Giáo án Công nghệ 11 - Tiết 19 đến tiết 52
BÀI 15 VẬT LIỆU CƠ KHÍ
I, Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức - Giúp cho HS biết được tính chất, công dụng của một số loại vật liệu dùng trong cơ khí.
2. Kĩ năng - Nhận biết được một số loại vật liệu cơ khí thông dụng.
3. Thi độ: - Có ý thức hơn về môn học, và tìm hiểu thực tế.
II. Chuẩn bị bài dạy:
1- GV: Xem lại bài 18, 19 sách công nghệ 8, GAĐT
Tranh vẽ bảng 15.1, chuẩn bị các mẫu như thép, sắt, đồng
2- HS: đọc trước nội dung bài 15 trang 74 SGK, tìm hiểu các nội dung trọng tâm, xem lại bài 18, 19 sách công nghệ 8.
III. Các hoạt động dạy học:
Phân bố bài giảng:
Bài giảng thực hiện trong một tiết, gồm các nội dung:
- Một số tính chất đặc trưng của vật liệu cơ khí.
- Một số loại vật liệu thông dụng.
1. Ôn định lớp: (1’)Kiểm tra sĩ số, tác phong, nề nếp của học sinh.
2. Kiểm tra bi cũ: Không kiểm tra
Ngày soạn: 1/ 1/ 2013 Tiết : 19 PHẦN II – CHẾ TẠO CƠ KHÍ CHƯƠNG III – VẬT LIỆU CƠ KHÍ VÀ CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI BÀI 15 VẬT LIỆU CƠ KHÍ I, Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức - Giúp cho HS biết được tính chất, công dụng của một số loại vật liệu dùng trong cơ khí. 2. Kĩ năng - Nhận biết được một số loại vật liệu cơ khí thông dụng. 3. Thi độ: - Có ý thức hơn về môn học, và tìm hiểu thực tế. II. Chuẩn bị bài dạy: 1- GV: Xem lại bài 18, 19 sách công nghệ 8, GAĐT Tranh vẽ bảng 15.1, chuẩn bị các mẫu như thép, sắt, đồng 2- HS: đọc trước nội dung bài 15 trang 74 SGK, tìm hiểu các nội dung trọng tâm, xem lại bài 18, 19 sách công nghệ 8. III. Các hoạt động dạy học: Phân bố bài giảng: Bài giảng thực hiện trong một tiết, gồm các nội dung: - Một số tính chất đặc trưng của vật liệu cơ khí. - Một số loại vật liệu thông dụng. 1. Ôn định lớp: (1’)Kiểm tra sĩ số, tác phong, nề nếp của học sinh. 2. Kiểm tra bi cũ: Không kiểm tra 3. Đặt vấn đề: 1’ Ơ lớp 8 các em đã được làm quen với một số vật liệu cơ khí, vật liệu phi kim và các tính chất của chúng. Để hiểu rõ hơn về vật liệu cơ khí ta nghiên cứu bài 15 vật liệu cơ khí. TL HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG 25’ Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số tính chất đặc trưng của vật liệu GV cho hs trả lời các câu hỏi sau: - Vì sao phải biết các tính chất đặc trưng của vật liệu? - Hãy cho biết tính chất đặc trưng của vật liệu cơ khí? - Tính chất cơ học là gì? Tính cơ học có những đặc trưng nào? - Độ bền là gì? - Độ bền có ý nghĩa gì đối với vật liệu cơ khí? - Độ dẻo là gì? - Đặc trưng cho độ dẻo vật liệu là gì? - Em hãy nêu khái niệm độ cứng vật liệu? - Có mấy loại dơn vị đo độ cứng? - Để chọn vật liệu đúng theo yêu cầu kĩ thuầt. - T/C cơ học, vật lý, hoá học - Khả năng chịu tác dụng ngoại lực của vật. Tính cơ học đặc trưng như độ bền, độ dẻo, độ cứng HS: đọc mục1 trong sgk trả lời . HS: đọc mục 2 trong sgk trả lời HS: đọc mục 3 trong sgk trả lời I. Một số tính chất đặc trưng của vật liệu 1. Độ bền. * Độ bền biểu thị khả năng chống lại biến dạng dẻo hay phá huỷ của vật liệu dưới tác dụng ngoại lực. Giới hạn bền b đặc trưng cho độ bền vật liệu. +bk (N/mm2)đặc trưng cho độ bền kéo vật liệu. +bn (N/mm2)đặc trưng cho độ bền nén vật liệu. KL Vật liệu có giới hạn bền càng cao thì độ bền càng cao. 2. Độ dẻo * Biểu thị khả năng biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực. - Độ dãn dài tương đối KH (%) đặc trưng cho độ dẻo vật liệu. Vật liệu có độ dãn dài tương đối càng lớn thì độ dẻo càng cao. 3. Độ cứng * Độ cứng là khả năng chống lại biến dạng dẻo của lớp bề mặt dưới tác dụng ngoại lực. + Đơn vị đo độ cứng: - Brinen (HB) đo các vật liệu có độ cứng thấp. VD: Gang sám (180 – 240 HB) - Roc ven (HRC) đo các vật liệu có độ cứng trung bình. VD: thép 45 (40 – 50 HRC). - Vic ker (HV) đo các loại vật liệu có độ cứng cao. VD:Hợp kim (13500 – 16500 HV) 16’ Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số loại vật liệu thông dụng. GV: - Em hãy kể tên một số loại vật liệu cơ khí mà em đã học? - Ngoài các vật liệu trên trong cơ khí còn có những vật liệu nào khác? - Em hãy nêu thành phần, tính chất, ứng dụng của vật liệu vô cơ? - Vật liệu hữu cơ có mấy loại? - Em hãy nêu thành phần, tính chất, ứng dụng của vật liệu hữu cơ? - Em hãy nêu thành phần, tính chất, ứng dụng của nhựa nhiệt dẻo? - Em hãy nêu thành phần, tính chất, ứng dụng của nhựa nhiệt cứng? - Có mấy loại vật liệu Compôzit? - Em hãy nêu thành phần, tính chất, ứng dụng của vật liệu Compôzit nền là kim loại? - Em hãy nêu thành phần, tính chất, ứng dụng của vật liệu Compôzit nền là vật liệu hữu cơ? HS: liên hệ kiến thức lớp 8 trả lời. HS: Dựa vào bảng 15.1 trả lời. -Có 2 loại HS: Dựa vào bảng 15.1 trả lời. - Có 2 loại HS: Dựa vào bảng 15.1 trả lời. HS: Dựa vào bảng 15.1 trả lời. II. Tìm hiểu về một số loại vật liệu thông dụng 1. Vật liệu vô cơ + Thành phần: Hợp chất kim loại với nguyên tố kim loại hoặc nguyên tố khác. + Tính chất: Độ cứng, độ bền rất cao. + Công dụng: Đá mài, dao cắt, 2. Vật liệu hữu cơ a. Nhựa dẻo + Thành phần: Hợp chất hữu cơ tổng hợp + Tính chất: Ở nhiệt độ nhất định chuyển sang trạng thái dẻo, gia công được nhiều lần, có độ bền cao. + Công dụng: Tạo các bánh răng b. Nhựa nhiệt cứng + Thành phần: Hợp chất hữu cơ tổng hợp + Tính chất: Không tan trong dung môi, không dẫn điện, cứng, bền. + Công dụng: tạo tấm lắp cầu dao điện. 2. Vật liệu Compôzit a. Vật liệu Compôzit nền là kim loại + Thành phần: Các loại các bít + Tính chất: Có độ cứng, độ bền, độ bền nhiệt cao. + Công dụng: Chế tạo dụng cụ cắt. b. Vật liệu Compôzit nền là vật liệu hữu cơ + Thành phần: Nền là êpôxi, cốt là cát vàng, sỏi; Nền là êpôxi, cốt là nhôm ôxit dạng hình cầu. + Tính chất: Độ cứng, độ bền rất cao, nhẹ. + Công dụng: Thân máy; cánh tay người máy. (2’) 4. Tổng kết, đánh giá: Qua nội dung bài học các em cần nắm các nội dung sau: -Vì sao phải biết các tính chất đặc trưng của vật liệu? -Hãy cho biết tính chất đặc trưng của vật liệu cơ khí. -Em hãy nêu thành phần, tính chất, ứng dụng của vật liệu pôlime trong ngành cơ khí? -Em hãy nêu thành phần, tính chất, ứng dụng của vật liệu Compôzit? . Dặn dò: - Các em về nhà học bài cũ, đọc và nghin cứu phần thông tin bổ sung trang 77 sgk và xem qua nội dung bài mới bài 16 “ công nghệ chế tạo phôi”. IV. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn 1/ 1/ 2013 Tiết:20 CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI (t1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: HS biết được - Bản chất và ưu nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc - Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát. 2. Kĩ năng: Nhận biết được một số loại phương pháp gia công. 3. Thái độ: - Ý thức làm việc theo qui trình. - Tuân thủ theo các qui định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên: - Tranh vẽ phóng to hình 16.1, 16.2 và hai hình trong bảng16.1 SGK, GAĐT - Chuẩn bị một số sản phẩm được chế tạo bằng các công nghệ chế tạo phôi. 2. Học sinh: đọc trước bài mới ở nhà. III.TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: A. Cấu trúc và phân bố bài giảng Bài giảng thực hiện trong hai tiết Tiết 1 : Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc Tiết 2 : Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực và phương pháp hàn B. Các hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp: trật tự + kiểm tra sĩ số ( 1’ ) 2. Kiểm tra bài cũ: ( 4’ ) + Trình bày các tính chất đặc trưng của vật liệu ? + Tính chất và ứng dụng của các vật liệu thường dùng trong ngành cơ khí? HS trả lời: 3. Bài mới: Giớ thiệu vào bài: ( 1’ ) GV giới thiệu một số sản phẩm dã chuẩn bị. TIẾT 1 : CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÚC TL Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 15’ Hoạt động 1 : Tìm hiểu bản chất và ưu nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc Cho ví dụ 1 số sản phẩm đúc? + Như thế nào là đúc sản phẩm ? + Có những phương pháp đúc nào ? - Những vật liệu nào có thể đúc ? - Nhận xét hình dạng kích thước các vật đúc ? Cho ví dụ cụ thể ? - Đúc có những nhược điểm nào ? - GV giải thích những khuyết tật của phương pháp đúc. HS trả lời các câu hỏi. HS trả lời : I. CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÚC : 1. Bản chất: Đúc là rót kim loại lỏng vào khuôn, sau khi kim loại lỏng kết tinh và nguội ta được vật đúc có hình dạng và kích thước giống lòng khuôn. 2. Ưu , nhược điểm: a. Ưu điểm : - Đúc được tất cả các kim loại và hợp kim khác nhau. - Có thể đúc được vật thể từ vài gam đến vài trăm tấn ; có thể đúc được vật đúc có hình dạng và kết cấu phức tạp. - Nhiều phương pháp đúc hiện đại có độ chính xác và năng suất cao , hạ thấp chi phí sản xuất. b. Nhược điểm: Gây ra các khuyết tật như: rỗ khí, rỗ xỉ, không điền đầy hết lòng khuôn, vật đúc bị nứt Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: ? Khi nấu chảy kim loại, có các chất thải nào thải vào không khí ? HS trả lời qua quan sát thực tế và gợi ý của GV (khí thải từ nhiều chất phụ gia-CO2, SO2, SO3, -gây ô nhiễm kk, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và sinh vật). 21’ Hoạt động 2 : Tìm hiểu công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát - Đúc trong khuôn cát được thực hiện trong mấy bước ? GV treo tranh vẽ qui trình côn nghệ đúc trong khuôn cát. - Mẫu được làm từ vật liệu gì ? - Hình dạng mẫu đúc ra sao ? - Những vật liệu nào được dùng làm khuôn ? - Khuôn được tiến hành làm như thế nào? - Vật liệu nấu gồm những gì? * GV hd thêm : Dùng lò nấu ( lò đứng, lò chõ cải tiến, lò điện hồ quang, lò nồi ) để nấu chảy KL và rót kim loại lỏng vào khuôn để đúc chi tiết. ChuÈn bÞ mÉu vµ vËt liÖu lµm khu«n TiÕn hµnh lµm khu«n NÊu ch¶y kim lo¹i ChuÈn bÞ vËt liÖu nÊu Khu«n ®óc S¶n phÈm ®óc HS trả lời các câu hỏi. 3. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát: - Bước 1 : Chuẩn bị mẫu và vật liệu làm khuôn: Mẫu làm bằng gỗ hoặc nhôm , có hình dạng và kích thước của vật cần đúc. Vật liệu làm khuôn gồm : cát, chất kết dính và nước. - Bước 2: Tiến hành làm khuôn: Dùng mẫu làm khuôn trên nền cát được lòng khuôn có hình dạng và kích thước giống vật đúc. - Bước 3: Chuẩn bị vật liệu nấu: Gồm kim loại hoặc hợp kim cần nấu, than đá, chất trợ dung ( đá vôi) - Bước 4 : Nấu chảy và rót kim loại lỏng vào khuôn. ( 3’) Hoạt động 5: Tổng kết, đánh giá - Em haõy neâu baûn chaát vaØ öu, nhöôïc ñieåm cuûa coâng ngheä cheá taïo phoâi baèng phöông phaùp ñuùc? - Em haõy trình baøy caùc böôùc cheá taïo phoâi baèng phöông phaùp ñuùc trong khuoân caùt? - Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi trong bài và yêu cầu HS đọc trước bài 17 SGK. IV.RÚT KINH NGHIỆM . Một số hình ảnh minh hoạ. Lò nấu loại đứng Làm khuôn bằng cát Khuôn 2 nửa Rót KL lỏng vào khuôn Ngày soạn: 7/ 1/ 2013 Tiết : 21 BÀI 16 CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI (t2) I. Mục tiêu bài học: 1. Kiên thức - Biết được bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công hàn - Biết được bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực. 2. Kĩ năng: Nhận biết được một số loại phương pháp gia công. 3. Thái độ: - Ý thức làm việc theo qui trình. - Tuân thủ theo các qui định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp II. Chuẩn bị bài dạy: 1 - GV: Lập kế hoạch giảng dạy, GAĐT, tranh ảnh, vật mẫu từ sản phẩm rèn và hàn. 2 - HS: đọc trước nội dung bài 16 trang 78 SGK phần II, III. III. Các hoạt động dạy và học: 1. Ôn định lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số, nề nếp tác phong của học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) Nêu bản chất và trình bày ưu, nhược điểm của CN chhế tạo phôi bằng pp đúc? Các bước thực hiện khi đúc trong khuôn cát? Tìm biện pháp để tránh vật đúc bị khuyết tật? HS trả lời: 3. Đặt vấn đề: (1’) Trong cơ khí để giảm bớt thời gian gia công các chi tiết, nâng cao năng suất lao động phải có phôi. Vậy: - Phôi là gì? (là đối tượng gia công để thu được chi tiết nó có hình dạng, kích thước, chất lượng bề mặt thoả mãn với yêu cầu kĩ thuật đề ra) Có rất nhiều phương pháp tạo ra phôi,có thể chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực và hàn. TL Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh Nội dung 18’ . Hoạt động 1: Tìm hiểu về công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực . GV: Cho HS quan sát tranh - Kim loại biến dạng khi nào? - Em hãy nêu bản chất của gia công áp lực? - Em hãy nêu đăc điểm của gia công áp lực? - Em hãy kể tên các sản phẩm được chế tạo bằng phương pháp gia công áp lực? - Có mấy phương pháp gia công áp lực? -Em hãy nêu ưu, nhược điểm của phương pháp gia công áp lực? GV kết luận: HS trả lời - Rèn tự do, dập thể tích, kéo sợi kim loại HS trả lời: II, Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực 1. Bản chất Dùng ngoại lực thông qua các dụng cụ, thiết bị (búa tay, búa máy) vào kim loại ở trạng thái dẻo làm cho kim loại biến dạng dẻo nhằm tạo ra vật thể có hình dạng, kích thước theo yêu cầu. Đặc diểm của phương pháp gia công áp lực là thành phần và khối lượng vật liệu không đổi. * Rèn tự do - Ngoại lực: dùng lực búa tay, búa máy. - Trạng thái kim loại: nóng dẻo. - Kết quả: làm biến dạng kim loại theo hình dạng, kích thước theo yêu cầu. * Dập thể tích - Khuôn dập thể tích: bằng thép, lòng khuôn có hình dạng, kích thước giống chi tiết. - Ngoại lực: dùng lực búa máy, máy ép. - Trạng thái kim loại: dẻo. - Kết quả: làm biến dạng kim loại theo hình dạng, kích thước theo yêu cầu. 2. Ưu, nhược điểm a. Ưu điểm - Có cơ tính cao. - Dễ tự động hoá, cơ khí hoá. - Có độ chính xác cao. - Tiết kiệm thời gian và vật liệu. b. Nhược điểm - Không chế tạo được các sản phẩm có hình dạng, kích thước phức tạp, kích thước lớn. - Không chế tạo được các sản phẩm có tính dẻo kém. - Rèn tự do có độ chính xác kém, năng xuất thấp, điều kiện làm việc nặng nhọc. Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: ? Khi hn nối kim loại cĩ tc động ntn đối với môi trường? HS trả lời qua quan sát thực tế và gợi ý của GV 17’ Hoạt động 2: Tìm hiểu về công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công hàn . - Em hãy nêu bản chất của phương pháp gia công hàn? - Quan sát khi hàn em thấy chỗ mối hàn kim loại ở trạng thái nào? - Mối hàn được tạo thành như thế nào? - Quan sát khi hàn các em có nhận xét gì về mối hàn? - Em hãy nêu ưu, nhược điểm của phương pháp gia công hàn? -Em hãy nêu một số phương pháp hàn mà em biết? -Căn cứ vào đâu gọi là hàn hồ quang tay? -Bản chẩt của hàn hồ quang tay là gì? -Nêu ứng dụng của hàn hồ quang tay? -Căn cứ vào đâu gọi là hàn hơi? -Bản chẩt của hàn hơi là gì? -Nêu ứng dụng của hàn hơi? -HS dựa vào mục 2 trang 80 sgk đê trả lời. -HS dựa vào mục 2 trang 80 sgk đê trả lời. -Nóng chảy. -Sau khi hàn kim loại chỗ mối hàn kết tinh, nguội tạo thành mối hàn. - HS dựa vào bảng 16.1 trang 81 sgk đê trả lời III, Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công hàn 1, Bản chất - Nối được các chi tiết lại với nhau. - Bản chất: nung chảy kim loại chỗ mối hàn. - Kết quả: kim loại kết tinh, nguội tạo thành mối hàn. 2, Ưu, nhược điểm a, Ưu điểm - Nối được các kim loại có tính chất khác nhau. - Tạo được các chi tiết có hình dạng, kết cấu phức tạp. - Có độ bền cao, kín. b, Nhược điểm - Chi tiết dễ bị cong, vênh. 2, Một số phương pháp hàn thông dụng a, Hàn hồ quang tay - Bản chất: dùng nhiệt của ngọn lửa hồ quang làm nómg chẩy kim loại chỗ mối hànvà que hèn à tạo thành mối hàn. - Dụng cụ, vật liệu: kim hàn, que hàn, vật hàn - Ứng dụng: dùng trong ngành cơ khí, chế tạo máy, chế tạo ô tô, xây dựng b, Hàn hơi - Bản chất: dùng nhiệt phản ứng cháy của khí Axêtilen (C2H2) với Oxi (O2) làm nómg chẩy kim loại chỗ mối hànvà que hèn à tạo thành mối hàn. - Dụng cụ, vật liệu: mỏ hàn, que hàn, vật hàn, ống dãn khí Axêtilen (C2H2) với Oxi (O2) - Ứng dụng: Hàn các chi tiết có bề dày mỏng, nho. Dùng trong ngành cơ khí, chế tạo máy, chế tạo ô tô, xây dựng Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: ? Hàn hồ quang điện ảnh hưởng dến môi trường ntn? HS trả lời qua quan sát thực tế và gợi ý của GV 3’ 4. Tổng kết: - Em hãy nêu bản chất va ưu, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực? - Em hãy trình bày ưu, nhược điểm của phương pháp gia công hàn? . Dặn dò: - Các em về nhà học bài cũ, trả lời các câu hỏi trang 81trong sgk, đọc và nghiên cứu phần chương 4-bài 17 “công nghệ căt gọt kim loại”? IV. Rút kinh nghiệm: .. Ngaøy soaïn: 8/ 1/ 2013 CHƯƠNG IV CÔNG NGHỆ CẮT GỌT KIM LOẠI VÀ TỰ ĐỘNG HOÁ TRONG CHẾ TẠO CƠ KHÍ Tieát : 22 BÀI 17 CÔNG NGHỆ CẮT GỌT KIM LOẠI (2 tiết) I, MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: HS biết được: + Biết được bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt. + Biết được một số chuyển động khi tiện 2.Kỹ năng: + Lập được quy trình công nghệ chế tạo một sản phẩm cơ khí đơn giản trên máy tiện 3.Thái độ: + Làm việc theo quy trình. + Tuân thủ theo các quy định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp II. CHUẨN BỊ BI DẠY: 1 -GV: Lập kế hoạch giảng dạy. Tranh vẽ hình 17.2, 17.3, 17.4 trong SGK. 2 -HS: đọc trước nội dung bài 17 trang 82 SGK, xem lại bài 18 sách công nghệ 8, tìm hiểu các nội dung trọng tâm. III. Tiến trình tổ chức dạy học A. Phân bổ bài giảng: Bài giảng thực hiện trong 2 tiết, gồm các nội dung: - TIẾT 1: Nguyên lý cắt và dao cắt. - TIẾT 2: Gia công trên máy tiện. B. Các hoạt động dạy học: 1. Ôn định lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số, tác phong nề nếp của học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Em hãy nêu bản chất và ưu, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực? - Em hãy trình bày bản chất và ưu, nhược điểm của phương pháp gia công hàn? 3. Bài mới: Đặt vấn đề: (1’) Ơ lớp 8 các em đã được học về các tính chất vật liêu cơ khí, một số các phương pháp gia công cơ khí như khoan, dũa, đục, cưa kim loại , trong bài trước các em đã biết đến các phương pháp gia công chế tạo phôi. Tuy nhiên các phương pháp gia công trên tạo ra các sản phẩm không có độ chính xác cao, tính công nghệ kém chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành chế tạo máy. Trong thực tế một số sản phẩm yêu cầu có độ chính xác cao về kĩ thuật như các trục, bánh răng Vì vậy cần phải có phương pháp gia công được sử dụng máy móc có nhiều tính năng hiện đại để đáp ứng các nhu cầu trong thực tế sản xuất. TL HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG Tiết 1 : Nguyên lý cắt và dao cắt 10’ Hoạt động 1 : Tìm hiểu bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt * GV giới thiệu sơ lựoc cho HS 1 số pp cắt gọt kim loại : tiện ,phay, bào. + Để tạo ra chi tiết có hình dạng và kích thước theo y/c từ phôi ta làm ntn? + Bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt là gì? +Ưu điểm của công nghệ gia công kim loại bằng cắt gọt ? Hs lắg nghe, tiếp nhận kiến thức mới. HS trả lời. HS trả lời. I. NGUYÊN LÝ CẮT VÀ DAO CẮT 1. Bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt: Gia công kim loại bằng cắt gọt là dùng dụng cụ cắt lấy đi phần kim loại dư thừa của phôi dưới dạng phoi để thu được chi tiết có hình dạng và kích thước theo yêu cầu. 1’ Tích hợp giáo dục bảo vệ MT ? Công nghệ cắt gọt kim loại ảnh hưởng đến môi trường ntn? Hs trả lời dựa vào quan sát thực tế. ( chất thải, tiếng ồn, rung động, ) 24’ Hoạt động 2 : Tìm hiểu nguyên lí cắt và dao cắt * Gv hướng dẫn bằng hình vẽ 17.2 + Phoi đựoc tạo thành như thế nào? + Chuyển động cắt là gì ? * GV giới thiệu 1 số dao tiện . + Để cắt gọt được phôi, phần đầu của dao tiện được hình thành như thế nào? * GV giới thiệu các mặt của dao từ hình 17.2a. + Lưỡi cắt chính là phần nào? * GV giới thiệu các góc tạo thành từ các mặt của dao (h17.2b) +Cho biết tên gọi của các góc? Các góc đó ảnh hưởng như thế nào khi dao cắt gọt chi tiết? - Để cắt gọt được phôi dao phải có độ cứng như thế nào so với độ cứng của phôi? Dao cắt thường làm bằng vật liệu gì ? HS nghiên cứu trả lời - HS trả lời 2. Quá trình hình thành phoi: a. Nguyên lý cắt: Khi dao tiến vào phôi, dưới tác dụng của lực sẽ làm cho phần kim loại phía trước dao dịch chuyển trên mặt trượt tạo thành phoi. b. Chuyển động cắt: Là chuyển động có tốc độ tương đối lớn hơn các chuyển động khác trong quá trình tạo phoi. 3. Dao cắt: a. Các mặt của dao :( dao tiện cắt đứt) - Mặt trước : là mặt tiếp xúc với phoi. - Mặt sau : là mặt tiếp xúc với mặt đang gia công. - Giao tuyến của mặt trước và mặt sau là lưỡi cắt chính. b. Các góc của dao : - Góc trước (góc thoát phoi). Góc trước càng lớn thì phoi thoát càng dễ. - Góc sau : Góc sau càng lớn thì ma sát càng giảm. - Góc sắc : Góc sắc càng nhỏ thì dao càng sắc nhưng dễ gãy. c. Vật liệu làm dao : - Thân dao : làm bằng thép tốt như thép 45. - Phần cắt gọt: làm bằng vật liệu có độ cứng cao, chịu mài mòn và chịu nhiệt tốt. (3’) 4. Tổng kết: Qua nội dung bài học các em cần nắm các nội dung sau: - Trình bày bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt? - Tình bày quá trình hình thành phoi? - Kể tên các mặt, góc của dao? . Dặn dò: - Các em về nhà học bài cũ, đọc và nghiên cứu phần II trang 84 “ Gia công trên máy tiện” . IV. Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn: 8/ 01/ 2013 Tiết : 23 BÀI 17 CÔNG NGHỆ CẮT GỌT KIM LOẠI (tiết 2) I, Mục tiêu: 1.Kiến thức: Qua bài học HS cần nắm được: - Cấu tạo của máy tiện - Các chuyển động khi tiện. 2. Kĩ năng: - Nhận biết được cấu tạo của dao. - Các chuyển đông của dao. 3. Thái độ: ý thức học tập và ý thức được nghề nghiệp. II. Chuẩn bị bài dạy: - GV: Lập kế hoạch giảng dạy. Tranh vẽ hình 17.2, 17.3, 17.4 trong SGK. - HS: đọc trước nội dung bài 17 trang 82 SGK, xem lại bài 18 sách công nghệ 8, tìm hiểu các nội dung trọng tâm. III. Các hoạt động dạy học: 1. Ôn định lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số, tác phong nề nếp tác phong của học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ ( 4’) - Em hãy nêu bản chất và ưu, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực? - Em hãy trình bày bản chất và ưu, nhược điểm của phương pháp gia công hàn? * HS trả lời: - Bản chất - Ưu điểm: - Nhược điểm: 3. Đặt vấn đề: (1’) Trong tiết trước các em đã hiểu sơ lược về các phương pháp gia công cắt gọt, vậy cụ thể như thể nào? Bài học hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu một phương pháp gia công, đó là phương pháp tiện. TIẾT 2 TL HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG Hoạt động1: Tìm hiểu trên máy tiện. 6’ 14’ 6’ GV: yêu cầu HS quan sát H17.3 và đặt câu hỏi. - Em hãy nêu các bộ phận chính của máy tiện? GV cho HS trao đổi nhóm để thực hiện yu cầu: cho biết nhiệm vụ của cc bộ phận my tiện? GV nhận xt: GV: yêu cầu HS quan sát H17.4 và đặt câu hỏi. - Khi tiện thì giữa dao và phôi có các chuyển động nào? - Chuyển động cắt là chuyển đông của dao hay phôi? - Dao có những chuyển đông nào? GV: cc chuyển động của dao được sử dụng trong các trường hợp nào? - Tiện có thể gia công được các mặt như thế nào? HS quan sát và trả lời: HS trao đổi nhóm: HS trả lời Hs trả lời II. Gia công trên máy tiện 1. Máy tiện Máy tiện gồm có các bộ phận chính sau. 1- Ụ trước và hộp trục chính 2- Mâm cặp, 3- Đài gá dao 4- Bàn dao dọc trên. 5- Ụ động 6- Bàn dao ngang 7- Bàn xe dao 8- Thân máy 9- Hộp bước tiến dao 2. Các chuyển động khi tiện a. Chuyển động cắt Phôi quay tròn tạo ra chuyển động cắt Vc (m/phút). b. Chuyển động tiến dao: - Chuyển động tịnh tiến dao ngang Sng. - Chuyển động tịnh tiến dao dọc Sd. - Chuyển động tiến dao phối hợp Schéo. 3. Khả năng gia công của máy tiện Cắt đứt phôi, làm nhẵn bề mặt phôi, khoan lỗ trên phôi, tiện ren, tiện các mặ định hình, 4. Tổng kết, Đánh gi ( 3’) * Củng cố bài học:GV đặt các câu hỏi cho HS trả lời: - Em hãy nêu các bộ phận của máy tiện?-Trình bày quá trình hình thành phoi? - Tiện có thể gia công được các mặt như thế nào? - GV nhận xt tiết học: * Dặn dò: - Các em về nhà học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong SGK, đọc và nghiên cứu bài 19 “ Tự động hóa trong chế tạo cơ khí” . IV. RÚT KINH NGHIỆM: Tuần : 22 không dạy Tiết : 24 Ngày soạn: 19/ 01/ 2010 BÀI 18 THỰC HÀNH chuyểng thành tiết ôn tập LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MỘT CHI TIẾT ĐƠN GIẢN TRÊN MÁY TIỆN I, Mục tiêu: 1, Kiên thức Qua bài học HS cần nắm được: -Sau khi học song bài này, HS lập được quy trình công nghệ chế tạo một sản phẩm cơ khí đơn giản trên máy tiện. 2, Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng lập được quy trình công nghệ chế tạo một sản phẩm cơ khí đơn giản trên máy tiện. 3. Thi độ: Nghiêm túc trong giờ dạy, làm việc khoa học. II. Chuẩn bị bài dạy: -GV: Chi tiết mẫu H18.1 sgk, thước vẽ kĩ thuật. - HS: Đọc và chuẩn bị trước bài 18 ở nhà. III. Tiến trình tổ chức dạy học A. Bài giảng thực hiện trong một tiết, gồm các nội dung: - Tìm hiểu chi tiết chốt cửa. - Lập quy trình công nghệ chế tạo chốt cửa. - Đánh giá kết quả thực hành. B.Các hoạt động dạy học: 1.Ôn định lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số, tác phong nề nếp tác phong của học sinh. 2.Kiểm tra bài cũ: (3’) - Nêu các chuyển động khi tiện? 3.Đặt vấn đề: (1’) Các em đã học các kiến thức về vẽ kĩ thuật, những kiến thức cơ khí cơ bản nhất ở công nghệ 8 và 11. Để chế tạo một sản phẩm cơ khí đơn giản trên máy tiện phải tuân theo một quy trình công nghệ, việc làm này rất cần thiết vì hiện nay các sản phẩm cơ khí cũng như các sản phẩm khác phải tuân theo một quy trình công nghệ. Để đánh giá chất lượng một sản phẩm trước tiên phải đánh giá quy trình công nghệ. Để làm quen với quy trình công nghệ chế tạo một sản phẩm cơ khí đơn giản trên máy tiện ta đi vào bài 18. TL HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG 5’ Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo chi tiết. I, Tìm hiểu cấu tạo chi tiết GV: yêu câu HS quan sát lại hình 18.1 sgk và đặt câu hỏi. -Đây là bản vẽ lắp hay bản vẽ chi tiết? -Em có nhận xét gì về chi tiết trên về hình dạng, kích thước, kết cấu? HS: - Bản vẽ chi tiết -Có 2 khồi trụ tròn xoay có 2 dượng kính, chiều dài khác nhau. Phần trụ thứ nhất Þ25×15, Phần trụ thứ hai Þ20×25, chiều dài cả khối 40mm, hai đầu vát mép 1×450. -Vật liệu bàng thép. I, Tìm hiểu cấu tạo chi tiết 30’ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS lập được quy trình công nghệ chế tạo. II, Lập quy trình công nghệ -Thế nào là quy trình công nghệ? -Để chế tạo chốt cửa qua mấy bước? -Chọn phôi theo quy tắc nào? -Cụ thể trong bài này ta chọn phôi như thế nào? -Thế nào là tiện khoả mặt đầu? Mục đích? -Tiện khoả mặt đầu chuyển động tương đồi giữa dao và phôi như thế nào? -Tại sao không tiển phần trụ Þ20×25 trước? - Tại sao phải tiển phần trụ Þ25 này dài tới 45mm? -GV hướng dẫn học sinh bước 6 -Lúc này ta đặt lưỡi dao hợp với đường trục là bao nhiêu độ? -GV hướng dẫn học sinh bước 8 -GV hướng dẫn học sinh bước 9 -Trình tự các bước cần có để chế tạo một chi tiết một cách khoa học. -Theo nguyên tắc tiện từ ngoài vào trong. -Vì chi tiết dài tới 44mm. -HS lắng nghe và ghi chép - Đặt lưỡi dao hợp với đường trục450 -HS lắng nghe và ghi chép -HS lắng nghe và ghi chép II, Lập quy trình công nghệ -Bước 1: Chọn phôi +Chọn đúng vật liệu đảm bảo dộ bền theo yêu cầu sử dụng. +Đường kính phôi phải lờn hơn dường kính lớn nhất của chi tiết. +Chiều dài của phôi phải lớn hơn chiều dài của chi tiết. -Bước 2: Lắp phôi lên mâm cặp của máy tiện. -Bước 3: Lắp dao lên đài gá dao. -Bước 4: Tiện khoả mặt đầu. -Bước 5: Tiện phần trụ Þ25 dài 45mm. -Bước 6: Tiện phần trụ Þ20 dài 25mm. -Bước 7: Vát mép 1×450 -Bước 8: Cắt đứt đủ chiều dài 45 -Bước 9: Đảo đầu vát mép 1×450 4. Tổng kết: (5’)Đánh giá kết quả thực hành. -Nhận xét sự chuẩn bị, và ý thức học tập củaHS. -GV yêu cầu HS tự lập một quy trình công nghệ chề tạo một sản phẩm cơ khí đơn giản trên máy tiện. -GV chi lớp thành 4 nhóm và giao cho mỗi nhóm làm 1 bài tập trang 88 trong sgk theo mẫu phiếu thực hành sau. PHIẾU THỰC HÀNH Họ và tên: Lớp: Lập quy trình công nghệ chế tạo của chi tiết bàng máy tiện Tên bước Nội dung các bước Hình vẽ Bước 1 Bước 2 Bước n . Dặn dò: - Các em về nhà học làm bài tập tiết sau nộp bài, xem qua nội dung bài mới bài 19 “ tự động hoá trong chế tạo cơ khí”. IV. Rút kinh nghiệm: - GV kết luận +Tạo ra sự thống nhất khi sản xuất hàng loạt các sản phẩm cơ khí + Là tiền đề trong việc tự động hoá trong sản xuất cơ khí. +Trong tổ chức sản xuất tạo sự chuyên môn hoá cao. Ngaøy soaïn: 8/ 01/2012 Tieát : 24 Bài19: TỰ ĐỘNG HÓA TRONG CHẾ TẠO CƠ KHÍ I. Mục tiêu bài học: 1. Kiên thức Qua bài học HS cần nắm được: - Khái niêm về máy tự động, máy diều khiển số, người máy công nghiệp và dây chuyền tự động. - Biết được các biện pháp đảm bảo sự phát triển bền vững trong chế tạo cơ khí. 2. Kĩ năng - Phân biệt được máy tự động, người máy công nghiệp và dây chuyền tự động. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong chế tạo và sãn xuất cơ khí. II. Chuẩn bị bài dạy: 1. - GV: lập kế hoạch giảng dạy, GAĐT, đèn chiếu. - Tranh vẽ hình 19.3 trong SGK. 2. - HS: đọc trước nội dung bài 19 trang 89 SGK, tìm hiểu ghi lại các nội dung khó. III. Các hoạt động dạy học 1. Ôn định lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số, nề nếp tác phong của học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ: (3’) - Nêu các chuyển động khi tiện? - HS trả lời TL Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh Nội dung 25’ Hoạt động 1: Tìm hiểu về máy tự động, người máy công nghiệp và dây chuyền tự động. GV: Trong sản xuất hiện nay đều tuân theo một quy trình công nghệ. - Quy trình công nghệ do máy tạo ra hay con người tạo ra? GV: Nêu khái niệm về máy tự động: - Dựa vào đâu để phân loại máy tự động? - Có mấy loại máy tư động? - Thế nào là máy tự động cứng? - Em hãy nhận xét ưu, nhược điểm của máy tự động cứng? - Thế nào là máy tự động mềm? - Thế nào là người máy công nghiệp (rôbốt công nghiệp)? - Em hãy kể tên một số rôbốt công nghiệp mà em biết? GV: Yêu cầu HS quan sát hình 19.2 và đọc sgk - Thế nào là dây chuyền tự động? - Dây chuyền tự động có công dụng gì? - Nêu nguyên lý hoạt động của dây chuyền tự động? - Nêu nhiệm vụ của băng tải trong dây chuyền tự động? HS: Trả lời - HS lăng nghe và ghi chép - Dựa vào chương trình hoạt động của máy - 2 loại máy tự động cứng, máy tự động mềm. - HS trả lời - HS trả lời HS trả lời - HS trả lời I. Máy tự động, người máy công nghiệp và dây chuyền tự động 1. Máy tự động a. Khái niệm Máy tự động là máy hoàn thành một nhiệm vụ nào đó theo một chương trình định trước mà không có sự tham gia trực tiếp của con người. b. Phân loại * Máy tự động cứng: điều khiển bằng cơ khí nhờ cơ cấu cam điều khiển. +Ưu điểm: tạo năng suất cao so với máy thông thường. + Nhược điểm: khi thay đổi chi tiết cần gia công phải thay đổi cam điều khiển à mất nhiều thời gian thay đổi, thiết kế, chế tạo cam, điều chỉnh máy. * Máy tự động mềm: dễ dàng thay đổi được chương trình hoạt động khi gia công các chi tiết khác nhau. VD máy tiện điều khiển số NC (Numerical Control); máy CNC(Computerzed Numerical Control), máy tiện diều khiển số được máy tính hoá. 2. Người máy công nghiệp a. Khái niệm - Là thiết bị hoạt động đa chức năng hoạt động theo chương trình nhằm phục vụ tự động hoá quá trình sản xuất . - Đặc điểm: Có khả năng thay đổi chuyển động, xử lý thông tin b, Công dụng của rô bốt - Dùng trong các dây
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_11_tiet_19_den_tiet_52.doc