Giáo án Hình học Lớp 11- Bài 1: Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng - Đặng Thị Tố Uyên

Giáo án Hình học Lớp 11- Bài 1: Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng - Đặng Thị Tố Uyên

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức

- Hiểu được khái niệm điểm, đường thẳng, mặt phẳng trong không gian thông qua hình ảnh trong thực tế và đời sống; Hình biểu diễn của một mặt phẳng; Kí hiệu mặt phẳng.

- Quan hệ giữa điểm và mặt phẳng.

- Phát biểu được các quy tắc khi vẽ hình biểu diễn của một hình không gian.

2. Về kĩ năng

- Sử dụng đúng các kí hiệu điểm thuộc và không thuộc đường thẳng, mặt phẳng.

- Vẽ được hình biểu diễn của một số hình không gian.

3. Về tư duy - thái độ: Phát triển trí tưởng tượng không gian, tư duy logic, hệ thống, . Thái độ học tập tích cực, sẵn sàng tiếp nhận và thực hiện các nhiệm vụ học tập, thấy được sự phong phú của Toán học qua đó học sinh thấy yêu thích học toán hơn.

4. Hình thành năng lực: Năng lực thu nhận và xử lí thông tin, năng lực phân tích, tổng hợp, năng lực tự học, .

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

Giáo viên:

- Tài liệu tham khảo: SGK, SGV, SBT Hình học 11, HD thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán lớp 11.

- Phương tiện dạy học: Máy vi tính, các hình ảnh minh họa, phần mềm quay video bài giảng, .

Học sinh:

- Ôn tập kiến thức cũ: Các đối tượng cơ bản của môn hình học phẳng, các hình trong môn hình học phẳng, khái niệm điểm và đường thẳng; Đọc trước bài “Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng”.

- Chuẩn bị đồ dùng học tập: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, thước kẻ,

 

doc 9 trang Ngát Lê 25/10/2024 260
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 11- Bài 1: Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng - Đặng Thị Tố Uyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
 CHƯƠNG II. ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG. QUAN HỆ SONG SONG
§1. ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG
Môn Toán – lớp 11
Giấy phép học liệu mở: CC BY/CC BY-SA
Giáo viên: Đặng Thị Tố Uyên
Email: dangthitouyen1979@gmail.com
Đơn vị: Trường PTDT Nội Trú Thái Nguyên
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2021
Ngày soạn: 06/10/2021
Ngày giảng: 22/10/2021
Tiết ppct: 11 – Hình học 11
CHƯƠNG II. 
ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
§1. ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
- Hiểu được khái niệm điểm, đường thẳng, mặt phẳng trong không gian thông qua hình ảnh trong thực tế và đời sống; Hình biểu diễn của một mặt phẳng; Kí hiệu mặt phẳng.
- Quan hệ giữa điểm và mặt phẳng.
- Phát biểu được các quy tắc khi vẽ hình biểu diễn của một hình không gian.
2. Về kĩ năng
- Sử dụng đúng các kí hiệu điểm thuộc và không thuộc đường thẳng, mặt phẳng.
- Vẽ được hình biểu diễn của một số hình không gian.
3. Về tư duy - thái độ: Phát triển trí tưởng tượng không gian, tư duy logic, hệ thống, ... Thái độ học tập tích cực, sẵn sàng tiếp nhận và thực hiện các nhiệm vụ học tập, thấy được sự phong phú của Toán học qua đó học sinh thấy yêu thích học toán hơn.
4. Hình thành năng lực: Năng lực thu nhận và xử lí thông tin, năng lực phân tích, tổng hợp, năng lực tự học, .
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Giáo viên: 
- Tài liệu tham khảo: SGK, SGV, SBT Hình học 11, HD thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán lớp 11.
- Phương tiện dạy học: Máy vi tính, các hình ảnh minh họa, phần mềm quay video bài giảng, ...
Học sinh: 
- Ôn tập kiến thức cũ: Các đối tượng cơ bản của môn hình học phẳng, các hình trong môn hình học phẳng, khái niệm điểm và đường thẳng; Đọc trước bài “Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng”.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, thước kẻ, 
III. Phương pháp dạy học cơ bản: Chủ yếu sử dụng các phương pháp: thuyết trình, gợi mở vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề, .
IV. Tiến trình bài học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Bài mới
Khởi động: Gv: Đưa ra các hình ảnh:
Gv: Chúng ta đã học môn hình học phẳng (nghiên cứu các tính chất của các hình nằm trong mặt phẳng). Trong thực tế, các vật như cái bàn, tòa nhà, bút chì, quả bóng, đều là các hình trong không gian, môn học nghiên cứu các tính chất của các hình trong không gian được gọi là “Hình học không gian” và bài học hôm nay chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu những kiến thức đầu tiên về môn học này.
Hình thành kiến thức:
Nội dung
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên


HS nghe hiểu 
Gv: Ta đã biết các đối tượng cơ bản của hình học phẳng là “điểm” và “đường thẳng” và các hình thường gặp trong hình học phẳng là các đa giác, đường tròn, ... Còn đối tượng cơ bản của hình học không gian thì ngoài 2 đối tượng “điểm” và “đường thẳng” còn một đối tượng nữa là “mặt phẳng” và các hình thường gặp trong hình học không gian là hình chóp, hình hộp, hình trụ, ...
I. Khái niệm mở đầu 
1. Mặt phẳng
Mặt bảng
Mặt bàn
Ví dụ: Mặt bàn, mặt bảng, cho ta hình ảnh một phần của mặt phẳng.
Chú ý: Mặt phẳng không có bề dày và không có giới hạn.

HS quan sát các hình ảnh về một phần của mặt phẳng trong thực tế.
HS: lấy thêm ví dụ về mặt phẳng 
GV: “điểm” và “đường thẳng” là các khái niệm cơ bản của toán học, không được định nghĩa cụ thể mà chỉ được hiểu qua việc mô tả hình ảnh. Ví dụ về “điểm”: hạt cát, hạt bụi, dấu chấm trên vở, ...; ví dụ hình ảnh một phần của “đường thẳng”: sợi dây kéo căng, thước thẳng, ... Trong không gian “điểm” và “đường thẳng” được hiểu tương tự. Còn “mặt phẳng” được hiểu thế nào ta sẽ tìm hiểu mục “1. Mặt phẳng” 
 Để biết về mặt phẳng các em hãy quan sát các hình ảnh sau: mặt bàn, mặt bảng, mặt hồ nước yên lặng, ... Đây chính là những hình ảnh một phần của mặt phẳng.
* Mặt phẳng không được định nghĩa cụ thể mà chỉ được hiểu thông qua việc mô tả hình ảnh.
GV: Để ý, nếu chiếc bảng, bàn này được làm rộng hơn thì vẫn biểu diễn một phần của mp đó và mặt hồ nước yên lặng không phụ thuộc vào độ nông sâu của hồ, điều đó cho thấy: Mặt phẳng không có bề dày và không có giới hạn.
GV: Hãy lấy thêm ví dụ cho ta hình ảnh một phần của mặt phẳng trong thực tế? 
Biểu diễn mặt phẳng: 

HS: Thường dùng hình bình hành hay một miền góc và ghi tên của mp vào một góc của hình biểu diễn. 
GV: Những hình ảnh trên là những hình ảnh thực tế, còn trong toán học mặt phẳng thường được biểu diễn mặt phẳng như thế nào? (hãy đọc sách giáo khoa và trả lời câu hỏi này)
GV: HD HS vẽ hình biểu diễn của mp.
Kí hiệu mặt phẳng: 
Ví dụ: mặt phẳng (P), mặt phẳng (a), ... hoặc mp(P), mp(a), ... hoặc (P), (a), ...
HS: Để kí hiệu mặt phẳng ta thường dùng các chữ cái in hoa hoặc các chữ cái Hi Lạp và đặt trong ngoặc đơn ( ).
GV: Thường kí hiệu mặt phẳng như thế nào? (hãy đọc sách giáo khoa và trả lời câu hỏi này)

2. Điểm thuộc mặt phẳng
Cho điểm A và mp(a), khi đó:
Hoặc A thuộc (a), kí hiệu: AÎ(a).
Hoặc A không thuộc (a), Kí hiệu: AÏ(a).
VD. Xem mặt bàn là một phần của mặt phẳng (P).
Trong các điểm A, B, C, D, E, F điểm nào thuộc (P) và điểm nào không thuộc (P)?
HS: AÎd hoặc AÏd.
HS: Quan sát hình ảnh và dự đoán quan hệ giữa điểm và mặt phẳng: Điểm có thể thuộc mặt phẳng hoặc điểm có thể không thuộc (a).
HS: AÎ(a); BÏ(a).
HS: A, B, C thuộc (P) và D, E, G, F không thuộc mp(P).
GV: Cho điểm A và đt d. Khi đó quan hệ giữa A và d có thể xảy ra các trường hợp nào?
GV: Giữa điểm và mp có thể xảy ra các quan hệ nào, các em cùng quan sát hình ảnh?
+ Khi A thuộc mp(a) ta nói A nằm trên (a) hay (a) chứa A hay (a) đi qua A.
+ Khi A không thuộc mp(a) ta nói A nằm ngoài (a) hay (a) không chứa A.
Lưu ý: Khi bd mp bởi hình bh hay miền góc thì thường bd điểm thuộc mp là điểm nằm trong miền hbh hay miền góc còn điểm không thuộc mp là điểm nằm ngoài miền hình bình hành và miền góc.
3. Hình biểu diễn của một hình không gian
+ Một vài hình biểu diễn của hình hộp chữ nhật:
 Quy tắc vẽ hình biểu diễn của các hình không gian (SGK –T45). 
 HS suy nghĩ về việc biểu diễn một hình kg lên mp
HS quan sát hình hộp chữ nhật.
HS nhìn hình biểu diễn của hình hộp chữ nhật và trả lời các câu hỏi của giáo viên:
+ Hình biểu diễn của đoạn thẳng là đoạn thẳng.
+ Hình biểu diễn của các đường thẳng song song là các đường thẳng song song, hình biểu diễn của các đường thẳng cắt nhau là các đường thẳng cắt nhau.
+ Dùng nét liền để biểu diễn cho đường nhìn thấy và nét đứt đoạn để biểu diễn cho đường bị che khuất.
HS: Quan sát hình chóp tam giác và vẽ hình biểu diễn của nó theo sự hướng dẫn của giáo viên.
HS vẽ hình biểu diễn của hình chóp tam giác trong hai trường hợp (theo nhóm).

 Để nghiên cứu các tính chất của các hình không gian không phải lúc nào cũng mang các hình đó ra để tìm hiểu mà ta thường phải vẽ các hình đó lên giấy hoặc lên bảng tức là vẽ lên mp. Ta gọi hình vẽ đó là hình biểu diễn của một hình không gian. Vậy việc biểu diễn các hình không gian lên mặt phẳng thế nào?
 GV chiếu hình biểu diễn của hình hộp chữ nhật và trả lời câu hỏi: 
+ Vẽ hình biểu diễn của đoạn thẳng như thế nào?
+ Vẽ hình biểu diễn của các đường thẳng song song, cắt nhau như thế nào?
+ Vẽ hình biểu diễn của đường nhìn thấy và đường bị che khuất như thế nào?
GV: Đây là một số quy tắc vẽ hình biểu diễn của một hình không gian, để tìm hiểu các quy tắc này em hãy đọc trong sách giáo khoa và phát biểu lại.
GV: Cho HS quan sát hình chóp tam giác bằng mô hình, phần mềm và hướng dẫn học sinh vẽ hình biểu diễn của hình chóp tam giác có một cạnh bị che khuất.
GV: Cho học sinh xem hình biểu diễn một số hình không gian nữa như Kim Tự Tháp Ai cập, hình lập phương, hình chóp tam gác
GV: Lưu ý một hình không gian có nhiều hình biểu diễn nhưng tùy từng bài tập cụ thể mà chọn hình biểu diễn sao cho thuận lợi nhất khi tìm hiểu về nó.
3. Củng cố: (HĐ luyện tập) Câu 1. Hình ảnh nào sau đây không cho ta hình ảnh một phần của mặt phẳng?
A. Ăng ten vệ tinh 	C. Gương soi 
B. Màn hình ti vi 	D. Sàn nhà 
Câu 2. Trong hình dưới những cạnh nào là nét đứt đoạn thì hình đó sẽ là hình biểu diễn của hình lập phương?
A. DD’, A’D’, A’B’	B. BC, BB’, A’D’
C. AB, BC, DD’	D. AB, BC, BB’ 

A. Dây kéo co 	B. Xà nhảy cao 	
C. Con đường 	D. Cột đèn đường 
Câu 4. Kí hiệu nào sau đây là kí hiệu mặt phẳng?
A. a	B. mpQ	C. (P)	D. mp
Câu 5. Cho điểm A thuộc mặt phẳng (P), cách viết nào sau đây đúng?
A. B. 	C. 	D. 
Câu 6. Cho điểm M không thuộc đường thẳng d, cách viết nào sau đây đúng?
A. 	B. 	 C. D. 
Câu 7. Khi vẽ hình biểu diễn của một hình trong không gian, quy tắc nào sau đây sai?
A. Hình biểu diễn của đường thẳng là đường thẳng.	
B. Hình biểu diễn phải giữ nguyên quan hệ thuộc giữa điểm và đường thẳng.
C. Dùng nét đứt đoạn để biểu diễn cho đường bị che khuất.
D. Đường nhìn thấy được biểu diễn bằng nét vẽ đứt đoạn.
Câu 8. Trong các hình biểu diễn của hình chóp tam giác dưới đây, hình biểu diễn nào sai?
A. 	B. 	C. 	D. 
4. Dặn dò (1’): 
1. Lấy được ví dụ trong thực tế cho ta hình ảnh một phần của mặt phẳng; cách biểu diễn diễn và kí hiệu mặt phẳng.
2. Các quan hệ giữa điểm và đường thẳng, điểm và mặt phẳng; kí hiệu quan hệ thuộc.
3. Học thuộc các quy tắc để vẽ hình biểu diễn của một hình không gian và vận dụng được các quy tắc đó để vẽ được hình biểu diễn của một số hình không gian thường gặp như hình lập phương, hình hộp chữ nhật, hình chóp tam giác, 
4. Đọc trước mục “II. Các tính chất thừa nhận”.
V. Rút kinh nghiệm – Bổ sung – Điều chỉnh:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_11_bai_1_dai_cuong_ve_duong_thang_va_ma.doc