Giáo án Công nghệ 11 - Chủ đề 9: Công nghệ cắt gọt kim loại và tự động hóa trong chế tạo cơ khí

Giáo án Công nghệ 11 - Chủ đề 9: Công nghệ cắt gọt kim loại và tự động hóa trong chế tạo cơ khí

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:

a. Kiến thức:

- Hiểu được bản chất và đặc điểm của gia công kim loại bằng cắt gọt.

- Biết được nguyên lí cắt và dao cắt.

- Nắm được các chuyển động tịnh tiến, chuyển động quay khi tiện.

- Biết được khái niệm máy tự động, người máy công nghiệp và dây chuyền tự động.

- Biết được các biện pháp đảm bảo sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí.

b. Kĩ năng:

- Nhận biết được cấu tạo của dao, các chuyển động của dao.

- Phân biệt được máy tự động, người máy công nghệp và dây truyền tự động.

 c. Thái độ:

- Hứng thú học tập

- Có tác phong của nhà khoa học.

- Làm việc nghiêm túc, thích tìm tòi khám phá môn học.

2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển

 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ kĩ thuật

 - Năng lực tự học: HS tự học, trao đổi nhóm, lớp, qua đó nắm được nội dung kiến thức của bài học vai trò và ứng dụng của nó trong thực tế.

 - Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề: Có khả năng phát hiện vấn đề và đề xuất cách giải quyết vấn đề hợp lí, hiệu quả.

 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định được trách nhiệm, vai trò của mình trong nhóm; tự đánh giá khả năng của mình và đánh giá khả năng của các thành viên trong nhóm để phân công công việc phù hợp; chủ động hoàn thành phần việc được giao

 - Phẩm chất: HS tự lập, tự chủ và tự tin trong học tập.

 

docx 5 trang lexuan 7820
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 11 - Chủ đề 9: Công nghệ cắt gọt kim loại và tự động hóa trong chế tạo cơ khí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/12/2019
Tiết: 22,23,24 
Chủ đề 9: CÔNG NGHỆ CẮT GỌT KIM LOẠI VÀ TỰ ĐỘNG HÓA TRONG CHẾ TẠO CƠ KHÍ 
 (3 tiết)
* Giới thiệu chung chủ đề:
Chủ đề công nghệ cắt gọt kim loại và tự động hóa trong chế tạo cơ khí gồm 2 nội dung chính:
1. Nội dung 1: Tìm hiểu công nghệ cắt gọt kim loại
2. Nội dung 2: Tìm hiểu tự động hóa trong chế tạo cơ khí
* Thời lượng dự kiến: 3 tiết
- Tiết 1: Tìm hiểu nguyên lý cắt và dao cắt
- Tiết 2: Tìm hiểu gia công trên máy tiện
- Tiết 3: Tìm hiểu tự động hóa trong chế tạo cơ khí
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
a. Kiến thức:
- Hiểu được bản chất và đặc điểm của gia công kim loại bằng cắt gọt.
- Biết được nguyên lí cắt và dao cắt.
- Nắm được các chuyển động tịnh tiến, chuyển động quay khi tiện.
- Biết được khái niệm máy tự động, người máy công nghiệp và dây chuyền tự động.
- Biết được các biện pháp đảm bảo sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí.
b. Kĩ năng: 
- Nhận biết được cấu tạo của dao, các chuyển động của dao.
- Phân biệt được máy tự động, người máy công nghệp và dây truyền tự động.
 c. Thái độ: 
- Hứng thú học tập
- Có tác phong của nhà khoa học. 
- Làm việc nghiêm túc, thích tìm tòi khám phá môn học.
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ kĩ thuật
 - Năng lực tự học: HS tự học, trao đổi nhóm, lớp, qua đó nắm được nội dung kiến thức của bài học vai trò và ứng dụng của nó trong thực tế.
 - Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề: Có khả năng phát hiện vấn đề và đề xuất cách giải quyết vấn đề hợp lí, hiệu quả.
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định được trách nhiệm, vai trò của mình trong nhóm; tự đánh giá khả năng của mình và đánh giá khả năng của các thành viên trong nhóm để phân công công việc phù hợp; chủ động hoàn thành phần việc được giao 
 - Phẩm chất: HS tự lập, tự chủ và tự tin trong học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: 
- Nghiên cứu bài 17,19 SGK.
- Video mô tả quá trình tiện, bào.
2. Học sinh: 
- Tìm kiếm, sưu tầm các thông tin, tư liệu, tranh ảnh, về các loại máy cắt gọt mẫu vật liên quan đến công nghệ gia công kim loại bằng cắt gọt dao tiện, sản phẩm gia công.
- Chuẩn bị các nội dung giáo viên giao về tự động hóa trong sản xuất cơ khí.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
+ Tạo tâm thế cho học sinh, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học phần công nghệ cắt gọt kim loại, và tình hình ô nhiễm môi trường trong sản xuất cơ khí
 Giáo viên chia nhóm và cho HS xem một số sản phẩm yêu cầu học sinh thảo luận đưa ra một số phương pháp cắt gọt kim loại để tạo ra sản phẩm đó và đồng thời cho biết tình hình ô nhiễm môi trường trong sản xuất cơ khí hiện nay.
- HS thảo luận nhóm đại diện trình bày.
* Dự kiến sản phẩm: Các nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm mình. 
* Đánh giá kết quả:
- GV cho HS các nhóm đánh giá lẫn nhau.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
 + Tăng cường hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm của học sinh.
+ HS biết được bản chất của gia công kim loại
Nội dung 1: Hình thành kiến thức về “Công nghệ cắt gọt kim loại"
 Nội dung 1.1 Hình thành kiến thức về “ nguyên lí cắt và dao cắt” 
- Hoạt động cá nhân và nhóm để trả lời một số câu hỏi sau: 
- Trình bày bản chất của gia công cắt gọt kim loại?
- GV đưa ra phôi trục giữa xe đạp và đặt câu hỏi: Từ phôi trục ra xe đạp làm thế nào để tạo ra sản phẩm trục xe đạp?
- GV hỏi: Lấy đi bằng cách nào?
- GV giải thích: Sau khi cắt, gọt đi phần kim loại dư của phôi, người ta thu được sản phẩm có hình dạng và kích thước theo yêu cầu.
- GV hỏi: Hãy so sánh phương pháp gia công bằng cắt gọt và phương pháp gia công khác đã học?
- Học sinh thực hiện các câu hỏi gợi ý.
- GV sử dụng băng hình máy tiện đang hoạt động cho HS quan sát và đặt câu hỏi: Phoi kim loại được hình thành như thế nào?
GV hỏi: dao cắt được kim loại phải có độ cứng như thế nào so với phôi?
GV yêu cầu HS quan sát hình 17.2 SGK và cho biết: Để dao cắt được vật liệu thì phải có điều kiện gì?
 GV đặt câu hỏi chung cho ba ví dụ tiện trục xe đạp, bào kim loại, Khoan. Chuyển động của phôi là chuyển động gì? Chuyển động của dao là chuyển động gì?
Báo cáo kết quả thực hiện.
- Các hs còn lại lắng nghe báo cáo và nêu ý kiến phản biện.
 * Dự kiến sản phẩm: 
HS nêu kết quả của nhóm các câu trả lời
* Đánh giá kết quả:
Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập để đánh giá HS
+ HS biết cấu máy tiện
và các chuyển động khi tiện
Nội dung 1.2: Hình thành kiến thức về " Gia công trên máy tiện ".
- Dùng hình ảnh h17.3, video mô tả quá trình tiện giới thiệu các bộ phận chính của máy tiện, các chuyển động cắt, chuyển động tiến dao
- Học sinh theo dõi nắm bắt các bộ phận và thảo luận thống nhất các chuyển động khi tiện.
* Dự kiến sản phẩm: 
kết quả thảo luận của nhóm là các chuyển động khi tiện
* Đánh giá kết quả:
- GV theo giỏi cá nhân và các nhóm học sinh để đánh giá
HS nắm được khái niệm và phân loại máy tự động, người máy công nghiệp, lợi ích của máy tự động, người máy
Nội dung 2: Hình thành kiến thức về " máy tự động, người máy công nghiệp, dây chuyền tự động. "
- Chia lớp thành 4 nhóm
 Các nhóm tự cử nhóm trưởng , thư ký
 Nghiên cứu nội dung phần I sgk/ 89,90
 Thống nhất ý kiến, thư ký tổng hợp vào A0 
 Đại diện nhóm lên báo cáo
* Nhóm 1: Tìm hiểu máy tự động 
- Máy tự động là gì? Lấy VD
- Máy tự động được phân thành mấy loại? Ý nghĩa từng loại? VD cho từng loại?
* Nhóm 2: Tìm hiểu người máy công nghiệp 
- Thế nào là người máy công nghiệp? Lấy VD?
- Người máy công nghiệp có công dụng gì? Lấy VD?
* Nhóm 3: Tìm hiểu dây chuyền tự động
- Thế nào là dây chuyền tự động?
- Lấy các VD về dây chuyền tự động?
* Nhóm 4: Tìm hiểu lợi ích của máy tự động, người máy
- Máy tự động, người máy đem lại lợi ích gì cho con người?
* Dự kiến sản phẩm:
- Học sinh nêu khái niệm và phân loại máy tự động, người máy công nghiệp. 
- Học sinh phân biệt máy tự động cứng và máy tự động mềm
- Lợi ích của máy tự động.
* Đánh giá kết quả:
- Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm và rút ra kết luận.
- Trong quá trình tổ chức cho HS hoạt động cá nhân, nhóm và khi tổ chức, hướng dẫn cả lớp nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận, giáo viên khéo léo sử dụng cách giải thích trên để gợi ý, phân tích.
HS biết được các biện pháp đảm bảo sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí
Nội dung 3: Hình thành kiến thức về " Các biện pháp đảm bảo sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí "
- Hoạt động nhóm để trả lời một số câu hỏi sau (có thể dùng máy chiếu trình bày hình ảnh ô nhiễm môi trường trong sản xuất cơ khí):
1. Kể tên các chất gây ô nhiễm môi trường?
2. Các chất gây ô nhiễm ảnh hưởng đến môi trường nào? 
3. Nguyên nhân của các sự việc trên là gì?
4. Hậu quả của ô nhiễm môi trường đối với con người ntn?
5. Thế nào là phát triển bền vững?
6. Nêu các biện pháp đảm bảo sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí?
7. Nêu các hình thức tuyên truyền bảo vệ môi trường?
- GV liên hệ thực tế để HS thấy rõ hơn tình hình ô nhiễm để từ đó HS biết cách bảo vệ
* Dự kiến sản phẩm
- Học sinh trả lời được tình hình ô nhiễm môi trường và các biện pháp đảm bảo sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí 
* Đánh giá kết quả
- GV tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm và rút ra kết luận.
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Củng cố kiến thức đã học
GV tổ chức hoạt động thảo luận nhóm hoặc cả lớp vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thực tiễn để giải thích những hiện tượng kĩ thuật hoặc những lưu ý khi vận hành, bảo dưỡng những thiết bị có liên quan đến nội dung học tập.
- Hãy trình bày bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt?
- Trình bày quá trình hình thành phoi 
- Kể tên các mặt và các góc của dao tiện khi cắt đứt ?
- Trình bày các chuyển động khi tiện ?
- Phân biệt các loại máy tự động?
- Hãy nêu các ví dụ về việc sử dụng robot trong sản xuất cơ khí? 
- Máy tự động và dây chuyền tự động đem lại lợi ích gì cho con người?
- Nêu các ví dụ về ô nhiễm môi trường do sản xuất cơ khí gây ra?
- muốn đảm bảo sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí cần thực hiện những giải pháp gì?
* Dự kiến sản phẩm
Học sinh trả lời được các câu hỏi luyện tập
* Đánh giá kết quả
- GV tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm và rút ra kết luận.
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi, mở rộng
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vân đề thực tiễn
- về nhà sưu tầm, tìm hiểu các thông tin liên quan đến bài học trên các phương tiện, tài liệu và trong thực tiễn cuộc sống. Nếu có điều kiện có thể hỏi người thân, thợ cơ khí máy tiện, phay cnc..có thể quan sát các bộ phận, chi tiết cụ thể.
- Ví dụ:
+ công nghệ cắt gọt phay khác gì so với tiện? 
+ khả năng của tiện như thế nào ưu việt so với phay ?
* Dự kiến sản phẩm
Học sinh tìm hiểu các kiến thức trên Internet và người thân để trả lời câu hỏi, nhiệm vụ được giao.
* Đánh giá kết quả
- GV tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm và rút ra kết luận.
IV. CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
1. Nhận biết: 
Câu 1. Dao cắt được kim loại phải có độ cứng như thế nào so với phôi?
Câu 2. Góc trước được tạo ra như thế nào? Vai trò của góc trước khi tiện?
Câu 3. Góc sau được tạo ra như thế nào? Vai trò của góc sau khi tiện?
Câu 4. Góc sắc được tạo ra như thế nào? Ý nghĩa của góc sắc khi tiện?
	2. Thông hiểu:
Câu 5: Chuyển động của phôi là chuyển động gì? Chuyển động của dao là chuyển động gì? Trong các trường hợp sau:
- Tiện trục xe đạp.
- Bào kim loại.
Câu 6. Máy nào sau đây là tự động cứng:
A. Máy bán nước tự động	B. Máy rút tiền ATM
C. Máy điều hòa	D. Máy quạt
3. Vận dụng: 
Câu 7. Hãy tìm các thông tin về ô nhiễm môi trường xảy ra ở nước ta do các nhà sản xuất gây ra. Hậu quả và các biện pháp khắc phục.
	4. Vận dụng cao:
Câu 8: Nêu các hình thức tuyên truyền bảo vệ môi trường?

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_11_chu_de_9_cong_nghe_cat_got_kim_loai_va.docx