Giáo án Địa lí Lớp 11 - Bài 11: Khu vực Đông Nam Á - Tiết 3: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Asean)

Giáo án Địa lí Lớp 11 - Bài 11: Khu vực Đông Nam Á - Tiết 3: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Asean)

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS đạt được:

1. Kiến thức

- Trình bày được các mục tiêu chính, cơ chế hợp tác của ASEAN.

- Đánh giá được các thành tựu cũng như thách thức đối với ASEAN.

- Nhận định/phân tích được những thuận lợi, khó khăn của Việt Nam trong quá trình hội nhập.

2. Kĩ năng

 - Khai thác thông tin từ sơ đồ, chọn lọc ý chính và phân tích ý.

3. Thái độ

- Việt Nam học hỏi kinh nghiệm trong cơ chế hợp tác của ASEAN.

4. Định hướng hình thành năng lực

- Năng lực chung: Năng lực hợp tác trong học tập và làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, năng lực tư duy phản biện, khả năng giao tiếp, trình bày một vấn đề.

- Năng lực riêng: năng lực thuyết trình, hợp tác, giải quyết vấn đề.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Bản đồ kinh tế chung Đông Nam Á.

- Phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước bài.

- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về thành tựu và thách thức của ASEAN (GV giao nhiệm vụ trước tìm hiểu ở nhà).

 

docx 6 trang huemn72 70881
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 11 - Bài 11: Khu vực Đông Nam Á - Tiết 3: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Asean)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 11. KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
Tiết 3: HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN)
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS đạt được:
1. Kiến thức 
- Trình bày được các mục tiêu chính, cơ chế hợp tác của ASEAN.
- Đánh giá được các thành tựu cũng như thách thức đối với ASEAN.
- Nhận định/phân tích được những thuận lợi, khó khăn của Việt Nam trong quá trình hội nhập.
2. Kĩ năng
	- Khai thác thông tin từ sơ đồ, chọn lọc ý chính và phân tích ý.
3. Thái độ 
- Việt Nam học hỏi kinh nghiệm trong cơ chế hợp tác của ASEAN.
4. Định hướng hình thành năng lực 
- Năng lực chung: Năng lực hợp tác trong học tập và làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, năng lực tư duy phản biện, khả năng giao tiếp, trình bày một vấn đề.
- Năng lực riêng: năng lực thuyết trình, hợp tác, giải quyết vấn đề.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ kinh tế chung Đông Nam Á. 
- Phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước bài.
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về thành tựu và thách thức của ASEAN (GV giao nhiệm vụ trước tìm hiểu ở nhà).
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
GV có thể sử dụng một số các phương pháp và kĩ thuật dạy học cơ bản sau:
- Phương pháp dạy học: Phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp đàm thoại
- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động (5 phút)
- Bước 1: GV trình chiếu video giới thiệu về ASEAN.
Link youtobe: 
Bước 2: GV gọi 1 số HS trả lời câu hỏi: Em biết gì về ASEAN?
Bước 3: HS lần lượt trả lời. GV tổng kết, dẫn dắt vào bài.
Trên thế giới, EU được biết tới như một khối các quốc gia thành đạt cả về kinh tế, chính trị, xã hội. Ở châu Á có một khối liên kết các quốc gia đang hướng tới mô hình phát triển của EU trong một vài chục năm tới, đó là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, gọi tắt là ASEAN. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).
2. Hoạt động nhận thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục tiêu và cơ chế hợp tác của ASEAN (10 phút)
Bước 1. GV yêu cầu HS đọc mục I, sgk và đặt câu hỏi:
+ Con hãy cho biết lịch sử hình thành và phát triển của ASEAN. Hiện nay, còn nước nào trong khu vực Đông Nam Á chưa tham gia vào ASEAN?
+ Hãy cho biết mục tiêu chính của ASEAN. Tại sao mục tiêu của ASEAN lại nhấn mạnh đến sự ổn định?
+ Hãy cho biết cơ chế hợp tác của ASEAN. Lấy một số ví dụ minh họa cụ thể cho các cơ chế hợp tác.
Bước 2. HS thực hiện cá nhân, trong thời gian 2 - 3 phút. Trong quá trình thực hiện GV quan sát và điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối tượng HS.
Bước 3. Gọi HS trả lời. Các HS khác nhận xét và bổ sung.
Bước 4. GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
Thông tin phản hồi
I. Mục tiêu và cơ chế hợp tác của ASEAN
* Lịch sử hình thành và phát triển của ASEAN
- Ra đời năm 1967, gồm 5 nước: Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin và Xin-ga-po.
- Số lượng thành viên ngày càng tăng, đến nay đã có 10 quốc gia thành viên.
- Quốc gia chưa tham gia ASEAN là Đông Ti-mo.
1. Mục tiêu chính của ASEAN
- Có 3 mục tiêu chính:
+ Thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của các nước thành viên.
+ Xây dựng khu vực có nền hòa bình, ổn định.
+ Giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong nội bộ và bất đồng, khác biệt giữa nội bộ với bên ngoài.
=> Đích cuối cùng ASEAN hướng tới là “Đoàn kết, hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định, cùng phát triển”.
2. Cơ chế hợp tác của ASEAN
- Thông qua các hội nghị, các diễn đàn, các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, thể thao...
- Thông qua kí kết các hiệp ước hai bên, nhiều bên hoặc các hiệp ước chung.
- Thông qua các dự án, chương trình phát triển.
- Xây dựng khu vực thương mại tự do.
- Thực hiện cơ chế hợp tác sẽ bảo đảm cho ASEAN đạt được các mục tiêu chính và mục đích cuối cùng là hòa bình, ổn định và cùng phát triển.
Hoạt động 2. Tìm hiểu thách thức của ASEAN (10 phút)
Bước 1. GV yêu cầu HS đọc mục III, sgk và hiểu biết thực tế, tìm hiểu thách thức của ASEAN và đặt câu hỏi: 
- ASEAN có những thách thức gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia?
- Nêu giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội ở các quốc gia ASEAN?	 
Bước 2. HS thực hiện cá nhân, trong thời gian 2 - 3 phút. Trong quá trình thực hiện GV quan sát và điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối tượng HS.
Bước 3. Gọi HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung
Bước 4. GV chốt kiến thức, nhận xét đánh giá kết quả thực hiện của HS.
Thông tin phản hồi
III. Thách thức của ASEAN
Lĩnh vực
Thách thức
Giải pháp
Kinh tế 
- Tăng trưởng kinh tế không đều và chưa vững chắc. 
- Trình độ phát triển chênh lệch à một số nước có nguy cơ tụt hậu. 
- Tăng cường các dự án, chương trình phát triển cho các nước có tốc độ phát triển kinh tế chậm hơn. 
Xã hội 
Còn một bộ phận dân chúng có mức sống thấp, còn tình trạng đói nghèo, thất nhiệp,... 
- Chính sách riêng ở mỗi quốc gia thành viên để xoá đói, giảm nghèo. 
An ninh – chính trị
Không còn chiến tranh, nhưng vẫn còn tình trạng bạo loạn, khủng bố ở một số quốc gia, gây mất ổn định cục bộ. 
- Tăng cường hợp tác về chống bạo loạn, khủng bố. 
- Giải quyết tận gốc vấn đề bất bình đẳng xã hội và nâng cao đời sống nhân dân. 
Vấn đề khác
- Ô nhiễm môi trường, vấn đề tôn giáo dân tộc, thất nghiệp đào tạo nhân lực.
Cần nỗ lực giải quyết ở các cấp quốc gia và khu vực 
Hoạt động 3. Tìm hiểu Việt Nam trong quá trình hội nhập ASEAN (5 phút) 
Bước 1. GV yêu cầu HS dựa vào mục IV- sgk và hiểu biết của bản thân, hãy:
+ Nêu ví dụ cho thấy Việt Nam đã tham gia tích cực vào hoạt động của ASEAN trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội?
+ Em có nhận xét gì về cơ hội và thách thức của Việt Nam khi ra nhập ASEAN.
Bước 2. HS thực hiện và chuẩn bị báo cáo kết quả. Cùng thời gian, GV gọi 2 HS lên bảng ghi kết quả thực hiện trên bảng, các HS khác làm vào vở.
Bước 3. GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả bằng cách HS nhận xét, bổ sung kết quả của 2 HS ghi trên bảng.
Bước 4. GV nhận xét đánh giá kết quả thực hiện của HS, chuẩn hóa kiến thức.
Thông tin phản hồi
IV. VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP ASEAN
1. Tham gia của Việt Nam
- Về kinh tế, giao dịch thương mại của Việt Nam trong khối đạt 30%.
- Tham gia hầu hết các hoạt động về chính trị, văn hoá, giáo dục, xã hội, thể thao...
- Vị trí của Việt Nam ngày càng được nâng cao.
2. Cơ hội và thách thức
- Cơ hội: Xuất được hàng trên thị trường rộng lớn ngót nửa tỉ dân.
 - Thách thức: Phải cạnh tranh với các thương hiệu có tên tuổi, uy tín hơn, các sản phẩm có trình độ công nghệ cao hơn. 
 - Giải pháp: Đón đầu đầu tư và áp dụng các công nghệ tiên tiến để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá.
3. Luyện tập (3 phút)
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS:
- Vẽ sơ đồ tư duy nội dung bài học.
- Trả lời các câu hỏi trong SGK.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp (hoặc hết thời gian GV hướng dẫn HS học ở nhà).
Bước 3. GV kiểm tra kết quả thực hiện của HS và điều chỉnh kịp thời những vướng mắc của HS trong quá trình thực hiện.
4. Vận dụng, mở rộng (2 phút)
Bước 1. GV yêu cầu HS nêu quan điểm của bản thân thông qua các câu hỏi sau: 
+ Vấn đề biển Đông đang được các nước trên thế giới quan tâm hiện nay là gì?
+ Quan điểm của em về việc Trung Quốc có những hành động trái phép nhằm xâm chiếm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên biển Đông.
+ Sự kiện biển Đông mới nhất đang được các nước trên thế giới quan tâm là gì?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà ra giấy (1 mặt giấy)
Bước 3. Nộp kết quả làm việc trong tiết sau
Bước 4. GV chấm và đánh giá.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
 .. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_11_bai_11_khu_vuc_dong_nam_a_tiet_3_hiep.docx