Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 7: Hình chiếu trục đo - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Quốc Hội

Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 7: Hình chiếu trục đo - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Quốc Hội

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Qua bài học HS cần:

- Hiểu được khái niệm về hình chiếu trục đo (HCTĐ).

- Biết cách vẽ HCTĐ của vật thể đơn giản.

- Biết cách vẽ HCTĐ vuông góc đều của vật thể đơn giản.

2. Kĩ năng:

- Biết sử dụng đúng: phương pháp vẽ HCTĐ theo 2 cách.

- Thành thạo: Sử dụng bút chì, cách vẽ và PP vẽ, để đạt được yêu cầu của BVKT theo quy định.

3.Thái độ (giá trị): HS rèn luyện: Kỹ năng lập BVKT, cắt vật thể đúng cách và thói quen tuân thủ theo những quy định bắt buộc, tính cẩn thận, học tập nghiêm túc, tích cực.

4. Định hướng hình thành năng lực: Học sinh hình thành năng lực sáng tạo, thao tác chuẩn xác và phát triển kĩ năng vẽ kĩ thuật.

II. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên: GV: Nghiên cứu kỹ nội dung bài 5 trang 27 SGK, đọc các tài liệu có nội dung liên quan tới bài giảng, xem lại bài 4,5,6 sách công nghệ 8, soạn giáo án, lập kế hoạch giảng dạy.

 Sử dụng thiết bị, phương tiện: Tranh vẽ hình 5.1 và bảng 5.1 trong SGK, thước vẽ kĩ thuật.

2. Chuẩn bị của học sinh: GV hướng cho HS đọc trước nội dung bài 5 trang 27 SGK, tìm hiểu các nội dung trọng tâm, bộ thước vẽ kĩ thuật.

III. Tổ chức hoạt động học tập của học sinh

1.Ổn định lớp(1’) Kiểm tra sĩ số, tác phong nề nếp, tác phong nghiêm túc của học sinh. Vệ sinh lớp.

2.Kiểm tra bài cũ: (5’) - Nêu khái niệm về hình cắt mặt cắt ?

- Có mấy loại hình cắt va Phân biệt các loại hình cắt?

3.Tiến trình bài học:

Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (4’)

(1) Mục tiêu: Gợi mở cho học sinh nhớ lại kiến thức đã học.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Thuyết trình, đàm thoại

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm

(4) Phương tiện dạy học: Hình ảnh minh họa

(5) Sản phẩm: Ở lớp 8 các em đã được làm quen với các khối đa diện, trong thực tế một số các vật thể được hình thành từ các khối đa diện đó; đó chính là HCTĐ của vật thể. Đẻ hiểu rõ hơn về HCTĐ và biết cách vẽ HCTĐ của một số vật thể đơn giản ta nghiên cứu bài 5 SGK.

 

doc 3 trang huemn72 7120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 7: Hình chiếu trục đo - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Quốc Hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 7 (Từ ngày 14/10-19/10/2019)
Tiết thứ: 7
HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Qua bài học HS cần: 
- Hiểu được khái niệm về hình chiếu trục đo (HCTĐ).
- Biết cách vẽ HCTĐ của vật thể đơn giản.
- Biết cách vẽ HCTĐ vuông góc đều của vật thể đơn giản.
2. Kĩ năng: 
- Biết sử dụng đúng: phương pháp vẽ HCTĐ theo 2 cách.
- Thành thạo: Sử dụng bút chì, cách vẽ và PP vẽ, để đạt được yêu cầu của BVKT theo quy định.
3.Thái độ (giá trị): HS rèn luyện: Kỹ năng lập BVKT, cắt vật thể đúng cách và thói quen tuân thủ theo những quy định bắt buộc, tính cẩn thận, học tập nghiêm túc, tích cực.
4. Định hướng hình thành năng lực: Học sinh hình thành năng lực sáng tạo, thao tác chuẩn xác và phát triển kĩ năng vẽ kĩ thuật.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: GV: Nghiên cứu kỹ nội dung bài 5 trang 27 SGK, đọc các tài liệu có nội dung liên quan tới bài giảng, xem lại bài 4,5,6 sách công nghệ 8, soạn giáo án, lập kế hoạch giảng dạy. 
	 Sử dụng thiết bị, phương tiện: Tranh vẽ hình 5.1 và bảng 5.1 trong SGK, thước vẽ kĩ thuật.
2. Chuẩn bị của học sinh: GV hướng cho HS đọc trước nội dung bài 5 trang 27 SGK, tìm hiểu các nội dung trọng tâm, bộ thước vẽ kĩ thuật. 
III. Tổ chức hoạt động học tập của học sinh
1.Ổn định lớp(1’) Kiểm tra sĩ số, tác phong nề nếp, tác phong nghiêm túc của học sinh. Vệ sinh lớp.
2.Kiểm tra bài cũ: (5’) - Nêu khái niệm về hình cắt mặt cắt ? 
- Có mấy loại hình cắt va Phân biệt các loại hình cắt?
3.Tiến trình bài học:
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (4’)
(1) Mục tiêu: Gợi mở cho học sinh nhớ lại kiến thức đã học.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Thuyết trình, đàm thoại
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm 
(4) Phương tiện dạy học: Hình ảnh minh họa
(5) Sản phẩm: Ở lớp 8 các em đã được làm quen với các khối đa diện, trong thực tế một số các vật thể được hình thành từ các khối đa diện đó; đó chính là HCTĐ của vật thể. Đẻ hiểu rõ hơn về HCTĐ và biết cách vẽ HCTĐ của một số vật thể đơn giản ta nghiên cứu bài 5 SGK.
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức (30’)
(1) Mục tiêu: 
- Hiểu được khái niệm về hình chiếu trục đo (HCTĐ).
- Biết cách vẽ HCTĐ của vật thể đơn giản.
- Biết cách vẽ HCTĐ vuông góc đều của vật thể đơn giản.
 (2) Phương pháp/Kĩ thuật: Thuyết trình, đàm thoại, 
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Sử dụng pp nêu vấn đề, kết hợp với pp thuyết trình, diễn giảng, đàm thoại, thảo luận nhóm, ILO khi cần thiết.
(4) Phương tiện dạy học: Hình ảnh minh họa, dụng cụ vẽ kĩ thuật
Hoạt động của Giáo viên – Học sinh
Nội dung
Hoạt động 2.1: (5 phút) Tìm hiểu về khái niệm HCTĐ
*GV: Yêu câu HS quan sát lại hình 3.9 sgk và đặt câu hỏi.
-Trên hình 3.9 có những đặc điểm gì?HCTĐ của vật thể vẽ trên một hay nhiều mp chiếu?
*HS: Chiều dài, rộng, cao của vật thể được biểu diễn trên cùng một mp chiếu.
*HS: Theo dõi vẽ lại H 5.1 theo sự hướng dẫn của GV.
*GV: Vì sao phương l không được song song với P và vớ trục toạ độ nào?Dùng hình vẽ 5.1 sgk. Trong phép chiếu trên, hình của trục toạ độ là các trục O’X’, O’Y’, O’Z’ gọi là trục đo, góc hợp bởi các trục đo gọi là góc trục đo.
*HS:HCTĐ của vật thể vẽ trên một mp chiếu.
*GV: Quan sát và nhận xét độ dài O’A’ so với OA, O’B’ so với OB, O’C’ so với OC. Vậy ta lập tỉ số độ dài hình chiếu của một đoạn thẳng nằm trên trục toạ độ với độ dài thực của đoạn thẳng đó ta được hệ số biến dạng của đoạn thẳng đó trên trục toạ độ tương ứng.
*HS: Độ dài O’A’ so với OA, O’B’ so với OB, O’C’ so với OC thay đổi.
I. Khái niệm 
1. Cách xây dựng HCTĐ: SGK
Khái niêm: HCTĐ là hình biểu diễn 3 chiều của vật thể được xây dựng bằng phép chiếu song song.
2, Thông số cơ bản của HCTĐ
a, Góc trục đo
-X’O’Y’, Y’O’Z’, X’O’Z’
b, Hệ số biến dạng
- là hệ số biến dạng theo trục O’X’.
- là hệ số biế dạng theo trục O’X’.
- là hệ số biế dạng theo trục O’X’.
Hoạt động 2.2: (10 phút): Tìm hiểu HCTĐ vuông góc đều
*GV: Có nhiều lại HCTĐ nhưng trong vẽ kĩ thuật thường dùng HCTĐ và HCTĐ xiên góc cân.
-Như thế nào là vuông góc?
-Như thế nào là đều?(Dành cho HS trung bình ↑)
*HS: Là phướng chiếu l vuông góc vói mp chiếu.
Hệ số biên dạng theo các trục đo bằng nhau p=q=r.
*GV:Để vẽ HCTĐ vuông góc đều ta cần quan tâm đến các thông số đó là: góc trục đo và hhệ số biến dạng.
Trong thực tế thì góc trục đo là góc vuông, vậy khi ta chiếu hình vuông lên HCTĐ vuông góc đều thì nó biến dạng thành hình gì? hình tròn thì nó biến dạng thành hình gì? (Dành cho HS trung bình ↑)
*HS: Khi chiếu hình vuông lên HCTĐ vuông góc đều ta được hình thoi, hình tròn được hình elíp.
II. Hình chiếu trục đo vuông góc đều
 ĐN: Là hình chiếu có phướng chiếu l vuông góc vói mp chiếu, có 3 hệ số biến dạng bằng nhau p = q = r = 1. Góc trục đo X’O’Y’, Y’O’Z’, X’O’Z’.
*Khi chiếu hình vuông lên HCTĐ vuông góc đều ta được hình thoi, hình tròn được hình elíp.
Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập(củng cố kiến thức) (1’)
1) Mục tiêu: Ôn tập kiến thức đã học và khắc sâu kiến thức
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Đàm thoại
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm
(4) Phương tiện dạy học:Phiếu học tập 
(5) Sản phẩm: Gọi 2 em học sinh lên bảng vẽ HCTĐ 1 trong 6 đề bài trang 36
Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng (2’) HCTĐ là gì?
-Tại sao trong bản vẽ kĩ thuật không lấy HCTĐ làm phương pháp biểu diễn chính?
-Nêu hai thông số cơ bản của HCTĐ?
Hoạt động 5: Hoạt động tìm tòi mở rộng (2’) Các em về nhà học bài cũ, đọc và nghiên cứu phần thông tin bổ sung trang 31 sgk và xem qua nội dung phần bài học còn lại.
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày 13 tháng 10 năm 2019
Ký duyệt tuần 7
Diệp Anh Tuấn
Nguyeãn Vaên Linh

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_11_tiet_7_hinh_chieu_truc_do_nam_hoc_2.doc