Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 6: Hình cắt, mặt cắt - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Quốc Hội

Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 6: Hình cắt, mặt cắt - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Quốc Hội

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Qua bài học HS cần:

- Hiểu được khái niệm và công dụng của hình cắt và mặt cắt.

- Biết cách vẽ mặt cắt của các vật thể đơn giản.

- Nhận biết được mặt cắt trên bản vẽ kĩ thuật.

- Biết cách vẽ hình cắt của các vật thể đơn giản.

- Nhận biết được hình cắt trên bản vẽ kĩ thuật.

2. Kĩ năng:

- Biết sử dụng đúng: phương pháp cắt vật thể theo các cách khác nhau phù hợp với hình dạng của vật thể.

- Thành thạo: Sử dụng bút chì, cách vẽ và PP vẽ, cắt để đạt được yêu cầu của BVKT theo quy định.

3.Thái độ (giá trị): HS rèn luyện: Kỹ năng lập BVKT, cắt vật thể đúng cách và thói quen tuân thủ theo những quy định bắt buộc, tính cẩn thận, học tập nghiêm túc, tích cực.

4. Định hướng hình thành năng lực: Học sinh hình thành năng lực sáng tạo, thao tác chuẩn xác và phát triển kĩ năng vẽ kĩ thuật.

II. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên: Nghiên cứu kỹ nội dung bài 4 SGK, đọc tài liệu tham khảo liên quan đến bài giảng, Xem lại bài 8 sách công nghệ 8.

 Sử dụng thiết bị, phương tiện: Tranh vẽ phóng to hình 4.1 đến 4.10 SGK, bộ thước vẽ kĩ thuật .

2. Chuẩn bị của học sinh: GV hướng cho HS Đọc trước nội dung bài 4 SGK, tìm hiểu các nội dung trọng tâm, bộ thước vẽ KT.

III. Tổ chức hoạt động học tập của học sinh

1.Ổn định lớp(1’) Kiểm tra sĩ số, tác phong nề nếp, tác phong nghiêm túc của học sinh. Vệ sinh lớp.

2.Kiểm tra bài cũ: không

3.Tiến trình bài học:

Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (4’)

(1) Mục tiêu: Gợi mở cho học sinh nhớ lại kiến thức đã học.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Thuyết trình, đàm thoại

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm

(4) Phương tiện dạy học: Hình ảnh minh họa

(5) Sản phẩm: Đối với các vật thể có nhiền phần rỗng ở bên trong như các lỗ, các rãnh nếu dùng hình biễu diễn thì có nhiều nét đứt, như thế bản vẽ thiếu rõ ràng, sáng sủa. Vì vậy, trên bản vẽ kĩ thuật thường dùng hình cắt và mặt cắt để biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể.

 

doc 3 trang huemn72 10250
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 6: Hình cắt, mặt cắt - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Quốc Hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 6 (Từ ngày 07/10-12/10/2019)
Tiết thứ: 6
HÌNH CẮT, MẶT CẮT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Qua bài học HS cần: 
- Hiểu được khái niệm và công dụng của hình cắt và mặt cắt.
- Biết cách vẽ mặt cắt của các vật thể đơn giản.
- Nhận biết được mặt cắt trên bản vẽ kĩ thuật.
- Biết cách vẽ hình cắt của các vật thể đơn giản.
- Nhận biết được hình cắt trên bản vẽ kĩ thuật.
2. Kĩ năng: 
- Biết sử dụng đúng: phương pháp cắt vật thể theo các cách khác nhau phù hợp với hình dạng của vật thể.
- Thành thạo: Sử dụng bút chì, cách vẽ và PP vẽ, cắt để đạt được yêu cầu của BVKT theo quy định.
3.Thái độ (giá trị): HS rèn luyện: Kỹ năng lập BVKT, cắt vật thể đúng cách và thói quen tuân thủ theo những quy định bắt buộc, tính cẩn thận, học tập nghiêm túc, tích cực.
4. Định hướng hình thành năng lực: Học sinh hình thành năng lực sáng tạo, thao tác chuẩn xác và phát triển kĩ năng vẽ kĩ thuật.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Nghiên cứu kỹ nội dung bài 4 SGK, đọc tài liệu tham khảo liên quan đến bài giảng, Xem lại bài 8 sách công nghệ 8.
	 Sử dụng thiết bị, phương tiện: Tranh vẽ phóng to hình 4.1 đến 4.10 SGK, bộ thước vẽ kĩ thuật .
2. Chuẩn bị của học sinh: GV hướng cho HS Đọc trước nội dung bài 4 SGK, tìm hiểu các nội dung trọng tâm, bộ thước vẽ KT.
III. Tổ chức hoạt động học tập của học sinh
1.Ổn định lớp(1’) Kiểm tra sĩ số, tác phong nề nếp, tác phong nghiêm túc của học sinh. Vệ sinh lớp.
2.Kiểm tra bài cũ: không
3.Tiến trình bài học:
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (4’)
(1) Mục tiêu: Gợi mở cho học sinh nhớ lại kiến thức đã học.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Thuyết trình, đàm thoại
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm 
(4) Phương tiện dạy học: Hình ảnh minh họa
(5) Sản phẩm: Đối với các vật thể có nhiền phần rỗng ở bên trong như các lỗ, các rãnh nếu dùng hình biễu diễn thì có nhiều nét đứt, như thế bản vẽ thiếu rõ ràng, sáng sủa. Vì vậy, trên bản vẽ kĩ thuật thường dùng hình cắt và mặt cắt để biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể.
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức (30’)
(1) Mục tiêu: 
- Hiểu được khái niệm và công dụng của hình cắt và mặt cắt.
- Biết cách vẽ mặt cắt của các vật thể đơn giản.
- Nhận biết được mặt cắt trên bản vẽ kĩ thuật.
- Biết cách vẽ hình cắt của các vật thể đơn giản.
- Nhận biết được hình cắt trên bản vẽ kĩ thuật.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Thuyết trình, đàm thoại, 
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Sử dụng pp nêu vấn đề, kết hợp với pp thuyết trình, diễn giảng, đàm thoại, thảo luận nhóm, ILO khi cần thiết.
(4) Phương tiện dạy học: Hình ảnh minh họa, dụng cụ vẽ kĩ thuật
Hoạt động của Giáo viên – Học sinh
Nội dung
Hoạt động 2.1: (5 phút) Tìm hiểu khái niệm hình cắt và mặt cắt.
*GV: Dùng tranh vẽ hình 4.1 SGK để giới thiệu cho HS về vật thể, mặt phẳng chiếu, mặt phẳng cắt, cách tiến hành cắt. Trình bày quá trình vẽ hình cắt và mặt cắt.
-Như thế nào là mặt phẳng cắt?
-Từ vật thể trên ta nên đặt mặt phẳng cắt ở vị trí nào?
-Mặt cắt là gì?
-Hình cắt là gì? (Dành cho HS trung bình ↑)
*HS: Quan sát và vẽ hình 4.1 sgk theo hướng dẫn của GV và trả lời câu hỏi.
-Mặt phẳng cắt là mặt phẳng song song với mặt phẳng chiếu, đi qua tâm của vật thể, chia vật thể ra làm 2 phần.
I.Khái niệm hình cắt và mặt cắt 
-Hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt gọi là mặt cắt.
-Hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt gọi là hình cắt.
Lưu ý: Mặt cắt được kẻ gạch gạch hoặc được kí hiệu của vật liệu.
Hoạt động 2.2: (10 phút): Tìm hiểu về mặt cắt
*GV: Dùng tranh vẽ hình 4.2;4.3;4.4 SGK phân tích cho HS và đặt câu hỏi.
-Mặt cắt dùng để làm gì?
*HS: Dùng để biểu diễn tiết diện ngang của vật thể.
*GV: Mặt cắt dùng trong trường hợp nào? 
*HS: Dùng để biểu diễn tiết diện ngang của vật thể
 *GV: Có mấy loại mặt cắt?
-Mặt cắt chập và mặt cắt rời khác nhau như thế nào?
-Chúng được quy ước vẽ ra sao? Được dùng trong trường hợp nào?(Dành cho HS trung bình ↑)
*HS: tìm hiểu trong sgk trả lời.
II. Mặt cắt: Mắt dùng để biểu diễn tiết diện vuông góc của vật thể. Dùng trong trường hợp vật thể có nhiều phần lỗ, rãnh.
1. Mặt cắt chập:
–Mặt cắt chập được vẽ ngay trên hình chiếu tương ứng, đường bao của mặt cắt được vẽ bằng nét liền mảnh.
–Mặt cắt chập dùng để biểu diễn vật thể có hình dạng đơn giản.
2. Mặt cắt rời:
–Mặt cắt rời được vẽ ở ngoài hình chiếu tương ứng, đường bao của mặt cắt được vẽ bằng nét liền đậm.
–Mặt cắt được vẽ gần hình chiếu và liên hệ với hình chiếu bằng nét gạch chấm mảnh.
Hoạt động 2.3: (15 phút): Tìm hiểu về hình cắt
*GV: Em hãy nêu lại khái niệm hình cắt?
-Dựa vào hình 4.5;4.6;4.7sgk thì có mấy loại hình cắt?
-Hình cắt toàn bộ được dùng trong trường hợp nào?
(Dành cho HS trung bình ↑)
*HS: -HS nêu lại khái niệm hình cắt
-Có 3 loại.
-Dùng để biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể.
*GV: Hình cắt một nửa được quy ước vẽ ra sao?
-Hình cắt một nửa được dùng trong trường hợp nào?
-Hình cắt cục bộ được quy ước vẽ ra sao?
-Hình cắt cục bộ được dùng trong trường hợp nào?
(Dành cho HS trung bình ↑)
*HS: tìm hiểu trong sgk trả lời.
-Dùng để biểu diễn một phần nào đó của vật thể
*GV cho HS thực hiện: Cho học sinh thực hành 25 phút
III. Hình cắt:
-Có 3 loại hình cắt.
1. Hình cắt toàn bộ:
-Là hình cắt sử dụnh một mặt phẳng cắt và dùng để biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể.
1. Hình cắt một nửa: (bán phần)
-Là hình biểu diễn gồm nửa hình cắt ghép với nửa hình chiếu, đường phân cách là đường tâm.
Ứng dụng: để biểu diễn những vật đối xứng.
3. Hình cắt cục bộ: (riêng phần)
-Là hình biểu diễn một phần vật thể dưới dạng hình cắt, đường giới hạn vẽ bằng nét lượn sóng.
Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập(củng cố kiến thức) (1’)
1) Mục tiêu: Ôn tập kiến thức đã học và khắc sâu kiến thức
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Đàm thoại
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm
(4) Phương tiện dạy học:Phiếu học tập 
(5) Sản phẩm: Hình cắt gồm những loại nào? Chúng được dùng trong trường hợp nào? 
Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng (2’) Làm bài tập trong sách giáo khoa
Hoạt động 5: Hoạt động tìm tòi mở rộng (2’) Các em về nhà học bài cũ, đọc phần thông tin bổ sung trang 25 sgk. 
- Làm bài tập 1, 2, 3 trang 24, 25 sgk và xem trước nội dung bài 5: Hình chiếu trục đo
Ngày 06 tháng 10 năm 2019
Ký duyệt tuần 6
Diệp Anh Tuấn
Nguyeãn Vaên Linh
IV. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_11_tiet_6_hinh_cat_mat_cat_nam_hoc_201.doc