Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Chủ đề: Các quy luật kinh tế - Tiết 3: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa - Nguyễn Thị Trang

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Chủ đề: Các quy luật kinh tế - Tiết 3: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa - Nguyễn Thị Trang

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nêu được KN cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá. Hiểu được mục đích, nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh, tính hai mặt của cạnh tranh.

2. Kỹ năng:

- Phân biệt được mặt tích cực và hạn chế của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá.

- Nhận xét được tình hình cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa ở địa phương.

3. Thái độ:

- Ủng hộ các biểu hiện tích cực, phê phán tiêu cực của cạnh tranh.

II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN Ở HS

- Năng lực phát hiện, phân tích và giải quyết vấn đề.

- Năng lực sáng tạo, giao tiếp và hợp tác.

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

- Năng lực tư duy phê phán.

- Năng lực điều chỉnh hành vi bản thân

- Năng lực tìm hiểu, tham gia hoạt động kinh tế

- Rèn luyện năng lực tư duy lo gích, sự tự tin.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:

Thuyết minh, thảo luận nhóm, xử lý tình huống, đóng vai.

IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to hoặc bảng học nhóm.

- Sách giáo khoa môn GDCD cấp THPT của bộ Giáo dục đào tạo.

- Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu, sơ đồ, lược đồ, phim, hình ảnh.

 

docx 13 trang huemn72 8430
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Chủ đề: Các quy luật kinh tế - Tiết 3: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa - Nguyễn Thị Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN
GIÁO ÁN HỘI GIẢNG
CHỦ ĐỀ: CÁC QUY LUẬT KINH TẾ
 Tiết 3: CẠNH TRANH TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA
GVTH: NGUYỄN THỊ TRANG
TỔ SỬ - ĐỊA- CÔNG DÂN
NĂM HỌC 2020-2021
Biên Hòa, tháng 11/2020
TÊN CHỦ ĐỀ:CÁC QUY LUẬT KINH TẾ
Tiết 3: CẠNH TRANH TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 
- Nêu được KN cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá. Hiểu được mục đích, nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh, tính hai mặt của cạnh tranh.
2. Kỹ năng: 
- Phân biệt được mặt tích cực và hạn chế của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá.
- Nhận xét được tình hình cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa ở địa phương.
3. Thái độ: 
- Ủng hộ các biểu hiện tích cực, phê phán tiêu cực của cạnh tranh.
II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN Ở HS
Năng lực phát hiện, phân tích và giải quyết vấn đề.
Năng lực sáng tạo, giao tiếp và hợp tác.
Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
Năng lực tư duy phê phán.
Năng lực điều chỉnh hành vi bản thân
Năng lực tìm hiểu, tham gia hoạt động kinh tế 
Rèn luyện năng lực tư duy lo gích, sự tự tin.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
Thuyết minh, thảo luận nhóm, xử lý tình huống, đóng vai.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to hoặc bảng học nhóm.
- Sách giáo khoa môn GDCD cấp THPT của bộ Giáo dục đào tạo.
- Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu, sơ đồ, lược đồ, phim, hình ảnh.
V. BẢNG MÔ TẢ CÁC NĂNG LỰC CẦN PHÁT TRIỂN
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Quy luật cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
(1 tiết)
Nêu được KN cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.
- Giải thích được được mục đích và các hình thức cạnh tranh, tính hai mặt của cạnh tranh.
Đánh giá được mặt tích cực, hạn chế của cạnh tranh, đánh giá được tình hình cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa ở địa phương.
Học sinh thể hiện được thái độ ủng hộ các biểu hiện tích cực, phê phán, lên án mặt tiêu cực của cạnh tranh.
VI. HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP.
Câu 1: Cạnh tranh là gì? Cho ví dụ. có mấy loại cạnh tranh kinh tế?
Câu 2: Nguyên nhân nào dẫn tới sự canh tranh của các chủ thể kinh tế?
Câu 3: Mục đích của cạnh tranh là? Cho ví dụ.
Câu 4: Trình bày mặt tích cực và mặt hạn chế của cạnh tranh. ví dụ.
Câu 5: Cạnh tranh lành mạnh có vai trò như thế nào đối với nền kinh tế nước ta?
Bài tập tình huống
1, Công ty A và B cùng kinh doanh mặt hàng sữa. Công ty A đã tiến hành quảng cáo, tiếp thị, cùng với uy tín và chất lượng của sản phẩm nên công ty A bán được rất nhiều hàng mang về cho công ty rất nhiều lợi nhuận. Trong khi đó công ty B cùng tiến hành quảng cáo, tiếp thị, phát tờ rơi, nhưng trong tờ rơi của công ty B có ghi rõ là công ty A có bán hàng giả, hàng kém chất lượng. 
 Em có nhận xét như thế nào về hình thức cạnh tranh của công ty A và B? Pháp luật có quy định như thế nào đối với hành vi cạnh tranh không lành lạnh?
Gợi ý:
- Là 1 trong những biểu hiện của cạnh tranh không lành mạnh.
- Trong trường hợp này công ty B đã vi phạm pháp luật căn cứ tại khoản 3, điều 45 Luật cạnh tranh được Quốc hội Việt Nam ban hành 2018 quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm. 
Cũng theo Điều 111 - Luật cạnh tranh năm 2018, mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh là 2.000.000.000 đồng.
 2, Nhà em kinh doanh mặt hàng hoa tươi và bây giờ ngay cạnh nhà em lại xuất hiện thêm một cửa hàng khác cũng kinh doanh mặt hàng trên. Để cạnh tranh với cửa hàng vừa xuất hiện đó thì em phải làm gì?
Gợi ý:
- Nâng cao chất lượng hàng hóa, uy tín của thương hiệu.
- Tìm hiểu và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa.
- Nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng.
- Tìm cách để hạ giá thành sản phẩm.
- Phương thức thanh toán đơn giản.
- Khuyến mãi, tặng quà 
Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Cạnh tranh là gì?
A. Là sự giành giật, lấn chiếm của các chủ thể kinh tế trong sản xuất và kinh doanh hàng hoá.
B. Là sự giành lấy điều kiện thuận lợi của các chủ thể kinh tế trong sản xuất và kinh doanh hàng hoá.
C. Là sự đấu tranh, giành giật của các chủ thể kinh tế trong sản xuất và kinh doanh hàng hoá.
D. Là sự ganh đua, đấu tranh của các chủ thể kinh tế trong sản xuất và kinh doanh hàng hoá.
Câu 2: Khái niệm cạnh tranh xuất hiện từ khi nào?
A. Khi xã hội loài người xuất hiện.	
B. Khi con người biết lao động.
C. Khi sản xuất và lưu thông hàng hoá xuất hiện.	
D. Khi ngôn ngữ xuất hiện.
Câu 3: Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh là gì?
A. Tồn tại nhiều chủ sở hữu lợi ích của mỗi đơn vị kinh tế là khác nhau.	
B. Điều kiện sản xuất và lợi ích của mỗi đơn vị kinh tế là khác nhau.
C. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất kinh doanh, có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau.	
D. Sự tồn tại một chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất kinh doanh, có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau..
Câu 4: Cạnh tranh giữ vai trò như thế nào trong sản xuất và lưu thông hàng hoá?
A. Một đòn bẩy kinh tế.	B. Cơ sở sản xuất và lưu thông hàng hoá.
D. Một động lực kinh tế.	C. Nền tảng của sản xuất và lưu thông hàng hoá.
Câu 5: Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là gì?
A.Giành hợp đồng k.tế, các đơn đặt hàng	
B.Giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực SX khác
C.Giành ưu thế về khoa học công nghệ	
D. Giành nhiều lợi nhuận nhất về mình
Câu 6: Canh tranh không lành mạnh có dấu hiệu nào dưới đây?
A. Vi phạm truyền thống văn hóa và quy định của công ty.
B. Vi phạm văn hóa và vi phạm pháp luật.
C. Vi phạm quy định của công ty và văn hóa dân tộc.
D. Vi phạm thói quen và văn hóa dân tộc.
Câu 7: Hành vi gièm pha doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp đưa ra thông tin không trung thực thuộc loại cạnh tranh nào?
A. Cạnh tranh tự do.
B. Cạnh tranh lành mạnh.
C. Cạnh tranh không lành mạnh.
D. Cạnh tranh không trung thực.
Câu 8: Những người sản xuất kinh doanh đua nhau cải tiến máy móc hiện đại và nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động là thể hiện mặt tích cực nào của cạnh tranh?
A. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển, năng suất lao động tăng lên.
B. Khai thác tối đa mọi nguồn lực phát triển của đất nước.
C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế.
D. Góp phần ổn định thị trường hàng hóa, nâng cao năng suất lao động.
VII. NỘI DUNG GIẢNG DẠY
TÊN CHỦ ĐỀ: CÁC QUY LUẬT KINH TẾ 
II/ CẠNH TRANH TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA ( tiết 3)
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, phân nhóm.
2. Học bài mới. 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Kết nối: 
* Mục tiêu: 
- Tạo hứng thú cho học sinh khi tìm hiểu nội dung bài.
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
* Cách tiến hành:
+ Gv sử dụng hoạt động nhóm.
+ Cho HS tham gia trò chơi tìm ô chữ.
+ Gv đưa ra gợi ý, học sinh ghi đáp án vào bảng và giơ lên. Câu trả lời đúng với nội dung và phù hợp với số chữ trong ô thì ô chữ được lật ra.
+ Sau khi lật hết ô chữ yêu cầu Hs tìm ô chữ chìa khóa.
* Dự kiến sản phẩm
GV tiến hành hỏi từng câu hàng ngang, Hs trả lời, GV lật đáp án từng câu:
Câu 1: Một yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất của cải. => SỨC LAO ĐỘNG
Câu 2: Việt Nam sẵn sàng là ..., là đối tác tin cậy với các nước trong khu vực và trên thế giới => BẠN
Câu 3: Mục đích cuối cùng của các nhà sản xuất, kinh doanh là gì? => LỢI NHUẬN
Câu 4: Trong cơ cấu kinh tế thì cơ cấu nào là quan trọng nhất? => NGHÀNH
Câu 5: Ngày 11/01/2007 Việt Nam gia nhập tổ chức nào? => WTO
Câu 6: Là nơi trao đổi mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau. => THỊ TRƯỜNG
Câu 7: Trong lưu thông, việc trao đổi hàng hóa dựa vào nguyên tắc nào?=> NGANG GIÁ
Câu 8: Là sản phẩm lao động có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua bán.
=>HÀNG HÓA
Câu 9: Đây là công cụ hữu hiệu giúp nhà nước quản lý hoạt động kinh tế và mọi hoạt động đời sống xã hội?
=> PHÁP LUẬT.
>> Ô chữ chìa khóa được hiện ra (hành dọc): CẠNH TRANH
- Quan sát trên thị trường, ta thường thấy các hiện tượng giành giật, ganh đua, tranh giành lẫn nhau giữa những người bán với nhau, giữa những người mua với nhau, giữa các xí nghiệp này với xí nghiệp khác Ai cũng muốn quảng cáo, giới thiệu hàng hóa của mình tốt hơn. Nguyên nhân do đâu, hiện tượng đó có tác động như thế nào tới các hoạt động KT? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
HĐ1: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu đơn vị kiến thức cạnh tranh và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.
* Mục tiêu: 
- HS nêu được thế nào là cạnh tranh và nguyên nhân , mục đích cạnh tranh.
- Rèn luyện năng lực tư duy lo gích, hợp tác, phân tích năng lực giải quyết vấn đề cho HS.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu học sinh làm việc theo cá nhân/bàn.
+ Cho HS xem 1 đoạn phim (2p) nói về cuộc chiến quãng cáo giữa các nhãn hàng, thương hiệu.
+ Yêu cầu học sinh theo dõi, quan sát và điền nội dung còn thiếu vào ô trống.
Nội dung đoạn phim
Chủ thể
Tính chất 
Mục đích
+ Sau đó yêu cầu HS khái niệm, lấy VD về cạnh tranh.
+ GV: Để đạt được mục đích, những người tham gia sản xuất và lưu thông hàng hóa sử dụng các loại cạnh tranh nào?
 - Yêu cầu HS lấy thêm 1 vài VD khác.
Gv đặt câu hỏi: Cạnh tranh được ra đời khi nào? (Nguyên nhân nào dẫn đến cạnh tranh?)
- Gv đặt câu hỏi cho Hs trả lời.
Mục đích của cạnh tranh là gì? Cho ví dụ.
- Học sinh sau khi tìm mục đích cạnh tranh phải Gv hướng dẫn học sinh thấy được mục đích cuối cùng của cạnh tranh là gì?.
- GV đưa ra VD để HS tìm hiểu ý nghĩa kinh tế của mỗi loại cạnh tranh.
* Dự kiến sản phẩm:
+ Hs trả lời: 
Nội dung đoạn phim
“Cuộc chiến quãng cáo”
Chủ thể
Cocacola >< Pepsi
IPHONE > < McDonald's.
Tính chất 
Ganh đua, đấu tranh
Mục đích
Giành thị trường, giành khách hàng, lợi nhuận
+Gv: Như vậy, sự giành giật, ganh đua, đấu tranh đó trên thị trường gọi là cạnh tranh. 
Cạnh tranh là gì? Cho ví dụ.
Hs trả lời, gv kết luận
Gv: Để đạt được mục đích, những người tham gia sản xuất và lưu thông hàng hóa sử dụng 2 hình thức cạnh tranh đó là cạnh tranh lành mạnh, cạnh tranh không lành mạnh
+ Cạnh tranh lành mạnh chính là động lực của nền kinh tế. 
VD: Các hãng máy tính như Intel, Dell, Compaq luôn đưa ra những dòng sản phẩm mới có nhiều chức năng hơn, tốt hơn, đẹp hơn để cạnh tranh với nhau.
+ Cạnh tranh không lành mạnh làm kìm hãm sự phát triển kinh tế.
VD: Trên thị trường gần đây xảy ra vụ có công ty tố cáo là nướcc tương Chinsu có chất 3-MCPD gây ung thư, nhằm để cạnh tranh với hãng Chinsu. Điều này làm cho hãng nước tương của công ty Chinsu gặp rất nhiều khó khăn, đồng thời gây hoang mang cho người tiêu dùng.
GV: Theo em, cạnh tranh được ra đời khi nào?
- Trong sản xuất hàng hóa tồn tại nhiều chủ sở hữu khác nhau, họ tồn tại độc lập, với những lợi ích kinh tế riêng
- Điều kiện sản xuất của mỗi chủ thể kinh tế khác nhau vì vậy chất lượng hàng hóa và chi phí khác nhau, kết quả sản xuất và kết quả kinh doanh của họ cũng khác nhau. 
- Để tồn tại và đứng vững trên thị trường, các chủ thể kinh tế cạnh tranh với nhau giành lấy điều kiện tốt nhất, lợi ích cao nhất. 
- Vậy, theo các em nguyên nhân nào dẫn đến sự cạnh tranh?
Hs trả lời, Gv tổng kết
GV:( chuyển ý) Các chủ thể kinh tế không ngừng cạnh tranh với nhau. Vậy mục đích cuối cùng của cạnh tranh là gì chúng ta cùng nhau tìm hiểu mục C
- Gv đặt câu hỏi cho Hs trả lời.
Mục đích của cạnh tranh là gì? Cho ví dụ.
- Học sinh trả lời: lợi nhuận, giành khách hàng, giành thị trường.
Gv củng cố:
Trên thị trường hiện nay các hãng điện thoại Iphone, Samsung, Moble, Nokia, , luôn có chiến lược đưa ra các mẫu mã mới, ứng dụng hiện đại như 3G,4G Như vậy chúng ta thấy, các nhà sản xuất không ngừng cải tiến mẫu mã, chất lượng để đưa sản phẩm của mình cạnh tranh với các mặt hàng khác trên thị trường nhằm mục đích cuối cùng là lợi nhuận cao nhất về mình 
+ GV cũng cố thêm, đưa ra nội dung mỗi nội dung trình chiếu một ví dụ minh họa
Để đạt được mục đích đó, các chủ thể kinh tế phải cạnh tranh để giành lấy những điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh của mình.
Ví dụ 1: Ở Phú Quốc có loại cá cơm đặc biệt làm nước mắm rất ngon nên các cơ sở chế biến nước mắm được đặt ở đây để giành nguồn nguyên liệu sản xuất nước mắm Phú Quốc
Vd 2: Ở Tây Nguyên có trữ lượng cà phê lớn nhất nên các nhà máy chế biến cà phê thường xây dựng ở nơi đây để giành nguồn nguyên liệu, cho ra sản phẩm cà phê Trung Nguyên hay cà phê Buôn Ma Thuột rất nổi tiếng.
Vd 3: Các sản phẩm nông sản của Việt Nam(chôm chôm, thăng long, nhãn), cá ba sa được thị trường Mỹ ư chuộng, nên nhận được nhiều hợp đồng đặt hàng.
Vd 4: Các cửa hàng bán xe máy Honda, Susuki, Yamaha, đưa ra thị trừơng những phương thức cạnh tranh như: làm giấy tờ, bảo trì tận nhà, cho trả góp, khuyến mãi quà tặng 
GV kết luận và chuyển ý: Mục đích cuối cùng của kinh doanh là lợi nhuận.
Cụ thể bằng sơ đồ sau:
+ Gv chuyển ý: Cạnh tranh là quy luật tất yếu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, đặc biệt là cạnh tranh trong cùng một ngành. Vậy cạnh tranh có tác động như thế nào đến nền kinh tế? chúng ta cùng tìm hiểu phần 2.
HĐ2: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu đơn vị kiến thức tính 2 mặt của cạnh tranh.
* Mục tiêu: 
- HS nêu được mặt tích cực và mặt hạn chế của cạnh tranh.
- Rèn luyện năng lực tìm kiếm và xử lý thông tin, năng lực tư duy phê phán, năng lực điều chỉnh hành vi, Năng lực tìm hiểu, tham gia hoạt động kinh tế.
* Cách tiến hành:
+ GV Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm.
+ GV chia lớp thành nhóm thảo luận:
Nhóm 1: Mặt tích cực của cạnh tranh, ví dụ.
Nhóm 2: Mặt hạn chế của cạnh tranh, ví dụ.
+ Các nhóm tiến hành thảo luận, trình bày, tranh luận và đóng góp ý kiến cho nhóm khác.
+ GV cũng cố và tổng kết.
* Dự kiến sản phẩm:
+ Học sinh tranh luận theo nhóm
-Nhóm 1: Mặt tích cực của cạnh tranh, ví dụ.
Mặt tích cực:
- Kích thích lực lượng SX phát triển.
- Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước.
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần hội nhập kinh tế quốc tế.
Ví dụ 1: ứng dụng kỹ thuật mới vào ngành sản xuất len dạ sẽ làm cho trình độ công nhân nâng cao và năng suất lao động cũng tăng lên.
Ví dụ 2: Nước ta có nguồn lao động dồi dào nhưng chưa sử dụng hết. Do vậy cần phát triển những ngành cần nhiều lao động để vừa giải quyết việc làm vừa khai thác tiềm năng của đất nước
Ví dụ 3: Để nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời tìm hiểu luật quốc tế để chủ động hội nhập và tìm kiếm thị trường.
-Nhóm2: Mặt hạn chế của cạnh tranh, ví dụ.
Mặt hạn chế:
- Chạy theo lợi nhuận mù quáng.
- Giành giật khách hàng.
- Nâng giá lên cao làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
Ví dụ 1: Khai thác gỗ bừa bãi làm cho rừng bị tàn phá, gây lũ lụt, hạn hán, ảnh hưởng tới môi trường sản xuất và đời sống con người
Ví dụ 2: làm hàng giả, kinh doanh hang quốc cấm, buôn lậu, trốn thuế 
Ví dụ 3: một số người dùng tiền vơ vét xi măng để đầu cơ tích trữ, làm cho số lượng cung ứng xi măng trên thị trường thiếu nhiều so với nhu cầu của người tiêu dùng. Làm cho giá xi măng bị đẩy lên cao, gây rối loạn thị trường , từ đó họ nâng giá và thu lợi nhuận bất chính. Cũng tương tự nhu vậy với các mặt hàng như gạo, sắt thép 
+ GV nhận xét và kết luận: Cạnh tranh là một hiện tượng kinh tế tồn tại khách quan và nó cũng có hai mặt. Mặt tích cực cần được phát huy còn mặt hạn chế sẽ được nhà nước điều tiết và xử lý khi vi phạm pháp luật. (lồng ghép nội dung pháp luật)
- Gv đưa ra tình huống yêu cầu hs giải quyết.
- Giúp hs nâng cao hiểu biết về PL và nhận thức và điều chỉnh hành vi đúng pháp luật.
Công ty A và B cùng kinh doanh mặt hàng sữa. Công ty A đã tiến hành quảng cáo, tiếp thị, cùng với uy tín và chất lượng của sản phẩm nên công ty A bán được rất nhiều hàng mang về cho công ty rất nhiều lợi nhuận. Trong khi đó công ty B cùng tiến hành quảng cáo, tiếp thị, phát tờ rơi, nhưng trong tờ rơi của công ty B có ghi rõ là công ty A có bán hàng giả, hàng kém chất lượng. 
 Em có nhận xét như thế nào về hình thức cạnh tranh của công ty A và B? Pháp luật có quy định như thế nào đối với hành vi cạnh tranh không lành lạnh?
Gợi ý:
- Là 1 trong những biểu hiện của cạnh tranh không lành mạnh.
- Trong trường hợp này công ty B đã vi phạm pháp luật căn cứ tại khoản 3, điều 45 Luật cạnh tranh được Quốc hội Việt Nam ban hành 2018 quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm. 
Cũng theo Điều 111 - Luật cạnh tranh năm 2018, mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh là 2.000.000.000 đồng.
=> Như vậy việc sử dụng những thủ đoạn phi pháp bất lương nhằm giành giật khách hàng và thu được nhiều lợi nhuận trong canh tranh là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý nghiêm minh.
Tổng kết bằng bảng thống kê sau:
Gv hỏi: Cạnh tranh lành mạnh có vai trò như thế nào đối với nền kinh tế nước ta?
Hs trả lời.
+ GV củng cố: Cạnh tranh lành mạnh có vai trò là động lực của nền kinh tế và nó được thể hiện qua các khía cạnh:
 - Các doanh nghiệp khi cạnh tranh sẽ phải tìm cách cải tiến máy móc, ứng dụng công nghệ mới vào trong sản xuất, đòi hỏi trình độ tay nghề của người lao động cũng phải nâng cao từ đó sẽ đem lại năng xuất lao động cao hơn.
Tóm lại: Cạnh tranh là quy luật kinh tế tồn tại khách quan của sản xuất và lưu thông hàng hóa, vừa có mặt tích cực vừa có mặt hạn chế, nhưng mặt tích cực là cơ bản, mang tính trội, còn mặt hạn chế của cạnh tranh sẽ được nhà nước điều tiết thông qua giáo dục, pháp luật và các chính sách kinh tế - xã hội thích hợp.
Có thể tóm lược bằng sơ đồ sau:
II/ CẠNH TRANH TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HÓA
1) Cạnh tranh, nguyên nhân, mục đích của cạnh tranh.
a) KN cạnh tranh: 
Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận.
Có hai hình thức tranh là:
+ Cạnh tranh lành mạnh: là sự cạnh tranh đúng pháp luật , mang tính nhân văn , có tác dụng kích thích kinh tế thị trường phát triển đúng hướng. 
+ Cạnh tranh không lành mạnh: là sự cạnh tranh mà những thủ đoạn của nó vi phạm pháp luật , làm rối loạn và kìm hãm sự phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN .
b) Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.
- Trong nền kinh tế hàng hoá, do tồn tại nhiều chủ thể kinh tế khác nhau, tồn tại với tư cách là 1 đơn vị kinh tế độc lập.
- Do điều kiện SX của mỗi chủ thể khác nhau nên chất lượng và chi phí SX khác nhau => kết quả SX không giống nhau, lợi ích khác nhau.
c) Mục đích của cạnh tranh.
- Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là giành lợi ích về mình nhiều hơn người khác.
- Mục đích của cạnh tranh thể hiện ở những mặt sau:
+ Giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất khác.
+ Giành ưu thế và khoa học
 và công nghệ
+ Chiếm thị trường tiêu thụ, nơi đầu tư, đơn đặt hàng, các hợp đồng.
+ Giành ưu thế về chất lượng và giá cả hàng hóa, kể cả lắp đặt, bảo hành, sửa chữa, phương thức thanh toán .
2) Tính 2 mặt của cạnh tranh.
a) Mặt tích cực:
- Kích thích lực lượng sản xuất, khoa học kỹ thuật phát triển và năng xuất lao động xã hội tăng lên.
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
- Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước vào việc đầu tư, xây dựng và phát triển nền KTTT định hướng XHCN
b) Mặt hạn chế:
- Chạy theo lợi nhuận một cách thiếu ý thức, vi phạm quy luật tự nhiên làm cho môi trường, môi sinh suy thoái và mất cân bằng nghiêm trọng.
- Sử dụng những thủ đoạn phi pháp bất lương nhằm giành giật khách hàng và thu được nhiều lợi nhuận.
- Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường, từ đó nâng giá lên cao làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân..
III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, CŨNG CỐ
* Mục tiêu: 
- HS giúp học sinh cũng cố lại kiến thức đã học.
- Rèn luyện năng lực tư duy lo gích, sự tự tin, sáng tạo. Năng lực giao tiếp.
* Cách tiến hành:
- GV cho học sinh làm việc theo nhóm.
- HS trả lời được các câu hỏi trắc nghiệm khách quan về K/N cạnh tranh, nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh, mục đích của cạnh tranh, tính 2 mặt của cạnh tranh.
- GV trình chiếu câu hỏi với 4 lựa chọn, phát bảng chữ A,B,C,D để học sinh chọn đáp án tương ứng với câu hỏi.
* Gợi ý sản phẩm
Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Cạnh tranh là gì?
A. Là sự giành giật, lấn chiếm của các chủ thể kinh tế trong sản xuất và kinh doanh hàng hoá.
B. Là sự giành lấy điều kiện thuận lợi của các chủ thể kinh tế trong sản xuất và kinh doanh hàng hoá.
C. Là sự đấu tranh, giành giật của các chủ thể kinh tế trong sản xuất và kinh doanh hàng hoá.
D. Là sự ganh đua, đấu tranh của các chủ thể kinh tế trong sản xuất và kinh doanh hàng hoá.
Câu 2: Khái niệm cạnh tranh xuất hiện từ khi nào?
A. Khi xã hội loài người xuất hiện.	
B. Khi con người biết lao động.
C. Khi sản xuất và lưu thông hàng hoá xuất hiện.	
D. Khi ngôn ngữ xuất hiện.
Câu 3: Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh là gì?
A. Tồn tại nhiều chủ sở hữu lợi ích của mỗi đơn vị kinh tế là khác nhau.	
B. Điều kiện sản xuất và lợi ích của mỗi đơn vị kinh tế là khác nhau.
C. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất kinh doanh, có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau.	
D. Sự tồn tại một chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất kinh doanh, có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau..
Câu 4: Cạnh tranh giữ vai trò như thế nào trong sản xuất và lưu thông hàng hoá?
A. Một đòn bẩy kinh tế.	B. Cơ sở sản xuất và lưu thông hàng hoá.
D. Một động lực kinh tế.	C. Nền tảng của sản xuất và lưu thông hàng hoá.
Câu 5: Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là gì?
A.Giành hợp đồng k.tế, các đơn đặt hàng	
B.Giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực SX khác
C.Giành ưu thế về khoa học công nghệ	
D. Giành nhiều lợi nhuận nhất về mình
Câu 6: Canh tranh không lành mạnh có dấu hiệu nào dưới đây?
A. Vi phạm truyền thống văn hóa và quy định của công ty.
B. Vi phạm văn hóa và vi phạm pháp luật.
C. Vi phạm quy định của công ty và văn hóa dân tộc.
D. Vi phạm thói quen và văn hóa dân tộc.
Câu 7: Hành vi gièm pha doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp đưa ra thông tin không trung thực thuộc loại cạnh tranh nào?
A. Cạnh tranh tự do.
B. Cạnh tranh lành mạnh.
C. Cạnh tranh không lành mạnh.
D. Cạnh tranh không trung thực.
Câu 8: Những người sản xuất kinh doanh đua nhau cải tiến máy móc hiện đại và nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động là thể hiện mặt tích cực nào của cạnh tranh?
A. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển, năng suất lao động tăng lên.
B. Khai thác tối đa mọi nguồn lực phát triển của đất nước.
C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế.
D. Góp phần ổn định thị trường hàng hóa, nâng cao năng suất lao động.
IV. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG
* Mục tiêu: 
- Giúp học sinh hiểu hơn kiến thức và vận dụng kiến thức thực tế vào bài học.
- Rèn luyện năng lực tìm hiểu, tham gia hoạt động kinh tế, NL sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
* Cách tiến hành:
- GV cho học sinh làm việc theo cá nhân
- Học sinh làm bài tập tình huống và trả lời.
- yêu cầu HS về nhà tìm hiểu thêm về Luật cạnh tranh.
- Yêu cầu học sinh vào trang để tìm hiểu thêm về luật cạnh tranh được Quốc hội Việt Nam ban hành 2018.
Bài tập tình huống	
 Nhà em kinh doanh mặt hàng hoa tươi và bây giờ ngay cạnh nhà em lại xuất hiện thêm một cửa hàng khác cũng kinh doanh mặt hàng trên. Để cạnh tranh với cửa hàng vừa xuất hiện đó thì em phải làm gì?
* Gợi ý:
- Nâng cao chất lượng hàng hóa, uy tín của thương hiệu.
- Tìm hiểu và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa.
- Nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng.
- Tìm cách để hạ giá thành sản phẩm.
- Phương thức thanh toán đơn giản
- Khuyến mãi, tặng quà .

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_11_tiet_3_canh_tranh_trong_san.docx