Giáo án Địa lí 11 - Bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu

Giáo án Địa lí 11 - Bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần

1. Kiến thức:

- Giải thích được tình trạng bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển và già hoá dân số ở các nước phát triển.

- Biết giải thích được đặc điểm dân số của thế giới, của nhóm nước phát triển, nhóm nước đang phát triển và hệ quả của nó.

- Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân cuả ô nhiễm môi trường; phân tích được hậu quả của ô nhiễm môi trường; nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường.

- Hiểu được nguy cơ chiến tranh và sự cần thiết phải boả vệ hoà bình.

2. Kĩ năng : Phân tích được các bảng số liệu, biểu đồ, liên hệ thực tế.

3. Thái độ: Nhận thức được để giải quyết các vấn đề toàn cầu cần phải có sự đoàn kết và hợp tác của toàn nhân loại. Có ý thức tuyên truyền bảo vệ môi trường đến mọi người xung quanh.

4. Định hướng phát triển năng lực.

- Năng lực phân tích bảng số liệu, hình ảnh, tư duy sáng tạo.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1. Chuẩn bị của GV:

- Biểu đồ tình hình gia tăng dân số thế giới.

- Một số hình ảnh về ô nhiễm môi trường trên thế giới và ở Việt Nam.

- Bảng số liệu 3.1, 3.2 ở SGK.

2. Chuẩn bị của HS:

- Đọc trước bài học.

- Phân tích bảng số liệu 3.1 và 3.2 SGK.

 

docx 8 trang lexuan 119030
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 11 - Bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 2 / 9 / 2020
Tuần : 3 
Tiết PPCT : 3
Bài 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần 	
1. Kiến thức: 
- Giải thích được tình trạng bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển và già hoá dân số ở các nước phát triển.
- Biết giải thích được đặc điểm dân số của thế giới, của nhóm nước phát triển, nhóm nước đang phát triển và hệ quả của nó.
- Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân cuả ô nhiễm môi trường; phân tích được hậu quả của ô nhiễm môi trường; nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường.
- Hiểu được nguy cơ chiến tranh và sự cần thiết phải boả vệ hoà bình.
2. Kĩ năng : Phân tích được các bảng số liệu, biểu đồ, liên hệ thực tế.
3. Thái độ: Nhận thức được để giải quyết các vấn đề toàn cầu cần phải có sự đoàn kết và hợp tác của toàn nhân loại. Có ý thức tuyên truyền bảo vệ môi trường đến mọi người xung quanh.
4. Định hướng phát triển năng lực.
- Năng lực phân tích bảng số liệu, hình ảnh, tư duy sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV: 
- Biểu đồ tình hình gia tăng dân số thế giới.
- Một số hình ảnh về ô nhiễm môi trường trên thế giới và ở Việt Nam.
- Bảng số liệu 3.1, 3.2 ở SGK.
2. Chuẩn bị của HS:
- Đọc trước bài học.
- Phân tích bảng số liệu 3.1 và 3.2 SGK.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Đặt vấn đề/xuất phát/khởi động
Mục tiêu:.
Giúp HS gợi nhớ lại kiến thức DS và môi trường ở lớp 10 và dẫn dắt vào bài mới.
Phương thức: Cá nhân /Cả lớp (3 phút)
Tiến trình hoạt động: 
Bước 1: Giao nhiệm vụ; cả lớp trả lời các câu hỏi sau:
+ Vấn đề Dân Số và Môi Trường có ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trên toàn thế giới và trong từng nước?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: dựa vào sgk và vốn hiểu biết để trả lời câu hỏi
Bước 3: Trao đổi, thảo luận, báo cáo: 
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức: GV đánh giá phần trả lời câu hỏi hs và tiến hành bài mới.( Bùng nổ dân số, già hóa dân số, ô nhiễm môi trường đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. cùng với việc bảo vệ hòa bình, nhân loại hiện nay đang đối mặt với nhiều thách thức mang tính toàn cầu. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn.)
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu vấn đề bùng nổ dân số và già hóa dân số 
* Mục tiêu: 
- Giải thích được tình trạng bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển và già hoá dân số ở các nước phát triển.
- Biết giải thích được đặc điểm dân số của thế giới, của nhóm nước phát triển, nhóm nước đang phát triển và hệ quả của nó.
- Nhận thức được để giải quyết các vấn dân số cần phải có sự đoàn kết và hợp tác của toàn nhân loại. Có ý thức tuyên truyền chính sách dân số đến mọi người xung quanh.
* Phương thức: Nhóm.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
* Bước1: Chia lớp thành 4 nhóm, GV phân công nhiệm vụ như sau:
- Nhóm 1,2: Dựa vào nội dung SGK và phân tích bảng số liệu 3.1, trả lời những câu hỏi ở mục I.1 điền vào nội dung bảng.
- Nhóm 3,4: Dựa vào nội dung SGK và phân tích bảng số liệu 3.2, trả lời những câu hỏi ở mục I.2 điền vào nội dung bảng.
Vấn đề
Bùng nổ dân số
Già hóa dân số
Biểu hiện
Hậu quả
Giải pháp
* Bước 2:Các nhóm thảo luận nhiệm vụ được giao
* Bước 3: GV gợi ý sản phẩm.
- Dân số thế giới tăng nhanh-> bùng nổ dân số
- Các nước đang phát triển có tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao hơn các nước PT.
Gây sức ép lớn đối với kt-xh và TN-MT. Giảm tỉ lệ sinh.
- Dân số thế giới đang già đi, tuổi thọ trung bình ngày càng tăng.
- Sự già hoá dân số chủ yếu ở nhóm nước phát triển
- Thiếu hụt lực lượng lao động.
- Chi phí xã hội lớn cho người già.
- Khuyến khích sinh đẻ.
- Khuyến khích lao động nhập cư.
* Bước 4: Các nhóm cử đại diện lên trình bày, các nhóm khác bổ sung.
* Bước 5: GV tổng kết và chuẩn hoá kiến thức và liên hệ ở Việt Nam.
I. DÂN SỐ
Vấn đề
Bùng nổ dân số
Già hóa dân số
Biểu hiện
- Dân số thế giới tăng nhanh-> bùng nổ dân số
- Các nước đang phát triển có tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao hơn các nước PT.
- Dân số thế giới đang già đi, tuổi thọ trung bình ngày càng tăng.
- Sự già hoá dân số chủ yếu ở nhóm nước phát triển.
Hậu quả
Gây sức ép lớn đối với kt-xh và TN-MT.
- Thiếu hụt lực lượng lao động.
- Chi phí xã hội lớn cho người già.
Giải pháp
Giảm tỉ lệ sinh.
- Khuyến khích sinh đẻ.
- Khuyến khích lao động nhập cư.
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số vấn đề về môi trường
*Mục tiêu: 
- Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân cuả ô nhiễm môi trường; 
- Phân tích được hậu quả của ô nhiễm môi trường; 
- Nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường.
*Phương thức: Nhóm
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
*Bước1: GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiện vụ cho các nhóm như sau: (GV phát phiếu học tập)
- Nhóm 1:Tìm hiểu vấn đề biến đổi khí hậu.Trả lời câu hỏi SGK.
- Nhóm 2: Tìm hiểu vấn đề suy giảm tầng ôzôn. 
- Nhóm3: Tìm hiểu vấn đề ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương.Trả lời câu hỏi SGK.
- Nhóm 4: Tìm hiểu về vấn đề suy giảm đa dạng sinh học.Trả lời câu hỏi SGK.
* Bước 2: Các nhóm thảo luận nhiệm vụ được giao
* Bước 3: GV gợi ý sản phẩm.
- Hiện trạng
- Nguyên nhân
- Hậu quả
- Giải pháp
* Bước 4: Các nhóm cử đại diện lên trình bày, các nhóm khác bổ sung.
* Bước 5: GV tổng kết và chuẩn hoá kiến thức ở phiếu học tập.
II. MÔI TRƯỜNG:
(Nội dung ở bảng tóm tắt)
Một số vấn đề về môi trường toàn cầu:
Vấn đề môi trường
Hiện trạng
Nguyên nhân
Hậu quả
Giải pháp
1. Biến đổi khí hậu toàn cầu
- Trái Đất nóng lên.
- Mưa axit.
Lượng CO2 và các khí thải khác trong khí quyển tăng (Sản xuất CN, GTVT, sinh hoạt)
- Băng tan-> Mực nước biển dâng gây ngập lụt nhiều nơi.
- Thời tiết, khí hậu thất thường, thiên tai thường xuyên.
- Giảm lượng CO2 trong sản xuất và sinh hoạt.
- Trồng và bảo vệ rừng.
2. Suy giảm tầng ôzôn
Tầng ôzôn bị mỏng dần và lỗ thủng ngày càng lớn.
Các chất khí CFCs trong sản xuất công nghiệp.
Ảnh hưởng đến sức khoẻ, mùa màng,sinh vật.
- Cắt giảm lượng CFCS trong sản xuất và sinh hoạt.
- Trồng nhiều cây xanh.
3. Ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương
Nguồn nước ngọt, nước biển đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. 
- Chất thải từ sản xuất, sinh hoạt chưa qua xử lí.
- Tràn dầu, rửa tàu, đắm tàu trên biển.
- Thiếu nguồn nước ngọt, nước sạch sạch.
- Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
- Xử lí chất thải trước khi thải ra.
- Đảm bảo an toàn khai thác dầu và hàng hải.
4. Suy giảm đa dạng sinh học
Nhiều loài sinh vật bị diệt chủng hoặc đứng trước nguy cơ diệt chủng.
Khai thác thiên nhiên quá mức.
- Mất đi nhiều loài sinh vật, nguồn gen quý, nguồn thuốc chữa bệnh, nguồn nguyên liệu 
- Mất cân bằng sinh thái.
- Xây dựng các khu bảo vệ thiên nhiên.
- Triển khai luật bảo vệ rừng.
3.Tìm hiểu một số vấn đề về khác
* Mục tiêu: 
- Hiểu được nguy cơ chiến tranh và sự cần thiết phải boả vệ hoà bình.
Phương thức: Cá nhân
: GV yêu cầu HS dựa vào các phương tiện thông tin hãy cho biết:
- Ngoài vấn đề về dân số và môi trường thế giới đang đứng trước những vấn đề mang tính toàn cầu nào nữa?
- Khu vực nào thường xãy ra xung đột sắc tộc, tôn giáo, lãnh thổ, khủng bố quốc tế?
HS trình bày, GV kết luận.
III.MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC: 
- Xung đột tôn giáo, sắc tộc.
- Khủng bố, bạo lực, chiến tranh biên giới.
- Các bệnh dịch hiểm nghèo.
Luyện tập:
3.1. Mục tiêu: 
 - Cho HS khái quát hóa về dân số, môi trường và hậu quả của nó
 - Giúp HS nhận thức được để giải quyết các vấn đề toàn cầu cần phải có sự đoàn kết và hợp tác của toàn nhân loại. Có ý thức tuyên truyền bảo vệ môi trường đến mọi người xung quanh.
3.2. Phương thức.
Cho HS trả lời câu hỏi và điền vào sơ đồ.
a. Trình bày khái quát về bùng nổ dân số, già hoá dân số thế giới và hậu quả của chúng?
b. Tại sao khắp nơi trên thế giới đều có nhiều hành động bảo vệ môi trường?
c. Sắp xếp các dữ kiện sau vào sơ đồ cho hợp lí và giải thích:
	1. Thiệt hại cho sản xuất và đời sống	4. Trái Đất nóng lên	
2. Băng tan	5. Nước biển dâng
	3. Sản xuất, sinh hoạt tạo ra nhiều CO2	6. Lũ lụt gia tăng
 4. Vận dụng mở rộng:
- Liên hệ tới vấn đề DS và môi trường ở Việt Nam.
- Việt Nam đã tham gia những vấn đề gì về DS và môi trường trong những năm gần đây 
 Trà Cú, Ngày .tháng năm 2020
 Duyệt của Tổ phó
 Kim Ngọc Thái
Ngày soạn: 2/ 9 / 2020
Tuần : 4
Tiết PPCT : 4
Bài 4: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU NHỮNG CƠ HỘI VÀ 
THÁCH THỨC CỦA TOÀN CẦU HOÁ 
ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần 	
1. Kiến thức: Hiểu được những cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá với các nước đang phát triển.
2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, thảo luận nhóm và viết báo cáo về một vấn đề mang tính toàn cầu. 
3. Thái độ: Học sinh thấy được những thời cơ và thách thức của toàn cầu hóa đối với nước ta từ đó có ý thức hơn trong học tập và rèn luyện. 
- Nhận thức được sự tác động của cuộc CM KH-KT trong việc chuyển giao công nghệ sẽ gây tác động đến BĐKH và cách ứng phó với BĐKH.
4. Định hướng phát triển năng lực.
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: năng lực tư duy tổng hợ theo lãnh thổ, năng lực sử dụng tranh, 
III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV: Giáo án. Một số hình ảnh về việc áp dụng thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất, quản lí,kinh doanh.
2. Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài và sưu tầm thêm một số tài liệu về tác động của toàn cầu hóa đối với Việt Nam.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :	
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Chứng minh rằng trên thế giới, sự bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở các nước đang phát triển, sự già hoá dân số đang diễn ra ở các nước phát triển?
3. Các hoạt động học tập:
A. Đặt vấn đề/ Khởi động/ Tình huống xuất phát
Bước 1: Giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS nêu những thách thức và thời cơ của các nước đang phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa. 
Bước 2: HS thực hiện và ghi ra giấy nháp, chuẩn bị để báo cáo trước lớp.
Bước 3: GV gọi 01 HS báo cáo, các HS khác trao đổi và bổ sung thêm.
Bước 4: Đánh giá
 GV sử dụng nội dung HS trả lời để tạo ra tình huống có vấn đề và dẫn dắt vào nội dung bài học.
B. Hình thành kiến thức/ kĩ năng mới
Hoạt động 1 . Tìm hiểu những thời cơ và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển.
1. Mục tiêu: Nêu được những cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá với các nước đang phát triển.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Nhóm
3. Phương tiện:
- Thông tin sách giáo khoa
- Hình ảnh liên quan
4. Tiến trình hoạt động:
GV yêu cầu HS xác định mục đích, yêu cầu của bài thực hành
Bước 1: Giao nhiệm vụ
GV chia lớp thành 7 nhóm đảm nhận 1 ô kiến thức trong SGK
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS trao đổi và thảo luận để rút ra được những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển qua từng ô kiến thức
Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả
Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, cho ý kiến
Bước 4: Đánh giá
Gv gợi ý HS tìm những kết luận chưa hoàn chỉnh và chốt kiến thức
Nội dung
Cơ hội
Thách thức
1.Tự do hoá thương mại:
Mở rộng thị trường, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Trở thành thị trường tiêu thụ cho các cường quốc kinh tế.
2. Cách mạng khoa học - công nghệ:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức.
Nguy cơ tụt hậu xa hơn về trình độ phát triển kinh tế.
3.Sự áp đặt lối sống, văn hoá của các siêu cường
Tiếp thu các tinh hoa văn hoá của nhân loại.
Giá trị đạo đức bị biến đổi theo hướng xấu, ô nhiễm xã hội, đánh mất bản sắc dân tộc.
4.Chuyển giao công nghệ vì lợi nhuận:
Tiếp nhận đầu tư, công nghệ, hiện đại hoá cơ sở vật chất kĩ thuật.
Trở thành bãi thải công nghệ lạc hậu cho các nước phát triển.
5. Toàn cầu hoá công nghệ:
Đi tắt, đón đầu từ đó có thể đuổi kịp và vượt các nước phát triển.
Gia tăng nhanh chóng nợ nước ngoài, nguy cơ tụt hậu.
6.Chuyển giao mọi thành tựu của nhân loại:
Thúc đẩy nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh hơn, hoà nhập nhanh chóng vào nền kinh tế thế giới.
Sự cạnh tranh trở nên quyết liệt, nguy cơ hoà tan.
7.Sự đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế:
Tận dụng tiềm năng thế mạnh toàn cầu để phát triển kinh tế đất nước.
Chảy máu chất xám, gia tăng tốc độ cạn kiệt tài nguyên.
Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường:
+ Toàn cầu hoá gây áp lực đối với sử dụng tự nhiên làm cho môi trường suy thoái như thế nào?đều đó sẽ gây tác động đến BĐKH như thế nào?
+ Tại sao nói các nước phát triển chuyển giao công nghệ lạc hậu cho các nước đang phát triển gây ô nhiễm MT?
- Cơ hội: Toàn cầu hóa tạo cơ hội cho cho các nước đang phát triển khai thác các thành tựu KH-CN thân thiện với môi trường nhằm giảm thiểu phát khí thải nhà kính.
- Thách thức: áp lực đối với tự nhiên, suy giảm diện tích rừng, giảm khả năng hấp thụ khí cacbonic của tự nhiên. Trong quá trình đổi mới công nghệ, các nước phát triển đã chuyển các công nghệ lổi thời, gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển, làm gia tăng lượng khí thải tại các nước đang phát triển.
Hoạt động 2. Luyện tập/ Củng cố
1. Mục tiêu: 
Rèn luyện kĩ năng viết báo cáo
2. Phương thức:
Cá nhân
3. Tổ chức hoạt động: 
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Trên cơ sở những nội dung đã thảo luận, mỗi cá nhân viết một báo cáo ngắn có chủ dề “những thời cơ và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển” 
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Đánh giá.
5. Hoạt động 3: Vận dụng/ Bài tập về nhà.
1. Mục tiêu: 
HS có kĩ năng thu thập xử lí thông tin, số liệu
2. Nội dung:
Tìm hiểu về châu Phi những màu sắc về cuộc sống và con người ở châu Phi
- Về nhà hoàn thành bài thực hành.
- Đọc bài 5- Một số vấn đề của châu lục và khu vực (T1), trả lời các câu hỏi sau:
1. Hiện nay châu Phi đang đứng trước những vấn đề gì về tự nhiên, xã hội và kinh tế? Để giải quyết những vấn đề đó các nước châu Phi cần phải làm gì?
2. Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế các nước châu Phi rơi vào tình trạng kém phát triển?
 Trà Cú, ngày......tháng.......năm 2020
 Duyệt của tổ phó
 Kim Ngọc Thái 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_11_bai_3_mot_so_van_de_mang_tinh_toan_cau.docx