Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Tiết 3, Bài 2: Hàng hóa - Tiền tệ - Thị trường

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Tiết 3, Bài 2: Hàng hóa - Tiền tệ - Thị trường

I. Mục tiêu bài học.

Học xong tiết 1 bài này HS cần nắm được

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

a. Về kiến thức

- Hiểu được khái niệm hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa

- Nêu được nguồn gốc, bản chất, chức năng của tiền tệ và quy luật lưu thong tiền tệ.

- Nêu được khái niệm thị trường, các chức năng cơ bản của thị trường.

b. Về kĩ năng

- Biết phân biệt được giá trị với giá cả của hàng hóa

- Biết nhận xét tình hình sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm hang hóa ở địa phương.

c. Về thái độ

Coi trọng đúng mức vai trò của hàng hóa, tiền tệ và sản xuất hàng hóa.

2. Các kĩ năng cơ bản được giáo dục trong bài:

- KN tìm kiếm và xử lý thông tin về tình hình sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm hàng hóa ở địa phương

- KN giải quyết vấn đề trong tình huống về hàng hóa

- KN hợp tác tìm hiểu sự lưu thông của tiền vàng, tiền giấy

- KN tư duy phân tích, so sánh trong việc phân biệt được giá trị với giá cả của thị trường

 

docx 7 trang huemn72 11350
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Tiết 3, Bài 2: Hàng hóa - Tiền tệ - Thị trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết theo PPCT: 03
Tuần: 03 
Bài 2 – Tiết 1: HÀNG HÓA - TIỀN TỆ - THỊ TRƯỜNG 
I. Mục tiêu bài học.
Học xong tiết 1 bài này HS cần nắm được
Kiến thức, kỹ năng, thái độ
a. Về kiến thức
- Hiểu được khái niệm hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa
- Nêu được nguồn gốc, bản chất, chức năng của tiền tệ và quy luật lưu thong tiền tệ.
- Nêu được khái niệm thị trường, các chức năng cơ bản của thị trường.
b. Về kĩ năng
- Biết phân biệt được giá trị với giá cả của hàng hóa
- Biết nhận xét tình hình sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm hang hóa ở địa phương.
c. Về thái độ
Coi trọng đúng mức vai trò của hàng hóa, tiền tệ và sản xuất hàng hóa.
2. Các kĩ năng cơ bản được giáo dục trong bài:
KN tìm kiếm và xử lý thông tin về tình hình sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm hàng hóa ở địa phương
KN giải quyết vấn đề trong tình huống về hàng hóa 
KN hợp tác tìm hiểu sự lưu thông của tiền vàng, tiền giấy
KN tư duy phân tích, so sánh trong việc phân biệt được giá trị với giá cả của thị trường
II. Chuẩn bị tài liệu và phương tiện.
1. Giáo viên
- SGK GDCD lớp 11. SGV GDCD lớp 11
- Sách chuẩn kiến thức kĩ năng, giáo dục kĩ năng sống trong môn GDCD
- Chương trình giảm tải của bộ GD & ĐT
- Tranh ảnh liên quan đến sản xuất của cải vật chất.
- Sách bài tập GDCD 11, sơ đồ và tài liệu có liên quan đến bài học
- Máy chiếu (nếu có)
2.Học sinh
- SGK GDCD lớp 11
- Sách bài tập GDCD 11, sơ đồ và tài liệu có liên quan đến bài học
- Giấy khổ to, bút dạ, băng dính
III. Tổ chức hoạt động của HS
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài học.
a. Ổn định lớp
b. Kiểm tra bài cũ
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Kinh tế thị trường là giai đọan phát triển cao của kinh tế hàng hóa. Đó là một kiểu tổ chức kinh tế, trong đó toàn bộ quá trình sản xuất và tái sản xuất gắn chặt với thị trường. Việc sản xuất ra những hàng hóa gì, cần có những dịch vụ nào đều xuất phát từ nhu cầu của thị trường. Mọi sản phẩm đi vào sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng phải thông qua thị trường. Vậy hàng hóa là gì? Tiền tệ là gì? Thị trường là gì? Chúng có vai trò gì đối với sản xuất và đời sống? Để lý giải cho những câu hỏi đó, chúng ta cùng tìm hiểu bài 2: Hàng hóa – Tiền tệ - Thị trường
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức trọng tâm
 Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm hàng hóa 
Mục tiêu:
- HS nắm được khái niệm hàng hóa, phân biệt được sản phẩm nào là hàng hóa, sản phẩm nào không phải là hàng hóa và trình bày được hai thuộc tính của hàng hóa.
- Rèn luyện KNS: phân tích, so sánh
Cách tiến hành
- GV dùng phương pháp động não, yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi:
- Em hiểu thế nào là hàng hóa? Cho ví dụ những hàng hóa trong thực tế mà em thường gặp.
- Từ khái niệm hàng hóa, hãy cho biết: để một sản phẩm trở thành hàng hóa, phải đảm bảo những điều kiện gì?
- Sản phẩm chỉ trở thành hàng hóa khi đảm bảo đủ 3 điều kiện: do lao động tạo ra; có công dụng nhất định để thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người; trước khi đi vào tiêu dùng phải thông qua mua - bán.
- Hãy nêu một ví dụ thực tiễn để chứng minh rằng: thiếu một trong 3 điều kiện trên thì sản phẩm không thể trở thành hàng hóa.
- Theo em hàng hóa là phạm trù lịch sử hay là phạm trù vĩnh viễn? Vì sao?
- Hàng hóa là một phạm trù lịch sử, vì chỉ trong điều kiện sản xuất hàng hóa thì sản phẩm mới được coi là hàng hóa.
* Hàng hóa có thể tồn tại ở mấy dạng trong thực tế ? Cho ví dụ?
- VD về hàng hóa dạng vật thể, các sản phẩm được trao đổi, mua – bán trên thị trường như: quần áo, giày dép, gạo, thịt, sữa, trứng, khoai, đậu, rau, cải 
- VD về hàng hóa dịch vụ: dịch vụ môi giới nhà đất, dịch vụ giới thiệu việc làm, dịch vụ bưu điện 
- Chuyển ý: Hàng hóa có những thuộc tính nào? Bản chất của từng thuộc tính đó là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở mục 
 Hoạt động 2: Động não, “sơ đồ tư duy” về hai thuộc tính của hàng hóa
Mục tiêu: 
- HS trình bày được hai thuộc tính của hàng hóa, tính thống nhất và mâu thuẫn của 2 thuộc tính của hàng hóa.
- Rèn luyện các KNS: xử lí thông tin, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, thể hiện sự tự tin
Cách tiến hành:
 Cho học sinh xem sơ đồ về nhu cầu của con người, trong đó có:
+ Nhu cầu cho sản xuất: máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu 
+ Nhu cầu tiêu dùng cá nhân:
. Về vật chất (lương thực, quần áo, xe cộ ).
. Về tinh thần (giải trí, du lịch, đọc sách báo, học tập nâng cao trình độ ).
- Yêu cầu học sinh lấy ví dụ về một số sản phẩm thỏa mãn từng nhu cầu nói trên.
- Yêu cầu học sinh tìm ra các công dụng của từng sản phẩm hàng hóa mà các em đã nêu. Ví dụ: lương thực dùng để cho con người ăn; cho gia súc, gia cầm ăn; làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. 
- Chính công dụng của sản phẩm đã làm cho hàng hóa có giá trị sử dụng. Vậy, giá trị sử dụng của hàng hóa là gì?
HS trả lời
- Một hàng hóa có thể có một hoặc nhiều giá trị sử dụng. Ví dụ: Than đá, dầu mỏ lúc đầu chỉ dùng làm chất đốt, sau đó dùng làm nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp để chế biến ra nhiều loại sản phẩm khác phục vụ cho đời sống. 
- Công dụng của vật phẩm do thuộc tính tự nhiên của vật chất quyết định. Khoa học kỹ thuật càng phát triển, người ta càng phát hiện thêm những thuộc tính mới của sản phẩm và lợi dụng chúng để tạo ra những giá trị sử dụng mới. Giá trị sử dụng chỉ thể hiện ở việc sử dụng hay tiêu dùng, không phải cho người sản xuất ra hàng hóa đó mà cho người mua, cho xã hội. Nó là nội dung vật chất của của cải và là phạm trù vĩnh viễn. Vật mang giá trị sử dụng cũng đồng thời là vật mang giá trị trao đổi. 
Trongg nền kinh tế hàng hoá, muốn tiêu dùng giá trị sử dụng của hàng hóa phải mua được hàng hóa đó.
2. GV đưa ra ví dụ: 1m vải ( mất 2h lao động hao phí để sản xuất ra nó) và 5kg thóc ( tương đương với 2h lao động hao phí để sản xuất ra nó) có thể trao đổi với nhau. GV đặt câu hỏi:
- Tại sao có thể trao đổi 1m vải và 5kg thóc với nhau?
- HS trả lời:
- GV kết luận: Như vậy, giá trị của hàng hóa được biểu hiện ra bên ngoài thông qua hình thức giá trị trao đổi. 
- GV hỏi: Như vậy, nội dung, cơ sở của giá trị trao đổi là gì?
- HS: Là căn cứ vào lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa ẩn chứa trong các hàng hóa ấy hay căn cứ vào giá trị của hàng hóa.
- Giá trị của hàng hóa là gì?
- Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội kết tinh trong hàng hóa đó
Trong xã hội có nhiều người cùng sản xuất một loại hàng hóa nhưng do điều kiện sản xuất, trình độ KH - KT, công nghệ trình độ quản lý, trình độ tay nghề, cường độ lao động....khác nhau nên hao phí lao động của từng người không giống nhau. Vậy thời gian lao động cá biệt là gì? 
Kết luận:
Tuy nhiên, khi trao đổi hàng hóa trên thị trường người ta không căn cứ vào thời gian lao động cá biệt. Mà tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó. Vậy, thời gian lao động xã hội cần thiết là gì?
HS trả lời
GV chốt ý và kết luận
Thời gian lao động xã hội cần thiết tạo ra giá trị xã hội của hàng hóa
Giá trị xã hội của HH=chi phí SX+LN
Thông thường, thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa gần sát với thời gian lao động cá biệt của người sản xuất cung ứng đại bộ phận hàng hóa đó trên thị trường.
VD:
A sản xuất 10m vải trrong 20h (1m=2h)
b sản xuất 75m vải trrong 225h (1m=3h)
A sản xuất 15m vải trrong 60h (1m=4h)
Vậy 3 người SX 100m vải = 305h
Vậy 1m vải giá trị trung bình 3h5’
Như vậy B sẽ bán sát giá.
GV đặt câu hỏi: 
Để có lãi người sản xuất phải làm gì?
HS trình bày 
GV nhận xét và chốt ý.
Để sản xuất có lãi và giành ưu thế trong cạnh tranh thì mọi người sản xuất phải cố gắng tìm mọi cách để làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa càng thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa càng tốt.
1. Hàng hóa.
a. Hàng hóa là gì?
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, thông qua trao đổi, mua bán
Vd: gạo, sách, vở, thức ăn, các loại dịch vụ: bất động sản, giải trí, thư giãn, 
 Sản phẩm nào thiếu 1 trong 3 yếu tố trên đều không là hàng hóa. Vd: không khí quanh lớp học, sản phẩm không đáp ứng nhu cầu nào, sản phẩm không qua trao đổi, mua bán (20 con gà ông A để lại dùng)
- 
Các dạng tồn tại:
+ Dạng vật thể (hữu hình).
+ Dạng phi vật thể (hàng hóa dịch vụ).
b. Thuộc tính của hàng hóa
- Giá trị sử dụng của hàng hóa: là công dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
- Giá trị của hàng hóa:
Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, hay tỉ lệ trao đổi giữa các hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau.
 Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Giá trị hàng hóa là nội dung, là cở sở của giá trị trao đổi.
Thời gian lao động cá biệt là thời gian hao phí để sản xuất ra hàng hóa của từng người. Thời gian lao động cá biệt tạo nên giá trị cá biệt của hàng hóa. 
Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa là thời gian cần thiết cho bất cứ lao động nào tiến hành với một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ trung bình trong những điều kiện trung bình so với hoàn cảnh xã hội nhất định.
=> Hàng hóa là sự thống nhất của hai thộc tính: giá trị sử dụng và giá trị, nhưng là sự thống nhất của hai mặt đối lập, thiếu một trong hai thuộc tính thì sản phẩm không thể trở thành hàng hóa.
3.Thực hành/ luyện tập
*Mục tiêu
Cho các em hiểu về hàng hóa và các thuộc tính của hàng hóa
* Cách tiến hành
- GV: Phát phiếu học tập cho học sinh hoạt động theo nhóm:
	+ Nhóm 1:
	Câu 1: Biểu hiện của giá trị hàng hóa là:
	a. Thoả mãn nhu cầu
Giá trị trao đổi
Thu nhiều tiền lãi
	Câu 2: Vẽ sơ đồ để sản phẩm trở thành hàng hóa?
Sản phẩm do lao động làm ra
Có công dụng nhất định
Thông qua trao đổi mua - bán 
	+ Nhóm 2: 
	Câu 1: Việc trao đổi hàng hóa trên thị trường thực chất là trao đổi gì?
	a. Giá trị sử dụng
	b. Giá trị
	Câu 2: Vẽ sơ đồ về mối quan hệ giữa giá trị trao đổi với giá trị?
Giá trị trao đổi
( tỉ lệ trao đổi)
1m vải = 5 kg thóc
1 m vải = 10 kg thóc
2 m vải = 5 kg thóc
Giá trị
( hao phí lao động)
2 giờ = 2 giờ
2 giờ = 2 giờ
2 giờ = 2 giờ
	Hay:
giá trị sử dụng
Giá trị
Người sản xuất
Người tiêu dùng
1 m vải = 5 kg thóc, hoặc 1 m vải = 10 kg thóc, hoặc 2 m vải = 5 kg thóc, 
 (2 giờ) = (2 giờ) (2 giờ) = (2 giờ) (2 giờ) = (2giờ)
+ Nhóm 3: Vẽ sơ đồ về sự thống nhất của hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá (sự thống nhất của hai mặt đối lập).
Nhóm 4: Thiết lập công thức tính giá trị xã hội của hàng hóa?
Giá trị xã hội của hàng hóa = Chi phí sản xuất + Lợi nhuận
Giá trị TLSX + Giá trị SLĐ
	- Các nhóm cử đại diện trả lời.
	- Giáo viên nhận xét, đưa ra đáp án đúng.
4. Vận dụng:
 Về nhà trả lời các câu hỏi trong SGK, học bài cũ và chuẩn bị bài mới
IV. Rút kinh nghiệm
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ký duyệt giáo án tuần 03 tiết 03
Tổ trưởng
Quách Thuận Hiệp

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_11_tiet_3_bai_2_hang_hoa_tien.docx