Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Chương trình học kì II - Năm học 2019-2020 - Vũ Thị Hồng Thúy

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Chương trình học kì II - Năm học 2019-2020 - Vũ Thị Hồng Thúy

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

 - Biết được nguồn gốc, bản chất của Nhà nước.

 - Nêu được thế nào là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bản chất, chức năng và vai trò của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 -Hiểu được trách nhiệm của mỗi công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

2. Kĩ năng:

 - Biết tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN phù hợp với lứa tuổi và điều kiện bản thân.

3. Thái độ.

 - Tôn trọng, tin tưởng vào Nhà nước pháp quyền XHCN VN.

4. Định hướng hình thành năng lực

a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tư duy phê phán, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, năng lực quản lí và phát triển bản thân

b. Năng lực chuyên biệt:

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Chuẩn bị của giáo viên

*Tài liệu:

 - Tài liệu chính thức: sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân 11.

 - Tài liệu tham khảo khác:

 + Hồ Thanh Diện: Thiết kế bài giảng Giáo dục công dân 11, NXB. Hà Nội, 2007.

 + Vũ Hồng Tiến - Trần Văn Thắng - Nguyễn Thị Hoa: Tình huống Giáo dục công dân 11, NXB. Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh, 2008.

 *Phương tiện:

- Dùng các dụng cụ dạy học trực quan như sơ đồ ( Sơ đồ về các thành phần kinh tế ), biểu bảng,

2. Chuẩn bị của học sinh

-Sách giáo khoa GDCD lớp 11

-Sách bài tập GDCD 11

- Sơ đồ, biểu đồ

III. Phương pháp, phương tiện dạy học

1. Phương pháp:

Sử dụng kết hợp các phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, vấn đáp.

2. Phương tiện dạy học .

-Giáo án, SGK, SGV các tài liệu liên quan

- Máy tính, máy chiếu, câu hỏi trắc nghiệm, các phiếu học tập.

 

doc 55 trang huemn72 8250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Chương trình học kì II - Năm học 2019-2020 - Vũ Thị Hồng Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/ 01/2020
Ngày dạy
Lớp dạy
Sĩ số
Học sinh nghỉ học
07/01/2020
11B3
Tiết PPCT: 19
NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: 
 - Biết được nguồn gốc, bản chất của Nhà nước.
 - Nêu được thế nào là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bản chất, chức năng và vai trò của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
 -Hiểu được trách nhiệm của mỗi công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
2. Kĩ năng: 
 - Biết tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN phù hợp với lứa tuổi và điều kiện bản thân.
3. Thái độ.
 - Tôn trọng, tin tưởng vào Nhà nước pháp quyền XHCN VN.
4. Định hướng hình thành năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tư duy phê phán, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, năng lực quản lí và phát triển bản thân
b. Năng lực chuyên biệt:
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên
*Tài liệu:
	- Tài liệu chính thức: sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân 11.
	- Tài liệu tham khảo khác: 
	+ Hồ Thanh Diện: Thiết kế bài giảng Giáo dục công dân 11, NXB. Hà Nội, 2007.
	+ Vũ Hồng Tiến - Trần Văn Thắng - Nguyễn Thị Hoa: Tình huống Giáo dục công dân 11, NXB. Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh, 2008.
	*Phương tiện:
- Dùng các dụng cụ dạy học trực quan như sơ đồ ( Sơ đồ về các thành phần kinh tế ), biểu bảng, 
2. Chuẩn bị của học sinh
-Sách giáo khoa GDCD lớp 11
-Sách bài tập GDCD 11
- Sơ đồ, biểu đồ
III. Phương pháp, phương tiện dạy học
Phương pháp:
Sử dụng kết hợp các phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, vấn đáp...
Phương tiện dạy học .
-Giáo án, SGK, SGV các tài liệu liên quan
- Máy tính, máy chiếu, câu hỏi trắc nghiệm, các phiếu học tập...
IV. Các hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ : không
3. Bài mới:
3.1. Khởi động	
- Mục tiêu: HS liên hệ được nội dung của tiết học hôm nay thông qua hoạt động khởi động.
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Sử dụng phương pháp trực quan, đặt vấn đề và giải quyết ấn đề.
- Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề...
Hoạt động: khởi động dẫn dắt vào bài (5 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
HĐ1: Gv cho học sinh xem một số hình ảnh về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt nam.
HĐ 2: GV hỏi: Thông qua những hình ảnh trên, em có nhận xét gì?
HĐ 3: Vậy Nhà nước PQXHCN VN ra đời khi nào? Mang bản chất của ai? Chúng ta cùng sang bài hôm nay.
-HS xem tranh ảnh GV chiếu trên bảng
-Trả lời câu hỏi
-Nhà nước pháp quyền XHCN VN là nhà nước của dân, do dân, vì dân, quản lý XH bằng pháp luật...
3.2. Hình thành kiến thức.( 30 phút)
- Mục tiêu:	HS nắm được các nội dung cơ bản của bài: khái niệm và bản chất của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Chức năng và vai trò của nhà nước PQXHCNVN; Tin tưởng và ủng hộ nhà nước PQXHCNVN; Rèn luyện để xây dựng nhà nước VN...	
- Phương pháp/Kỹ thuật dạy học: Sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học, kết hợp sự hỗ trợ của máy chiếu, bảng tương tác, tranh ảnh, sơ đồ trực quan,...
- Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy, phê phán, năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề....
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm tìm hiểu nguồn gốc cua nhà nước (10 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
-Chia nhóm học sinh thành 2 nhòm
-Giao câu hỏi cho từng nhóm:
* Tại sao trong xã hội CSNT chưa có nhà nước?
 * Nhà nước đầu tiên trong lịch sử xuất hiện khi nào? Nêu ví dụ?
-Làm việc theo sự hướng dẫn của GV
-Thảo luận và trả lời câu hỏi
1) Nguồn gốc và bản chất của nhà nước.
a) Nguồn gốc của nhà nước.
- XH cộng sản nguyên thủy chưa có nhà nước vì: 
+ Trình độ của LLSX còn thấp kém, khối lượng sản phẩm chỉ đủ nhu cầu tối thiểu của các thành viên trong xh. 
+ Không có dư thừa làm của riêng, chưa có tư hữu về tài sản, chưa có sự phân chia giai cấp, chưa có sự bóc lột, do đó chưa có nhà nước.
- Nhà nước đầu tiên trong lịch sử xuất hiện: 
+ Thời kì cuối của xh CSNT LLSX phát triển, sự phân công lao động xh được mở rộng làm cho NSLĐ tăng lên, sản phẩm ngày càng nhiều, xuất hiện điều kiện chiếm đoạt của cải dư thừa làm tài sản riêng, người có địa vị (tù trưởng, thủ lĩnh quân sự) chiếm đoạt tài sản.
Hoạt động 2. Bản chất của nhà nước: (`11 phút)
-Cho HS nghiên cứu tài liệu
-Giao câu hỏi cho HS
GV đưa ra câu hỏi thảo luận chung.
- GV: * Một số nhà tư tưởng cho rằng: Nhà nước là cơ quan điều hoà các lợi ích, giai cấp, không phải là công cụ thống trị giai cấp. Quan niệm trên đúng hay sai vì sao? Vậy, theo em bản chất của nhà nước là gì? Nêu ví dụ nhà nước trong lịch sử mà em biết?
Làm việc theo yêu cầu của GV ( Nghiên cứu sách giáo khoa)
b) Bản chất của nhà nước
 Theo Mác - Lênin, Nhà nước là sản phẩm của xã hội có giai cấp, do đó nhà nước bao giờ cũng mang bản chất giai cấp của một giai cấp nhất định – giai cấp thống trị. Bản chất g/c của nhà nước thể hiện:
- Nhà nước là bộ máy dùng để duy trì sự thống trị của g/c này đối với g/c khác.
Giai cấp thống trị sử dụng nhà nước để duy trì quyền lực về kinh tế, chính trị và tư tưởng đối với xã hội. Thông qua nhà nước g/c thống trị về KT, trở thành g/c thống trị về chính trị và tư tưởng; ý chí của g/c thống trị thể hiện thành ý chí của nhà nước, bắt buộc mọi người phải tuân theo.
- Nhà nước là bộ máy trán áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác.
Lực lượng như quân đội , nhà tù, cảnh sát...để bảo vệ địa vị thống trị và lợi ích của mình và để đàn áp các giai cấp bị thống trị.
3.3. Luyện tập.(10 phút)
Hoạt động Tìm hiểu các kiểu nhà nước trong lịch sử (10 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
-GV hướng dẫn HS nghiên cứu tài liệu
-Đặt câu hỏi: Từ trước tới nay, XH loài người đã trải qua mấy kiểu nhà nước? Đó là những kiểu nhà nước nào?
-Nghiên cứu SGK
-Trả lời câu hỏi
c) Các kiểu nhà nước.
Lịch sử XH loài người đang trải qua 5 hình thái kinh tế - xã hội, trong đó có 4 hình thái kinh tế - xã hội có giai cấp. Tương ứng với nó là 4 kiểu nhà nước.
- Nhà nước chủ nô: Xuất hiện đầu tiên trong lịch sử.
+ Cơ sở kinh tế:CĐSH của GC chủ nô đối với TLSX và người nô lệ.
+ Bản chất:GC Chủ nô
- Nhà nước phong kiến: Ra đời khi nhà nước CHNL bị tan rã.
+ Cơ sở kinh tế: Là chế độ sở hữu của giai cấp địa chủ đối với TLSX mà chủ yếu là ruộng đất.
+ Bản chất:GCĐCPK
- Nhà nước tư sản: Ra đời là kết quả của cuộc CMTS.
+ Cơ sở kinh tế:CĐTHTBCN về TLSX
+ Bản chất:GCTS
- Nhà nước XHCN: Là nhà nước cuối cùng trong lịch sử.
+ Cơ sở kinh tế:CĐ công hữu về TLSX
+ Bản chất:GCCN
3.4. Vận dụng (5 phút)
Hoạt động làm bài tập: ( 5phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
-GV chiếu câu hỏi trắc nghiệm lên bảng
-Làm bài tập GV đã chiếu
Câu 1. Trong lịch sử xã hội loài người nhà nước xuất hiện khi nào?
A. Thời kì giữa xã hội CSNT.	B. Thời kì đầu CSNT.
C. Xuất hiện chế độ tư hữu TLSX.	D. Cuối xã hội chiếm hữu nô lệ.
Câu 2. Nhà nước xuất hiện do đâu?
A.Do ý muốn chủ quan của con người.	 B. Do ý chí của giai cấp thống trị.
C. Là một tất yếu khách quan.	 D. Do lực lượng siêu nhiên áp đặt từ bên ngoài vào.
Câu 3. Bản chất của nhà nước là gì?
A. Vì lợi ích của tất cả các giai cấp trong xã hội.	
B. Mang bản chất của các giai cấp chủ yếu trong xã hội.
C. Vì lợi ích của giai cấp áp đảo về số lượng.	
D. Mang bản chất của giai cấp thống trị.
Câu 4. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp nào?
A. Giai cấp công nhân.
B. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
 C.Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân. 
 D. Tất cả cá giai cấp trong xã hội.
3.5. Tìm tòi và mở rộng (2 phút)
Hoạt động mở rộng, nâng cao.( 2 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Giới thiệu một số địa chỉ mạng nói về Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
-Giới thiệu một số câu hỏi nâng cao...
Ghi chép lại các địa chỉ GV cung cấp
-Về nhà tìm hiểu và ghi lại thông tin
1. Giải thích tại sao nhà nước mang bản chất của giai cấp thống trị? Cho VD minh hoạ. Nhà nước pháp quyền XHCN VN là gì? Tại sao Nhà nước ta mang bản chất của giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc?
4. Hướng dẫn về nhà.(2 phút)
- GV yêu cầu học sinh về nhà làm các bài tập SGK
- Chuẩn bị tiết sau học phần tiếp theo.
- Nhắc nhở học sinh đề phòng tai nạn thương tích và đuối nước
- Nhắc nhở HS phòng chống dịch bệnh
5. Rút kinh nghiệm giờ dạy:	
 Duyệt của Tổ Trưởng
 Nguyễn Thị Chúc
 .............................. ..
Ngày soạn: 10/01/2020
	Ngày dạy
Lớp dạy
Sĩ số
Học sinh nghỉ học
11B1
Tiết PPCT: 20
NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ( TIẾP)
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: 
 - Biết được nguồn gốc, bản chất của Nhà nước.
 - Nêu được thế nào là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bản chất, chức năng và vai trò của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
 -Hiểu được trách nhiệm của mỗi công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
2. Kĩ năng: 
 - Biết tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN phù hợp với lứa tuổi và điều kiện bản thân.
3. Thái độ.
 - Tôn trọng, tin tưởng vào Nhà nước pháp quyền XHCN VN.
4. Định hướng hình thành năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tư duy phê phán, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, năng lực quản lí và phát triển bản thân
b. Năng lực chuyên biệt:
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên
*Tài liệu:
	- Tài liệu chính thức: sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân 11.
	- Tài liệu tham khảo khác: 
	+ Hồ Thanh Diện: Thiết kế bài giảng Giáo dục công dân 11, NXB. Hà Nội, 2007.
	+ Vũ Hồng Tiến - Trần Văn Thắng - Nguyễn Thị Hoa: Tình huống Giáo dục công dân 11, NXB. Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh, 2008.
	*Phương tiện:
- Dùng các dụng cụ dạy học trực quan như sơ đồ ( Sơ đồ về các thành phần kinh tế ), biểu bảng, 
2. Chuẩn bị của học sinh
-Sách giáo khoa GDCD lớp 11
-Sách bài tập GDCD 11
- Sơ đồ, biểu đồ
III. Phương pháp, phương tiện dạy học
Phương pháp:
Sử dụng kết hợp các phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, vấn đáp...
Phương tiện dạy học .
-Giáo án, SGK, SGV các tài liệu liên quan
- Máy tính, máy chiếu, câu hỏi trắc nghiệm, các phiếu học tập...
IV. Các hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ : không
3. Bài mới:
3.1. Khởi động
- Mục tiêu: HS quan sát các hình ảnh trình chiếu và hiểu được nội dung bài học hôm nay là gì
- Phương pháp/Kỹ thuật dạy học: PP thuyết trình, đàm thoại
- Định hướng phát triển năng lực:Năng lực tư duy phê phán, năng lực giải quyết vấn đề
Hoạt động khởi động vào bài (5phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Mục tiêu cần đạt
-GV chiếu 1 đoạn vi deo nói về bản chất của nhà nước Việt Nam
-Sau khi xem xong đoạn phim trên em có nhận xét gì?
-HS quan sát vi deo
-Trả lời câu hỏi của GV
HS trả lời được nội dung của đoạn phim
-Hướng tới nội dung của bài
3.2. Hình thành kiến thức.( 30 phút)
- Mục tiêu:	HS nắm được các nội dung cơ bản của bài: khái niệm và bản chất của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Chức năng và vai trò của nhà nước PQXHCNVN; Tin tưởng và ủng hộ nhà nước PQXHCNVN; Rèn luyện để xây dựng nhà nước VN...	
- Phương pháp/Kỹ thuật dạy học: Sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học, kết hợp sự hỗ trợ của máy chiếu, bảng tương tác, tranh ảnh, sơ đồ trực quan,...
- Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy, phê phán, năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề....
Hoạt động 1: Nghiên cứu SGK và thảo luận bàn để tìm hiểu khái niệm nhà nước pháp quyền XHCNVN (10 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Bước 1:GV hướng dẫn HS nghiên cứu tài liệu trong SGK.
*Bước 2:GV đưa ra hệ thống câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời
- GV: * Theo em thế nào là nhà nước pháp quyền? Nêu VD minh hoạ?
 * Thế nào là nhà nước pháp quyền XHCN? Nêu VD minh hoạ?
- HS: Đại diện trả lời.
- GV: N/xét, bổ xung, kết luận.
-Làm việc theo sự hướng dẫn của GV
-Thảo luận và trả lời câu hỏi
2. Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
a) Thế nào là nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
- Nhà nước pháp quyền là nhà nước quản lí mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước và công dân đều được thực hiện trên cơ sở pháp luật.
- Nhà nước pháp quyền XHCN VN là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quản lí mọi mặt đời sống xh bằng PL do Đảng Cộng sản VN lãnh đạo.
Hoạt động 2. Thảo luận nhóm để tìm hiểu bản chất của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam: (`16 phút)
-GV chia nhóm 
-Giao câu hỏi cho các nhóm
- GV: * Nhà nước ta mang bản chất giai cấp nào? Tại sao?
* GC công nhân có phải là giai cấp thống trị ở nước ta không?
 * Bản chất g/c công nhân của Nhà nước ta được biểu hiện như thế nào?
 * Biểu hiện cụ thể của g/c công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc của nhà nước ta?
-Nhận xét câu trả lời các nhóm rồi bổ xung, kết luận
Làm việc theo yêu cầu của GV 
- Đại diện các nhóm lên bảng trình bày
- Các nhóm khác nhận xét, bổ xung
b) Bản chất của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
- Nhà nước ta mang bản chất giai cấp công nhân, vì những thành quả cách mạng của quần chúng nhân dân lao động do g/c công nhân thông qua chính Đảng của mình là Đảng Cộng sản VN lãnh đạo.
- Bản chất g/c công nhân của Nhà nước ta được biểu hiện tập trung nhất ở sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với nhà nước.
 Dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn bộ hoạt động của Nhà nước, xã hội đều thể hiện quan điểm g/c công nhân, nhằm thực hiện lợi ích, ý chí và nguyện vọng của g/c công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc.
- Bản chất g/c công nhân của Nhà nước ta bao hàm cả tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc:
+ Tính nhân dân của Nhà nước thể hiện: Nhà nước của ta là Nhà nước của dân, vì dân, do nhân dân lập nên và nhân dân tham gia quản lí; thể hiện ýý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, là công cụ chủ yếu để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình.
+ Tính dân tộc của Nhà nước thể hiện: Nhà nước kế thừa và phát huy những truyền thống, bản sắc tốt đẹp của dân tộc; Nhà nước có chính sách dân tộc đúng đắn, chăm lo lợi ích cho cộng đồng các dân tộc VN và thực hiện đại đoàn kết dân tộc là đường lối chiến lược và động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hoạt động 3 Tìm hiểu các chức năng của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam 
(10 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
*Bước 1:GV hướng dẫn HS nghiên cứu tài liệu trong SGK.
*Bước 2:GV đưa ra hệ thống câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời
-GV: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có những chức năng cơ bản nào? 
* Tại sao Nhà nước có chức năng bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội? Nêu VD minh hoạ?
 Tại sao Nhà nước Có chức năng xây dựng và bảo đảm thực hiện các quyền tự do, dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân? Nêu VD minh hoạ?
(Hai chức năng trên có quan hệ hữu cơ và thống nhất với nhau; trong đó chức năng tổ chức và xd là căn bản nhất vì: Nhà nước XHCN, chức năng bảo đảm an ninh chính trị và TTATXH “mới chỉ là những công việc quét dọn trước khi xd, chứ chưa phải là đích thân việc xây dựng” Lê-nin.)
-Nghiên cứu SGK
-Trả lời câu hỏi
C) Chức năng của Nhà nước pháp quyền XHCNViệt Nam
- Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội:
Để xd và phát triển KT- XH đất nước Nhà nước phải sử dụng sức mạnh của mình để phòng ngừa, ngăn chặn mọi âm mưu gây rối, phá hoại, bạo loạn, xâm hại đến an ninh quốc gia, ổn định chính trị, giữ vững an ninh chính trị TTATXH, tạo đk hoà bình, ổn định cho công cuộc xd CNXH ở nước ta.
- Bảo đảm thực hiện các quyền tự do, dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân:
+Tổ chức xd và quản lí nền KT XHCN
+ Tổ chức xd và quản lí Văn hoá, giáo dục, khoa học
+ Tổ chức xd và bảo đảm thực hiện các chính sách xã hội
+ Xây dựng hệ thống PL để bảo đảm thực hiện các quyền tự do dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân.
KL: Hai chức năng trên có quan hệ hữu cơ và thống nhất với nhau; trong đó chức năng tổ chức và xd là căn bản nhất vì: Nhà nước XHCN, chức năng bảo đảm an ninh chính trị và TTATXH “mới chỉ là những công việc quét dọn trước khi xd, chứ chưa phải là đích thân việc xây dựng” Lê-nin.
Hoạt động 4:Trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam(5 phút)
 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
*Bước 1: GV hướng dẫn HS nghiên cứu tài liệu sgk mục 3
*Bước 2: GV nêu câu hỏi phát vấn.
- GV:Theo em mỗi công dân cần phải làm gì để góp phần xây dựng và bảo vệ Nhà nước pháp quyền XHCN VN?
 -Em suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN VN?
 -Em sẽ làm gì khi thấy bạn mình, hay ai đó vi phạm pháp luật?
- HS: Đại diện trả lời.
- GV: N/xét, bổ xung, kết luận.
GVKL: Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước cuối cùng đã xuất hiện trong lịch sử.Nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời là kết quả của cuộc cách mạng, của QCNDLD do GCCN lãnh đạo thông qua chính Đảng của nó là ĐCS.Đi lên CNXH chúng ta phải xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân , do dân, vì dân thực hiện mục tiêu : " Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"
-Làm việc theo sự hướng dẫn của GV
-Thảo luận và trả lời câu hỏi
3. Trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
+ Gương mẫu thực hiện và tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước.
+ Tích cực tham gia các hoạt động: Xây dựng củng cố, bảo vệ chính quyền; giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
+ Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật.
+ Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch.
+ HS tự liên hệ bản thân.
3.3. Luyện tập.(10 phút)
Hoạt động làm bài tập: ( 5phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
-GV yêu cầu HS làm câu hỏi SGK
-Làm bài tập GV đã yêu cầu
Bài tập SGK
3.4. Vận dụng (5 phút)
Hoạt động làm bài tập: ( 5phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
-GV chiếu câu hỏi trắc nghiệm lên bảng
-Làm bài tập GV đã chiếu
Câu 7: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp nào?
A. Giai cấp công nhân.	B.Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân.
C. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.	
D. Tất cả các giai cấp trong xã hội.
Câu 8: Vì sao nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân ?
A. Nhà nước có được là thành quả cách mạng của quần chúng nhân dân lao động
B. Nhà nước có được là thành quả cách mạng của giai cấp công nhân
C. Nhà nước có được là thành quả cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
D. Nhà nước có được là thành quả cách mạng của quần chúng nhân dân lao động do giai cấp công nhân thông qua chính đảng là Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Câu 9:Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta được thể hiện tập trung nhất ở sự lãnh đạo của ai ?
A. Phục vụ lợi ích của nhân dân	B. Sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam đối với nhà nước
C. Thể hiện ý chí của nhân dân	D. Do nhân dân xây dựng nên
Câu 10:Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
A. nhà nước thực hiện nghiêm pháp luật.
B. nhà nước quản lý mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật .
C.nhà nước bảo vệ pháp luật.
D.nhà nước xây dựng và bảo đảm thực hiện pháp luật .
Câu 11 : Chức năng nào quan trọng nhất của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ? 
A. Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
B. Trấn áp các giai cấp đối kháng.
C. Tổ chức và xây dựng.
D. Trấn áp và tổ chức xây dựng.
3.5. Tìm tòi và mở rộng (2 phút)
Hoạt động mở rộng, nâng cao.( 2 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
-- GV cung cấp địa chỉ và hướng dẫn HS cách tìm văn bản pháp luật trên mạng Internet, ví dụ : 
-Giới thiệu một số câu hỏi nâng cao...
Ghi chép lại các địa chỉ GV cung cấp
-Về nhà tìm hiểu và ghi lại thông tin
4. Hướng dẫnvề nhà.(2 phút)
- hs làm các bài tập và chuẩn bị bài tiếp theo
- Nhắc nhở học sinh đề phòng tai nạn thương tích và đuối nước
- Nhắc nhở HS phòng chống dịch bệnh\	Duyệt của Tổ Trưởng
5. Rút kinh nghiệm giờ dạy
 Nguyễn Thị Chúc
Ngày soạn: 10/01/2020
	Ngày dạy
Lớp dạy
Sĩ số
Học sinh nghỉ học
11B3
Tiết PPCT: 21
NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
I. Mục tiêu 
1- Về kiến thức
 - Nêu được bản chất của nền dân chủ CNXH.
 - Nêu được nội dung cơ bản của nền dân chủ trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
 -Nêu được 2 hình thức cơ bản của dân chủ là dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.
2- Về kỹ năng
 - Biết thực hiện quyền làm chủ trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá- xã hội phù hợp với lứa tuổi.
3- Về thái độ
 - Tích cực tham gia các hoạt động thể hiện tính dân chủ phù hợp với lứa tuổi; phê phán các hành vi, luận điệu xuyên tạc, chống lại nền dân chủ XHCN
4. Định hướng hình thành năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tư duy phê phán, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, năng lực quản lí và phát triển bản thân
b. Năng lực chuyên biệt:
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên
*Tài liệu:
	- Tài liệu chính thức: sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân 11.
	- Tài liệu tham khảo khác: 
	+ Hồ Thanh Diện: Thiết kế bài giảng Giáo dục công dân 11, NXB. Hà Nội, 2007.
	+ Vũ Hồng Tiến - Trần Văn Thắng - Nguyễn Thị Hoa: Tình huống Giáo dục công dân 11, NXB. Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh, 2008.
	*Phương tiện:
- Dùng các dụng cụ dạy học trực quan như sơ đồ ( Sơ đồ về phân biệt hai hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp ), biểu bảng, 
2. Chuẩn bị của học sinh
-Sách giáo khoa GDCD lớp 11
-Sách bài tập GDCD 11
- Sơ đồ, biểu đồ
III. Phương pháp, phương tiện dạy học
Phương pháp:
Sử dụng kết hợp các phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, vấn đáp...
Phương tiện dạy học .
-Giáo án, SGK, SGV các tài liệu liên quan
- Máy tính, máy chiếu, câu hỏi trắc nghiệm, các phiếu học tập...
IV. Các hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức. ( 2 phút)
2. Kiểm tra bài cũ : không
3. Bài mới:
3.1. Khởi động
- Mục tiêu: HS quan sát các hình ảnh trình chiếu và hiểu được nội dung bài học hôm nay là gì
- Phương pháp/Kỹ thuật dạy học: PP thuyết trình, đàm thoại
- Định hướng phát triển năng lực:Năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề
Hoạt động khởi động vào bài (5phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Mục tiêu cần đạt
-GV chiếu 1 số hình ảnh về bầu cử, ứng cử, tiếp xúc cử tri...
-Sau khi xem xong các hình ảnh trên em có nhận xét gì?
-HS quan sát hình ảnh
-Trả lời câu hỏi của GV
HS trả lời được nội dung của hình ảnh
-Hướng tới nội dung của bài
3.2. Hình thành kiến thức.( 30 phút)
- Mục tiêu: HS hiểu đượcbản chất của nền dân chủ CNXH; nội dung cơ bản của nền dân chủ trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay; phê phán những hành vi dân chủ hình thức, lợi dụng dân chủ....
- Phương pháp/Kỹ thuật dạy học: Sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học, kết hợp sự hỗ trợ của máy chiếu, bảng tương tác, tranh ảnh, sơ đồ trực quan,...
- Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy, phê phán, năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề....
Hoạt động 1: Nghiên cứu SGK và thảo luận bàn để tìm hiểu khái niệm dân chủ và bản chất của dân chủ xã hội chủ nghĩa ( 8 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Bước 1:GV hướng dẫn HS nghiên cứu tài liệu trong SGK.
*Bước 2:GV đưa ra hệ thống câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời
- GV: 
* Dân chủ là gì?
* Theo em,nền dân chủ XHCN mang bản chất giai cấp nào? 
* Tại sao nền dân chủ XHCN mang bản chất GCCN chứ không phải là giai cấp khác? 
- HS: Đại diện trả lời.
- GV: N/xét, bổ xung, kết luận.
GV cũng có thể chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm thảo luận trả lời 1 biểu hiện bản chất của nền dân chủ XHCN.
-Làm việc theo sự hướng dẫn của GV
-Thảo luận và trả lời câu hỏi
HS cử đại diện các nhóm lên trình bày từng biểu hiện
1. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
- Dân chủ: 
 Là quyền lực thuộc về nhân dân, là quyền làm chủ của nhân dân trong các lĩnh vực đời sống xh của đất nước.
*Về bản chất:Nền dân chủ XHCN là nền dân chủ của quảng đại quần chúng nhân dân, được thực hiện chủ yếu bằng nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
*Bản chất của nền dân chủ XHCN được thể hiện cụ thể trên những phương diện sau:
+ Một là: Nền dân chủ XHCN mang bản chất giai cấp công nhân.
+ Hai là: Nền dân chủ XHCN có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.
+ Ba là: Nền dân chủ XHCN lấy hệ tư tưởng Mác – Lê- nin và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh làm nền tảng tinh thần của xã hội.
+ Bốn là: Nền dân chủ XHCN là nền dân chủ của nhân dân lao động.
+ Năm là: Dân chủ xã hội chủ nghĩa gắn liền với pháp luật, kỉ luật, kỉ cương.
Hoạt động 2. Thảo luận nhóm để tìm hiểu nội dung : Xây dựng nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (8 phút)
-GV chia nhóm 
-Giao câu hỏi cho các nhóm
1, Dân chủ trong lĩnh vưc chính trị gồm những nội dung nào?
2. Lấy ví dụ minh họa các biểu hiện quyền làm chủ về chính trị?
Làm việc theo yêu cầu của GV 
- Đại diện các nhóm lên bảng trình bày
- Các nhóm khác nhận xét, bổ xung
2. Xây dựng nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
a) Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực kinh tế ( đọc thêm) 
b) Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực chính trị
*Nội dung:Mọi quyền lực thuộc về nhân dân,trước hết là nhân dân lao động.
* Biểu hiện của quyền làm chủ về chính trị:
+ Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội.
+ Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của Nhà nước và địa phương.
+ Quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước trưng cầu ý dân.
+ Quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí. Quyền giám sát các hoạt động của các cơ quan Nhà nước, quyền khiếu nại, tố cáo... của công dân.
Nghĩa vụ: bảo vệ Tổ quốc, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Vd: đ nghĩa vụ quân sự, đi bầu cử 
Hoạt động 3. Thảo luận nhóm để tìm hiểu nội dung : Xây dựng nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (10 phút)
-GV chia nhóm 
-Giao câu hỏi cho các nhóm
1, Dân chủ trong lĩnh vưc chính trị gồm những nội dung nào?
2. Lấy ví dụ minh họa các biểu hiện quyền làm chủ về chính trị?
Làm việc theo yêu cầu của GV 
- Đại diện các nhóm lên bảng trình bày
- Các nhóm khác nhận xét, bổ xung
2. Xây dựng nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
a) Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực kinh tế ( đọc thêm) 
b) Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực chính trị
*Nội dung:Mọi quyền lực thuộc về nhân dân,trước hết là nhân dân lao động.
* Biểu hiện của quyền làm chủ về chính trị:
+ Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội.
+ Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của Nhà nước và địa phương.
+ Quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước trưng cầu ý dân.
+ Quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí. Quyền giám sát các hoạt động của các cơ quan Nhà nước, quyền khiếu nại, tố cáo... của công dân.
Nghĩa vụ: bảo vệ Tổ quốc, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Vd: đ nghĩa vụ quân sự, đi bầu cử 
3.3. Luyện tập.(5 phút)
- Mục tiêu: Thông qua làm bài tập, HS hiểu đượcbản chất của nền dân chủ CNXH; nội dung cơ bản của nền dân chủ trong lĩnh vực chính trị ở nước ta trong giai đoạn hiện nay; phê phán những hành vi dân chủ hình thức, lợi dụng dân chủ....
- Phương pháp/Kỹ thuật dạy học: Sử dụng kết hợp các phương pháp nêu vấn đề, đàm thoại kết hợp sự hỗ trợ của máy chiếu, bảng tương tác, tranh ảnh, sơ đồ trực quan,..
- Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy, phê phán, năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề....
Hoạt động làm bài tập: ( 5 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
-GV yêu cầu HS làm câu hỏi SGK
-Làm bài tập GV đã yêu cầu
Bài tập SGK
3.4. Vận dụng (5 phút)
- Mục tiêu: HS vận dụng được các kiến thức đã học vào để giải quyết một số bài tập trắc nghiệm và tự luận do giáo viên đưa ra. Từ đó khắc sâu kiến thức đã học.
- Phương pháp/Kỹ thuật dạy học: Sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học, kết hợp sự hỗ trợ của máy chiếu, bảng tương tác, tranh ảnh, sơ đồ trực quan,...
- Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy, phê phán, năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề....
Hoạt động làm bài tập: ( 3phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
-GV chiếu câu hỏi trắc nghiệm lên bảng
-Làm bài tập GV đã chiếu
. Câu 1: Lịch sử nhân loại đã chứng minh có những chế độ dân chủ nào?
a. Dân chủ chủ nô, dân chủ phong kiến, dân chủ tư sản
b. Dân chủ phong kiến, dân chủ tư sản, dân chủ vô sản
c. Dân chủ chủ nô, dân chủ tư sản, dân chủ vô sản
d. Dân chủ chủ nô, dân chủ phong kiến, dân chủ vô sản
Câu 2: Nền dân chủ XHCN mang bản chất của ?
a. Giai cấp nông dân	
b. Giai cấp công nhân
c. Tầng lớp trí thức	
d. Quảng đại quần chúng nhân dân
Câu 3:Lấy những ví dụ ở địa phương em đê chứng minh rằng “dân chủ XHCN là nền dân chủ của nhân dân lao động”
3.5. Tìm tòi và mở rộng (2 phút)
Mục tiêu: GV hướng dẫn học sinh nghiên cứu một số tài liệu liên quan đến bài trên các trang mạng chính thống, các tài liệu của GV để HS nâng cao nhận thức của mình về vấn đề đã học.
- Phương pháp/Kỹ thuật dạy học: Sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học, kết hợp sự hỗ trợ của máy chiếu, bảng tương tác, tranh ảnh, sơ đồ trực quan,...
- Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy, phê phán, năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề....
Hoạt động mở rộng, nâng cao.( 2 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
-- GV cung cấp địa chỉ và hướng dẫn HS cách tìm văn bản pháp luật trên mạng Internet, ví dụ : 
-Giới thiệu một số câu hỏi nâng cao...
Ghi chép lại các địa chỉ GV cung cấp
-Về nhà tìm hiểu và ghi lại thông tin
4. Hướng dẫnvề nhà.(2 phút)
- hs làm các bài tập và chuẩn bị bài tiếp theo
- Nhắc học sinh phòng chống đuối nước, tai nạn thương tích và dịch bệnh
5. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
	Duyệt của Tổ trưởng
 Nguyễn Thị Chúc
 .....................................
Ngày soạn: 12/01/2020
	Ngày dạy
Lớ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_11_chuong_trinh_hoc_ki_ii_nam.doc