Giáo án Địa lí 11 - Bài 2: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế

Giáo án Địa lí 11 - Bài 2: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế

I. MỤC TIÊU

1.Về kiến thức:

- Nêu được các biểu hiện của toàn cầu hoá và khu vực hoá, hệ quả của toàn cầu hoá, khu vực hoá kinh tế.

- Phân tích được cơ sở của các liên kết kinh tế khu vực và biết một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực.

2. Kĩ năng:

- Sử dụng bản đồ các nước trên thế giới để nhận biết lãnh thỗ của các liên kết kinh tế khu vực.

- Phân tích bảng số liệu để nhận biết quy mô, vai trò đối với thị trường quốc tế của các liên kết kinh tế khu vực.

3. Thái độ:

Nhận thức được tính tất yếu của toàn cầu hoá, khu vực hoá. Từ đó xác định trách nhiệm của bản thân trong sự đóng góp vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế- XH tại địa phương.

4. Định hướng năng lực được hình thành

 - Năng lực giao tiếp, tự học, tính toán

 - Năng lực sử dụng bản đồ, bản thống kê

II. Chuẩn bị của giáo viên và HS

 1. Chuẩn bị của giáo viên:

 Bản đồ các nước trên thế giới, Lược đồ các tổ chức kinh tế trên thế giới

 2. Chuẩn bị của học sinh:

 Tập, sách giáo khoa, bút, Átlat Địa lí Thế giới.

 

docx 5 trang lexuan 6200
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 11 - Bài 2: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 2 / 08 / 2020
Tuần: 2 
Tiết PPCT : 2 
BÀI 2: XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ
I. MỤC TIÊU 
1.Về kiến thức:
- Nêu được các biểu hiện của toàn cầu hoá và khu vực hoá, hệ quả của toàn cầu hoá, khu vực hoá kinh tế.
- Phân tích được cơ sở của các liên kết kinh tế khu vực và biết một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ các nước trên thế giới để nhận biết lãnh thỗ của các liên kết kinh tế khu vực.
- Phân tích bảng số liệu để nhận biết quy mô, vai trò đối với thị trường quốc tế của các liên kết kinh tế khu vực.
3. Thái độ:
Nhận thức được tính tất yếu của toàn cầu hoá, khu vực hoá. Từ đó xác định trách nhiệm của bản thân trong sự đóng góp vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế- XH tại địa phương.
4. Định hướng năng lực được hình thành 
 - Năng lực giao tiếp, tự học, tính toán
 - Năng lực sử dụng bản đồ, bản thống kê
II. Chuẩn bị của giáo viên và HS
 1. Chuẩn bị của giáo viên:
 Bản đồ các nước trên thế giới, Lược đồ các tổ chức kinh tế trên thế giới
 2. Chuẩn bị của học sinh:
 Tập, sách giáo khoa, bút, Átlat Địa lí Thế giới.	
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Đặt vấn đề/xuất phát/khởi động (5 phút)
1.1 Mục tiêu: 
 Giúp học sinh hiểu tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đến xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế.
1.2 Phương thức : Hoạt động cá nhân
1.3 Tiến trình hoạt động: 
 	Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ: Thông qua sự hiểu biết của mỗi cá nhân, mỗi em học sinh em biết Các công ti Honda, Nokia, Shap, Sam sung,... thực chất là của nước nào mà hầu như có mặt trên toàn thế giới? 
 	Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ 2 phút.
 	Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả: Học sinh trao đổi chọn một số em lên bảng ghi kết quả của cá nhân, các bạn khác cho ý kiến hoặc bổ sung trên cơ sở các ý kiến của học sinh.
 	Bước 4: GV tổng hợp kiến thức và dẫn dắt vào bài mới.
GV khẳng định đó là một dấu hiệu của toàn cầu hoá. GV hỏi tiếp: Vậy toàn cầu hoá là gì? Đặc trưng của toàn cầu hoá? Toàn cầu hoá và khu vực hoá có gì khác nhau?
 2. Kiểm tra bài cũ (7 phút)
 a. Viết sơ đồ thành tựu của 4 công nghệ trụ cột trong cuộc CM KH và công nghệ hiện đại.
b.So sánh nền kinh tế tri thức với nền kinh tế công nghiệp, nông nghiệp.
 3. Bài mới
 Hoạt động 1: Tìm hiểu xu hướng toàn cầu hoá kinh tế (10 phút)
ö Mục tiêu : 
 - Nêu được các biểu hiện của toàn cầu hoá và khu vực hoá, hệ quả của toàn cầu hoá 
 - Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ các nước trên thế giới để nhận biết lãnh thỗ của các liên kết kinh tế khu vực.
öPhương thức
 - Đàm thoại gợi mở, tranh luận tích cực, phát vấn, động não, thuyết trình	
 - Hoạt động cả lớp 
 - Sử dụng phương tiện trực quan: tranh ảnh.
ö Các bước của hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Bước 1: - GV nêu ra sự kiện cụ thể về kinh tế dưới sự tác động của cuộc CM KH và công nghệ về văn hoá, về XH có phạn vi ảnh hưởng của toàn thế giới. Từ đó cho HS hình thành khái niệm của toàn cầu hoá và dẫn dắt học sinh cùng phân tích các biểu hiện của toàn cầu hoá kinh tế và hệ quả của nó đối với nền kinh tế thế giới và từng quốc gia.
- Sau đó GV bắt đầu giao nhiệm vụ cho cá nhân HS lần lượt trả lời các câu sau:
+ Nêu biểu hiện rõ nét của toàn cầu hoá kinh tế? Chứng minh?
+ Đối với nước đang phát triển (có VN) theo em toàn cầu hoá là cơ hội hay thách thức?
+ Nêu mặt tích cực hay tiêu cực của toàn cầu hoá kinh tế?
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ trong 5 phút 
Bước 3: GV gợi ý sản phẩm. 
+Vai trò của tổ chức WTO là nổi bật nhất (có 150 thành viên- đến 1-2007), chi phối 95% hoạt động thương mại của thế giới
+ Toàn cầu hoá là một xu thế của thời đại cho dù là xu thế khách quan những xét đến cùng thì toàn cầu hoá cũng do con người tạo ra là kết quả phức hợp của nhiều yếu tố mà mỗi yếu tố cũng đều là phẩm của con người trong đó có thể kể đến 3 yếu tố: cách mạng KH và công nghệ hiện đại; nền kinh tế thị trường hiện đại; chính sách có tính toán của thời kỳ của mội quốc gia lớn nhỏ trên toàn thế giới.
Bước 4: Học sinh thảo luận, trình bày báo cáo kết quả.
Bước 5: GV đánh giá chốt lại kiến thức. 
+ Nền kinh tế thực sự toàn cầu hoá đã chiếm một nửa toàn bộ hoạt động kinh tế của loài người và đang tăng lên nhanh chóng tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến phần còn lại.
Hiện nay trên thế giới có hơn 60 ngàn công ty xuyên quốc gia chiếm khoảng 65% tổng kim ngạch buôn bán của toàn thế giới trong đó 500 cty xuyên quốc gia khổng lồ đã giành khoảng một nửa thị trường của toàn thế giới với khoảng từ 80- 90% công nghệ cao (liên hệ VN).
+ Những thành tựu công nghệ tin học và viễn thông đã tăng vọt các năng lực sản xuất và các luồng thông tin, kích thích cạnh tranh, thu hẹp khoảng cách không gian và thời gian tạo điều kiện cho quá trình toàn cầu hoá.
+ Toàn cầu hoá về tài chính có khả năng mang lại nguồn vốn lớn cho các nước đang phát triển nếu các nước này biết cách khai thác một cách khôn ngoan tận dụng được những cơ hội và tránh những hiểm hoạ.
+ Ở nước ta và các nước đang phát triển toàn cầu hoá vừa là cơ hội vừa là thách thức (dẫn chứng).
+ Bản chất của toàn cầu hoá là một cuộc chơi, là một trận đấu, ai thông minh sáng suốt thì được nhiều hơn mất, ai non kém, sở hữu thì mất nhiều hơn được. Nhưng hầu như không thể được hết hay mất hết chỉ mất hết khi co mình lại, đóng cửa vào, cự tuyệt toàn cầu hoá, khước từ hội nhập nếu có điều đó thì đó là chính sách tự sát.
¦ Chuyển ý
I. XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ:
Khái niệm: Toàn cầu hoá kinh tế là quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt (kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học ) có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế - XH thế giới
1. Biểu hiện của toàn cầu hoá kinh tế: 
- Thương mại thế giới phát triển mạnh.
- Đầu tư nước ngoài tăng nhanh 
- Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.
 - Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn:
2. Hệ quả của toàn cầu hoá
* Tích Cực:
- Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
- Đẩy nhanh đầu tư, tăng cường sự hợp tác quốc tế.
* Tiêu Cực:
Làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo
Hoạt động 2: Tìm hiểu xu hướng khu vực hoá kinh tế (15 phút)
ö Mục tiêu : 
 - Phân tích được cơ sở của các liên kết kinh tế khu vực và biết một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực.
 - Phân tích bảng số liệu để nhận biết quy mô, vai trò đối với thị trường quốc tế của các liên kết kinh tế khu vực.
öPhương thức
 - Đàm thoại gợi mở, tranh luận tích cực, phát vấn, động não, thuyết trình	
 - Hoạt động cá nhân/nhóm 
 - Sử dụng phương tiện trực quan: bảng số liệu.
ö Các bước của hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Bước 1: GV giao nhiệm vụ.
- Hãy kể tên một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực mà em biết. 
- Giáo viên tổ chức cho HS tham gia một trò chơi nhỏ. 
Tên tổ chức
Năm thành lập
Các nước và vùng lãnh thổ thành viên
Số dân 
GDP
NAFTA
1994
EU
1957
ASEAN
1967
APEC
1989
MERCOSUR
1991
Bước 2: HS dành thời gian nghiên cứu nội dung bảng 2. Sau đó lên hoàn thành bảng
Bước 3: GV gợi ý sản phẩm.
Bước 4: điền số lượng thành viên. Sắp xếp số dân và GDP từ vị trí cao đến thấp( thể hiện từ 1 đến 6)
Bước 5: GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
- Liên hệ về mối quan hệ của Việt Nam trong tổ chức ASEAN. Giải thích vì sao VN phải gia nhập ASEAN. Từ đó nêu nguyên nhân hình thành các tổ chức liên kết kinh tế khu vực.
Mở rộng: có nhiều tổ chức không có vị trí địa lí gần nhau vẫn có thể liên kết với nhau. Vd: G7 gồm Anh, Hoa Kì, Nhật Bản, Mỹ, Đức, Canada, Ý
GV đặt câu hỏi: Việt Nam tham gia tổ chức ASEAN có những thuận lợi và thách thức nào?
Từ câu trả lời của HS, GV nêu lên hệ quả của khu vực hóa kinh tế
1. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực
- Nguyên nhân: do phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trên thế giới, những quốc gia tương đồng về văn hóa, xã hội, địa lí hoặc có chung mục tiêu, lợi ích.
- Các tổ chức liên kết khu vực: AFTA, EU, ASEAN, APEC 
2. Hệ quả của khu vực hóa kinh tế
- Tích cực: vừa hợp tác vừa cạnh tranh tạo nên sự tăng trưởng kinh tế, tăng tự do thương mại, đầu tư, bảo vệ lợi ích KT các nước thành viên; tạo những thị trường rộng lớn, tăng cường toàn cầu hóa kinh tế.
- Thách thức: quan tâm giải quyết vấn đề như chủ quyền kinh tế, quyền lực quốc gia.
3. Luyện tập: (4 phút)
3.1. Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ cho HS
3.2. Phương thức: hoạt động cá nhân
3.3. Tổ chức hoạt động: 
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Xác định trên bản đồ thế giới một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực. 
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Đánh giá
GV chuẩn kiến thức
4. Vận dụng/ Bài tập về nhà 
4.1. Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học vào một vấn đề cụ thể của thực tiễn về toàn cầu hóa, khu vực hóa
4.2. Nội dung:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tự đặt vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng
- Trường hợp học sinh không tìm được vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng, giáo viên có thể yêu cầu tìm hiểu những thời cơ và thách thức của Việt Nam khi tham gia vào toàn cầu hóa
4.3. Đánh giá: Giáo viên khuyến khích, động viên các học sinh làm bài và nhận xét sản phẩm của học sinh
Phụ lục
Tên tổ chức
Năm thành lập
Các nước và vùng lãnh thổ thành viên
Số dân
GDP
NAFTA
1994
3
4
2
EU
1957
27 (nay 26)
3
3
ASEAN
1967
10
2
4
APEC
1989
20
1
1
MERCOSUR
1991
4
5
5
 Trà Cú, Ngày tháng . năm 2020
 Duyệt của tổ phó
 Kim Ngọc Thái

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_11_bai_2_xu_huong_toan_cau_hoa_khu_vuc_hoa_ki.docx