Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Tiết 11, Bài 5: Cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa - Nguyễn Cẩm Chuyền

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Tiết 11, Bài 5: Cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa - Nguyễn Cẩm Chuyền

I-MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

a. Về kiến thức

- Nêu được khái niệm cung, cầu.

- Hiểu được mối quan hệ cung – cầu, quan hệ cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.

- Nêu được sự vận dụng quan hệ cung – cầu.

b. Về kỹ năng: Biết giải thích ảnh hưởng của giá cả thị trường đến cung – cầu của một loại sản phẩm ở địa phương.

c. Về thái độ: Có ý thức tìm hiểu mối quan hệ cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh.

- Kỹ năng giao tiếp, ứng xử

- Kỹ năng giải quyết vấn đề

- Kỹ năng tư duy

- Kỹ năng trình bày trước đám đông

- Kỹ năng tự tin

- Kỹ năng hợp tác

II- CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Giáo viên:

- SGK,SGV GDCD lớp 11

- Các câu hỏi thảo luận.

2. Học sinh

SGK GDCD lớp 11;

III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Hoạt động dẫn dắt vào bài mới:

a. Ổn định lớp: KTSS ( khoảng 1’)

b. Kiểm tra bài cũ: (khoảng 3’)

Nêu khái niệm cạnh tranh

Làm bài tập: chọn phương án đúng, sai

 

docx 6 trang huemn72 4930
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Tiết 11, Bài 5: Cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa - Nguyễn Cẩm Chuyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI VÒNG TRƯỜNG
Họ và tên GV: Nguyễn Cẩm Chuyền
Tuần: 11 ngày dạy: 11/11/2019 tiết 3 lớp 11c1
Tiết PPCT 11
Bài 5 
CUNG – CẦU TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG
HÀNG HÓA (t1)
I-MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ	
a. Về kiến thức
- Nêu được khái niệm cung, cầu.
- Hiểu được mối quan hệ cung – cầu, quan hệ cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
- Nêu được sự vận dụng quan hệ cung – cầu.	
b. Về kỹ năng: Biết giải thích ảnh hưởng của giá cả thị trường đến cung – cầu của một loại sản phẩm ở địa phương.
c. Về thái độ: Có ý thức tìm hiểu mối quan hệ cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh.
- Kỹ năng giao tiếp, ứng xử
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng tư duy
- Kỹ năng trình bày trước đám đông
- Kỹ năng tự tin
- Kỹ năng hợp tác
II- CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Giáo viên:
- SGK,SGV GDCD lớp 11
- Các câu hỏi thảo luận.
Học sinh
SGK GDCD lớp 11; 
III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài mới:
Ổn định lớp: KTSS ( khoảng 1’)
Kiểm tra bài cũ: (khoảng 3’)
Nêu khái niệm cạnh tranh
Làm bài tập: chọn phương án đúng, sai
Nội dung
Đúng
Sai
Trong hai mặt của cạnh tranh thì mặt tích cực luôn là mặt cơ bản mang tính trội.
x
Để thu hút nhiều khách hàng khi cạnh tranh chủ thể kinh tế sẽ giảm giá sản phẩm với bất cứ giá nào.
x
Để hạn chế mặt tiêu cực của cạnh tranh, Nhà nước chỉ cần thuyết phục, động viên chủ thể kinh tế làm ăn hợp pháp.
x
Việc nhà nước lập các kho dự trự quốc gia chính là để giúp bình ổn thị trường mỗi khi có biến động, rối loạn.
x
Giới thiệu bài mới (khoảng 2’)
Bằng quan sát trực quan chúng ta thấy rằng trên thị trường người mua, người bán thường xuyên tác động qua lại lẫn nhau để hình thành mối quan hệ giữa họ với nhau.Vậy mối quan hệ đó là gì ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
 Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Nội dung chính của bài học
*Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm cung- cầu:(khoảng 15’)
GV:Đặt vấn đề
 Trong nền sản xuất hàng hóa mục đích của sản xuất là để tiêu dùng để bán. Trong đó sản xuất gắn với cung và tiêu dùng gắn với cầu. 
GV:ghi lên bảng một số nhu cầu về các loại hàng hóa: nhà, ô tô, máy vi tính, cặp sách, mũ, đĩa nhạc, giày dép, bút, 
GV: đặt câu hỏi
- Trong số những hàng hóa trên các em có nhu cầu về hàng hóa nào?
- Các em có thể thanh toán cho những nhu cầu nào?
- Theo em có mấy loại nhu cầu và có phải bất kì nhu cầu nào cũng được nhà sản xuất quan tâm?
- Các loại nhu cầu: nhu cầu cho sản xuất và cầu cho tiêu dùng nhưng nhu cầu phải có khả năng thanh toán.
Như vậy chúng ta cần phân biệt cầu với nhu cầu. Không phải bất cứ nhu cầu nào cũng là cầu mà nhu cầu chỉ trở thành cầu khi đủ khả năng thanh toán.
GV Vậy qua phân tích ví dụ trên em hãy cho biết cầu là gì?
HS trả lời:
GV nhận xét và kết luận:
Trên thị trường, giả định không mua bán chịu mà mua bán trả tiền ngay. Trong điều kiện đó khái niệm cầu nói trên được hiểu là tên gọi tắt của nhu cầu có khả năng thanh toán, tức là nhu cầu mà người tiêu dùng cần mua, được đảm bảo với số lượng tiền mà họ có sẵn tương ứng. 
GV đặt câu hỏi: Em hãy cho biết số lượng cầu phụ thuộc vào những yếu tố nào?
HS suy nghĩ trả lời
GV giảng giải và chốt ý:
*Yếu tố ảnh hưởng đến cầu
Thu nhập, giá cả, thị hiếu, tâm lý .. trong đó thu nhập và giá cả là những yếu tố chủ yếu.
a: là đường Cầu
P: là mức giá cả thị trường
Q: số lượng
Lưu ý: Giá cả và số lượng cầu tỉ lệ nghịch với nhau
GV chuyển ý: cầu gắn với người mua, người tiêu dùng, cung gắn với người bán , người sản xuất. Có cầu thì phải có cung đáp ứng. Vậy cung là gì thì chúng ta sẽ tìm hiểu phần tiếp theo
GV đặt câu hỏi:
- Vào đầu năm học mới, chúng ta thường mua gì? (cặp, sách, tập, viết )
- Vào dịp Tết Nguyên Đán, chúng ta thường mua sắm những mặt hàng nào? (gia dụng, thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác..)
- Người tiêu dùng có tiền thì sẽ tìm nhu cầu về những mặt hàng hóa này ở đâu? (thị trường..)
HS trả lời
-GV: Hàng hóa hiện có trên thị trường hoặc chuẩn bị đưa ra thị trường gọi là cung. Vậy cung là gì?
HS trả lời
GV nhận xét và nêu chính xác khái niệm
-GV hỏi: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến số lượng cung? Và cho ví dụ.
HS:trả lời
GV:nhận xét và kết luận
* Những yếu tố ảnh hưởng đến cung:
- Khả năng sản xuất (trình độ khoa học - kỹ thuật).
- Số lượng.
- Chi phí sản xuất
- Chất lượng.
- Năng suất.
- Giá cả - Quan trọng nhất.
Ví dụ:
- Giá thịt gà tăng cao thì có nhiều nhà chăn nuôi, mở rộng trang trại.
- Thuế cao cũng ảnh hưởng không nhỏ đến lượng cung hàng hóa trên thị trường.
- Điều kiện tự nhiên .
GV đặt câu hỏi: Vậy, những yếu tố nào ảnh hưởng đến cung và trong các yếu tố đó yếu tố nào là quan trọng nhất? 
HS trả lời
GV giảng giải và kết luận:
Nếu như cầu gắn liền với hai yếu tố: mong muốn mua và khả năng mua thì ở khái niệm cung cần chú ý đến hai yếu tố: khả năng sản xuất và mức giá cả phù hợp với ý muốn của người bán. 
P
 b 
Q
b: là đường cung
P: là mức giá cả thị trường
Q: số lượng
Lưu ý: Giá cả và số lượng cung tỉ lệ thuận với nhau.
GV: Chuyển ý
*Hoạt động 2: Tìm hiểu mối quan hệ cung - cầu trog sản xuất và lưu thông hàng hóa. (khoảng 20’)
GV:Cung gắn liền với người sản xuất, cầu gắn liền với người tiêu dùng. Trên thị trường mối quan hệ của những người sản xuất và người tiêu dùng được biểu hiện thành mối quan hệ cung - cầu. Vậy nội dung quan hệ cung - cầu là gì? Biểu hiện như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp phần sau.
GVđặt vấn đề: Nếu một nhà sản xuất làm ra nhiều hàng hóa mà không quan tâm đến nhu cầu của người tiêu dùng thì sẽ như thế nào?
HS:Trả lời
GV Nhận xét và đặt tiếp câu hỏi:
Vậy ngược lại người tiêu dùng có quan tâm đến tình hình của nhà sản xuất hay không?
HS:Trả lời
GV:nhận xét và bổ sung
-Trong sản xuất và lưu thông hàng hoá trên thị trường cung và cầu thường xuyên tác động với nhau và là hai bộ phận cấu thành mối quan hệ cung - cầu.
-Mối quan hệ này thường xuyên tiếp diễn trên thị trường, tồn tại và hoạt động một cách khách quan độc lập với ý của con người
GV:Vậy nội dung của mối quan hệ cung - cầu là gì?
HS: trả lời
GV: kết luận và chuẩn kiến thức.
GV: Vậy nội dung mối quan hệ cung - cầu có những biểu hiện nào chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu.
Thảo luận nhóm:
- GV: Chia lớp thành 4 nhóm, giao câu hỏi:
Nhóm 1: Biểu hiện cung - cầu tác động lẫn nhau như thế nào? Có ví dụ minh họa?
Nhóm 2: Cung - cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường như thế nào? Cho ví dụ minh họa?
Nhóm 3: Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung như thế nào? Có ví dụ minh họa?
Nhóm 4:Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cầu như thế nào? Có ví dụ minh họa?
- HS: Thảo luận, trình bày, trao đổi.
- GV: Nhận xét, kết luận.
GV:nhận xét 
Trên thực tế các trường hợp cung - cầu thường vận động không ăn khớp với nhau, nói cách khác, thường diễn ra thông qua các trường hợp cung cung lớn hơn cầu hoặc cung nhỏ hơn cầu. Còn trường hợp cung bằng cầu chỉ xảy ra là kết quả của việc san bằng sự chênh lệch giữa giá cả và giá trị của hàng hóa, thông qua cạnh tranh giữa người bán với người mua trên thị trường khi xét trên tổng số hàng hóa đem ra lưu thông.
1. Khái niệm cung- cầu:
a. Khái niệm cầu:
Cầu là khối lượng hàng hóa dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kỳ nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định 
b.Khái niệm cung:
 Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định. 
2.Mối quan hệ cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá:
a. Nội dung của quan hệ cung - cầu
Nội dung: Mối quan hệ cung - cầu là mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ.
Biểu hiện của nội dung quan hệ cung - cầu:
- Cung - cầu tác động lẫn nhau:
 + Khi cầu tăng, sản xuất mở rộng, cung tăng.
 + Khi cầu giảm, sản xuất thu hẹp, cung giảm.
- Cung - cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường:
 + Khi cung bằng cầu, giá cả bằng giá trị.
 +Khi cung lớn hơn cầu, giá cả nhỏ hơn giá trị.
 + Khi cung nhỏ hơn cầu, giá cả lớn hơn giá trị.
- Giá cả ảnh hưởng đến cung - cầu thị trường:
 +Về phía cung: Khi giá cả tăng, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, lượng cung tăng và ngược lại, khi giá cả giảm xuống, các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, lượng cung giảm xuống
 + Về phía cầu: Khi giá cả giảm, thì nói chung cầu có xu hướng tăng lên và ngược lại.
Hoạt động luyện tập (khoảng 4’)
Câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Điền vào chỗ trống nội dung phù hợp: 
 Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì tương ứng với giá cả và .. . . . . . . . . . . . xác định.
Khả năng
Thu nhập
Tiêu dùng
Câu 2: Mối quan hệ giữa số lượng cung với mức giá cả vận động theo:
a. Tỉ lệ nghịch
b. Tỉ lệ thuận
c. Bằng nhau
Câu 3: Quan hệ cung cầu mang tính:
Tồn tại và hoạt động khách quan
Độc lập với ý chí con người
Diễn ra thường xuyên trên thị trường
Các kiến trên đều đúng
Đáp án: 1. b 2. a 3. d
4. Hoạt động vận dụng
- Làm bài tập trong SGK.
 - Chuẩn bị phần còn lại.
Ký duyệt tuần 11, tiết 11
Ký duyệt của BGH
Ký duyệt của TT
Ngày tháng năm 2019
Lý Kim Khánh
Ngày tháng năm 2019
Quách Thuận Hiệp

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_11_tiet_11_bai_5_cung_cau_tron.docx