Giáo án Địa lí Lớp 11 - Tiết 16-35

Giáo án Địa lí Lớp 11 - Tiết 16-35

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 - Biết vị trí, phạm vi lãnh thổ của Nhật Bản.

 - Trình bày đặc điểm tự nhiên, TNTN và phân tích được những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với phát triển kinh tế.

 - Trình bày đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng đối với phỏt triển kinh tế.

 - Trình bày và giải thích sự phát triển kinh tế Nhật Bản

 - Ghi nhớ địa danh: Đảo Hôn - Su, đảo Kiu - Xiu, núi Phú Sĩ, thủ đô Tô - Ki - Ô, các TP: Cô - bê, Hi - rô - si - ma

2. Năng lực:

 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin.

 - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh.

3. Phẩm chất:

 - Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

3.1. Ổn định:

3.2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra qua việc hoàn thành bài thực hành của HS.

 

doc 80 trang huemn72 9150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 11 - Tiết 16-35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 16 + 19 + 20. BÀI 8 - LIÊN BANG NGA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
 - Biết được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Liên bang Nga. 
 - Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên (Nga giàu tài nguyên đặc biệt có trữ lượng than, dầu, khí đứng hàng đầu thế giới) và phân tích được thuận lợi, khó khăn về tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế. 
 - Phân tích được đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế
 - Trình bày và giải thích được tình hình phát triển kinh tế của Liên bang Nga. 
 + Vai trò của Liên bang Nga đối với Liên Xô trước đây
 + Những khó khăn và những thành quả của sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường
 + Một số ngành kinh tế chủ chốt và sự phân hóa lãnh thổ kinh tế Liên bang Nga
 - Hiểu mối quan hệ đa dạng giữa Nga và Việt Nam. 
 - So sánh được đặc trưng của một số vùng kinh tế tập trung của Nga: Vùng Trung ương, vùng trung tâm đất đen, vùng U - ran, vùng Viễn Đông
 - Ghi nhớ một số địa danh: Thủ đô Mat - xco - va, thành phố Xanh Pê - tec - bua. 
 - Thấy được sự thay đổi của nền kinh tế Nga sau năm 2000. 
 - Nêu được sự phân bố các cây trồng, vật nuôi chủ yếu của Nga và giải thích được sự phân bố đó. 
2. Năng lực: 
 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin. 
 - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh. 
3. Phẩm chất: 
 - Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
3.1. Ổn định - KTSS
3.2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
3.3. Hoạt động học tập: 
HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)
a) Mục đích: HS nhớ lại những kiến thức về điều kiện tự nhiên đã học ở bậc THCS và kiến lịch sử: sự giúp đỡ và vai trò của Liên bang Nga trước đây đối với Việt Nam; Rèn luyện kĩ năng suy luận, liên hệ thực tế để giải thích vấn đề trong thực tế.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.
c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu một số hình ảnh về Liên bang Nga và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Đây là quốc gia nào? Em hãy nêu những hiểu biết của em về quốc gia đó? Mối quan hệ của quốc gia đó đối với đất nước Việt Nam?
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về vị trí địa lí và lãnh thổ
a) Mục đích: HS biết một số đặc điểm về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Liên bang Nga.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
A. TỰ NHIÊN - DÂN CƯ - XÃ HỘI 
I. Vị trí địa lí và lãnh thổ. 
 - Nga có lãnh thổ rộng lớn nằm ở cả hai châu lục Á và Âu, giáp với 3 đại dương và 14 quốc gia. 
 - Thuận lợi:
 + Nằm trung gian của Bắc Bán Cầu Þ Thuận lợi cho giao lưu KT - XH với các nước ở các châu lục trên thế giới. 
 + Lãnh thổ rộng thiên nhiên phân hóa đa dạng
 + Thuận lợi phát triển kinh tế biển. 
 - Khó khăn: 
 + Phần phía Bắc rất lạnh. 
 + Phần ĐN (Biên giới với các nước Châu Á) phần lớn là núi cao Þ khó khăn cho giao thông. 
 + Vấn đề ANQP luôn phải đặt lên hàng đầu.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:
 + Câu hỏi 1: Hãy chỉ trên bản đồ lãnh thổ của Liên bang Nga? 
 + Câu hỏi 2: Với vị trí địa lí như trên Nga có thuận lợi gì cho phát triển kinh tế? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. 
 + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau
 + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. 
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên
a) Mục đích: HS trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triên kinh tế; Phân tích lược đồ tự nhiên, phân bố dân cư của Liên bang Nga.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
II. Điều kiện tự nhiên
Điều kiện TN
Miền Tây
Miền Đông
Địa hình
Thấp: Có 2 đồng bằng (đồng bằng Tây XiBia có nhiều đầm lầy), dãy núi già Uran
Cao: Chủ yếu là núi và cao nguyên, đồng bằng nhỏ hẹp ở phía Bắc
Khí hậu
 - Ôn đới lục địa nhưng ôn hòa hơn phần phía Đông. 
 - Phía Bắc có khí hậu cận cực, phần nhỏ phía nam có khí hậu cận nhiệt
Ôn đới lục địa khắc nghiệt
Thổ nhưỡng
Đất đen ở đồng bằng Đông Âu màu mỡ
Đất pôtdôn nghèo dinh dưỡng
Thủy văn
Nhiều sông Lớn (Vonga, obi) có giá trị về TĐ, TL, TS, GT
Nhiều sông, hồ Lớn có giá trị về TĐ, TL, TS
Khoáng sản
Dầu khí, than, sắt. 
Than, dầu khí, vàng, kim cương, sắt. 
Rừng
Thảo nguyên và taiga
Chủ yếu là rừng taiga
 * Điều kiên tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế: đồng bằng rộng lớn, đất đai màu mỡ (đồng bằng Đông Âu), khí hậu phần phía Tây ôn hòa, sông hồ lớn có giá trị về nhiều mặt, giàu tài nguyên rừng, khoáng sản. Tuy nhiên có nhiều khó khăn: địa hình núi và cao nguyên chiếm diện tích lớn, có nhiều vùng băng giá và khô hạn, tài nguyên phong phú nhưng phân bố chủ yếu ở vùng núi hoặc vùng băng giá gây khó khăn cho kinh tế.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP
Điều kiện TN
Miền Tây
Miền Đông
Địa hình
Khí hậu
Thổ nhưỡng
Thủy văn
Khoáng sản
Rừng
 + Nhóm 1, 3: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên của miền Tây. 
 + Nhóm 2, 4: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên của miền Đông. 
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. 
 + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút. 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. 
 + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về đặc điểm dân cư, xã hội Liên bang Nga
a) Mục đích: HS trình bày được đặc điểm dân cư và xã hội của Liên Bang Nga. Phân tích ảnh hưởng của điều kiện dân cư và xã hội đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Liên Bang Nga.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
III. Dân cư và xã hội
1. Dân cư
 - Dân cư đông nhưng có xu hướng giảm nhanh do tỉ suất gia tăng tự nhiên quá thấp (dân số già), xuất cư. 
 - Nga có nhiều dân tộc: > 100 dân tộc
 - Phân bố dân cư: mật độ dân số thấp, phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở miền Tây, đa số dân sống ở thành phố (tỉ lệ dân thành thị cao: 70% (2005). 
3. Xã hội
 - Liên bang Nga có tiềm lực lớn về khoa học, văn hoá, nghệ thuật, kiến trúc. 
 - Tỉ lệ người biết chữ cao: 99%
Þ Đây là yếu tố thuận lợi giúp Nga tiếp thu nhanh chóng những thành tựu KH - KT của thế giới và thu hút đầu tư nước ngoài.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ:
 + Nhóm 1, 3: Dựa vào bảng bảng 8. 2 và hình 8. 3 phân tích để rút ra những nhận xét về sự biến động và xu hướng phát triển dân số của Nga. Hệ quả của sự thay đổi đó. 
 + Nhóm 2, 4: Dựa vào hình 8. 4 nhận xét sự phân bố dân cư của Liên bang Nga? Giải thích?
 + Nhóm 5, 6: Sự phân bố dân cư không đều giữa miền Tây và Đông gây nên những khó khăn gì cho phát triển kinh tế của Liên bang Nga? Em hãy kể tên các thành tựu văn hoá, khoa học của Nga? Với tiềm lực khoa học lớn đã tạo nên những thuận lợi gì để phát triển kinh tế của Liên bang Nga? 
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. 
 + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút. 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. 
 + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.4. Tìm hiểu về quá trình phát triển kinh tế
a) Mục đích: HS trình bày và giải thích được tình hình phát triển kinh tế của Liên bang Nga; Sử dụng bản đồ (lược đồ) để nhận biết và phân tích đặc điểm một số ngành kinh tế và vùng kinh tế của Liên bang Nga.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
B. KINH TẾ - MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN BANG NGA
I. Quá trình phát triển kinh tế
1. Trước thập niên 90 của thế kỉ XX: Liên bang Nga là bộ phận trụ cột của Liên bang Xô Viết, đóng góp tỉ trọng lớn cho các ngành kinh tế của Liên bang Xô Viết
2. Thập niên 90 của thế kỉ XX: Thời kì đầy khó khăn biến động
 Sau khi Liên Xô tan rã (Năm 1991) Nga trải qua thời kỳ đầy khó khăn và biến động:
 - Tốc độ tăng trưởng GDP âm. 
 - Sản lượng các ngành kinh tế giảm. 
 - Nợ nước ngoài nhiều
 - Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. 
 - Vị trí, vai trò của Nga trên trường quốc tế suy giảm. 
 - Năm 1991: cộng đồng các quốc gia độc lập SNG ra đời. 
 - Nguyên nhân: Khủng hoảng kinh tế - xã hội do cơ chế sản xuất cũ, đường lối kinh tế thiếu năng động không đáp ứng nhu cầu thị trường, tiêu hao vốn lớn, sản xuất kém hiệu quả. 
3. Từ năm 2000 đến nay: Kinh tế đang phục hồi lại vị trí cường quốc
 - Từ năm 2000, nước Nga xây dựng chiến lược kinh tế mới. 
 - Thành tựu: Tăng trưởng kinh tế cao, sản lượng các ngành kinh tế đều tăng, xuất siêu, có dự trữ ngoạih tệ, chính trị - xã hội ổn định, Nga nằm trong nhóm các nước công nghiệp hàng đầu trên thế giới.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:
 + Câu hỏi 1: Dựa vào vốn hiểu biết, bảng 8. 3, em hãy cho biết: Em biết gì về Liên bang Nga hay Liên Xô (sự hình thành, thành tựu về kinh tế, khoa học kĩ thuật)? Liên bang Nga có vai trò gì trong Liên Xô? 
 + Câu hỏi 2: Dựa vào hình 8. 6: Nhận xét về tốc độ tăng GDP của Liên bang Nga thời kì 1990 - 1999? Nêu nguyên nhân dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế?
 + Câu hỏi 3: Dựa vào hình 8. 6 và bảng 8. 4 thảo luận với bàn bên cạnh: Hãy phân tích để thấy được những thay đổi lớn lao trong nền kinh tế Nga sau năm 2000? Dựa vào SGK và vốn hiểu biết tìm những nguyên nhân dẫn đến những thay đổi trên?
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 10 phút. 
 + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau
 + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. 
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.5. Tìm hiểu về các ngành kinh tế
a) Mục đích: HS Phân tích tình hình phát triển của một số ngành kinh tế chủ chốt và sự phân bố của công nghiệp Liên bang Nga.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
II. Các ngành kinh tế
1. Công nghiệp
 - Vai trò: Là ngành xương sống của nền kinh tế Nga (chiếm trên 30% GDP)
 - Cơ cấu ngành đa dạng gồm cả công nghiệp truyền thống và công nghiệp hiện đại với các ngành nổi bật như: khai thác dầu khí (ngành mũi nhọn), năng lượng, chế tạo máy, luyên kim, điện tử - tin học, công nghiệp hàng không vũ trụ. 
 - Phân bố: Các trung tâm công nghiệp tập trung chủ yếu ở phía Tây, phía Nam
2. Nông nghiệp
 - Thuận lợi: Quỹ đất nông nghiệp lớn, công nghiệp phát triển tạo động lực, thị trường tiêu thụ rộng
 - Khó khăn: Khí hậu lạnh, đất nghèo dinh dưỡng... 
 - Tình hình phát triển và phân bố: phát triển cả trồng trọt và chăn nuôi, phân bố chủ yếu ở ĐB Đông Âu và phía Nam ĐB Tây XiBia với các sản phẩm chính: Lúa mì, củ cải đường, bò, lợn, cừu. 
3. Dịch vụ:
 - Giao thông vận tải phát triển với đủ các loại hình, đang được nâng cấp. 
 - Phát triển kinh tế đối ngoại 
 + Giá trị xuất nhập khẩu tăng, là nước xuất siêu. 
 + Hơn 60% hàng xuất khẩu là nguyên liệu, năng lượng. 
 - Có tiềm năng du lịch lớn. 
 - Các ngành dịch vụ khác phát triển mạnh. 
 - Hai trung tâm dịch vụ lớn nhất cả nước là: Mát - xcơ - Va và Xanh Pê - téc - bua.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ:
 + Nhóm 1, 3: Tìm hiểu nội dung mục 1, lược đồ các trung tâm công nghiệp chính của Nga, nhận xét về vai trò, cơ cấu ngành và sự phân bố các trung tâm công nghiệp của Liên bang Nga. 
 + Nhóm 2, 5: Tìm hiểu nội dung mục 2, lược đồ phân bố sản xuất nông nghiệp của Nga, nêu những thuận lợi và khó khăn để phát triển nông nghiệp của Nga, kể tên các sản phẩm nông nghiệp chính?
 + Nhóm 4, 6: Tìm hiểu nội dung mục 3, nêu tình hình phát triển ngành dịch vụ của Liên bang Nga? 
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. 
 + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút. 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. 
 + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.6. Tìm hiểu về một số vùng kinh tế quan trọng
a) Mục đích: HS biết đặc trưng một số vùng kinh tế của Liên bang Nga: Vùng trung ương, vùng Trung tâm đất đen, vùng U - ran, Vùng Viễn Đông; Sử dụng bản đồ (lược đồ) để nhận biết và phân tích đặc điểm một số ngành kinh tế và vùng kinh tế của Liên bang Nga.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
III. Một số vùng kinh tế quan trọng
1. Vùng trung ương: Quanh thủ đô, phát triển cả công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. 
2. Vùng trung tâm đất đen: Phát triển nông nghiệp và các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp
3. Vùng U - Ran: phát triển công nghiệp khai khoáng và chế biến
4. Vùng Viễn Đông: phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản, gỗ, đánh bát và chế biến hải sản.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:
 + Câu hỏi: Hãy đọc bảng hệ thống các vùng kinh tế và tìm vị trí các vùng kinh tế trên hình 8. 8 và 8. 10? 
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. 
 + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau
 + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. 
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.7. Tìm hiểu về quan hệ Nga - Việt
a) Mục đích: HS hiểu được quan hệ đa dạng giữa Liên bang Nga và Việt Nam.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
IV. Quan hệ Nga - Việt trong bối cảnh quốc tế mới. 
 - Bình đẳng mang lại lợi ích cho cả hai bên
 - Hợp tác nhiều mặt: kinh tế, chính tri, văn hóa, giáo dục, KH - KT.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:
 + Câu hỏi 1: Liên Xô trước đây đã giúp nước ta những gì về kinh tế, khoa học, giáo dục?
 + Câu hỏi 2: Em biết gì về quan hệ Việt - Nga trong giai đoạn hiện nay?
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. 
 + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau
 + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. 
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.8. Thực hành. Tìm hiểu sự thay đổi GDP của Nga
a) Mục đích: HS biết phân tích bảng số liệu để thấy được sự thay đổi của nền kinh tế Liên bang Nga từ sau năm 2000; Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ; Phân tích số liệu và nhận xét trên lược đồ.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
1. Tìm hiểu sự thay đổi GDP của Nga
 - Biểu đồ cần vẽ: biểu đồ thích hợp: Cột đơn. 
 - Vẽ biểu đồ:
 + Đảm bảo tính chính xác - khoa học
 + Tính đầy đủ. 
 + Tính thẩm mĩ. 
 - Nhận xét:
 + Năm 1990 GDP của Nga cao (967, 3 tỉ USD)
 + Từ 1991 - 2000 GDP giảm (3, 7 lần)
 + Sau 2000 GDP tăng nhanh (2, 2 lần)
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu bảng số liệu, yêu cầu HS dựa vào bảng số liệu và lời dẫn hay lựa chọn dạng biểu đồ thích hợp cần vẽ? Tiến hành vẽ biểu đồ?
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 10 phút. 
 + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau
 + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. 
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.9. Thực hành. Tìm hiểu sự thay đổi GDP và phân bố nông nghiệp của Liên bang Nga
a) Mục đích: HS biết dựa vào bản đồ (lược đồ), nhận xét được sự phân bố của sản xuất nông nghiệp; Nhận xét trên lược đồ.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
2. Tìm hiểu sự phân bố nông nghiệp Liên bang Nga 
Ngành NN
Phân bố
Giải thích
Cây trồng
Lúa mì
ĐB Đông Âu, phía Nam ĐB Tây XiBia
Do có đất đai màu mỡ, khí hậu ấm
Củ cải đường
Rìa Tây Nam
Phù hợp với đất đen, đất phù sa, trồng xen với lúa mì 
Rừng taiga
Phía Bắc, Đông
Khí hậu ôn đới lục địa, cận cực
Vật nuôi
Bò
Phía Nam, ĐB Đông Âu
Khí hậu ấm, có các đồng cỏ
Lợn
ĐB Đông Âu
Khí hậu ấm, nguồn thức ăn, thị trường tiêu thụ
Cừu
Chủ yếu ở phía Nam
Khí hậu khô hạn
Thú có lông quý
Phía Bắc
Khí hậu lạnh giá
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP
Ngành NN
Phân bố
Giải thích
Cây trồng
Vật nuôi
 + Nhóm 1, 3: Nêu sự phân bố các cây trồng chính của Nga? Giải thích sự phân bố đó?
 + Nhóm 2, 4: Nêu sự phân bố các vật nuôi chính của Nga? Giải thích?
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. 
 + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút. 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. 
 + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:
Câu 1: Lãnh thổ Liên bang Nga chr yếu nằm trong vành đai khí hậu nào sau đây?
A. Cận cực.	B. Ôn đới.	
C. Cận nhiệt.	D. Ôn đới lục địa.
Câu 2: Loại rừng chiếm diện tích chủ yếu ở Liên bang Nga là
A. rừng taiga.	B. rừng lá cứng.	
C. rừng lá rộng.	D. thường xanh.
Câu 3: Đặc điểm nào sau đây thể hiện rõ nhất LB Nga là một đất nước rộng lớn?
A. Nằm ở cả châu Á và châu Âu.	
B. Đất nước trải dài trên 11 múi giờ.
C. Giáp nhiều biể và nhiều nước châu Âu.	
D. Có nhiều kiểu khí hậu khác nhau.
Câu 4: Địa hình Liên Bang Nga có đặc điểm
A. cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.	
B. cao ở phía nam, thấp dần về phía bắc.
C. cao ở phía đông, thấp dần về phía tây.	
D. cao ở phía tây, thấp dần về phía đông.
Câu 5: Ngành công nghiệp nào của Liên bang Nga được xác định là ngành mũi nhọn, mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước?
A. Hàng không, vũ trụ.	B. Khai thác dầu khí.	
C. Luyện kim màu.	D. Hóa chất, cơ khí.
Câu 6: Rừng ở LB Nga chủ yếu là rừng lá kim vì đại bộ phận lãnh thổ
A. Nằm trong vành đai ôn đới.	B. Là đồng bằng.
C. Là cao nguyên.	D. Là đầm lầy.
Câu 7: Một trong những nguyên nhân về mặt xã hội đã làm giảm sút khả năng cạnh tranh của Liên bang Nga trên thế giới là
A. tỉ suất gia tăng dân số thấp.	B. thành phần dân tộc đa dạng.
C. dân cư phân bố không đều.	D. tình trạng chảy máu chất xám.
Câu 8: Tài nguyên khoáng sản của Liêng bang Nga thuận lợi để phát triển những ngành công nghiệp nào sau đây?
A. Năng lượng, luyện kim, hóa chất.	
B. Năng lượng, luyện kim, dệt.
C. Năng lượng, luyện kim, cơ khí.	
D. Năng lượng, vật liệu xây dựng.
Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không đúng với tình hình của LB Nga sau khi Liên bang Xô viết tan rã?
A. Tình hình chính trị, xã hội ổn định.	
B. Tốc độ tăng trưởng GDP âm.
C. Sản lượng các ngành kinh tế giảm.	
D. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Câu 10: Nguyên nhân cơ bản khiến GDP của LB Nga tăng nhanh trong giai đoạn 2000 - 2015 là
A. thực hiện chiến lược kinh tế mới.
B. thoát khỏi sự bao vây, cấm vận về kinh tế.
C. nguồn tài nguyên phong phú, lực lượng lao động trình độ cao.
D. huy động được nguồn vốn đầu tư lớn từ bên ngoài.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a) Mục đích: HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để phân tích được thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Liên bang Nga.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:
 * Câu hỏi: Phân tích những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Liên bang Nga?
 * Trả lời câu hỏi: 
a. Thuận lợi:
 - Diện tích đồng bằng rộng lớn đồng bằng Đông Âu, Tây Xi - bia, các khu vực đồi thấp có đất đai màu mỡ tạo điều kiện cho việc trồng cây lương thực, thực phẩm và chăn nuôi. 
 - Nhiều sông lớn, có giá trị về nhiều mặt: thủy điện, giao thông, cung cấp nước cho nông nghiệp (dẫ chứng); có nhiều hồ tự nhiên và hồ nhân tạo. 
 - Nguồn khoáng sản đa dạng phong phú với trữ lượng lớn tạo điều kiện phát triển đa dạng các ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản (dẫn chứng). 
 - Diện tích rừng lớn nhất thế giới, cung cấp gỗ cho ngành lâm nghiệp và công nghiệp chế biến gỗ (dẫn chứng). 
b. Khó khăn:
 - Địa hình núi và cao nguyên chiếm diện tích lớn
 - Nhiều vùng rộng lớn có khí hậu băng giá hoặc khô hạn, không thuận lợi cho các họat động sản xuất, phát triển kinh tế. 
 - Tài nguyên phong phú nhưng phân bố chủ yếu ở vùng núi hoặc vùng lạnh giá nên khai thác khó khăn, tốn kém. 
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.
3.4. Tổng kết chủ đề, củng cố, dặn dò: 
a. Tổng kết chủ đề: 
 - GV nhận xét, đánh giá về việc thực hiện chủ đề: những ưu điểm và hạn chế chủ yếu cần rút kinh nghiệm. 	
b. Củng cố, dặn dò: 
 - GV củng cố, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của chủ đề thông qua sơ đồ hóa đã được chuẩn bị sẵn. 
3.5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. 
 - Hoàn thành nội dung thực hành. 
 - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. 
 - Chuẩn bị bài mới: Bài 9. Nhật Bản. Nội dung cụ thể:
A. TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
I. Điều kiện tự nhiên. 
II. Dân cư. 
III. Tình hình phát triển kinh tế. 
CHỦ ĐỀ. NHẬT BẢN
Tiết 21. Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
 - Biết vị trí, phạm vi lãnh thổ của Nhật Bản. 
 - Trình bày đặc điểm tự nhiên, TNTN và phân tích được những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với phát triển kinh tế. 
 - Trình bày đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng đối với phỏt triển kinh tế. 
 - Trình bày và giải thích sự phát triển kinh tế Nhật Bản
 - Ghi nhớ địa danh: Đảo Hôn - Su, đảo Kiu - Xiu, núi Phú Sĩ, thủ đô Tô - Ki - Ô, các TP: Cô - bê, Hi - rô - si - ma
2. Năng lực: 
 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin. 
 - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh. 
3. Phẩm chất: 
 - Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
3.1. Ổn định: 
3.2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra qua việc hoàn thành bài thực hành của HS.
3.3. Hoạt động học tập: 
HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)
a) Mục đích: HS nhớ lại và nhận biết được những nét khái quát của Nhật Bản.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.
c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi mảnh ghép, mảnh ghép lớn cuối cùng là hình ảnh về Nhật Bản. GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Đây là quốc gia nào? Em có những hiểu biết gì về quốc gia này?
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 05 phút.
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về đặc điểm vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên 
của Nhật Bản
a) Mục đích: HS Biết vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ Nhật Bản; Trình bày đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi và khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế; Sử dụng bản đồ (lược đồ) để nhận biết và trình bày một số đặc điểm tự nhiên.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
I. Điều kiện tự nhiên
 1. Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ
 - Là quốc gia quần đảo nằm ở Đông Á, trải dài theo hình cách cung (chiều dài = 3800 km) gồm 4 đảo lớn và hàng nghìn đảo nhỏ. Thủ đô là: Tô - Ki - Ô
 + B: Biển Ô Khốt
 + Đ: Thái Bình Dương
 + N: Biển Hoa Đông. 
 + T: Biển Nhật Bản. 
 Þ Thuận lợi: Giao lưu phát triển kinh tế 
Và phát triển kinh tế biển. 
Khó khăn: Thiên tai: Bão, lũ lụt, động đất, sóng thần... 
2. Các đặc điểm tự nhiên
 - Địa hình: Đồi núi chiếm > 80% diện tích tự nhiên (chủ yếu là núi thấp và trung bình < 3000m)
ĐB nhỏ hẹp ven biển nhưng đất tốt. 
 - Sông ngòi: Nhỏ, ngắn, dốc, có giá trị thuỷ điện (Trữ lượng thuỷ điện: khoảng 20 triệu KW)
 - Bờ biển: Đường bờ biển dài 29.750 km. Bờ biển bị cắt xẻ tạo thành nhiều vũng vịnh thuận lợi cho tàu thuyền trú ngụ, xây dựng hải cảng... 
Biển Nhật Bản nhiều cá. 
 - Khí hậu: Nằm trong khu vực có khí hậu gió mùa với lượng mưa cao (trung bình 1800mm)
khí hậu có sự thay đổi từ B - N:
 + B: khí hậu ôn đới
 + N: khí hậu cận nhiệt đới. 
 - Khoáng sản: Nghèo
Þ Thiên nhiên đa dạng nhưng đầy thử thách.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:
 + Câu hỏi 1: Xác định vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Nhật Bản trên bản đồ?
 + Câu hỏi 2: Quan sát lược đồ, bản đồ tự nhiên Nhật Bản cho biết đặc điểm chủ yếu về địa hình, sông ngòi và bờ biển Nhật Bản?
 + Câu hỏi 3: Dựa vào toạ độ địa lí xác định Nhật Bản nằm trong các đới khí hậu nào?
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. 
 + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau
 + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. 
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về dân cư Nhật Bản 
a) Mục đích: HS phân tích được các đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới sự phát triển kinh tế; Nhận xét các số liệu, tư liệu.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
II. Dân cư
 - Nhật Bản là nước có dân số già: Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thấp (0, 1% năm 2005), tỉ lệ người già > 60t tăng nhanh
Þ Thiếu hụt lao động, phúc lợi xã hội tăng... 
 - Là nước đông dân, mật độ dân số cao (338 người/km2 - 2005), dân cư phân bố không đều, tỉ lệ dân

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_11_tiet_16_35.doc