Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Tiết 1, Bài 1: Công dân với sự phát triển kinh tế

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Tiết 1, Bài 1: Công dân với sự phát triển kinh tế

I. Mục tiêu bài học.Học xong bài này HS cần nắm được

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

a. Về kiến thức

- Nêu được thế nào là sản xuất vật chất và vai trò sản xuất vật chất đối với đời sống xã hội

- Nêu được các yếu tố của quá trình sản xuất và mối quan hệ giữa chúng (nêu các yếu tố cơ bản: sức lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động)

đình và xã

b. Về kĩ năng

 Biết tham gia xây dựng kinh tế gia đình phù hợp với khả năng bản thân. hội (ví dụ: tham gia sản xuất nông nghiệp, làm nghề phụ, làm dịch vụ, cùng gia đình)

c. Về thái độ:

- Tích cực tham gia kinh tế gia đình và địa phương.

- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng lao động của bản than, góp phần xây dựng kinh tế đất nước

2. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho HS:

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực hợp tác.

- Năng lực thể chất.

II. Chuẩn bị tài liệu và phương tiện.

1. Giáo viên

- SGK GDCD lớp 11. SGV GDCD lớp 11

- Sách chuẩn kiến thức kĩ năng, giáo dục kĩ năng sống trong môn GDCD

- Chương trình giảm tải của bộ GD & ĐT

- Tranh ảnh liên quan đến sản xuất của cải vật chất.

- Sách bài tập GDCD 11, sơ đồ và tài liệu có liên quan đến bài học

- Máy chiếu (nếu có)

2.Học sinh

- SGK GDCD lớp 11

- Sách bài tập GDCD 11, sơ đồ và tài liệu có liên quan đến bài học

 

docx 5 trang huemn72 8840
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Tiết 1, Bài 1: Công dân với sự phát triển kinh tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 01 
Tiết theo PPCT: 01
Bài 1: CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 
I. Mục tiêu bài học.Học xong bài này HS cần nắm được
Kiến thức, kỹ năng, thái độ
Về kiến thức
- Nêu được thế nào là sản xuất vật chất và vai trò sản xuất vật chất đối với đời sống xã hội
- Nêu được các yếu tố của quá trình sản xuất và mối quan hệ giữa chúng (nêu các yếu tố cơ bản: sức lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động)
đình và xã 
b. Về kĩ năng
 Biết tham gia xây dựng kinh tế gia đình phù hợp với khả năng bản thân. hội (ví dụ: tham gia sản xuất nông nghiệp, làm nghề phụ, làm dịch vụ, cùng gia đình)
c. Về thái độ:
- Tích cực tham gia kinh tế gia đình và địa phương.
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng lao động của bản than, góp phần xây dựng kinh tế đất nước
Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho HS:
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực thể chất.
II. Chuẩn bị tài liệu và phương tiện.
1. Giáo viên
- SGK GDCD lớp 11. SGV GDCD lớp 11
- Sách chuẩn kiến thức kĩ năng, giáo dục kĩ năng sống trong môn GDCD
- Chương trình giảm tải của bộ GD & ĐT
- Tranh ảnh liên quan đến sản xuất của cải vật chất.
- Sách bài tập GDCD 11, sơ đồ và tài liệu có liên quan đến bài học
- Máy chiếu (nếu có)
2.Học sinh
- SGK GDCD lớp 11
- Sách bài tập GDCD 11, sơ đồ và tài liệu có liên quan đến bài học
III. Tổ chức hoạt động của HS
1. Hoạt động dẫ dắt vào bài học.
a. Ổn định lớp
b. Kiểm tra bài cũ
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Họat động của giáo viên học sinh
Nội dung chính của bài học
HĐ1: Tìm hiểu về sản xuất của cải vật chất.
- Mục tiêu: học sinh nêu được khái niệm và vai trò của sản xuất vật chất đối với đời sống xã hội.
- Cách tiến hành: GV sử dụng phương pháp đặt và giải quyết vấn đề kết hợp với thuyết trình, gợi mở theo các câu hỏi sau:
- Em hiểu thế nào là của cải vật chất? Cho ví dụ về những của cải vật chất trong thực tế mà em thường gặp.
- Làm thế nào để tạo ra được ccvc đó? Thế nào là sản xuất của cải vật chất? Cho ví dụ ?
- Trả lời.
- VD: Lúa, gạo, quần áo, xe cộ, giày dép 
- Trả lời.
- VD: Con người sử dụng công cụ lao động tác động vào đất trồng để làm ra thực phẩm, lúa gạo. Hay, con người khai thác đất sét để nung thành gạch, gốm phục vụ cho nhu cầu xây dựng, trang trí 
- Theo em, sản xuất của cải vật chất có những vai trò gì?
- Tại sao nói : Sản xuất của cải vật chất là cơ sở của đời sống xã hội?
- Vì để duy trì sự tồn tại, phát triển của con người và xã hội loài người.
- Sản xuất của cải vật chất không chỉ để duy trì sự tồn tại của con người và xã hội loài người, mà thông qua lao động sản xuất, con người được cải tạo, phát triển và hoàn thiện cả về thể chất và tinh thần.
- Sản xuất của cải vật chất có phải là hoạt động trung tâm của xã hội loài người hay không? Vì sao như vậy?
- Là trung tâm, là tiền đề thúc đẩy các hoạt động khác của xã hội phát triển.
- Ví dụ: Lấy nguồn vốn thu được từ hoạt động sản xuất vật chất đầu tư vào hoạt động văn hoá, giáo dục, nghiên cứu khoa học – công nghệ, làm cho các lĩnh vực này phát triển theo, dẫn đến đời sống vật chất, tinh thần của xã hội được cải thiện, nâng cao.
- Lịch sử xã hội loài người là một quá trình phát triển và hoàn thiện liên tục của các phương thức sản xuất của cải vật chất, là quá trình thay thế các phương thức sản xuất cũ lạc hậu bằng phương thức sản xuất tiến bộ hơn.
HĐ2: Tìm hiểu các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất.
- Mục tiêu: nêu được các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và mối quan hệ giữa chúng.
- Cách tiến hành: GV trình bày 2 sơ đồ đã chuẩn bị trên bảng:
* Sức lao động à Tư liệu lao động à Đối tượng lao động => Sản phẩm.
* Sức lao động: thể lực + trí lực. 
Sau đó GV chia HS làm 2 nhóm rồi cho các em thảo luận theo các câu hỏi sau:
- Để thực hiện quá trình lao động sản xuất, cần phải có những yếu tố cơ bản nào? 
- Cần sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.
- Sức lao động là gì?
- Hãy phân biệt sức lao động với lao động?
- Nhận xét, chốt lại.
- Lao động là khái niệm có nội hàm rộng hơn. Sức lao động mới chỉ là khả năng của lao động, còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực. Để thực hiện được quá trình lao động thì không chỉ cần có sức lao động mà còn phải có tư liệu sản xuất. Hay nói cách khác, chỉ khi nào sức lao động kết hợp được với tư liệu sản xuất thì mới có lao động. Người có sức lao động muốn thực hiện quá trình lao động thì phải tích cực, chủ động tìm kiếm việc làm. Mặt khác, nền sản xuất xã hội phải phát triển, tạo ra nhiều việc làm để thu hút sức lao động.
- Lao động là hoạt động bản chất nhất của con người, phân biệt con người với loài vật. Ý thức của con người trong lao động thể hiện: lao động có mục đích, có kế hoạch, tự giác sáng tạo ra phương pháp và công cụ lao động, có kỷ luật và cộng đồng trách nhiệm 
- Đối tượng lao động là gì ? Có mấy loại ? Cho ví dụ minh họa.
- Ví dụ: đất trồng, gỗ rừng, quặng kim loại, tôm cá dưới sông, dưới biển 
- Ví dụ: sợi để dệt vải, sắt thép để chế tạo máy, xi măng để xây dựng .... gọi là nguyên liệu.
- Mọi đối tượng lao động đều bắt nguồn từ tự nhiên nhưng có phải mọi yếu tố tự nhiên đều là đối tượng lao động không ? Vì sao ?
- Không phải mọi yếu tố của tự nhiên đều là đối tượng lao động. Bởi vì chỉ những yếu tố tự nhiên nào mà con người đang tác động trong quá trình sản xuất nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của mình thì mới gọi là đối tượng lao động. Những yếu tố tự nhiên mà con người chưa biết đến, chưa khám phá, chưa tác động thì chưa trở thành đối tượng lao động.
1. Sản xuất của cải vật chất
a. Thế nào là sản xuất của cải vật chất?
Là sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.
b. Vai trò của sản xuất của cải vật chất 
- Là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
- Là cơ sở để xem xét và giải quyết các quan hệ kinh tế, chính trị, văn hoá trong xã hội. Quyết định mọi hoạt động của xã hội.
2. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất
a. Sức lao động
- Khái niệm: Là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất.
- Phân biệt sức lao động với lao động:
+ Sức lao động: là khả năng của lao động.
+ Lao động:
Là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực.
. Là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của mình.
b. Đối tượng lao động
- Khái niệm: Là những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người.
- Phân loại (có 2 loại đối tượng lao động):
+ Loại có sẵn trong tự nhiên.
+ Loại đã trải qua tác động của lao động, được cải biến ít nhiều. 
3. Luyện tập củng cố (5 phút)
	- Phương án 1: Yêu cầu HS lên bảng vẽ sơ đồ về các yếu tố hợp thành của sức lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động, quá trình lao động sản xuất; đồng thời, tất cả các HS cùng tham gia đánh giá, bổ sung và phát biểu về tầm quan trọng của các vấn đề trên.
	- Phương án 2 (giáo viên đưa ra các câu hỏi phát vấn học sinh):
	1) Trên thế giới, có những nước rất khan hiếm tài nguyên, khoáng sản (Nhật Bản, Singapore ), nhưng có nền kinh tế phát triển, theo em tại sao?
	Vì họ biết đầu tư, khai thác nguồn lực con người, phát huy vai trò của yếu tố sức lao động (thể lực và trí lực), nguồn lực giữ vai trò chủ thể. Trong đó, trí lực của con người, nếu càng được thường xuyên sử dụng thì nó càng được nâng cao, phát triển, trau dồi nhiều hơn. 
	2) Hãy chỉ ra những điều kiện khách quan, chủ quan để người có sức lao động thực hiện được quá trình lao động:
	Sức lao động mới chỉ là khả năng cần thiết để có thể tiến hành lao động, còn lao động sản xuất là quá trình kết hợp sức lao động với tư liệu sản xuất. Vì vậy, để có quá trình lao động diễn ra trên thực tế thì cần phải có đủ điều kiện khách quan và chủ quan.
	- Về khách quan: Nền kinh tế phải phát triển, tạo ra được nhiều việc làm để thu hút lao động, tạo cơ hội cho người lao động có việc làm.
	- Về chủ quan: Người lao động phải tích cực, chủ động tìm kiếm việc làm; thường xuyên học tập, nâng cao trình độ sức lao động của mình về thể lực, trí lực để đáp ứng yêu cầu của xã hội.
	3) Gọị học sinh nêu ví dụ và phân tích vì sao có tình trạng thất nghiệp.
IV. Rứt kinh nghiệm
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Cà Mau, ngày.... tháng....năm 2020
Ký duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_11_tiet_1_bai_1_cong_dan_voi_s.docx