Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 34+35 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Quốc Hội

Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 34+35 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Quốc Hội

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Qua bài học HS cần:

- Nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên tắc hoạt động của cơ cấu phân phối khí.

2. Kĩ năng:Đọc được sơ đồ nguyên lý của cơ cấu phân phối khí.

3.Thái độ (giá trị): HS rèn luyện: Kỹ năng nhận biết các quy trình công nghệ chế tạo phôi. Sáng tạo, cẩn thận, học tập nghiêm túc, tích cực.

4. Định hướng hình thành năng lực: Học sinh hình thành năng lực sáng tạo, tự học, thẩm mỹ, giao tiếp, hợp tác, tính toán, thao tác chuẩn xác và phát triển kĩ năng nhận biết các vật liệu phục vụ trong cơ khí.

II. Chuẩn bị

GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài 24 trang 111 SGK, đọc các tài liệu có nội dung liên quan tới bài giảng, soạn giáo án, lập kế hoạch giảng dạy. Nghiên cứu mô hình động cơ đốt trong.

HS: đọc trước nội dung bài 24 trang 111 SGK, tìm hiểu các nội dung trọng tâm.

III. Tổ chức hoạt động học tập của học sinh

1.Ổn định lớp(1’) Kiểm tra sĩ số, tác phong nề nếp, tác phong nghiêm túc của học sinh. Vệ sinh lớp.

2.Kiểm tra bài cũ: Nêu nhiệm vụ cấu tạo của Pit-tông ?

 Nêu nhiệm vụ cấu tạo của Thanh truyền? Học sinh học bài cũ, trả lời câu hỏi.

 Nêu nhiệm vụ cấu tạo của Trục khuỷu?

3.Tiến trình bài học:

Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (4’)

(1) Mục tiêu: Gợi mở cho học sinh nhớ lại kiến thức đã học.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Thuyết trình, đàm thoại

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm

(4) Phương tiện dạy học: Hình ảnh minh họa

(5) Sản phẩm: Chúng ta đã dược biết cấu tạo chung của động cơ đốt trong gồm có 2 cơ cấu, 4 hệ thống. Vậy trong đó có 2 cơ cấu nào? Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu nhiệm vụ cấu tạo của Trục khuỷu, Thanh truyền. Vậy Cơ cấu phân phối khí có cấu tạo như thế nào, hoạt động ra sao? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta đi vào tìm hiểu bài 24 “ Cơ cấu phân phối khí”.

 Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức (80’)

(1) Mục tiêu- Nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên tắc hoạt động của cơ cấu phân phối khí.

 (2) Phương pháp/Kĩ thuật: Thuyết trình, đàm thoại,

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Vấn đáp, thảo luận nhóm

(4) Phương tiện dạy học: Hình ảnh minh họa

(5) Sản phẩm: Tiếp thu kiến thức mới

 

doc 5 trang huemn72 11530
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 34+35 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Quốc Hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27:(Từ ngày 18/3- 23/3/2019)
Tiết thứ: 34
CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Qua bài học HS cần:
- Nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên tắc hoạt động của cơ cấu phân phối khí.
2. Kĩ năng:Đọc được sơ đồ nguyên lý của cơ cấu phân phối khí.
3.Thái độ (giá trị): HS rèn luyện: Kỹ năng nhận biết các quy trình công nghệ chế tạo phôi. Sáng tạo, cẩn thận, học tập nghiêm túc, tích cực.
4. Định hướng hình thành năng lực: Học sinh hình thành năng lực sáng tạo, tự học, thẩm mỹ, giao tiếp, hợp tác, tính toán, thao tác chuẩn xác và phát triển kĩ năng nhận biết các vật liệu phục vụ trong cơ khí. 
II. Chuẩn bị
GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài 24 trang 111 SGK, đọc các tài liệu có nội dung liên quan tới bài giảng, soạn giáo án, lập kế hoạch giảng dạy. Nghiên cứu mô hình động cơ đốt trong.
HS: đọc trước nội dung bài 24 trang 111 SGK, tìm hiểu các nội dung trọng tâm.
III. Tổ chức hoạt động học tập của học sinh
1.Ổn định lớp(1’) Kiểm tra sĩ số, tác phong nề nếp, tác phong nghiêm túc của học sinh. Vệ sinh lớp.
2.Kiểm tra bài cũ: Nêu nhiệm vụ cấu tạo của Pit-tông ? 
	Nêu nhiệm vụ cấu tạo của Thanh truyền? Học sinh học bài cũ, trả lời câu hỏi.
	Nêu nhiệm vụ cấu tạo của Trục khuỷu?
3.Tiến trình bài học:
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (4’)
(1) Mục tiêu: Gợi mở cho học sinh nhớ lại kiến thức đã học.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Thuyết trình, đàm thoại
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm 
(4) Phương tiện dạy học: Hình ảnh minh họa
(5) Sản phẩm: Chúng ta đã dược biết cấu tạo chung của động cơ đốt trong gồm có 2 cơ cấu, 4 hệ thống. Vậy trong đó có 2 cơ cấu nào? Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu nhiệm vụ cấu tạo của Trục khuỷu, Thanh truyền. Vậy Cơ cấu phân phối khí có cấu tạo như thế nào, hoạt động ra sao? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta đi vào tìm hiểu bài 24 “ Cơ cấu phân phối khí”.Cam taùc ñoäng
 Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức (80’)
(1) Mục tiêu- Nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên tắc hoạt động của cơ cấu phân phối khí.
 (2) Phương pháp/Kĩ thuật: Thuyết trình, đàm thoại, 
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Vấn đáp, thảo luận nhóm
(4) Phương tiện dạy học: Hình ảnh minh họa
(5) Sản phẩm: Tiếp thu kiến thức mới
Hoạt động của Giáo Viên-Học Sinh
Nội dung
GV: ở bài 21 các em đã biết nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong. Trong một chu trình làm việc của động cơ phải trải qua 4 quá trình: Nạp, nén, cháy- dãn, nở và thải. Các cửa nạp thải đóng mở như thế nào (đúng lúc). Để đóng mở cửa nạp thải đúng lúc phải nhờ đến cơ cấu phân phối khí. Vậy nhiệm vụ của cơ cấu phân phối khí là gì? 
GV: Yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ 24.1 trang 111SGK và đặt câu hỏi.
? quan sát sơ đồ 24.1 trang 111SGK, em hãy cho biết có mấy loại cơ cấu phân phối khí?
? Người ta dùng cơ cấu phân phối khí van trượt đối với loại động cơ nào ( 2 kì) ?
? Chi tiết nào đóng vai trò là van trượt?
? Trong cơ cấu phân phối khí dùng xupáp có mấy loại? 
 GV:Treo tranh vẽ hình 24.2 SGK
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 24.2 và đọc nội dung trong SGK.
? Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp cấu tạo gồm những chi tiết nào?
? Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp treo, xupáp đóng mở được dẫn động như thế nào?
 ? Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp đặt, xupáp được dẫn động nhờ chi tiết nào?
? Trong động cơ 4 kì số vòng quay của trục cam bằng bao nhiêu số vòng quay của trục khuỷu? Giải thích tại sao?
? Quan sát hình 24.2 hãy cho biết dấu hiệu chủ yếu để phân biệt cơ cấu phân phối khí xupáp đặt, cơ cấu phân phối khí dùng xupáp treo?
? So sánh ưu nhược điểm của hao loại cơ cấu phân phối khí trên ?
 ? Em hãy nêu nguyên lý làm việc của cơ cấu phân phối khí dùng xupáp treo?
? Khi trục khuỷu quay thì các chi tiết trong cơ cấu phân phối khí dùng xupáp treo hoạt động như thế nào?
? Tương tự các em về nhà nêu nguyên tâc hoạt động của cơ cấu phân phối khí dùng xupáp đặt?
? Khi trục khuỷu quay thì các chi tiết trong cơ cấu phân phối khí dùng xupáp treo hoạt động như thế nào?
HS: Đọc mục 1 trang 111 SGK để trả lời.
HS: Học sinh quan sát sơ đồ 24.1 trang 111SGK và trả lời câu hỏi.
HS: Trả lời câu hỏi.
HS: Đọc SGK và trả lời.
HS: Đọc SGK và trả lời 
HS: Quan sát hình và đọc SGK .
HS: Trả lời câu hỏi.
HS: Trả lời câu hỏi.
HS: Trả lời câu hỏi .
HS: Trả lời câu hỏi
HS: Trả lời câu hỏi
HS: Đọc SGK và trả lời câu hỏi
HS: Trả lời câu hỏi
HS: Trả lời câu hỏi
I, Nhiệm vụ và phân loại.
1. Nhiệm vụ:
- Đóng mở các cửa nạp thải đúng lúc để động cơ thực hiện quá trình nạp khí mới vào xilanh và thải khí đã cháy trong xilanh ra ngoài.
2.Phân loại:
- Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp trượt.
- Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp đặt. 
 - Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp treo.
II. Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp:
1. Cấu tạo:
1)Trục cam và cam; 2)Con đội; 3)Lò xo xupáp; 4)Xupáp; 5)Nắp máy; 6)Trục khuỷu; 7)Dũa đẩy; 8)Trục cò mổ; 9)Cò mồ; 10)cặp bánh răng phân phối.
+ Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp treo.
- Xupáp đóng mở được dẫn động bằng một cam, con đội, đũa đẩy, cò mổ, lò xo xupáp.
- Trục cam được dẫn động nhờ trục khuỷu, nhờ cặp bánh răng phân phối.
+ Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp đặt.
- Mỗi xupáp được dẫn động bằng một cam, con đội, lò xo xupáp.
Kết luận:
- Trong động cơ 4 kì số vòng quay của trục cam bằng ẵ số vòng quay trụ khuỷu.
- Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp treo là cơ cấu phân phối khí mà xupáp được lắp trên nắp máy. Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp đặt là cơ cấu phân phối khí mà xupáp được lắp trên thân máy.
2. Nguyên lý làm việc:
+ Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp treo.
-Trục khuỷu quay
trục cam quay	 con đội đũa đẩy cò mổ. Cò mổ quay theo chiều kim đồng hồ quanh trục cò mổ xupáp nạp thải mở (lò xo) nén lại. Khi cam thôi tác động xupáp nạp thải đóng.
+ Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp treo.
-Trục khuỷu quay trục cam quay
con đội xupáp nạp thải mở (lò xo) nén lại. Khi cam thôi tác động xupáp nạp thải đóng.
Họat động 3: Hoạt động luyện tập(củng cố kiến thức) (5’)
1) Mục tiêu: Ôn tập để củng cố kiến thức 
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Đàm thoại
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm
(4) Phương tiện dạy học:Phiếu học tập 
(5) Sản phẩm: Học sinh khắc sâu kiến thức
- Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của cơ cấu phân phối khí dùng xupáp treo.
- Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của cơ cấu phân phối khí dùng xupáp đặt.
- So sánh cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của hai loại cơ cấu phân phối khí trên.
Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng: Trả lời câu hỏi SGK
Hoạt động 5: Hoạt động tìm tòi mở rộng (2’) - Các em về nhà học bài cũ và xem qua nội dung bài mới bài 25 “ Hệ thống bôi trơn”.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 27:(Từ ngày 18/3- 23/3/2019)
Tiết thứ: 35
HỆ THỐNG BÔI TRƠN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Qua bài học HS cần nắm được nhiệm vụ cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.
2. Kĩ năng: Đọc được sơ đồ nguyên lý của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.
3.Thái độ (giá trị): HS rèn luyện: Kỹ năng nhận biết các quy trình công nghệ chế tạo phôi. Sáng tạo, cẩn thận, học tập nghiêm túc, tích cực.
4. Định hướng hình thành năng lực: Học sinh hình thành năng lực sáng tạo, tự học, thẩm mỹ, giao tiếp, hợp tác, tính toán, thao tác chuẩn xác và phát triển kĩ năng nhận biết các vật liệu phục vụ trong cơ khí. 
II. Chuẩn bị
GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài 25 trang 113 SGK, đọc các tài liệu có nội dung liên quan tới bài giảng, soạn giáo án, lập kế hoạch giảng dạy. 
HS: đọc trước nội dung bài 25 trang 113 SGK, tìm hiểu các nội dung trọng tâm
III. Tổ chức hoạt động học tập của học sinh
1.Ổn định lớp(1’) Kiểm tra sĩ số, tác phong nề nếp, tác phong nghiêm túc của học sinh. Vệ sinh lớp.
2.Kiểm tra bài cũ: Cơ cấu phân phối khí có nhiệm vụ gì?
Nêu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cơ cấu phân phối khí?
3.Tiến trình bài học:
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (4’)
(1) Mục tiêu: Gợi mở cho học sinh nhớ lại kiến thức đã học.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Thuyết trình, đàm thoại
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm 
(4) Phương tiện dạy học: Hình ảnh minh họa
(5) Sản phẩm: Khi động cơ làm việc thì giữa các chi tiết sẽ có sự chuyển động tương đối với nhau,như các bề mặt ma sát: Pit-tông, xecmăng, Xilanh, chốt pit-tông, chốt khuỷu, đầu to và đầu nhỏ thanh truyền và các bề mặt ma sát khác các bề mặt ma sát sẽ bị nóng và mài mòn àđể khắc phục àdùng dầu bôi trơn. Để bôi trơn các bề mặt ma sát này phải có hệ thống bôi trơn. Vậy cấu tạo, nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn như thế nào ta đi vào bài 25
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức (80’)
(1) Mục tiêu: Nắm được nhiệm vụ cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.
 (2) Phương pháp/Kĩ thuật: Thuyết trình, đàm thoại, 
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Vấn đáp, thảo luận nhóm
(4) Phương tiện dạy học: Hình ảnh minh họa
(5) Sản phẩm: Tiếp thu kiến thức mới
Hoạt động của Giáo Viên-Học Sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nhiệm vụ và phân loại. 
 GV : đặt câu hỏi để HS tìm hiểu tác dụng của dầu bôi trơn .
- Liên hệ thực tế em hãy cho biết dầu bôi trơn còn tác dụng gì ?
-Em hãy kể tên một số bề mặt ma sát của đ/c càn phải bôi trơn .
GV giải thích : Khi động cơ làm việc, trong đ/c có rât nhiều chi tiết chuyển động tương đối gây ma sát làm các chi tiết bị mài mòn àhỏng như : pit-tông – xilanh à bôi trơn .
- Nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn là gì?
- Hệ thống bôi trơn có mấy loại ? Dựa vào đâu để phân loại ? Đó là những loại nào ?
- Bôi trơn bằng vung té là phương pháp bôi trơn ntn . 
(GV: Phương pháp bôi trơn bằng vung té là lợi dụng chuyển động quay của các chi tiết mà khuỷu đầu to thanh truyền , các bánh răng để múc dầu từ cạcte văng té lên các chi tiết . Dầu đọng trên các bề măùt chi tiết hoặc lỗ thủng dầu rồi chảy vào các bề măùt ma sát .) 
- Bôi trơn bằng cách pha dầu bôi trơn vào nhiên liệu được sử dụng ở đ/c nào? Các bề mặt ma sát nào đượcbôi trơn?
HS:
-Bôi trơn, làm mát, tẩy rửa, bao kín buồng cháy và chống gỉ.
-Pit-tông, xilanh, chốt pit-tông, chốt khuỷu, đầu to và đầu nhỏ thanh truyền và các bề mặt ma sát khác
-HS đọc sgk trả lời.
-Có 3 loại vung te,ự cưỡng bức, pha dầu bôi trơn vào nhiên liệu.
-HS đọc sgk trả lời.
-HS nghe giảng và ghi chép.
-Động cơ 2 kì Pit-tông, xilanh, chốt pit-tông, chốt khuỷu, đầu to và đầu nhỏ thanh truyền và các bề mặt ma sát khá
I, Nhiệm vụ và phân loại 
1,Nhiệm vụ
_Đưa dầu bôi trơn lên các bề mặt ma sát của các chi tiết đươc hoạt động bình thườngvà tăng tuổi thọ cho các chi tiết.
2,Phân loại 
-Hệ thống bôi trơn được phân loại theo phương pháp bôi trơn có các loại sau:
+Bôi trơn bằng vung té.
+Bôi trơn cưỡng bức.
+Bôi trơn bằng cách pha dầu bôi trơn vào nhiên liệu.
Hoạt động 2: Hoạt động luyện tập(củng cố kiến thức) (5’)
1) Mục tiêu: Ôn tập để củng cố kiến thức 
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Đàm thoại
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm
(4) Phương tiện dạy học:Phiếu học tập 
(5) Sản phẩm: Học sinh khắc sâu kiến thức
- Nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn là gì?
-Vì sao gọi là hệ thống bôi trơn cưỡng bức ? 
-Hệ thống bôi trơn có mấy loại ? Dựa vào đâu để phân loại ? Đó là những loại nào ?
-So sánh hệ thống bôi trơn cưỡng bức với các hệ thống bôi trơn khác?
Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng: Trả lời câu hỏi SGK
Hoạt động 5: Hoạt động tìm tòi mở rộng (2’) - Các em về nhà học bài cũ, đọc và nghin cứu phần thông tin bổ sung trang 115 sgk và xem qua nội dung bài mới bài 26 “ hệ thống làm mát”.
Ngày 24 tháng 3 năm 2019
Ký duyệt tuần 27
Diệp Anh Tuấn
Nguyeãn Vaên Linh
IV. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_11_tiet_3435_nam_hoc_2019_2020_nguyen.doc