Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 10: Thực hành biểu diển vật thể - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Quốc Hội

Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 10: Thực hành biểu diển vật thể - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Quốc Hội

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Qua bài học HS cần:

- Đọc được bản vẽ hai hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản. (HCĐ + HCB) trang 36 SGK Công nghệ 11.

- Vẽ được hình chiếu thứ 3 (HCC), hình cắt trên hình chiếu đứng của vật thể đơn giản từ bản vẽ 2 hình chiếu.

- Ghi kích thước của vật thể. Hoàn thành khung tên

- Hoàn thành một bản vẽ kĩ thuật từ 2 hình chiếu cho trước.

- Tuân thủ các tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kĩ thuật.

2. Kĩ năng: - Biết sử dụng đúng: Phương pháp vẽ hình chiếu cạnh, hình cắt, HCTĐ.

- Thành thạo: Sử dụng bút chì, cách vẽ và phương pháp vẽ, để đạt được yêu cầu của BVKT theo quy định. Vận dụng kiến thức để thực hiện vẽ được một số BVKT của vật thể đơn giản.

3.Thái độ (giá trị): HS rèn luyện: Thói quen tuân thủ theo những quy định bắt buộc, tính cẩn thận, học tập nghiêm túc, tích cực.

4. Định hướng hình thành năng lực: Học sinh hình thành năng lực sáng tạo, thao tác chuẩn xác và phát triển kĩ năng vẽ kỹ thuật

II. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên:

Nghiên cứu kỹ nội dung Nghiên cứu kỹ nội dung bài 6 trang 32 SGK, đọc các tài liệu có nội dung liên quan tới bài giảng, soạn giáo án word và điện tử, lập kế hoạch giảng dạy. Mô hình Gá lỗ tròn trang 36 SGK và tranh vẽ hình các đề bài trong SGK, thước vẽ kĩ thuật.

 Sử dụng thiết bị, phương tiện: Máy chiếu, Tranh vẽ phóng to đề bài số 01 trang 36 SGK, bộ thước vẽ kĩ thuật. Phiếu học tập (In trên giấy A4 đề bài số 01 trang 36 SGK phát cho HS).

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước nội dung bài 6 trang 32 SGK, tìm hiểu các nội dung trọng tâm, bộ dụng cụ vẽ kĩ thuật. Giấy vẽ

 

doc 5 trang huemn72 11420
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 10: Thực hành biểu diển vật thể - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Quốc Hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10: (Từ ngày 04/11-09/11/2019)
Tiết thứ: 10
THỰC HÀNH: BIỂU DIỂN VẬT THỂ(tt)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Qua bài học HS cần: 
- Đọc được bản vẽ hai hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản. (HCĐ + HCB) trang 36 SGK Công nghệ 11.
- Vẽ được hình chiếu thứ 3 (HCC), hình cắt trên hình chiếu đứng của vật thể đơn giản từ bản vẽ 2 hình chiếu.
- Ghi kích thước của vật thể. Hoàn thành khung tên
- Hoàn thành một bản vẽ kĩ thuật từ 2 hình chiếu cho trước.
- Tuân thủ các tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kĩ thuật.
2. Kĩ năng: - Biết sử dụng đúng: Phương pháp vẽ hình chiếu cạnh, hình cắt, HCTĐ.
- Thành thạo: Sử dụng bút chì, cách vẽ và phương pháp vẽ, để đạt được yêu cầu của BVKT theo quy định. Vận dụng kiến thức để thực hiện vẽ được một số BVKT của vật thể đơn giản.
3.Thái độ (giá trị): HS rèn luyện: Thói quen tuân thủ theo những quy định bắt buộc, tính cẩn thận, học tập nghiêm túc, tích cực. 
4. Định hướng hình thành năng lực: Học sinh hình thành năng lực sáng tạo, thao tác chuẩn xác và phát triển kĩ năng vẽ kỹ thuật
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
Nghiên cứu kỹ nội dung Nghiên cứu kỹ nội dung bài 6 trang 32 SGK, đọc các tài liệu có nội dung liên quan tới bài giảng, soạn giáo án word và điện tử, lập kế hoạch giảng dạy. Mô hình Gá lỗ tròn trang 36 SGK và tranh vẽ hình các đề bài trong SGK, thước vẽ kĩ thuật.
	 Sử dụng thiết bị, phương tiện: Máy chiếu, Tranh vẽ phóng to đề bài số 01 trang 36 SGK, bộ thước vẽ kĩ thuật. Phiếu học tập (In trên giấy A4 đề bài số 01 trang 36 SGK phát cho HS).
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước nội dung bài 6 trang 32 SGK, tìm hiểu các nội dung trọng tâm, bộ dụng cụ vẽ kĩ thuật. Giấy vẽ
III. Tổ chức hoạt động học tập của học sinh
1.Ổn định lớp(1’) Kiểm tra sĩ số, tác phong nề nếp, tác phong nghiêm túc của học sinh. Vệ sinh lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:(5’) Nêu phương pháp vẽ hình chiếu cạnh khi biết hình chiếu đứng và bằng? Có mấy cách vẽ HCTĐ, nêu các thông số cơ bản?
3.Tiến trình bài học:
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (4’)
(1) Mục tiêu: Gợi mở cho học sinh nhớ lại kiến thức đã học.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Thuyết trình, đàm thoại
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm 
(4) Phương tiện dạy học: Hình ảnh minh họa
(5) Sản phẩm: Ở tiết học trước các em đã nghiên cứu phương pháp vẽ HCC khi biết HCĐ và HCB của vật thể đơn giản và biết được 2 cách vẽ HCTĐ. Để có được kỹ năng vẽ tốt hơn, hôm nay ta trực tiếp tìm hiểu sâu hơn và vẽ Hình chiếu, hình cắt, HCTĐ trực tiếp trên giấy vẽ =) Vào bài thực hành.
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức (30’)
(1) Mục tiêu: - Đọc được bản vẽ hai hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản. (HCĐ + HCB) trang 36 SGK Công nghệ 11.
- Vẽ được hình chiếu thứ 3 (HCC), hình cắt trên hình chiếu đứng của vật thể đơn giản từ bản vẽ 2 hình chiếu.
- Ghi kích thước của vật thể. Hoàn thành khung tên
- Hoàn thành một bản vẽ kĩ thuật từ 2 hình chiếu cho trước.
- Tuân thủ các tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kĩ thuật.
 (2) Phương pháp/Kĩ thuật: Thuyết trình, đàm thoại, 
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Vấn đáp, thảo luận nhóm
(4) Phương tiện dạy học: Hình ảnh minh họa
(5) Sản phẩm: Tiếp thu kiến thức mới
Hoạt động của Giáo viên – Học sinh
Nội dung
Hoạt động 2.1: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh và Tóm tắt phương pháp vẽ HCC, hình cắt, HCTĐ (25’)
*GV:Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ của học sinh: Giấy vẽ, thước êke, viết chì, compa; phát phiếu học tập.
*HS:Chuẩn bị đầy đủ Giấy vẽ, thước êke, viết chì, compa để trên bàn.
*GV:Quan sát trình chiếu, kết quả tiết trước.Chiếu slide 2
*GV:Cho hs quan sát mô hình vật thể. Treo hình đề bài 1 trang 36 lên bảng và yêu cầu HS đọc bản vẽ hai hình chiếu của gá lỗ tròn. Chuyển slide 3-4
*HS:Theo dõi,quan sát, phân tích hình:Chuyển slide 5
- Gá có dạng hình chữ L nội tiếp trong khối hình hộp chữ nhật.
- Phần nằm ngang có lỗ hình trụ tròn.
- Phần thẳng đứng có rãnh hình hộp chữ nhật
*GV: Dựa vào hình chiếu đứng ta biết thông tin gì về vật thể? (Dành cho HS TB trở lên)
*HS:Ta biết chiều cao, dài của vật thể.
*GV: Dựa vào hình chiếu bằng ta biết thông tin gì về vật thể? (Dành cho HS TB trở lên)
*HS: Ta biết chiều dài, rộng của vật thể.
*GV: Dựa vào hình chiếu đứng và hình chiếu bằng ta biết thông tin gì về vật thể? (Dành cho HS TB trở lên)
*HS: Kích thước: dài 65mm; rộng 28mm; cao 27mm; lỗ tròn có đường kính 13mm, khuyết rãnh 14X18
*GV: Sau khi HS đã hình dung được hình dạng của vật thể ta tiến hành chiếu các slide tiếp theo và đồng thời vẽ hình chiếu thứ 3, vẽ hình cắt trên hình chiếu đứng.
 GV nêu nhanh phương pháp vẽ HCC – hình cắt.
- Vẽ phân giác góc thứ tư
- Vẽ các đường gióng và hoàn thành hình chiếu bằng nét mảnh
- Kiểm tra lại và tô đậm hình chiếu
- Tẩy các đường gióng và các nét thừa
- Xác định vị trí mặt phẳng cắt 
- Xóa các nét không được thể hiện trên hình cắt và tô đậm các nét thuộc hình cắt của vật thể 
- Vẽ các nét gạch gạch thể hiện mặt cắt
- Ghi kích thước cho bản vẽ, kí hiệu mặt cắt
(GV vẽ lên bảng, giảng từng bước cho HS)
*HS: Theo dõi và vẽ theo GV trên giấy vẽ.
*GV: Cách vẽ HCTĐ các em xem lại bảng 5.2 sgk.
Nêu phương pháp vẽ? (Dành cho HS TB trở lên)
Chiếu các slide tiếp theo
*HS: Phương pháp vẽ HCTĐ:
-Chọn truc đo (Vuông góc đều)
-Chọn mặt phẳng cơ sở (mặt đứng).
-Tiến hành vẽ theo các bước.
-Tẩy xoá nét thừa, tô đậm hình.
*GV: Chiếu slide cuối. Sau khi đã hình thành bản vẽ, các em chỉnh sửa, kiểm tra bản vẽ, tẩy xoá nét thừa, tô đậm hình. Ghi kích thước. Hoàn thiện bản vẽ. (GV vẽ lên bảng, giảng từng bước cho HS)
*HS: Theo dõi và vẽ theo GV.
Cuối hoạt động: HS vẽ được HCC, hình cắt và HCTĐ trên bản vẽ
I. Phương pháp vẽ hình chiếu cạnh, hình cắt, HCTĐ
Bước 1: Đọc bản vẽ hai hình chiếu và hình dung ra vật thể
- Gá có dạng hình chữ L nội tiếp trong khối hình hộp chữ nhật.
- Phần nằm ngang có lỗ hình trụ tròn.
- Phần thẳng đứng có rãnh hình hộp chữ nhật.
- Kích thước: dài 65mm; rộng 28mm; cao 27mm; lỗ tròn có đường kính 13mm, khuyết rãnh 14X18
Bước 2: Vẽ hình chiếu thứ 3 bên phải hình chiếu đứng, vẽ hình cắt trên hình chiếu đứng, ghi kí hiệu mặt cắt, hình cắt
 A - A
A
A
Bước 3: Vẽ hình chiếu trục đo bên dưới ba hình chiếu
Bước 4: Ghi kích thước, khung tên và hoàn thành bản vẽ
Hoạt động 2.2: (15’) Tổ chức thực hành, kiểm tra và sửa lỗi, báo cáo kết quả thực hành
*GV: Kiểm tra từng đối tượng học sinh, và sửa lỗi cho các em 
*HS: Nghiêm túc thực hiện để hoàn thành bản vẽ 
*GV: Thu lại các bản vẽ mà các em đã thực hiện
*HS: Kiểm tra và nộp bài
Cuối hoạt động: HS thành thạo phương pháp vẽ BVKT và rèn luyện được kỹ năng vẽ KT
II. Hoạt động nhóm và báo cáo kết quả thực hành
- Kết quả được thể hiện trên bản vẽ của cá nhân học sinh.
- Nhận xét, đánh giá bản vẽ của học sinh.
Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập(củng cố kiến thức) (1’)
1) Mục tiêu: Ôn tập để củng cố kiến thức 
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Đàm thoại
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm
(4) Phương tiện dạy học:Phiếu học tập 
(5) Sản phẩm: Học sinh khắc sâu kiến thức
- Tuyên dương tập thể, những cá nhân có tinh thần, ý thức học tập tốt, phê bình những cá nhân có tinh thần, ý thức học tập kém. Gọi tên chấm một số bài trên lớp, nhận xét bài làm của HS.
- Thông hiểu phương pháp vẽ.
Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng (2’) 
- Vận dụng kiến thức để thực hiện BVKT đúng.
- Thái độ tuân thủ theo các tiêu chuẩn đã quy định.
Hoạt động 5: Hoạt động tìm tòi mở rộng (2’) Các em về nhà tiếp tục vẽ các đề bài còn lại và đọc trước nội dung bài “Hình chiếu phối cảnh”
Ngày 3 tháng 11 năm 2019
Ký duyệt tuần 10
Diệp Anh Tuấn
Nguyeãn Vaên Linh
IV. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_11_tiet_10_thuc_hanh_bieu_dien_vat_the.doc