cấu của các bộ phận của ngôi nhà, kích thước, các tầng nhà theo chiều cao, cửa sổ...
Câu 90: Mặt bằng thể hiện:
Vị trí các công trình với hệ thống đường sá, cây xanh...
Vị trí, kích thước của tường, vách ngăn, cửa đi, ...
Hình dáng, sự cân đối và vẻ đẹp bên ngoài ngôi nhà.
Kết cấu của các bộ phận của ngôi nhà, kích thước, các tầng nhà theo chiều cao, cửa sổ, 
Câu 91: Mặt đứng thể hiện:
Vị trí các công trình với hệ thống đường sá, cây xanh...
Vị trí, kích thước của tường, vách ngăn, cửa đi, ...
Hình dáng, sự cân đối và vẻ đẹp bên ngoài ngôi nhà.
Kết cấu của các bộ phận của ngôi nhà, kích thước, các tầng nhà theo chiều cao, cửa sổ, 
Câu 92: Bản vẽ xây dựng gồm:
A. Các bản vẽ liên quan đến thiết kế, thi công, lắp ráp, kiểm tra, sử dụng,...công trình kiến trúc.
B. Các bản vẽ liên quan đến thiết kế, thi công, lắp ráp, kiểm tra, sử dụng,...các máy móc, thiết bị
C. Các bản vẽ liên quan đến thiết kế, chế tạo, kiểm tra, sử dụng,...các công trình, xây dựng.
D. Các bản vẽ liên quan đến thiết kế, chế tạo, kiểm tra, sử dụng,... các máy móc, thiết bị.
Câu 93: Bản vẽ lắp thể hiện:
A. Hình dạng, kích của thước và các yêu cầu kĩ thuật chi tiết.
B. Hình dạng và vị trí tương quan của một nhóm chi tiết được lắp với nhau.
C. Hình dạng, kích thước và vị trí tương quan của một nhóm chi tiết được lắp với nhau.
D. Hình dạng, vị trí tương quan và các yêu cầu kĩ thuật chi tiết.
Câu 94: Mặt bằng của bản vẽ xây dựng thể hiện:
A. kết cấu các bộ phận ngôi nhà và kích thước các tầng theo yêu cầu.
B. hình dáng, sự cân đối và vẻ đẹp bên ngoài của ngôi nhà.
C. vị trí, kích thước của tường, vách ngăn, cửa đi, cầu thang,...
D. vị trí, hình dáng, kết cấu các bộ phận ngôi nhà.
Câu 95: Để thể hiện kết cấu của ngôi nhà người ta dùng? 
A. Mặt đứng. 	B. Mặt bằng. 	C. Mặt cắt. 	D. Đáp án khác.
Câu 96: Để định hướng các công trình, trên bản vẽ mặt bằng tổng thể thường vẽ mũi tên chỉ hướng nào?
A. Hướng bắc của công trình 	B. Hướng tây của công trình
C. Hướng nam của công trình 	D. Hướng đông của công trình
Câu 97: Để thể hiện vị trí, kích thước của tường, vách ngăn, cửa đi, cửa sổ, cách bố trí các phòng, các thiết bị ... trong ngôi nhà người ta thể hiện bằng:
A. hình cắt 	B. mặt đứng 	C. mặt cắt 	D. mặt bằng
Câu 98: Để thể hiện kết cấu của các bộ phận ngôi nhà người ta dùng:
A. mặt bằng 	B. mặt cắt 	C. hình cắt 	D. mặt đứng
TỔNG HỢP
Câu 99: Chọn phát biểu sai:
Hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt gọi là mặt cắt.
Hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt gọi là hình cắt.
Đường kích thước được vẽ bằng nét liền mảnh, song song với phần tử cần ghi kích thước.
Hình chiếu trục đo của hình tròn không song song với mặt phẳng X’O’Z’ là hình tròn.
Câu 100: Chọn phát biểu sai:
Hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt gọi là mặt cắt.
Hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt gọi là hình cắt.
Đường kích thước được vẽ bằng nét liền mảnh, vuông góc với phần tử cần ghi kích thước.
Hình chiếu trục đo của hình tròn không song song với mặt phẳng X’O’Z’ là hình elip.
Câu 101: Chọn phát biểu sai:
Hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt gọi là mặt cắt.
Hình biểu diễn hình cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt gọi là hình cắt.
Đường kích thước được vẽ bằng nét liền mảnh, song song với phần tử cần ghi kích thước.
Hình chiếu trục đo của hình tròn không song song với mặt phẳng X’O’Z’ là hình elip.
Câu 102: Chọn phát biểu sai:
Hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm sau mặt phẳng cắt gọi là mặt cắt.
Hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt gọi là hình cắt.
Đường kích thước được vẽ bằng nét liền mảnh, song song với phần tử cần ghi kích thước.
Hình chiếu trục đo của hình tròn không song song với mặt phẳng X’O’Z’ là hình elip.
Câu 103: Hãy chọn câu trả lời đúng nhất:
Hình chiếu phối cảnh là hình biểu diễn được xây dựng bằng phép chiếu vuông góc.
Hình chiếu trục đo là hình biểu diễn ba chiều của vật thể được xây dựng bằng phép chiếu song song.
Bản vẽ cơ khí là các bản vẽ liên quan đến thiết kế, thi công, lắp ráp, kiểm tra, sử dụng các máy móc, thiết bị.
Bản vẽ xây dựng là các bản vẽ liên quan đến thiết kế, chế tạo, lắp ráp, kiểm tra, sử dụng các máy móc, thiết bị.
Câu 104: Hãy chọn câu trả lời đúng nhất:
Hình chiếu phối cảnh là hình biểu diễn được xây dựng bằng phép chiếu xuyên tâm.
Hình chiếu trục đo là hình biểu diễn ba chiều của vật thể được xây dựng bằng phép chiếu vuông góc.
Bản vẽ cơ khí là các bản vẽ liên quan đến thiết kế, thi công, lắp ráp, kiểm tra, sử dụng... các máy móc, thiết bị.
Bản vẽ xây dựng là các bản vẽ liên quan đến thiết kế, chế tạo, lắp ráp, kiểm tra, sử dụng... các công trình xây dựng.
II. Bài tập:
Hình chiếu vuông góc.
Hình cắt – mặt cắt.
Hình chiếu trục đo.
Hình chiếu phối cảnh.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_11_chu_de_7_on_tap_phan_ve_ky_thuat.docx